Sai Gòn thành biển sau một trận mưa…

“Sài Gòn là hòn ngọc của Viễn Đông mà người ngoại quốc đã tặng cho,” đó là dư âm của một Sài Gòn trước năm 1975. Nay, sau 41 năm Cộng Sản chiếm đóng đổi tên cái gọi là “thành phố Hồ Chí Minh” thì thành phố Sài Gòn không còn là hòn ngọc nữa mà trở nên dơ dáy, bẩn thỉu, đầy những đống rác, đường bụi mù tung bay đi ra phải bịt mặt.  Người Sài Gòn đủ mọi thói hư tật xấu, đĩ điếm, ma cô, nghiện ngập, công viên đầy ống chích thuốc phiện, trộm cướp lộng hành giữa ban ngày…Mọi người như đang tụ về một ổ chuột bẩn thỉu để kiếm sống. Nếu không thấy được được video thâu được cảnh ngập sau một cơn mưa mà Sài Gòn thành biển nước, thì khó tin rằng Sài Gòn bây giờ tang thương như thế! 20,000 tỉ Đồng VN tương đương với 900 triệu US dollars để chống mưa ngập Sài Gòn…nhưng tiền đó đã đi vào túi tham của các quan chức CSVN. Dưới đây là video quay lại cảnh ngập nước sau trận mưa ngày 27/09/2016 vừa rồi:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quỳnh Lưu, tiếng thét vỡ bờ!

Sau ngày di cư, tôi lớn lên từ cơm gạo miền Nam. Ở đó, dù có đi đến bất cứ nơi đâu. Từ rừng hoang núi thẳm đến sông ngòi, biển cả hay giữa đô thị, phố xá, tôi như nhiều người, vẫn nhớ về đất Bắc. Hơn thế, đều ước mong có hòa bình để được về sống, về thăm lại nơi mình đã cất tiếng khóc chào đời. Rủi thay, ước mong chẳng đến. Tệ hơn, đất nước lại rơi vào tay Việt cộng. Từ đó, dù nhớ, dù vấn vương, tôi chưa một lần trở về chốn xưa. Tuy thế, quê hương vẫn không bao giờ là một mờ khuất, xa lạ. Trái lại, thật gần gũi. Gần như hơi thở, như cuộc sống của mình.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tiếng Tàu thành ngoại ngữ thứ nhất và sự lựa chọn của chúng ta?

Trước thông tin Bộ GD-ĐT đang lên kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung 10 năm từ lớp 3 đến lớp 12, thí điểm năm học 2017, được coi như ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh đã gây ra nhiều phản ánh trái chiều. Lựa chọn và quyết định cho con em mình theo ngoại ngữ nào – đây là lúc chúng ta phải chọn.
Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhận định Biển Đông…

Giới quan sát quốc tế nói về những vấn đề liên quan đến an ninh Biển Đông, những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Cộng và những đối phó như thế nào để chận đứng mưu đồ bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông.
1- Nhật báo The Washington Times, số ra ngày Chủ Nhật 18 tháng 9. Bình luận gia James A. Lyons, tướng 4 sao, Đô Đốc hải quân Hoa Kỳ, đã có bài viết “How China Chanllenges the West” (Cách thức Trung Cộng Thử Thách Tây Phương). Tây phương ở đây là nói đến siêu cường Hoa Kỳ.
2- Nhà văn, nhà bình luận, kinh tế gia Indonesia, Johannes Nugroho, viết trên báo The Today  “South China Sea dispute: Will Indonesia play a bigger role in Asean?” (Vai trò của Indonesia đối với ASIAN trong việc tranh chấp Biển Hoa Nam – Biển Đông?)”
3- Những lời tuyên bố về chính sách của Nhật hiện nay đối với Biển Đông là những tính toán sâu xa của đất nước Phù Tang có giá trị như “một mũi tên bắn chết ba con chim” cùng một lúc.
Ba bài bình luận có giá trị trong những ngày gần đây, dưới đây là lược dịch những phần chính nội dung cùng với một vài nhận định thêm: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sóng gió Biển Đông trong tuần từ 19 đến 25-09-16

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Tình hình Biển Đông biến chuyển hàng ngày rất phúc tạp, trực tiếp liên hệ đến sinh mệnh Việt Nam. Biển Đông cũng là tâm điểm của tình hình an ninh quốc tế hiện nay. Trong tuần lễ từ ngày 19 đến 25 tháng 9, 2016, sóng gió nổi lên đối với Biển Đông như: Trung Cộng hù dọa Nhật, Trung Cộng tuần tra và xây đài tưởng niệm trên quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan xây công sự trên Đảo Ba Bình, CSVN cầu xin hòa bình khắp thế giới, Chính quyền Indonesia sang Mỹ xin viện trợ quân sự để tăng cường sức mạnh Hải Quân, Tổng Thống Phillipines Duterte trở cờ với Mỹ ngã theo Tàu Cộng, Mỹ chỉ trích “Quân sự hóa Biển Đông” tại Liên Hiệp Quốc. Mời quý vị đọc phần bình tin:

Trung Cộng hù Nhật:

Bắt đầu ngày thứ Hai đầu tuần (19/09) sóng đã dấy lên từ Trung Cộng chống lại hành động của bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, Tomomi Inada đã tuyên bố khi ghé thăm tại Washington DC “tăng cường sự can dự của mình vào Biển Đông thông qua… các chuyến hải hành tập trận cùng với Hải quân Hoa Kỳ” bất chấp Trung Cộng nói gì, muốn gì, làm gì !

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ấn Độ đi theo hướng “đa liên kết”

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (người thứ 5 từ trái sang) tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14, Vientain, Lào, ngày 08/09/2016 (REUTERS/Soe Zeya Tun)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (người thứ 5 từ trái sang) tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14, Vientain, Lào, ngày 08/09/2016 (REUTERS/Soe Zeya Tun)

Ấn Độ vốn có chính sách đối ngoại truyền thống là “không liên kết”. Nhưng kể từ khi thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền 2004, New Delhi áp dụng chính sách liên kết với nhiều nước, nhưng không phải với các láng giềng mà với các quốc gia trong vùng và xa hơn nữa. Báo Le Monde ngày 23/09/2016, có bài Ấn Độ đi theo hướng đa liên kết”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Âu mong gì từ hai ứng viên TT Mỹ ?

Liên Hiệp Châu Âu (màu xanh trừ nước Anh)

Liên Hiệp Châu Âu (màu xanh trừ nước Anh)

Trong khi Mexico và Trung Cộng đã nắm tương đối rõ đường lối của Donald Trump trong tương lai  với các nước này nếu ông đắc cử, thì các nhà lãnh đạo của Liên Hiệp Châu Âu hầu như chưa thể đoán định được tương lai mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.
Vậy, đâu là “Điều Châu Âu trông chờ từ hai ứng viên Nhà Trắng” ? Nhật báo Le Monde ngày 19/09/2016 nhận định trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, chưa bao giờ hoặc hầu như chưa bao giờ hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đề cập về châu Âu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

Giao lưu hải quân Mỹ-Việt (ảnh 2009)

Giao lưu hải quân Mỹ-Việt

Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ huấn luyện chung với bộ đội Việt Nam và Hải Quan Mỹ cũng luyện tập chung với hải quân Việt Nam, liệu trò “khỉ đu giây” của CSVN còn hiệu nghiệm hay không?
Hôm nay, 28/09/2016, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung, trong đó có cuộc tập luyện chung nhằm ngăn ngừa những va chạm giữa các tàu trên vùng Biển Đông. Tham gia cuộc diễn tập chung có khu trục hạm USS John S. McCain. Khu trục hạm này, chở theo 280 sĩ quan, thủy thủ, sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ ngày 28/09 đến 01/10.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

BỘ QUÂN PHỤC CŨ

Người Lính VNCH

Người Lính VNCH

Tôi gặp và quen anh trong một trường hợp khá bất ngờ, có thể nói là hơi kỳ cục. Vợ chồng tôi đến thăm và ở lại nhà cô con gái út hai tuần. Cháu vừa mua được căn condo trong một khu nhà mới xây ở thành phố Anaheim, cách Khu Disneyland chỉ một con đường. Đêm nào, bọn tôi cũng ra balcon ngắm pháo hoa được liên tục bắn lên từ khu giải trí nổi danh này. Căn nhà nhỏ khá xinh và ở trong một khu an toàn, cô con gái út rất thích. Nhưng chỉ sau vài hôm, cứ đến một hai giờ khuya thì cả nhà phải thức giấc, bởi tiếng lục đục ở căn nhà tầng trên. Âm thanh của một vật cứng nào đó gõ xuống nền nhà. Không đều đặn, năm ba phút một lần, dù nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt trong đầu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin nóng Việt Nam…

Dân các xã khác cùng tụ về xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh để kiện công ty Formosa và lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ  tham gia huấn luyện với bộ đội Việt Nam đó là nội dung bản tin của đài RFA tối nay:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thấy gì sau sự kiện 3 lãnh đạo CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương?

Ngày 21/9 vừa qua, truyền thông Việt Nam đã loan báo một sự kiện hy hữu: lần đầu tiên, ba nhà lãnh đạo chóp bu cộng sản Việt Nam cùng tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
Trong một buổi lễ hết sức long trọng, với sự hiện diện của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ CSVN Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh, cùng các quan chức lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư và Bộ Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhân sự bộ máy ĐCSVN trong Bộ Công an. Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 – 2020 gồm 16 vị, với Ban Thường vụ Đảng uỷ gồm 7 vị, trong đó có 3 vị lãnh đạo chóp bu là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Luật sư: Khả năng ngư dân thắng kiện Formosa là 100%

Nhà máy đặt ở Hà Tĩnh của hãng Formosa Đài Loan đang đối mặt với một trận chiến pháp lý lớn. Hôm 26/9, 600 ngư dân ở tỉnh Nghệ An đã đến một tòa án cấp thị xã của tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện nhà máy của Formosa vì đã gây ra thảm họa môi trường biển hồi tháng 4 năm nay.
Vụ xả chất thải trái phép của Formosa khi đó đã gây ra nạn cá chết hàng loạt, đồng thời gần như làm tê liệt các hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên-Huế.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giới phân tích: Bà Clinton giành phần thắng trong cuộc tranh luận

Bà Hillary Clinton phát biểu với giới truyền thông trên khoang máy bay của chiến dịch tranh cử ở sân bay Westchester, New York, ngày 27 tháng 9 năm 2016.

Bà Hillary Clinton phát biểu với giới truyền thông trên khoang máy bay của chiến dịch tranh cử ở sân bay Westchester, New York, ngày 27 tháng 9 năm 2016.

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump quay trở lại vận động tranh cử hôm thứ Ba, một ngày sau cuộc tranh luận quyết liệt giữa họ mà đa số những nhà phân tích độc lập có chung nhận định rằng bà giành phần thắng và có thể giúp bà vượt lên trong những cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc, sáu tuần trước ngày bầu cử vào mồng 8 tháng 11.
Những cuộc khảo sát chính trị trước cuộc tranh luận cho thấy hai ứng cử viên tranh đua sít sao. Bà Clinton, ứng cử viên Đảng Dân chủ, dẫn trước với cách biệt mong manh 2 điểm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thăm Việt Nam, tổng thống Philipines sẵn sàng thảo luận về Biển Đông

Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Vientaine Lào, ngày 07/09/2016

Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Vientaine Lào, ngày 07/09/2016

Ngày mai, 28/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu chuyến công du chính thức đầu tiên, kéo dài 2 ngày, ở Việt Nam, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập bang giao. Trong chuyến đi này, tổng thống Philippines sẵn sàng thảo luận vấn đề Biển Đông với các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm thứ hai (26/09/2016) cho biết là theo lịch trình dự kiến, tổng thống Duterte sẽ hội kiến Trần Đại Quang ngày 29/09 và cũng sẽ đến chào xã giao hai lãnh đạo CSVN cao cấp khác của Việt Nam là Nguyễn Xuân Phúc và tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng thống Philippines muốn xích gần Nga và Trung Cộng

Duteter phát biểu tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay, Manila, ngày 13/09/2016.

Duteter phát biểu tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay, Manila, ngày 13/09/2016.

Hôm 26/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ý định công du Trung Cộng và Nga trong thời gian sắp tới. Mục đích của chuyến đi là nhằm phát triển một nền ngoại giao độc lập, thoát khỏi sự bảo hộ của Hoa Kỳ, đồng minh lâu năm mà theo ông Duterte mối quan hệ song phương hiện nay đã vượt qua “ngưỡng không lùi lại được”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt