Việt Nam: Dân bắt giữ nhiều công an để đòi thả người chống cưỡng chế đất
Hôm qua 15/04/2017, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã xảy ra một cuộc đối đầu giữa lực lượng công an địa phương với người dân sở tại, liên quan đến một cuộc cưỡng chế đất. Mâu thuẫn bùng phát sau khi nhà cầm quyền bất ngờ bắt giữ một số người đại diện cho dân trong tranh chấp nói trên. Dân làng đã bắt giữ nhiều cảnh sát để đòi chuộc người. Người dân Đồng Tâm phản đối việc nhà cầm quyền trưng thu đất trái phép.
Qua điện thoại, RFI Tiếng Việt hôm nay tiếp xúc được với một người dân xã Đồng Tâm. Người này xác nhận vụ việc và cho biết khoảng 20 cảnh sát cơ động vẫn bị tạm giữ.
Trung Cộng muốn Nga giúp làm dịu tình hình ở Bắc Hàn
[Tiên tri thời cuộc: Tập cận Bình đang kéo Putin vào đồng ca bài ca con cá “Mỹ tiếp tục ngồi vào bàn hội nghị 6 bên với Bắc Hàn” – Nếu cụ Trump tiếp tục đàm phán, thì chú Ủn có đủ thời gian chế thành công bom nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo có tầm xa bắn đến Mỹ. Lúc đó Mỹ chỉ còn xin chú Ủn ơi xin đừng bắn chúng tôi ! – Cụ Trump ơi “tiên hạ thủ vi cường” (attack is the best form of defence) là số một đối với đám cộng sản còn sót lại này]
Dưới đây là bản tin phối hợp AFP, VOA, RFI
Theo hãng tin AFP, sau khi Bắc Kinh lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Bắc Hàn, Bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã trao đổi với Bộ trưởng ngoại giao Nga, Sergei Lavrov, đề nghị hỗ trợ để giải tỏa căng thẳng tại Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Tin “nóng” người dân bắt nhốt công an tại Xã Đồng tâm, Huyện Mỹ Đức Hà Nội
Video do một facebooker ghi lại và đưa lên mạng xã hội đã cho thấy hình ảnh hàng chục công an, CSCĐ đang giẫm đạp lẫn nhau bỏ chạy vì bị người dân chống trả.
Bắc Hàn: Mỹ xem xét “giải pháp quân sự”, Nhật lo di tản kiều dân
Hoa Kỳ đang cân nhắc một “giải pháp quân sự” trước việc Bắc Hàn tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí. Một viên chức cao cấp Mỹ hôm nay 14/04/2017 khẳng định như trên. Về phía Nhật Bản, chính quyền đã chuẩn bị kế hoạch di tản 60.000 kiều dân Nhật ở Hàn Quốc.
Một cố vấn của Tòa Bạch Ốc, xin giấu tên, cho biết : “Khả năng quân sự đang được nghiên cứu“. Nhận định rằng Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và bắn hỏa tiễn sang Biển Nhật Bản, viên chức này nói : “Với chế độ Bình Nhưỡng, vấn đề không phải có bắn thử hay không mà là khi nào xảy ra. Các cơ quan tình báo sẽ thông tin đầy đủ cho tổng thống và phó tổng thống“.
Tẩy chay công ty hàng không United Airlines
Hành động đối xử “thô bạo” của nhân viên United Airlines đối với khách hàng như clip video dưới đây sẽ đưa công ty United Airlines đến phá sản hoặc phải trả giá rất đắt.
Tôi thật sự không ngủ được mấy hôm liền vì ám ảnh cảnh tượng đối xử với một hành khách của United Airlines quá thô bạo trong Video, và cũng không có đủ kiên nhẫn để xem lại video clip “khủng khiếp” ngày Chủ Nhật (09/04) tại phi trường O’Hare Chicago. Nhân viên an ninh của phi trường phối hợp với nhân viên hãng máy bay hàng không United Airlines đã có hành động “thô bạo thú tính” lôi xềnh xệch hành khách có tên David Dao ra khỏi ghế máy bay để nhường chỗ cho nhân viên của hãng United Airlines. Video này là hành vi “thô bạo thú tính” của nhân viên an ninh và cảnh sát Chicago:
Mỹ có dùng biện pháp quân sự với Bắc Hàn như ở Syria ?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tình hình chiến sự thế giới trong những ngày qua nóng như ngồi trên lò lửa. Sau khi 59 hỏa tiễn hành trình Tomahawk của Mỹ bắn vào phi trường quân sự Syria, thì một loạt vận động ngoại giao ráo riết của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Niki Haley, nhằm hạ bệ Tổng thống Bushar al-Assad ra khỏi chính quyền Syria.
Chuyện hạ bệ Bushar al-Assad (chủ nhân ném bom hóa học giết chết dân lành)
Việc dùng vũ lực và ráo riết vận động ngoại giao để hạ bệ al-Assad là để chặt đứt cánh tay nối dài của Putin dùng để quậy phá vùng Trung Đông, gây ra bao nhiêu khó khăn cho Mỹ và các nước tây phương, tạo thời cơ cho quân khủng bố nổi dậy, hàng triệu người tị nạn khó bề giải quyết, hợp tác với thành phần xấu không chịu hội nhập trật tự thế giới như Iran…
Cuộc vận động ngoại giao của Mỹ đã có 7 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khối G7 đồng thuận phải hạ bệ al-Assad ra khỏi chính quyền Syria, 6 nước giàu ở Trung Đông cũng đồng ý hạ al-Assad, Liên Hiệp Quốc đang họp để quyết định số phận của al-Assad.
Trước tình trạng này, Putin rất bối rối không còn đường xoay xở phải cầu cạnh Iran, một con rối khác ở vùng Vịnh sớm muộn cũng phải giải quyết. Nếu không, sẽ “đêm dài lắm mộng” !
Nam Hàn, Mỹ, Nhật sắp thảo luận vấn đề Bắc Triều Tiên
Theo tờ Korea Herald và hãng tin Yonhap Nam Hàn thỉ Nam Hàn, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang sắp xếp tổ chức một hội nghị để phối hợp đáp ứng chung với đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên giữa lúc có những lo ngại gia tăng là Bình Nhưỡng có thể có hành động khiêu kích lớn, một giới chức Bộ Ngoại giao cho biết ngày 11 tháng 4.
Tin của truyền thông Nhật Bản dẫn lời nhiều giới chức chính phủ cho biết các đặc sứ về hạt nhân của ba nước đang có kế hoạch tổ chức cuộc gặp 3 bên tại Tokyo cuối tháng này. [Đọc tiếp]
Putin than phiền quan hệ Mỹ – Nga “xấu đi”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ quyết định tiếp ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (ngày trước đó, phá ngôn viên của Putin tuyên bố không có cuộc gặp gỡ) tại điện Kremlin ngày 12/04/2017, trong bầu không khí căng thẳng vì Mỹ phóng hỏa tiễn vào Syria.
Không khí song phương căng thẳng đến mức mà hồi đầu tuần này, ngay trước chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ, Moscow để ngỏ khả năng là sự kiện này không nằm trong kế hoạch. [Đọc tiếp]
Trump-Putin: “Mỹ không có bạn hay thù lâu dài mà chỉ có quyền lợi”
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Khi đang chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, tỷ phú Donald Trump và ông TT nước Nga Vladimir Putin xem nhau như đôi bạn tri ân. Hai người ra mặt khen nhau, và hình như – ít nhất – yểm trợ cho nhau về mặt tinh thần trên con đường công danh hoạn lộ…
Sau khi đắc cử TT Hoa Kỳ, người dân Mỹ ai cũng lo ngại ông tân TT Trump sẽ cặp kè với Putin. Trong khi ông Putin kinh nghiệm chính trị tình báo đầy mình như phù thủy, thì ông Trump chỉ có kinh nghiệm thương trường địa ốc làm sao đọ sức với nhau trên chính trường, sợ nước Mỹ sẽ thua thiệt lớn. [Đọc tiếp]
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 34 & 35
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 34 & 35:
Chuyện gì xẩy ra ở bán đảo Đông Dương
Bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt-Miên-Lào hợp rồi tan, do các thế lực ngoại bang khuynh đảo. Thời chiến tranh lạnh, Lào và Cambodia thân Cộng Sản Bắc Việt , chừng năm 1970 tướng Lon Nol đảo chánh hoàng thân Sihanouk trở nên thân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, lúc đó nhiều sĩ quan Cambodia sang huấn luyện quân sự ở các quân trường VNCH. Năm 1975, Pol Pot một tên Cộng Sản khát máu nắm đầu Cambodia thân Trung Cộng. Năm 1979, CSVN tấn công qua Cambodia hạ bệ Pol Pot dựng Hun Sen làm thủ tướng bù nhìn… vài năm lại đây con đẻ CSVN Hun Sen lại chạy theo Tàu Cộng Bắc Kinh…Bản tin ngày hôm nay đã rõ bạn thù “Muốn làm hài lòng TQ và Nga, Campuchia hy sinh hàng triệu đôla tiền viện trợ nhân đạo Mỹ” . Bản tin dưới đây nhiều điều suy gẫm cho tình hình chính trị tại Việt-Miên-Lào [Đọc tiếp]
TT Trump cân nhắc lựa chọn để loại bỏ chương trình hạt nhân Bắc Hàn
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Tướng H.R. McMaster cho hay Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức trình lên Tổng thống những giải pháp lựa chọn hầu có thể loại bỏ mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Bắc Hàn.
Ông McMaster cho biết như vậy trên đài truyền hình Fox News khi đội chiến hạm và hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ đang tiến về hướng Bắc Hàn. Ông McMaster mô tả quyết định này là “thận trọng” để bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Liệu Mỹ tính tới phương án giải quyết dứt điểm hồ sơ Bắc Triều Tiên?
Tình hình Bắc Hàn chưa bao giờ căng thẳng như lúc này. Theo giới chuyên gia, cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Hàn cùng không muốn khơi mào cuộc chiến, nhưng chỉ cần một hành động sơ suất là không còn cơ may có hòa bình trong khu vực. Tổng thống Trump đang nghiên cứu “tất cả mọi kịch bản” để “chấm dứt đe dọa hạt nhân Bắc Hàn”.
Hai ngày sau khi trả đũa chính quyền Damas sát hại thường dân Syria bằng vũ khí hóa học, Hải Quân Mỹ được lệnh đổi lộ trình, hướng tới Bắc Hàn thay vì đến Úc. Hải Quân Mỹ và Nam Hàn đang tập trận trong khu vực cho đến cuối tháng 04/2017. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem các đợt thao diễn quân sự giữa Nam Hàn với đồng minh Hoa Kỳ là một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Đặc sứ Trung Quốc đến Hàn Quốc để thảo luận về Bắc Triều Tiên
Một ngày sau khi Hoa Kỳ điều tàu chiến đến gần Bắc Hàn, Bắc Kinh cử đặc sứ Vũ Đại Vĩ (Wu Dawei) đến thủ đô Nam hàn-Seoul vào sáng ngày 10/04/2017 để thảo luận với đồng cấp Nam Hàn, Kim Hong Kyun về hạt nhân Bắc Triều Tiên. Họp báo chung, đôi bên đồng ý sẽ có “những biện pháp mạnh” nếu Bình Nhưỡng lại thử nghiệm nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo.
Kết thúc buổi làm việc chung với đặc sứ Trung Cộng về Bắc Hàn, đại diện của chính quyền Seoul về hòa bình và an ninh, ông Kim Hong Kyun tuyên bố với báo giới là đôi bên đồng ý nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích cộng đồng quốc tế, thì Hàn Quốc và Trung Cộng sẽ hướng tới những “biện pháp mạnh mẽ mới, phù hợp với khuôn khổ của các nghị quyết đã được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua” và trong trường hợp đó, Liên Hiệp Quốc sẽ “biểu quyết một nghị quyết khắt khe hơn”. [Đọc tiếp]
Mỹ điều tàu chiến tới gần bán đảo Triều Tiên
Hôm nay các hãng tin lớn và báo chí quốc tế đều đưa tin Mỹ điều tàu chiến tới gần đảo Triều Tiên, không biết hành động này có làm như ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “nếu Trung Cộng không gây sức ép Bắc hàn thì Mỹ sẽ hành động một mình”. Theo các bản tin RFI thì Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống hôm qua, 08/04/2017, đã lên đường tiến về phía bán đảo Triều Tiên, trong tình hình Hoa Kỳ lo ngại về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gia tăng.
AFP cho biết: thay vì tới Úc theo lịch trình ban đầu, Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống, xuất phát từ Singapore tiến về tây Thái Bình Dương, gần bán đảo Triều Tiên.