Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương: Sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông
Trước việc Trung Cộng tăng tốc quân sự hóa Biển Đông, giới lãnh đạo quân đội Mỹ ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn. Vào hôm qua, 24/02/2016, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Mỹ một lần nữa khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại vùng Biển Đông.
Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ, đô đốc Harry Harris xác nhận là hải quân Mỹ trong tương lai “sẽ tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn nữa, với mức độ phức tạp cao hơn nữa”. Người chỉ huy lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương nhắc lại công thức luôn luôn được khẳng định trong thời gian gần đây là quân đội Mỹ sẽ phái phi cơ, chiến hạm đến hoạt động “tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ: Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông để làm bá chủ Đông Á
Hoả tiễn phòng không và chiến đấu cơ tại Hoàng Sa, đài radar, sân bay quân sự và bãi đáp trực thăng tại Trường Sa: Trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ đã dồn dập tố cáo Trung Cộng đang nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông. Và ngày 23/02/2016, tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương đã thẳng thừng nhận định: Ý đồ của Bắc Kinh là muốn làm “bá chủ” vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Phát biểu trong một cuộc điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định: “Rõ ràng là Trung Cộng đang quân sự hóa Biển Đông”.
Phân ưu cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai qua đời
PHÂN ƯU
Vô cùng thương tiếc được tin buồn:
Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, tên Thánh Admond-Marie
Nguyên Khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt
Tiểu Đoàn Trường Tiểu Đoàn 5,6 và Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù,
Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 25 Bộ Binh,
Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh,
Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân.
Đã mãn phần lúc 16 giờ 56 phút ngày Chủ Nhật 21 tháng 2 năm 2016
Nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Bính Thân
tại Bệnh viện Baylor, Dallas, Texas
Hưởng thọ 87 tuổi
Sự ra đi của cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai,
một cựu tướng luôn luôn trăn trở với tiền đồ quốc gia dân tộc,
là sự mất mát đối với người Việt quốc gia đấu tranh cho tự do dân chủ.
Thành kính chia xẻ nỗi đau buồn và mất mát to lớn với tang quyến.
Nguyện cầu hương hồn cụ Admond- Marie sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Đồng Thành Kính Phân Ưu,
Gia đình Chu Tử Kỳ – San Diego California
Gia đình Lê Thành Nhân – Austin, Texas
Đại Sự ký Biển Đông
Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Cộng đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Cộng đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Cộng đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng[1] [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất
Sau gần hai nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ra rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran, vì thế Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hôm 15 và 16/2 vừa qua ở Sunnylands, nam California cũng không có đột xuất trong cách giải quyết những hành động lấn chiếm quyền kiểm soát Biển Đông của Trung Cộng, vì ông Obama còn chưa đến một năm nữa sẽ giã từ Bạch Ốc và cũng vì quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng, với 1.3 tỉ người, thì quan trọng hơn so với giữa Mỹ và khối ASEAN với 600 triệu dân. [Đọc tiếp]
Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?
Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Cộng cho đặt hệ thống hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Cộng không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ, trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc tế nào. [Đọc tiếp]
Dân Trung Hoa ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài
Dân Trung Hoa chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông, xu thế này làm giá nhà đất tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra nhiều mối quan tâm.
Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Hoa đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng. [Đọc tiếp]
Thương mại trên Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Cộng tăng 18% mỗi năm
Thương mại của Trung Cộng với các nước dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển tăng trung bình 18.2% mỗi năm trong thập kỷ qua, chiếm 20% tổng kim ngạch ngoại thương của quốc gia này, từ mức 14.6% mười năm về trước.
Trong cùng khoảng thời gian, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Cộng tăng từ 240 triệu đôla lên 9.27 tỉ đôla, đại diện mức tăng trưởng hàng năm 44%, theo số liệu Cục Hải dương Nhà nước (SOA). [Đọc tiếp]
Trung Cộng đặt radar ở Trường Sa
Các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng có thể đang lắp đặt một hệ thống radar tần số cao ở quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó Việt Nam là một bên tuyên bố chủ quyền. Hệ thống radar này có thể tăng đáng kể năng lực của Trung Cộng kiểm soát Biển Đông, theo một phúc trình do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở ở Washington, đưa ra hôm thứ Hai.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS nói các bức ảnh cho thấy việc xây dựng các trạm radar tại đá Châu Viên dường như đã gần hoàn tất và đảo nhân tạo này có diện tích khoảng 21 hecta. [Đọc tiếp]
Hỏa tiễn Trung Cộng ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung
Thông tin về việc Trung Cộng triển khai các dàn tên lửa địa đối không trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, dù đã được triển khai “từ nhiều năm nay”, theo khẳng định của Bắc Kinh, hay mới được triển khai, đang làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng trên vấn đề Biển Đông.
Ngày 17/02/2016, ngoại trưởng John Kerry cáo buộc chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã không tôn trọng lời hứa không quân sự hóa vùng Biển Đông. Đây là cam kết ông Tập đã đưa ra khi đến thăm Nhà Trắng vào tháng 9/2015. Ông Kerry ghi nhận là mỗi ngày đều có bằng chứng về việc Trung Cộng gia tăng quân sự hóa Biển Đông bằng cách này hay cách khác và theo ông đây là điều rất đáng quan ngại.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (39)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập II (1950-1975)/ Năm 1955: Phục vụ Sư đoàn II Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa 1955-1957 (39) [Đọc tiếp]
Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 22 & 23 (hết)
Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là Chương 22 và 23 (hết)
CHƯƠNG 22
NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TẠO THUẬN LỢI TRONG KINH DOANH
Điều 22.1: Các định nghĩa
Trong Chương này:
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới xuyên biên giới các doanh nghiệp hoạt động cùng nhau như một hệ thống tích hợp phục vụ cho việc thiết kế, phát triển, sản xuất, mua bán, phân phối, vận chuyển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. [Đọc tiếp]
Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 20 & 21
Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là Chương 20 và 21 (các chương sau sẽ được đăng kế tiếp)
Chương 20
MÔI TRƯỜNG
Điều 20.1: Các định nghĩa
Trong chương này:
Luật môi trường là một đạo luật hay quy định của một Bên, hoặc điều khoản trong đó, bao gồm bất kỳ nội dung nào về việc thực hiện nghĩa vụ của Bên đó theo một thỏa thuận môi trường đa phương, với mục đích chính là bảo vệ môi trường, hoặc ngăn ngừa một mối nguy hiểm cho đời sống hoặc sức khỏe con người, thông qua: [Đọc tiếp]
Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TC ?
Năm năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết tái cân bằng chiến lược sang châu Á, chuyển các nguồn lực ngoại giao và quân sự tới nơi được coi là động cơ kinh tế của thế giới, giới phê bình nói động thái này đã được quảng bá quá mức và cho đến nay vẫn chưa đem lại được kết quả.
Hỏa Tiễn ở Hoàng Sa: Trung Cộng ‘ngụy biện’ về nguyên do gây căng thẳng
Sau khi vụ đặt hỏa tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa bị vạch trần, gây lo ngại nơi các láng giềng, Trung Cộng đã liên tiếp ngụy biện, cho rằng mình không hề gây nên căng thẳng mà chính báo chí ngoại quốc và các nước khác là căn nguyên làm cho tình hình bị khuấy động.