Bầu cử sơ bộ Mỹ: Ông Trump, bà Clinton thắng lớn trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc 2016…
WASHINGTON— Ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Ðảng Dân chủ giành chiến thắng lớn hôm thứ Ba trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Ông Trump thắng toàn bộ năm tiểu bang – Connecticut, Delaware, Maryland, Pennsylvania và Rhode Island. Bà Clinton thắng bốn trong năm bang và thua ông Bernie Sanders ở bang Rhode Island. Thông tín viên Jim Malone của đài VOA tường trình từ Washington [hiện nay hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Hoa Kỳ đang tranh cử trong đảng cuả họ, sau đó mỗi đảng mới có một đại diện ra tranh cử chức Tổng Thống năm 2016] [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí nhân dịp ông Obama thăm Việt Nam ?
Theo những nguồn tin riêng của báo Nhật The Diplomat, Hoa Kỳ có thể đưa ra một quyết định lịch sử là dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhân chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hà Nội vào tháng tới.
Quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ-Việt đã nâng cao trong nhiệm kỳ của ông Obama, được nâng lên hàng đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Mặc dù việc hợp tác quốc phòng đã có những bước tiến đáng kể, trong đó có việc nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương vào tháng 10/2014 và ký kết một hiệp định khung mới về quan hệ quốc phòng năm 2015, việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận cho đến nay vẫn không được Washington đả động đến mặc cho Hà Nội nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Mỹ hối thúc Việt Nam thả tù nhân chính trị trước chuyến thăm của ông Obama
Mỹ hối thúc chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả những tù nhân chính trị và chấm dứt sách nhiễu những nhà hoạt động xã hội dân sự. Giới chức Bộ Ngoại giao đưa ra lời kêu gọi này trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng 5.
“Việc thúc đẩy nhân quyền vẫn là một phần hệ trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là một khía cạnh trọng yếu của cuộc đối thoại đang diễn tiến của chúng tôi bên trong mối quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby hôm thứ Hai cho biết, vào lúc Mỹ và Việt Nam tổ chức Cuộc Đối thoại Nhân quyền lần thứ 20 của hai nước tại Washington. [Đọc tiếp]
Mỹ áp lực với Việt Nam về nhân quyền trước chuyến thăm của TT Obama
Hãng tin AP hôm nay 26/04/2016 cho biết, trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra tại Washington, Hoa Kỳ hôm qua, 25/04/2016 đã gây áp lực lên Việt Nam về một loạt các vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến, đồng thời thúc đẩy những tiến triển khác về nhân quyền, trước khi tổng thống Barack Obama đến thăm Việt Nam vào tháng tới.
Mỹ loan báo đã tuần tra qua 13 nước để khẳng định tự do hàng hải
Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc công bố hôm 25/04/2016, năm ngoái quân đội Mỹ đã tiến hành tuần tra qua 13 quốc gia nhằm bảo đảm “tự do hàng hải”, trong đó có nhiều nước đang phải đối đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông.
Hoạt động tuần tra của Mỹ đã được tiến hành tại Trung Cộng, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Libya, Malaysia, Maldives, Oman, Philippines và Việt Nam. Báo cáo không nói cụ thể số lần đi qua mỗi nước kể trên, nhưng riêng với Đài Loan, Nicaragua và Achentina thì Mỹ chỉ tuần tra ngang qua một lần. Tổng cộng hoạt động này đã diễn ra tại 13 quốc gia.
Độc quyền quyền lực và vấn đề đạo đức
Việc nắm giữ quyền lực chính trị một cách độc tôn và quá lâu dài trong xã hội ngày nay có thể là một vấn đề về đạo đức đối với những chủ thể độc quyền quyền lực trong các thể chế một đảng và chế độ chuyên chính, theo một nhà nghiên cứu triết học chính trị từ Paris, Pháp.
Một chính thể “độc tài độc đảng” ngày nay, để bảo tồn quyền lực chính trị, có thể rơi vào trường hợp “vi phạm đạo đức”, khi dùng Hiến pháp để quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và bất biến của đảng mình, vẫn theo ý kiến này.
Trong cuộc phỏng vấn qua văn bản dành cho BBC hôm 23/4/2016, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, nhà nghiên cứu chính trị – xã hội Việt Nam, từ Đại học Paris Diderot, Pháp cũng đưa ra cảnh báo về hậu quả xã hội đối với một nền thống trị “độc tài toàn trị” nếu sử dụng thủ đoạn “nói dối” để nắm, giữ quyền lực. [Đọc tiếp]
Thơ Quốc hận 30 tháng 4: Đừng Đem Cha Về
Giặc còn tàn hại non sông,
Thì dù xương trắng vẫn không chịu về.
(Lời một vị lính già dặn dò con trai mình trước khi ông mất: – Chỉ khi nào nước mình hết Cộng sản thì con mới đem tro của Cha về quê cạnh Ông Bà Nội)
41 năm “ngược dòng lịch sử !”
Một thông tin không chính thức khác, lực lượng an ninh đánh tơi tả chị Trần Thị Hồng (vợ Mục sư Nguyễn Công Chính đang ở tù) tại Gia Lai.
Trong mấy năm qua, theo báo cáo chính thức, đã có hàng trăm người chết trong đồn công an. Không kể biết bao vụ đàn áp đánh đập những người bất đồng chính kiến.
Có lẽ cũng chẳng cần phải tìm hiểu nguyên nhân lý giải gì về hiện tượng “còn Đảng còn mình” đang trở nên bình thường này.
Tháng 4, dù để vui hay buồn, tung hô hay oán hận, cũng thường là dịp để người dân nhìn lại một mốc lịch sử. Ngày “giải phóng”, năm 1975.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (52)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Tháng 8, 1966 nhận nhiệm vụ chỉ huy Chiến Đoàn Trưởng chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến VNCH (52) [Đọc tiếp]
Tin đài VOA tiếng Việt: Mỹ “giải mã” Chiến tranh Việt Nam trước chuyến thăm của ông Obama…
Không biết Mỹ “giải mã” như thế nào? Chiến tranh Việt Nam giờ đây đã rõ như ban ngày, không thể chối cãi, đó là cuộc chiến xâm lăng của khối Cộng Sản mà quân đội CS Bắc Việt là đội quân tay sai, làm lính xung kích tuyến đầu cho chủ nghĩa bành trướng CS tại Đông Nam Á, như Tổng Bí Thư CSVN Lê Duẩn – người nắm quyền lực nhất chế độ Cộng Sản thời đó đã từng tuyên bố “Ta (tức Việt Cộng) đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa”. Bản tin dưới đây có vẻ muốn “chữa lửa” trước làn sóng phản đối kịch liệt của cộng đồng người Việt hải ngoại về “The Vietnam War Summit” tại thư viện LBJ thủ phủ Austin tiểu bang Texas…Xin trích bản tin của đài VOA dưới đây. Trước khi đọc tin mời quý vị đọc Tuyên Bố của VNQDĐ về sự việc này:
Mời bấm vào hai link dưới để đọc phản đối của VNQDĐ:
Việt Nam: Ván cờ ngoại giao [khỉ đu giây của CSVN] ở Vịnh Cam Ranh
Những chữ trong […] trong bài này là của người đưa bài: Tờ Nikkei Asian Review ngày 25/04/2016 có bài viết nhân sự kiện hai khu trục hạm của Nhật Bản viếng thăm Vịnh Cam Ranh ngày 12/04 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản ghé thăm cảng này, chỉ nằm cách hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km.
Nikkei Asian Review nhận định, đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật đặt họ vào thế khó xử. Một mặt, chuyến đi này là lời cảnh báo gởi đến Trung Cộng, hiện đang xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng biển tranh chấp. Mặt khác, việc này có thể gây bất bình cho láng giềng khổng lồ, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam.
Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Cộng khống chế châu Á…
Trong bài viết “Dưới thời Tập Cận Bình, quân đội Trung Cộng được chắp cánh”, nhật báo Libération nhận xét: chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, Tập Cận Bình đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực của bản thân ông ta.
Thông tín viên của tờ báo tại châu Á, Arnaud Vaulerin mô tả, tất cả cái nhìn đều tập trung vào Tập Cận Bình trong bộ quân phục rằn ri, xung quanh là các sĩ quan cao cấp, tại trung tâm chỉ huy liên quân mới hôm thứ Năm tuần trước. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng rầm rộ đưa tin về sự kiện độc đáo này, nhấn mạnh rằng từ nay đất nước được “tổng tư lệnh” Tập Cận Bình lãnh đạo – một chức vụ chưa từng có từ trước đến nay. [Đọc tiếp]
Bạch hóa Hồ Sơ Tối Mật của Mỹ: Biên Bản Buổi Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ngày 24/4/75
LGT (Hữu Nguyên): Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiến chiếm Sài gòn, thì ở Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phủ, từ tổng thống Ford trở xuống, đều chú tâm vào sự an nguy của những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự của DAO (Defense Attaché Office), nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phủ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sở Hoa Kỳ. Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là có đủ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để thực hiện việc này, chính phủ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy của VC là Nga Sô mà không cho VNCH biết. Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, được Viện Bảo Tàng của Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phủ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận những điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra. Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã trả lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng “phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam”. Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh “Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế”. Trong số tài liệu được bạch hóa có biên bản của hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của tài liệu đã bạch hóa, được đăng trên báo Saigon Times Úc Châu ngày 25.4.2013. Những phần trong ngoặc vuông […] là phần phụ chú của người dịch. [Đọc tiếp]
Cảm nghĩ của một đảng viên VNQDĐ nhân ngày quốc hận thứ 41 – 30 tháng 4, 2016
Nhân ngày Quốc Hận thứ 41, cảm nghĩ của một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng [Đọc tiếp]
“Độc tố cực mạnh” làm cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Tại Việt Nam đưa ra giả thiết “độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên” khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung, trong khi có nghi vấn “công ty Formosa xả thải trái phép ra môi trường”.
Chiều 23/4, theo báo chí trong nước, lãnh đạo 2 bộ và 4 tỉnh đã loại trừ yếu tố bệnh truyền nhiễm và virus hoại tử thần kinh. [Đọc tiếp]