Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)
Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ được tổ chức hằng năm vào ngày thứ Năm, tuần thứ 4, tháng 11.
Lễ Thanksgiving là ngày lễ lớn tại Mỹ. Chúng ta tìm hiểu lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn như thế nào?
– Cám ơn những lòng tốt cứu sống người di cư đầu tiên trên đất Mỹ,
– Cám ơn những tiền nhân nước Mỹ khai sáng nền tự do dân chủ pháp trị trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
– Cám ơn đất nước này cưu mang bao nhiêu dân tộc đến đây sống để có tự do mưu cầu hạnh phúc. [Đọc tiếp]
Mỹ đang đối diện với các mối đe dọa khủng bố “cao chưa từng có”!
Trong những tuần vừa qua, một vài nhóm khủng bố ngoại quốc, trong đó có Al-Qaeda (Thủ lãnh trước đây là Bin Laden), đã kêu gọi tấn công Hoa Kỳ. Theo Dân biểu Mike Turner (Cộng Hòa-Ohio), Hoa Kỳ đang phải đối diện với số lượng mối đe dọa khủng bố cao nhất trong hơn một thập niên qua, trong đó các chính sách lỏng lẻo của chính phủ Tổng Thống (TT) Biden góp phần gây ra vấn đề này.
Mới đây, Giám đốc FBI Christopher Wray đã làm chứng trước Quốc hội rằng các nhóm khủng bố ở nước ngoài đã đưa ra nhiều lời kêu gọi tấn công vào nước Mỹ. Bình luận về lời khai này, ông Turner nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 19/11 với CBS News rằng “điều mà ông ấy nêu ra cụ thể là, quý vị biết đấy, trong hơn một thập niên tới, sự gia tăng các mối đe dọa khủng bố bên trong Hoa Kỳ, đang ở mức cao nhất chưa từng có”.
Dân Biểu Turner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nêu ra rằng “việc giám đốc FBI công khai đưa ra những tuyên bố này và dĩ nhiên là trong các cuộc trao đổi với Ủy ban Tình báo là rất bất thường” có tiết lộ này “chắc chắn cho thấy mức độ mà những mối đe dọa này đang gây rắc rối cho ngài giám đốc FBI” [Đọc tiếp]
Rồng-Phượng tranh hùng?
Thuở hồng hoang, nhân loại vốn không có trật tự, trật tự ở đây được hiểu là ngôi thứ, là luật lệ, con người tranh giành, cưỡng đoạt, sát phạt nhau. Theo thời gian, con người dần có tổ chức, tập trung thành những tộc người, bộ lạc, quốc gia, dân tộc… rồi hướng đến một thứ trật tự, ai cũng biết rằng đó là trật tự được đặt để dưới sức mạnh, dưới sự cưỡng bách với hình thức “mạnh được yếu thua” nhưng không phải ai cũng chấp nhận. Giống như biển, tưởng phẳng lặng nhưng bên dưới bao giờ cũng có sóng ngầm, từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, trật tự nào trên quả đất này cũng có phản đối ngầm, phản đối nổi, kẻ yếu, kẻ dưới bao giờ cũng muốn xóa đi cái trật tự đang có để thay thế bằng một trật tự khác theo ý mình.
Trải qua hàng ngàn năm, phương Đông và phương Tây dần hình thành nên các trung tâm quyền lực.
Mô hình đầu tiên của trật tự thế giới, đó là “Trật tự Thiên Hạ” với Trung Quốc làm trung tâm và nền “Hòa bình Roma” với một đế chế có quyền lực rộng khắp Địa Trung Hải, Tây Nam Âu, Bắc Phi và Tây Á. Tuy nhiên, trật tự này chủ yếu vận hành theo quy tắc bất thành văn. [Đọc tiếp]
Người Việt Quốc Gia biểu tình chống Việt Cộng tham dự Hội Nghị APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ
Từ nhiều tuần trước, trên hệ thống truyên thông bằng email và mạng xã hội đã luân lưu một thông báo kêu gọi biểu tình chống cộng tại Hội Nghị APEC năm 2023 được tổ chức tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ vào hai ngày 15 và 16/11/2023 với nội dung được trích: [Đọc tiếp]
Nghĩ gì về Joe Biden gặp Tập Cận Bình ở San Francisco?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ngày thứ Tư (15/11/2023), Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Điền Trang Filoli, một khuôn viên có di tích lịch sử tọa lạc cách San Francisco khoảng 25 miles nằm về phía Nam. Cuộc gặp hơn 4 giờ đồng hồ trong đó gồm bữa ăn trưa làm việc, Biden và Tập đi dạo trong khuôn viên Filoli và một cuộc họp riêng với Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và Ngoại Trưởng Antony Blinken. Sau đó cả hai phái đoàn đến thành phố San Francisco tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương còn gọi là Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC.
TT Joe Biden đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rất long trọng, một binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong trang phục oai vệ mở cửa cho Tập Cận Bình xuống xe. Trong khi TT Joe Biden đứng đợi Tập ở lối vào một ngôi nhà của Điền Trang Filoli. Tập bước ra khỏi xe thì Biden tiến tới bắt tay với một nụ cười chào đón thân thiện. Cả hai đứng trước cửa vẫy tay chào mọi người để chụp ảnh và tiến vào bên trong với khung cửa của một lâu đài đóng kín lại. Trong đó đã sắp xếp bàn họp, một bên của phái đoàn Hoa Kỳ gồm có các Bộ Trưởng, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và các phụ tá đặc biệt đã được sắp xếp theo mô thức ngoại giao quốc tế (protocol). Phía bên kia bàn là Tập Cận Bình ngồi đối diện với Joe Biden và những người đồng nhiệm cũng ở vị trí đối diện.
Mở đầu Joe Biden phát biểu – một việc khá đáng chú ý khi Biden phát biểu thì ngoại trưởng Blinken ngồi sát bên phải lo lắng nhìn chăm chú vào mặt Biden – theo tôi thì Antony Blinken lo Biden phát biểu sai hoặc hớ hênh (đã xẩy ra trước đây) thì ngoại trưởng Blinken sẽ ra dấu để tổng thống điều chỉnh? Hai bài mở đầu của Biden và Tập được đưa ra ngoài công chúng, phần còn của buổi gặp gỡ gần 4 giờ không tiết lộ chi tiết. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn gì ở Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại San Francisco?
Hòn ngọc San Francisco bên bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mở hội đón tiếp 21 nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC/Asia-Pacific Economic Cooperation). Đây là cuộc tụ họp lớn nhất của các nhà lãnh đạo thế giới tại thành phố này kể từ Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Tổ Chức Quốc Tế năm 1945.
Sự kiện quan trọng này xảy ra khi thế giới đang đối diện với muôn vàn khó khăn từ chiến tranh châu Âu giữa Nga-Ukriane, chiến tranh Israel-Hamas và lùng bùng tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương do Trung Cộng gây hấn xâm lược. [Đọc tiếp]
Trước khi gặp TT Mỹ Biden ngày 15/11, Tập Cận Bình đã đánh đòn chặn đầu
Trước khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 15/11, Tập Cận Bình đã thực hiện xong đòn chiến lược chặn đầu đối với Mỹ tại Trung Đông. Một cựu chuyên viên quân sự cho biết Bắc Kinh vừa thiết lập căn cứ quân sự ở Oman nơi “có vị trí chiến lược để tiến hành hoạt động giám sát và nếu cần, kiểm soát quyền tiếp cận Vịnh Ba Tư”.
Tại vùng Trung Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng đã tự đặt mình là đồng minh trung thành của Iran và Syria bởi hai quốc gia này có thái độ thù địch không đội trời chung với Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đang mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở vùng Trung Đông. [Đọc tiếp]
Tin nóng thế giới
I) Tin nóng cuộc chiến Do Thái-Hamas
A- Do Thái đã đưa quân vào Dải Gaza
1) Vào ngày 30/10/2023, những người Palestine ở Dải Gaza cho biết các cuộc không kích và pháo kích dữ dội của quân đội Do Thái được chiến xa yểm trợ đã tiến vào Dải Gaza bằng một cuộc tấn công hai mặt gọng kềm vào một thành phố ở phái Bắc Gaza, một mặt từ hướng biển vào và một mặt trên đất liền. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung có không quân oanh tạc mục tiêu và pháo từ trên đất và dưới biển tới trước, sau đó dùng thiết giáp tiến vào và trên xe thiết giáp có mang theo bộ binh chiến đấu.
Nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi bảo vệ dân thường kể cả Hoa Kỳ ủng hộ Do Thái mà Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan hôm qua trên đài CNN đã lên tiếng quân đội Do Thái nên phân biệt giữa dân thường và phiến quân Hamas.
Trong khi đó, các chiến binh Hồi Giáo cho biết họ đã đẩy lùi nỗ lực tấn công của xe tăng Do Thái vào lãnh thổ Gaza từ phía Đông và đang chiến đấu với Do Thái ở biên giới.
Người dân Palestine trong thành phố nơi Do Thái tấn công trên bộ cho biết cuộc tấn công của Do Thái từ cả hai phía thì chẳng biết đi đâu, chỉ chờ chết.
Xem thêm: Quân đội Do Thái tấn công thành phố chính phía bắc Dải Gaza từ cả hai hướng [Đọc tiếp]
Tin nóng thế giới 2 ngày qua…
1) Tin chiến cuộc tại Gaza:
Bộ y tế Gaza, do Hamas điều hành, cho biết có ít nhất 500 người thiệt mạng sau khi Do Thái không kích một bệnh viện ở Thành phố Gaza, nơi dân thường Palestine đang được điều trị hoặc trú ẩn. Lực lượng Phòng vệ Do Thái phủ nhận trách nhiệm và nói đây là hỏa tiễn của nhóm Jihad Hồi giáo Palestine. Mahmoud Abbas, tổng thống của Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, tuyên bố để tang ba ngày.
Thế giới bất ổn – Thế chiến 3 có xảy ra không?
A) Chiến tranh Nga-Ukraine:
Cuộc chiến Ukraine nổ ra hơn một năm rưỡi với cường độ rất ác liệt, nhà tan, vườn trống, chó mèo không còn…, có 10 triệu người chạy nạn đến châu Âu… Có những bãi chiến trường như Bakhmut trở nên “cổ máy xay thịt” tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh. Cả hai bên Nga và Ukraine đều chờ đối phương kiệt sức để chiến thắng!
Ai kiệt sức? Những lời phát biểu phía Ukraine có thể tin được. Phía Nga dù có kiệt sức cũng hô hào mình còn lực sĩ. Hai bên còn mạnh hay đuối sức nhìn vào những sự kiện sau đây: [Đọc tiếp]
Chiến tranh giữa Do Thái và Palestine bắt đầu ….
Trước hết tìm hiểu Hamas là ai mà ngày thứ Bảy 07/10/2023, đã nã hàng ngàn hỏa tiễn và tấn công bộ binh vào Do Thái?
Hamas là “Phong Trào Hồi giáo Kháng chiến”, một tổ chức theo Hồi Giáo Sunni ở Palestine. Tại nước Palestine có hai khuynh hướng chính trị, một cánh phục vụ xã hội, cùng chung sống hòa bình với Do Thái gọi là Fatah, cánh kia chủ trương khủng bố có thành lập Lữ Đoàn Izz ad-Din al-Qassam gọi là Hamas. Năm 2006, cánh Hamas đã thắng cử đa số Quốc Hội Palestine, chiếm giữ Dải Gaza làm căn cứ.
Liên minh châu Âu, Do Thái, Nhật, Úc, Anh và Mỹ liệt Hamas vào danh sách tổ chức khủng bố.
Trong khi Trung Cộng, Nga, Brazil, Ai Cập, Iran, Na Uy, Qatar, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ lại không công nhận Hamas là khủng bố.
Lãnh đạo Hamas hiện nay Ismail Haniyeh có trụ sở tại Qatar.
Hamas tấn công Do Thái ngày 7-10-2023
Cuộc tấn công diễn ra bất ngờ với quy mô lớn vào lãnh thổ Do Thái đã khiến 250 người dân Do Thái thiệt mạng và hơn 1,000 người bị thương, cùng một số người Do Thái không rõ bao nhiêu bị quân Hamas bắt làm con tin. [Đọc tiếp]
Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng…
Đúng như trời đã sinh ra cho người đàn ông này mang cái tên “Lê Anh Hùng” – anh là một người đấu tranh cho quyền làm người dưới chế độ cai trị tàn ác Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Là một người bày tỏ suy nghĩ của mình trên các trang mạng xã hội – tạm gọi là nhà báo độc lập. Ông Lê Anh Hùng bị bắt vào năm 2018 kết án 5 năm tù vì tội rất quái gỡ: “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước…” Sau năm năm trong tù, anh được trả tự do ngày 5 tháng 7 năm 2023.
Không như những tù nhân chống CSVN khác, dù bị nhiều chiêu trò độc hại như chích thuốc tâm thần, khống chế tinh thần, hành hạ về thể xác, v.v… Lê Anh Hùng đã ở lại trong nước tiếp tục cất cao tiếng nói của mình cho đồng bào và đồng loại biết chế độ CSVN nó như thế nào và hiện nay nó biến thể ra giống gì? [Đọc tiếp]
Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?
Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại lớn cơ sở vật chất của hải cảng Odessa miền Nam Ukraine. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy”, một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25/09/2023, CNN đưa tin: “Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Biển Đen của Nga. Đối diện với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine tấn công gần đây, con đường tương lai của Hạm Đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm”. [Đọc tiếp]
Thái Lan nghiêng về Trung Cộng là một cơn ác mộng
Từ lâu, Thái Lan là nước đồng minh thân cận với Hoa Kỳ, trong vài thập niên gần đây, càng ngày Thái Lan càng có khuynh hướng xích gần với Trung Cộng qua giao thương và quốc phòng… Nhất là qua hai đời thủ tướng gốc Hoa giòng họ Shinawatra: Thaksin Shinawatra (2001-2006) và em gái là Yingluck Shinawatra (2011-2014) đã đẩy Thái Lan gần hơn với Trung Cộng.
Hy vọng cuộc bầu cử tháng 7/2023 tại Thái Lan, một tân thủ tướng bầu lên thân tây phương, không ngờ “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Tân thủ tướng là Srettha Thavisin lại là thân tín của gia đình Shinawatra. Srettha Thavisin nhậm chức thủ tướng ngày 5/09 vừa rồi.
Srettha Thavisin sinh ngày 15 tháng 2 năm 1962 tại Bangkok, Thái Lan. Tốt nghiệp Cử Nhân ở Đại Học Bangkok. Du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst và Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA) về Tài chính tại Đại học Claremont Graduate. Srettha có liên quan đến 5 gia đình kinh doanh lớn người Thái gốc Hoa: Yip ở Tsoi, Chakkapak, Jutrakul, Lamsam và Buranasiri.
Nét thăng hoa trong cuộc cách mạng xã hội của Đức Huỳnh Phú Sổ
Chúng ta đã biết nhà cách mạng Huỳnh Phú Sổ (Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo), sau khi khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm Kỷ Mão (1939), Ngài đồng thời cũng đã cách mạng trong hai lãnh vực Chính Trị và Phật Giáo. Chúng tôi thiển nghĩ, nếu chỉ nói về hai lãnh vực đó (Chính Trị và Phật Giáo) thì thật là thiếu sót và chưa nói hết ý, tức chưa nói hết những gì mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã tâm huyết mong thực hiện cho được hoài bảo của Ngài. Vì vậy, hôm nay tôi xin mạn phép lạm bàn thêm lãnh vực thứ ba của Ngài, đó là “Cách Mạng Xã Hội”. Có người hỏi rằng: Xã hội Việt Nam trong thập niên 40 có gì lạ mà phải “cách mạng” cho tổn công hao sức? Xin thưa: Có rất nhiều điều mà Đức Huỳnh Phú Sổ (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) đã lao tâm nhọc trí, luôn luôn nghĩ tới. Xin mời quý vị chịu khó dành chút thì giờ theo dõi công cuộc cách mạng nầy.
Song song với cuộc cách mạng Ðạo Phật, cuộc cách mạng Xã Hội là một sự nghiệp vĩ đại thứ hai của Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong thời gian Ngài hành đạo. Ai ai cũng biết: Chính sách đô hộ của thực dân Pháp trong 2 thập niên 30 và 40, có thể nói là giai đoạn cực kỳ khắc nghiệt, người dân phải chịu sưu cao thuế nặng, dân trí kém cỏi, bệnh tật tràn lan… Từ những tệ trạng ấy, xã hội nảy sinh ra những hạng người bòn rút, hư đốn, gian xảo… [Đọc tiếp]