Biển Đông : Tuần duyên Nhật tăng cường hoạt động giúp Đông Nam Á

Phillipines và Nhật tập trận thường niên chống hải tặc tại vịnh Manila ngày 13/07/2016

Bắt đầu từ tháng Tư 2017, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đồng nghiệp tại các nước Đông Nam Á với mục tiêu giúp các nước này nâng cao năng lực giám sát Biển Đông. Vế đào tạo này sẽ bổ sung cho việc chính quyền Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần duyên cho các đối tượng hợp tác như Việt Nam hay Philippines để đối phó các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng trên Biển Đông.
Theo nhật báo Yomiuiri Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 10/01/2017, để tiến hành công việc đào tạo, Tuần Duyên Nhật Bản sẽ thành lập ngay một đơn vị đặc biệt chuyên trách việc giúp các đối tác Đông Nam Á, cung cấp giảng viên, đào tạo cán bộ, mở rộng diện quốc gia được cử người đến đào tạo tại Nhật Bản, tổ chức hội thảo quốc tế để tăng cường quan hệ và học tập kinh nghiệm về duy trì luật lệ trên biển.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tillerson: Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là “phi pháp”

Ông Rex Tillerson

Ngoại trưởng Mỹ được chỉ định Rex Tillerson bày tỏ mối quan ngại về hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, khẳng định việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở vùng biển này là “phi pháp”.
Hôm nay, 11/01/2017, ông Rex Tillerson, nhân vật được tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump chỉ định là Ngoại trưởng, sẽ ra trước Thượng viện Mỹ trong phiên điều trần nhằm thông qua việc bổ nhiệm các bộ trưởng trong chính quyền mới.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Melania Trump: Từ thị trấn nhỏ đến đỉnh cao danh vọng

Bà Melania Trump: Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ không phải người bản xứ

Đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên không phải người bản xứ. Bà Melania Trump sẽ trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên có sinh quán ở nước ngoài trong gần 200 năm qua. Vào ngày 20 tháng 1 năm nay, phu quân của bà, ông Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Câu chuyện nước Mỹ tuần này giới thiệu đến quý vị đệ nhất phu nhân sắp tới của Hoa Kỳ qua cái nhìn của người dân Slovenia hiện nay.

Hầu hết người Mỹ không biết gì nhiều về bà Melania Trump, 46 tuổi.

Bà sinh tại nước cộng hòa Slovenia thuộc Nam Tư cũ. Đây là một nước nhỏ bao quanh bởi nước Áo, Hungary, Ý và Croatia. Slovenia có một bờ biển nhỏ trên Biển Adriatic. Quốc gia này cũng có nhiều lâu dài cổ hàng trăm năm, những khu rừng rộng lớn và những dòng sông trong vắt. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940 – 1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 9 & 10.

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là “Chương 9 & 10….”

[Bấm vào đây đọc chương trước] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Bí thư CSVN Trọng đi Trung Cộng thăm dò cách đối phó với ông Trump

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng ( Ảnh: 05/11/2005)

Việt Nam loan tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 ngày đến Trung Cộng vào thứ Năm tuần này 12/01/2017. Ông Trọng dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tập Cận Bình.
Hôm Chủ nhật, Tân Hoa xã cũng xác nhận chuyến thăm Trung Cộng của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 01, theo lời mời của ông Tập. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Anh Hùng PHẠM HỒNG THÁI…

Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái (1986-1924)

Muôn đời Soi Sáng cho các thế hệ VN yêu nước:

          Những sử gia chân chính xưa nay khi luận anh hùng, thường không chú trong tới sự thành công vật chất mà chỉ quan tâm tới giá trị tinh thần. Bởi vậy trong dòng sử Việt từ thuở bình minh dựng nước tới nay, ngoài những vĩ nhân tài đức giúp nước chống ngoại xâm như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Hưng Đạo Đại Vương, Bình Định Vương Lê Lợi, Nguyễn Trải, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Hoàng, Sải Vương, Hiền Vương, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Phúc Chu, Quang Trung Đại Đế... Còn có không biết bao nhiêu liệt nữ anh hùng đã hy sinh cho Tổ Quốc và Dân Tộc Việt.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật – Đài Loan bắt tay đối phó với đe dọa Trung Cộng

Cơ quan đại diện Nhật Bản tại Đài Loan khai trương tên gọi mới “Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản-Đài Loan” ngày 03/01/2017

Cục diện địa chính trị Đông Á đối diện với những diễn biến khó đoán định trong năm 2017, trong đó quan hệ giữa Trung Cộng và Đài Loan là một dấu hỏi lớn. Trong bối cảnh tổng thống tương lai Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu cho quyền lợi của nước Mỹ, giảm bớt sự ủng hộ dành cho các đồng minh Đông Á, việc tăng cường hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản, kể cả về quân sự, ngày càng trở nên một nhu cầu chiến lược của hai quốc gia láng giềng, để sẵn sàng kháng cự trước các tham vọng và thậm chí hành động gây hấn của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ có thể bố trí nhiều vũ khí mạnh ở Biển Đông

Thủy quân lục chiến Mỹ tập sử dụng giàn đại pháo M777 Howitzer (Ảnh US Marine Corp)

Các chiến lược gia và các nhà hoạch định kế hoạch của quân đội Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đang nghiên cứu việc bố trí lại các hệ thống vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khả năng đặt các đơn vị pháo binh di động ở Biển Đông, để nếu cần, có thể được sử dụng như là súng phòng không để bắn rơi các hoả tiễn ở vùng biển này. Đó là thông tin do tờ The National Interest đăng tải trong một bài viết đăng ngày 01/01/2017.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đặt các hoả tiễn địa đối không trên những đảo mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Hành động này đã gây thêm căng thẳng và khiến các chiến lược gia của Ngũ Giác Đài phải nghiên cứu nhiều phương án khác nhau.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tạn TT Trump cũng sẽ xoay trục châu Á mạnh hơn Obama

Tàu chiến Mỹ USS Bonhomme Richard đang hoạt động tại Biển Đông ngày (Ảnh 6/10/2016)

Trong một vài tháng nay, các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại của tân chính quyền Donald Trump tại Hoa Kỳ thường tập trung trên hai hai đại cuộc nóng hổi là quan hệ Mỹ-Nga và cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại nơi các đồng minh châu Á của Mỹ nghĩ rằng có thể bị Washington lơ là. Trong một bài nhận định ngày 08/01/2017, nhật báo có uy tín tại Mỹ, The Washington Post đã có ý kiến ngược lại, cho rằng  “Trump có thể biến chính sách xoay trục qua châu Á của Obama thành hiện thực (Trump could make Obama’s pivot to Asia a reality)”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Con ngáo ộp “Liêu Ninh” đang bơi trên Biển Đông!

Ông Từ Tăng Bình chỉ tay vào tàu sân bay Liêu Ninh khi mới kéo về tháng 3/2002. Ảnh: SCMP

Trung Cộng mua chiếc Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) phế thải không có động cơ, chỉ là chiếc xà lan không hơn không kém từ Ukraine năm 1998, mất gần 4 năm sau mới kéo về được hải cảng Đại Liên năm 2002, rồi chế biến thêm phần đầu, sơn lại phần đuôi, đặt súng phòng không, máy chân vịt mất 10 năm trời.  Năm 2012, nó được hạ thuỷ đặt tên “Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh” (HKMH Liêu Ninh) bàn giao cho Hải quân Trung Cộng. Từ đó các cơ quan truyền thông Trung Cộng tuyên truyền liên tục cả mấy năm trời rằng đó là “sức mạnh  hiện đại” của “Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc” và là nơi đặt niềm tin của 1.3 tỉ dân tộc Hán!
Thật ra đó là mối nhục của Hán tộc có nền văn minh lâu đời trên trái đất này, mà tôi sẽ sắp nói đến. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Xin người Việt Quốc Gia ở hải ngoại hãy cảnh giác trước thủ đoạn xâm nhập của Việt Cộng

 Tác giả Nguyễn Lương Truyền đã viết một bài rất xuất sắc, có viễn kiến rất cao với tựa đề: “Người Việt hải ngoại và viễn ảnh một nước Việt thứ hai tại hải ngoại, ở ngoài dải đất hình chữ S” đăng trên Dân Làm Báo. Tại sao xuất sắc và viễn kiến sâu sắc, xin tạm khoan bàn ở đây. Bài viết này chỉ xin viết tiếp ý của tác giả. Đó là tác giả nhìn thấy được điều này thì bọn Việt Cộng cũng nhìn thấy được điều này. Do đó, Việt Cộng cũng ra sức nỗ lực xâm nhập, chia rẽ và chống phá cộng đồng quốc dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại bằng mọi cách. Các phương thức xâm nhập của Việt Cộng rất tinh vi, kín đáo khó mà có thể ngờ được, tạm thời xin tóm tắt như sau:

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng (33)

Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử. Dưới đây là Thiên Thứ Ba (1940-1946)/Chương IX: “VNQDĐ tổ chức các chiến khu chống thực dân Pháp và Cộng Sản” (phần 9) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940 – 1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 7 & 8.

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 7: “Cộng Sản Pháp và nền độc lập Việt Nam và Chương 8: Ba lần gặp gỡ Hồ Chí Minh….”
[Bấm chuột vào đây đọc chương trước] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chúc mừng năm mới 2017

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trao đổi Thư tín ngày 31.12.2016 về năm 2017…

Audio này thực hiện do phóng viên Hoà Ái trả lời và phỏng vấn người dân trong nước nhân dịp nới mới 2017:

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt