Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh Trump-Tập?
Cuộc gặp gây chú ý
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong hai ngày 6 và 7/4 tại Mỹ là đề tài “nóng” nhất đang gây chú ý công luận thế giới không chỉ vì chia rẽ chính sách sâu sắc giữa đôi bên mà còn vì tính cách “đối chọi” giữa một lãnh đạo Mỹ “nghĩ gì nói đó” và một lãnh đạo Trung Cộng cẩn trọng, tính toán. Đây không chỉ là một cuộc gặp mà còn là cơ hội đầu tiên để đôi bên “đo lường” đối phương.
Ngoài điểm chung duy nhất giữa ông Tập và ông Trump là ý hướng biến quốc gia của mình thành “vĩ đại”, hai nhân vật này khác biệt về hầu hết mọi phương diện từ phong cách chính trị tới kinh nghiệm ngoại giao, khiến mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới càng bất định và khó đoán. [Đọc tiếp]
Thỉnh nguyện thư tới Tòa Bạch Ốc phản đối Trung Quốc
WASHINGTON DC — Ngoài cuộc biểu tình ở Florida nhân cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 6/4, cộng đồng người Việt tại Mỹ còn phát động chương trình thỉnh nguyện thư gửi tới Tòa Bạch Ốc phản đối Trung Cộng.
Mục tiêu của chương trình thỉnh nguyện thư kéo dài đến ngày 4/5 là nhân rộng tiếng nói phản đối Trung Cộng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ban tổ chức hy vọng chiến dịch thỉnh nguyện thư trong vòng một tháng, nếu thành công, sẽ đem lại những phản ứng thực tế và lâu dài hơn từ phía Tòa Bạch Ốc. [Đọc tiếp]
Khai mạc thượng đỉnh Mỹ-Trung
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Cộng Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
Không đi vào chi tiết, ông Trump trong tuần này khuyến cáo: “Nếu Trung Cộng không giải quyết vấn đề Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm điều đó.” Chính phủ của ông Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Cộng giúp Bình nhưỡng tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế. [Đọc tiếp]
Thảm họa môi trường – Một năm nhìn lại
Dân kỷ niệm một năm thảm họa cá chết ở miền trung Việt Nam
Người dân và các nhà hoạt động từ nhiều nơi trên khắp Việt Nam hôm 6/4 đã có những hoạt động đánh dấu tròn một năm xảy ra thảm họa cá chết ở miền trung mà nhiều người quy lỗi cho hãng Formosa.
Thông tin và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cả nghìn người ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và một số giáo xứ ở Nghệ An đã cầm biểu ngữ tuần hành đến cổng nhà máy Formosa hoặc đi ra biển để “tưởng niệm” thảm họa môi trường biển.
Bên cạnh đó là các nhóm nhỏ hoặc một số cá nhân riêng rẽ cũng giương biểu ngữ để đánh dấu ngày này tại các địa điểm công cộng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và một vài nơi khác. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên CSVN về nhân quyền
“Tôi đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius để thảo luận nhu cầu cần thiết cho những cải cách nghiêm túc về nhân quyền tại Việt Nam. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam thật là tối tăm và cuộc bầu cử mới nhất không hề có tự do và công bằng. Để có chút hy vọng gì cho mối bang giao Việt-Mỹ được vững mạnh hơn, chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các quyền căn bản của con người trong đó có quyền về chính trị và tôn giáo.” (1)
Đó là status của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce trên Facebook cá nhân của ông sau buổi gặp gỡ với Đại sứ Ted Osius vào ngày 04/04/2017. [Đọc tiếp]
Steve Bannon bị loại khỏi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ
Nhân viên thường trực Đài CNN tại Washington DC vừa cho biết, ông Steve Bannon, chiến lược gia của Tổng thống Donald Trump, đã bị loại ra khỏi vai trò uỷ viên thường trực của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (United States National Security Council), Đó là một Uỷ Ban tham mưu cao cấp, cố vấn an ninh đứng đầu văn phòng Toà Bạch Ốc được các đời Tổng thống tham vấn để xem xét các vấn đề lớn và phức tạp trong nước và thế giới liên quan đến an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, mở rộng thêm các chính sách xây dựng hình ảnh của Hoa Kỳ với quốc tế. [Đọc tiếp]
Đánh Tàu Cộng từ sức quật khởi của người dân Việt
Một tiệm hớt tóc tại Sài Gòn, anh chủ tiệm treo bản “SAY NO CHINESE” bên cạnh hình cái kéo cắt “lưỡi bò”- ở phía dưới có câu: “Cho dù Salon không có khách chúng tôi quyết không phục vụ người Trung Quốc”. Khi người Tàu đi với cô bạn gái người Việt, chủ tiệm đuổi người Tàu ra khỏi tiệm – chủ tiệm nói bằng tiếng Anh và Việt nó không hiểu (hay nó không muốn hiểu), anh chỉ vào cáo bảng “SAY NO CHINESE” người Tàu đực mặt ra. Còn cô bạn gái người Tàu vì đi vào trước đang lỡ gội đầu để cắt tóc, chủ quán ra lệnh cho thợ trong tiệm chỉ gội đầu sấy tóc cho nó rồi cho nó đi chứ không cắt tóc. Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của người dân Việt Nam: Chống tàu và khinh miệt kẻ tiếp tay với Tàu (dù là bạn gái). Với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm này lan rộng, phong trào chống Trung Cộng xâm lược sẽ lan tràn khắp nước, nhất định dân tộc Việt sẽ giữ được phần đất tổ quốc cha ông để lại. Video youtube dưới đây ghi lại toàn bộ sự thật đang xẩy ra ở một tiệm hớt tóc Sài Gòn.
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 32 & 33
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 32 & 33
Đại sứ Haley nói ông Trump không ngăn bà công kích Nga
Bà Nikki Haley, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, nói hôm Chủ nhật rằng Tổng thống Donald Trump chưa hề ngăn cản bà công kích Nga, ngay cả khi ông tiếp tục tấn công giới truyền thông Mỹ về việc họ đưa tin về các cuộc điều tra của quốc hội và tư pháp để xác định xem liệu các phụ tá của ông có câu kết với các quan chức Nga để giúp ông giành chiến thắng trong bầu cử hay không.
Bà Haley nói với ABC News: “Tổng thống chưa bao giờ gọi cho tôi và nói ‘Đừng công kích Nga’ – ông chưa bao giờ gọi cho tôi và bảo tôi phải nói gì. Tôi vẫn công kích Nga”. [Đọc tiếp]
Người dân đã chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh
Ngày 3.04.2017: Nhân dân Lộc Hà quật khởi, chiếm trụ sở UBND. Khoảng 7 nghìn người dân đã kéo đến và chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà phản đối công an đánh dân trọng thương. Phản đối công an nổ súng đàn áp dân. Phản đối cán bộ lãnh đạo nhà nước lừa dân.
Bài hát “trả lại cho dân” và “anh là ai” vang lên mạnh mẽ. Tiếng chuông đã đến hồi ngân vang vội, vùng lên thôi. Các giáo xứ và giáo họ gần Thạch Bằng Lộc Hà – Hà Tĩnh vừa rung chuông.
Một khi các Cha đã cho nhà thờ rung chuông là một sống , hai chết. Tức là tình hình đã căng thẳng lắm rồi. Là đã nguy hại tới nhà thờ và giáo dân. [Đọc tiếp]
ASEAN HỮU DANH VÔ THỰC TRÊN BÀN CỜ ĐÔNG NAM Á
Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN thành hình vào năm 1967 với các sáng-lập-viên Indonesia, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Gia Ba được Brunei gia nhập năm 1984.
Từ năm 1995 đến 1999 Hiệp hội lần lượt thu nhận Việt Nam, Lào, Myanmar, Cambodia. ASEAN bao phủ một vùng đất 4.4 triệu km2, chiếm 3% diện tích địa cầu; 625 triệu người, bằng 8.8% tổng số nhân loại.
Năm 2015, ASEAN có GDP hơn 2,800 tỉ USD, đứng hạng 6 sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức Quốc. [Đọc tiếp]
Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ?
Chuyên gia Pháp Henri Kenhmann, trên trang blog East Pendulum, ngày 29/03/2017 có bài phân tích một sự kiện hầu như không ai chú ý : Quân đội Trung Cộng vừa công bố hình ảnh về một cuộc tập trận quy tụ nhiều tàu thuyền đổ bộ của Hạm Đội Nam Hải, diễn ra ở một vùng biển không được chính thức nêu tên. Tác giả bài viết đã phân tích một số yếu tố để kết luận rằng Hải Quân Trung Cộng đã thao diễn từ ngày 26 đến 27/03, gần quần đảo Hoàng Sa. Khu vực đổ bộ nằm cách bờ biển Việt Nam độ 300 km. Mục tiêu có thể là nhằm hù dọa Việt Nam.
Trên những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 chiếc tàu đổ bộ loại 071, trọng tải hơn 20,000 tấn (trên hình là chiếc Côn Luân Sơn, ký hiệu 998 và Tỉnh Cương Sơn, ký hiệu 999), 3 chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi loại 726/726A, hai trực thăng chuyển vận trên biển Z-8J, cùng tiến theo đội hình về một hòn đảo.