Tuyên bố mới nhất của FBI về email bà Hillary Clinton

Hôm qua, ngày 6/11, chỉ còn hai ngày trước khi người dân Mỹ đi bầu chọn Tổng Thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì cục Điều Tra Liên Bang FBI (Federal Bureau of Investigation) tuyên bố không có vi phạm hình sự trong vụ điều tra email của bà Hillary Clinton. Chính vụ email bị FBI đưa ra trở lại để điều tra gần đây vào ngày 30/10 đã làm bà Hillary Clinton xính vính trong mấy ngày qua và đã bị ông Trump đuổi kịp trong các cuộc thăm dò cử tri ở nhiều tiểu bang. Bản tin đài VOA đưa ra hôm nay về việc này nội dung như sau: [Đọc tiếp]

Bầu cử Tổng thống Mỹ – Những điều cần biết

Đi bỏ phiếu bầu cử tại Mỹ

Tự do đi bỏ phiếu bầu cử tại Mỹ

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định, ứng cử viên Tổng thống phải là một công dân sinh ra ở Mỹ, 35 tuổi trở lên và sống ở Mỹ ít nhất 14 năm. Nếu hội đủ các tiêu chuẩn này, các cá nhân cần phải ghi danh tư cách ứng cử viên và ghi danh ban vận động tranh cử với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang. Sau đó, phải bảo đảm rằng tên của cá nhân ghi danh có trên lá phiếu của mỗi tiểu bang. [Đọc tiếp]

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ dưới con mắt của cử tri…

Ứng cử viên TT Mỹ: Donal Trumo và bà Hillary Clinton (P)

Bình luận của VOA: “Thành thực” và “đáng tin cậy” không phải là những từ ngữ mà cử tri Mỹ dùng để miêu tả hai ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hoà. Trong một cuộc thăm dò do Viện Gallup thực hiện trong tuần này, chỉ có 32% cử tri Mỹ dùng những từ vừa kể để miêu tả bà Hillary Clinton, trong khi 36% miêu tả ông Trump bằng những từ ngữ đó.
Các con số này không thay đổi bao nhiêu từ sau cuộc thăm dò tháng 9 vừa rồi, theo đó 34% cử tri được thăm dò tin rằng bà Clinton là người thành thật và đáng tin cậy. Về phần ông Trump con số này là 33%. [Đọc tiếp]

Thảm họa Formosa và thảm họa BP: rút ra được gì?

Cá chết đầy biển miền Trung do thảm họa Forsoma

Cá chết đầy biển miền Trung do thảm họa Forsoma

Thảm họa môi trường biển chưa từng thấy trước nay tại Việt Nam do Formosa gây ra hồi tháng 4 khiến người ta nhắc nhớ lại thảm họa môi trường biển lớn nhất lịch sử Mỹ trong vụ tràn dầu của công ty BP cách đây 6 năm. Cả hai cùng là khủng hoảng do con người gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế, sức khỏe, đời sống của nhiều thế hệ và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, có những khác biệt rất lớn về cách giải quyết giữa hai biến cố, dẫn đến những kết cục khác nhau.
Một nhà hoạt động pháp lý từng tích cực hỗ trợ vô số ngư dân gốc Việt tại các tiểu bang duyên hải bị ảnh hưởng trong vụ tràn dầu BP tại Mỹ năm 2010 phân tích những điểm khác biệt này để nêu lên những cách hành xử để thấy sự khác biệt to lờn của nhà cầm quyền CS Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ đó cũng chính là lối hành xử giữ một chề độc độc tài toàn trị và tự do dân chủ.
Ngoài việc giúp đỡ pháp lý cho hàng trăm người Mỹ gốc Việt trong thảm họa môi trường BP, luật sư Phan Quốc Cường còn tham gia vận động chính sách và điều trần tại Quốc hội, kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân bị thiệt hại. Dưới đây là phỏng vấn của Trà My đài VOA.

Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng (24)

Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử. Dưới đây là Thiên Thứ Ba (1940-1946)/ Chương VIII: “ĐOÀN KẾT GIAI ĐOẠN CHẤM DỨT” [Đọc tiếp]

Con cờ Duterte trên bàn cờ Biển Đông

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

TT Philippines Rodrigo Duterte

Biển Đông như lò lửa ở vùng Thái Bình Dương, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á, nơi tranh hùng giữa siêu cường Hoa Kỳ và đại cường Trung Cộng trước thế kỷ thứ 21. Sự tranh quyền này kéo theo các nước tranh chấp lãnh hải như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mã Lai và Brunei vào vòng chiến cùng các nước Châu Á và châu Úc như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc không thể đứng ngoài…Hầu hết các quốc gia trên thế giới ít nhiều đều có quyền lợi xuyên qua Biển Đông. Đối với Việt Nam, dù muốn dù không đất nước ta đã trở thành một mục tiêu tự nhiên cho những hành động tranh chấp quyền lợi của hai cường quốc Trung-Mỹ, vì thế HK lẫn TC đều muốn Việt Nam nằm trong quỹ đạo của họ, nắm được Việt Nam thì lợi ích của vị trí hải cảng Cam Ranh có thể kiểm soát Biển Đông và là cứ điểm trọng yếu nhằm bảo vệ các nước trong khối ASIAN. Dân tộc Việt Nam đã mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng, trong tình trạng hiện nay, có lấy lại Hoàng và Trường Sa được hay không là nhờ vào sức mạnh của dân tộc và sự vận động ngoại giao quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc đầy hấp dẫn

UCV Tổng Thống Hoa Kỳ 2016: Ông Trump và bà Clinton

UCV Tổng Thống Hoa Kỳ 2016: Ông Trump và bà Clinton

Trong ba lần “debate” của hai ứng cử viên Tổng Thống đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ, ông Trump và bà Clinton, thấy khá thất vọng, cả hai chỉ chú trọng đến chỉ trích đời tư cá nhân không ra gì để hạ nhục lẫn nhau với chủ đích “nói xấu người khác để cho minh được tốt”. Họ không biết đưa cái tốt của mình tốt hơn đối thủ để mình được cao hơn! Nước Mỹ là một siêu cường đang đứng đầu thế giới tự do để ngăn chận độc tài (Nga, Trung Cộng, Iran, Việt Nam…), không thấy họ đưa ra một quốc sách nào để giải quyết “quốc tế nạn”, mà chỉ chú tâm đến việc nhục mạ lẫn nhau. Muốn giải quyết “quốc tế nạn” nước Mỹ phải đạt được hai điều cốt lõi:  Một là làm cho nước Mỹ mạnh hơn, giàu hơn và đáng kính nể hơn và hai là phương sách nào để giải thể các chế độ độc tài cộng sản còn sót lại để đưa cả nhân loại đến tự do dân chủ… Qua “debate” chúng ta không thấy chuyện đó mà chỉ “hạ nhục nhau” rồi đưa ra những điều có tính cách chung chung mang đầy hứa hẹn hão huyền không có gì đặc biệt. Trong khi cả hai ứng cử viên đều có thành tích cá nhân không được “tốt” để chọn mặt gửi vàng. Dù vậy, đây là bầu cử một tổng thống siêu cường có ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu nên mọi người đều bồn chồn, lo lắng…đến ngày hôm qua 3/11 theo cơ quan thăm dò dư luận thì cả hai khó phân thắng bại… [Đọc tiếp]

Nga có thật sự muốn trở lại Cam Ranh ?

Trong thời gian gần đây, Nga có nhiều tuyên bố về khả năng khôi phục các khu căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Nếu tin vào Matxcơva, cùng với bốn căn cứ quân sự hiện có tại Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan, Syria, và nếu kế hoạch mở lại các khu căn cứ tại Biển Đông, vùng Caribe và nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng khai triển sức mạnh tại nhiều vùng trọng điểm.
Câu hỏi đặt ra: Liệu Cam Ranh có thể nào được mở rộng thành một căn cứ quân sự hoàn toàn tạo thuận lợi cho các hoạt động quân sự tương tự như của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?

Ông Artyom Lukin, giáo sư trường đại học Viễn Đông Liên Bang Vladivostok trên trang mạng East Asia Forum ngày 02/11/2016 đã khẳng định là không. Việt Nam đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng mở một căn cứ quân sự nước ngoài ngay trên chính lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xúc tiến mở rộng cảng Cam Ranh tiếp nhận tầu chiến đến từ nhiều nước khác nhau.

[Đọc tiếp]

Việt Cộng phá rối bầu cử tại Mỹ

Trong khi đồng bào miền Trung bị thảm trạng môi trường Formosa, bị lụt lội mất nhà thiếu ăn, thiếu mặc, CSVN không giúp đỡ được điều gì lại đem tiền ra nước ngoài để thực hiện Nghị Quyết 36 của chúng. Nghị Quyết 36 lần này lại chui vào những tên Việt Cộng nằm vùng tại hải ngoại ủng hộ tung hứng những ứng cử viên của Mỹ cấp cơ sở để thao túng cộng đồng người Việt tị nạn tại các địa phương…Xin quý đồng hưng hãy đề phòng và tẩy chay chúng…  [Đọc tiếp]

Nguyễn Phú Trọng nằm trong danh sách “kẻ thù tự do báo chí”

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng “kẻ thù tự do báo chí”

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) liệt vào danh sách những kẻ thù của tự do báo chí trên thế giới.
Nhân ngày Quốc tế Chấm dứt Tội ác Chống lại Báo giới (2/11), tổ chức RSF đã đưa ra danh sách 35 nhân vật bị cho là kẻ thù của báo chí. Danh sách này gồm có các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức tội phạm… chuyên kiểm duyệt, tra tấn, bỏ tù hoặc giết chết những người làm báo.
[Đọc tiếp]

Cựu tổng thống Philippines Ramos bỏ rơi ông Duterte…

Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos gặp gỡ các nhà báo tại Hồng Kông, ngày 09/08/2016

Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos gặp gỡ các nhà báo tại Hồng Kông, ngày 09/08/2016

Cựu tổng thống rất có uy tín tại Philippines, ông Fidel Ramos đã quyết định thôi không làm đặc phái viên phụ trách Trung Cộng cho đương kim tổng thống Duterte. Chính ông Duterte đã loan báo vụ từ chức của ông Ramos vào hôm qua 01/11/2016.
Năm nay 88 tuổi, ông Ramos là một chính khách lão luyện, đã đóng một vai trò then chốt trong chiến dịch lật đổ chế độ Marcos trước khi lên làm tổng thống Philippines từ 1992 đến 1998. Từ khi ông Duterte nhậm chức cuối tháng 6, ông Ramos là một đồng minh rất đắc lực của tân tổng thống.

[Đọc tiếp]

Hiệu ứng domino ở Biển Đông ?

Thủ tướng Malaysia Najib Razak và thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 01/11/2016

Thủ tướng Malaysia Najib Razak và thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 01/11/2016

Đầu tiên là Philipines, nay đến lượt Malaysia đang bị kéo vào quỹ đạo của Trung Cộng, đó là nhận định của tờ nhật báo Mỹ The Wall Street Journal trong một bài báo đăng trên mạng ngày 01/11/2016, với hàng tựa “Các quân cờ domino ở Biển Đông”.
“Hiệu ứng domino”, đó là cụm từ mà báo chí phương Tây thường sử dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhất là để nói về nguy cơ các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay Cộng sản khiến Hoa Kỳ phải can thiệp vào Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Washington : Đông Nam Á không rời xa Mỹ ngả theo Trung Quốc

Sau các hoạt động ngoại giao liên tiếp của Philippines và Malaysia được giới quan sát đánh giá là nhằm xích lại gần với Trung Cộng, hôm qua, 01/11/2016, Washington đã lên tiếng phủ nhận đó là những động thái rời xa Mỹ để ngả theo Trung Cộng của các nước Đông Nam Á.
Chính quyền Obama vẫn coi Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ASEAN là trọng tâm trong chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á –Thái Bình Dương. Thế nhưng gần đây, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Philippines, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Rodrigo Duterte liên tiếp tỏ thái độ bất cần Mỹ. Đặc biệt trong chuyến công du Trung Cộng tháng trước, tổng thống Philippines còn tuyên bố « chia tay với Mỹ » và tỏ ý muốn quân Mỹ rút khỏi Philippines.

Một sự miệt thị đê tiện hèn hạ của tuyên giáo Đảng đối với MC Phan Anh

MC Phan Anh (phải ngoài cùng)

MC Phan Anh (phải ngoài cùng)

Trên trang mạng Việt Nam Thời Báo, bắt chước tên gọi trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập, mới đăng bài viết có tên “Phan Anh, người hùng hay tội đồ?” của tác giả đề là Kính Chiếu Yêu (KCY) còn xưng là đã viết vụ này trước đó. Sau khi trích dẫn một số ý kiến khen chê của độc giả, tác gỉa bài viết cho rằng Phan Anh (PA) vi phạm một số điều…
Thật khốn nạn! Một sự vu khống tráo trở, nịnh hót đê tiện của một kẻ bồi bút không còn một chút lương tri ! [Đọc tiếp]

Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng thất bại tại Hội nghị TƯ 4

Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TƯ 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của TBT Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TƯ 4 ra sao? những tuyên bố đao to búa lớn của TBT Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TƯ lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt