Những ngày tháng tới
Dù nói ra hay không hay dù ủng hộ ai, hầu hết người Mỹ gốc Việt khi cầm lá phiếu bầu tổng thống Mỹ đều nghĩ tới Việt Nam và hy vọng qua lá phiếu sẽ đóng góp một chút gì đó, chắc chắn là rất nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Hôm 9 tháng 11, người Mỹ, qua phương pháp cử tri đoàn, đã chọn Donald Trump làm tổng thống (Bà Hillary Clinton thắng phiếu phổ thông nhưng không tính). Sự kiện Donald Trump là tổng thống đã tạo ra nhiều hy vọng nơi những người ủng hộ ông ta, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều lo lắng nơi những người ủng hộ bà Hillary Clinton. [Đọc tiếp]
Lịch trình làm việc 100 ngày đầu của Tổng Thống Trump.
Trong buổi tập trung tại thành phố Gettysburg bang Pennsylvania hôm thứ Bảy (22/10), ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thông báo kế hoạch trong 100 ngày đầu nếu ông đắc cử tổng thống.
Ông hứa sẽ làm sạch bãi lầy tham nhũng Washington và nhắc lại câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, cam kết lập “một chính phủ mới, của dân, do dân, vì dân”. Donald Trump giải thích: “Đây là một hợp đồng giữa Donald J. Trump và các cử tri Mỹ và điều này sẽ khởi sự với việc buộc chính quyền trở nên tử tế và có trách nhiệm”. [Đọc tiếp]
Thái độ Trump rất khác khi gặp Obama tại Tòa Bạch Ốc…
Dự tính Tổng Thống-tâc cử Trump sẽ gặp TT Obama trong 10 phút để làm quen và chuyển giao chính phủ. Nhưng cuộc gặp gỡ rất thích thú và đã bàn luận nhiều vấn đề kéo dài gần 1 giờ 30 phút. Ông Trump còn gửi lời mời ông Obama làm cố vấn Tổng Thống và hy vọng sẽ hợp tác lâu dài. Obama tuyên bố thành công của ông Trump là thành công của nước Mỹ…. Điều này, cũng làm cho người dân Hoa Kỳ ngạc nhiên và thế giới có cái nhìn khác về ông Trump.
Ẩn số Donald Trump…
Dù muốn dù không, ông Trump đã được dân Mỹ bầu làm tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trong thể chế dân chủ, sự chọn lựa người lãnh đạo là do lá phiếu người dân quyết định… những người bênh hay chống ông Trump lúc này không nên dùng cảm tính của mình cho việc đánh giá Tân Tổng Thống Hoa Kỳ trong tương lai, và nên nhìn vào thực tế ông Trump sẽ làm gì cho nước Mỹ, cho an ninh toàn thế giới.
Trong những ngày tới, dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, ông Trump nói riêng và đảng Cộng Hòa nói chung sẽ có điều kiện tối ưu để quyết định nhiều chính sách quan trọng của nước Mỹ, vì đảng Cộng Hòa đang làm chủ Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ…Trong tương lai ông Trump cũng tấn phong những vị Tối Cao Pháp Viện đang khiếm khuyết, xem như cả ngành Tư Pháp Hoa Kỳ cũng thành phần cảm tình với ông Trump. Dưới đây là những bài bình luận của báo chí Pháp giúp ta tìm ra ẩn số của ông Trump….dĩ nhiên không đúng hoàn toàn, nhưng cũng giúp cho chúng ta những dữ liệu cần thiết về một nhân vật từng gây sóng gió và ngạc nhiên cho thế giới hiện đang nắm vận mệnh Hoa Kỳ và có thể nói cả thế giới. [Đọc tiếp]
Những tiếng súng phản ứng trong thời bình
Hòa Ái-RFA thực hiện Audio phỏng vấn người dân trong nước:
“Với Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ diều hâu hơn”
Sự kiện ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ tiếp tục được giới quan sát phân tích và bình luận rộng rãi. Trong một bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ từ viện Đông Nam Á tại Singapore nơi ông đang được mời đến nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason (Hoa Kỳ) đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện ông Trump đắc cử, cũng như một số hệ quả đối với nước Mỹ và thế giới.
Trong lãnh vực đối ngoại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đến khả năng đường lối của Mỹ sẽ “diều hâu và cứng rắn hơn”, trong lúc thách thức đặt ra là cần phải trấn an các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á.
Thủ tướng Nhật chuẩn bị hội đàm với TT-đắc cử Trump vào 17/11
Nguồn tin từ đài phát thanh Nhật Bản cho biết: Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump dự kiến hội đàm vào tuần sau, trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru. Hôm thứ Năm, ông Abe điện đàm với ông Trump trong khoảng 20 phút.
Thủ tướng chúc mừng ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử, và nói ông tin rằng dưới sự lãnh đạo của ông Trump, Mỹ sẽ trở thành một đất nước vĩ đại hơn.
[Đọc tiếp]
100 ngày đầu tiên của tân tổng thống Mỹ: Trọng tâm là đối nội
Sau thắng lợi khá bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm qua, 08/11/2016, các nhà quan sát tập trung tìm hiểu khả năng hành động trong những tháng cầm quyền đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ, mà trọng tâm là đối nội.
Theo AFP, trong thời gian tranh cử, tỉ phú 70 tuổi đã hứa hẹn sẽ có 100 ngày quyết liệt, với 28 biện pháp, nhằm “trả lại cho nước Mỹ tầm cỡ vĩ đại của mình”, chấn hưng kinh tế và bảo vệ nước Mỹ, với bản hợp đồng được gọi là “cách mạng”, mà ông Trump cam kết với cử tri. [Đọc tiếp]
Ông Trump làm Tổng thống, quan hệ Việt-Mỹ không nồng ấm hơn?
Việt Nam không ở vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ không nồng ấm hơn so với hiện nay khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Đó là những nhận định giống nhau của ba người Mỹ gốc Việt là giáo sư, nhà văn và doanh nhân.
Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 1/2017. [Đọc tiếp]
Tổng thống Trump là một ẩn số đối với Việt Nam…
Việc tỷ phú Donald Trump trở thành tổng thống tân cử của Mỹ đã làm nhiều người bất ngờ và các chuyên gia cho rằng ông sẽ là một ẩn số đối với Việt Nam và Hà Nội cần phải theo dõi và có những bước đi hợp lý trong mối quan hệ với Mỹ.
Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trước đối thủ có nhiều kinh nghiệm Hillary Clinton vào rạng sáng 9/11 đã gây kinh ngạc cho các chuyên gia, họ cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ có nhiều chuyển biến nhưng cũng đánh giá rằng những gì ông đã tuyên bố có thể sẽ thay đổi. [Đọc tiếp]
Bầu cử 8-11-2016: Đảng Cộng Hòa Mỹ thắng lớn…
Trong cuộc bầu cử của Mỹ hôm 8-11-2016, đảng Cộng Hòa thắng lớn: Tỷ phú Donal Trump đã đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua đầy sóng gió vào Tòa Bạch Ốc, ông trở thành Tổng Thống 45 Hoa Kỳ. Không những thế cả hai viện Quốc Hội: Thương Viện và Hạ Viện đều do đảng Cộng Hòa chiếm đa số. Sự chiến thắng toàn diện này sẽ đánh dấu một thay đổi lớn về mọi mặt của nước Mỹ: kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại và an ninh thế giới. Đây là chiến thắng ngoài sự dự đoán của nhiều người. Qua cuộc bầu cử này, cho ta thấy sức mạnh của nền dân chủ nước Mỹ, tất cả đều do lá phiếu của người dân quyết định. Tân TT Trump, “thất thập cổ lai hy” có muôn vàn khó khăn chờ đón ông phía trước: Hàn gắn những chia rẽ nội bộ nước Mỹ mà giữa hai ứng cử viên đã khoét sâu thành vết thương to lớn, một nước Mỹ đang bị Trung Cộng và Nga lăm le chiến đoạt ngôi vị siêu cường, đặc biệt tính “nói sản” của ông khi tranh cử mà ông đã hứa với cử tri (đến 50 điều) liệu ông thực hiện được bao nhiêu? Dưới đây là kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ trong ngày thứ Ba vĩ đại 8 tháng 11, 2016: [Đọc tiếp]
Bầu cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
Tổng Thống Hoa Kỳ nắm vận mệnh và nền an ninh toàn cầu, người léo lái những cơn sóng gió về kinh tế, quân sự và nền an ninh thế giới. Điều này không sai, bởi vì bất cứ mọi biến cố nào trên bản đồ quốc tế đều có sự can dự của Mỹ… Do đó, hôm nay cả thế giới đang theo dõi kết quả cuộc bầu cử này. Sau 12 giờ khuya hôm nay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ có kết quả tổng thống thứ 45. Tỷ phú Donal Trump hay bà Hillary Clinton thành Tổng Thống đều là sự kiện lịch sử: Nếu ông Trump thắng thì đó là tỷ phú đầu tiên làm TT, còn nếu bà Clinton thắng thì đó là nữ TT và nước Mỹ có một cặp vợ chồng đều làm TT tổng thống đầu tiên. Trong lúc tranh cử, một sự kiện làm nên “biến cố” lịch sử khác nữa (dù xấu), cả hai đối thủ đấu nhau rất “dữ dằn không kém phần thô lỗ”, qua ba cuộc “debate” rất tệ hại chưa từng thấy trong lịch sử lập quốc Hoa Kỳ…, mà toàn những chuyện “dưới thắt lưng” đem ra “bôi xấu” nhau không tiếc lời trước bá quan thiên hạ, trên truyền thanh, truyền hình thế giới. Đáng ra, trong cương vị tranh cử TT siêu cường đang bị mộng bành trướng Đại Hán và kẻ ngông cuồng Putin đe dọa, họ cần phải có những “quyết sách” để cho thế giới nể phục, nhưng trái lại, thất đáng thất vọng và hổ thẹn!? Dù sao đi nữa, chỉ có hai người, người dân Hoa Kỳ không còn cách nào khác hơn phải chọn một trong hai…Dưới đây là tổng hợp các bình luận của các bình luận gia quốc tế, các cơ quan truyền thông trên thế giới đối với ngày bầu cử. Cần đọc để xem sự thể ra sao đối với vận mệnh Biển Đông và nguy cơ của Châu Á Thái Bình Dương trước kết quả cuộc bầu cử này… [Đọc tiếp]
Việt Nam cần 480 tỷ đô la để tái cơ cấu kinh tế khi nợ công sắp chạm trần
Trong tình trạng nợ công Việt Nam gần chạm 65% Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP), Việt Nam dự định chi hơn 10 triệu tỷ đồng – tức là gần 480 tỷ đô la – cho kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế.
Bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng vừa báo cáo với quốc hội CSVN về đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Ông cho biết kế hoạch này cần khoảng 480 tỷ đô la. Truyền thông trong nước đưa tin, kế hoạch này đang gây ra những tranh luận trái chiều và về liệu số tiền lớn như vậy sẽ được huy động từ đâu khi ngân sách quốc gia hạn hẹp do nợ công tăng cao. [Đọc tiếp]
Chính sách đối nội của hai ứng cử viên tổng thống Clinton và Trump
Trong tất cả các cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ, kinh tế luôn luôn là một chủ đề quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mọi người dân. Trong 15 năm qua, Hoa Kỳ đã trải qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hạn với cùng một nguyên nhân là nạn đầu cơ bắt nguồn từ hai lãnh vực khác nhau: thị trường chứng khoán và nhà đất. Lần này trong một bối cảnh thế giới tương đối bình yên, kinh tế trở thành lãnh vực được cử tri quan tâm đến nhiều nhất. Theo cuộc điều nghiên của nhật báo Anh The Guardian, hơn 90% cử tri Mỹ nói rằng kinh tế hết sức quan trọng đối với họ. [Đọc tiếp]
Clinton hay Trump, liệu chính sách đối ngoại Mỹ có thay đổi?
Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, cả hai ứng cử viên đều chỉ trích các hiệp định thương mại quốc tế, thậm chí có người còn đe doạ sẽ rút lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi Châu Á, nhưng giới quan sát tình hình khu vực dường như không mấy quan tâm tới những lập luận có tính cách cường điệu được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ. Họ cho rằng các quyền lợi của Hoa Kỳ ở ngoài nước vẫn không thay đổi và những vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ phải đối mặt vẫn sẽ khá phức tạp. [Đọc tiếp]