Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 38 & 39
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 38 & 39:
Ngày 23 tháng 4: Sạt lở đất làm 40 căn nhà đổ xuống sông ở tỉnh An Giang
Dòng sông “ăn sâu vào đất liền hơn 50 mét, khiến 40 căn nhà dân bị đổ xuống sông, chìm trong dòng nước ở ấp Mỹ Hội xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang)”. Tin cho hay, tình trạng lỏ đất trôi nhà xẩy ra trong suốt nhiều ngày qua, và dường như “không có dấu hiệu dừng lại”. Tình trạng do khái thác bừa bãi không có kế hoạch dưới chề độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Video quay lại thấy cảng rùng rợn:
Mỹ ca ngợi vai trò của Trung Cộng trên vấn đề Triều Tiên
Trong bài “Mỹ có dùng biện pháp quân sự với Bắc Hàn như ở Syria ?” có đưa ra nhận định: “Hai trận tuyến, hai trường hợp: Ở Trung Đông, Putin không muốn thương lượng, nhất quyết bảo vệ cái ghế tổng thống Syria cho Bushar al-Assad. Mỹ cũng không còn quyền lợi gì to lớn để trao đổi ngoài việc bỏ cấm vận cho Nga, món quà đó thì Mỹ đã dùng cho khối NATO giải quyết vấn đề Ukraine và Crimea rồi. Tại Bắc Hàn, trao đổi thương mại với Trung Cộng có thể giải quyết chuyện hạt nhân Bắc Hàn, do đó nội các TT Trump dường như tạo sức ép mạnh để TC nhảy vào cuộc một cách nghiêm chỉnh. Vậy nên việc Mỹ đơn phương dùng chiến tranh giải quyết Bắc Hàn vẫn còn là ẩn số, chờ xem.”
Qua hai bản tin trên đài RFA dưới đây thì TT Trump và phó TT Mike Pence chúng ta thấy ẩn số đã ló dạng là Trung Cộng đang xen vào dùng giải pháp ôn hòa để giải quyết vấn đề Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Biểu tình giữ đất ở Bắc Ninh tiếp tục
Người dân thôn Vọng Đông, huyện Ninh Phong tỉnh Bắc Ninh “nổi dậy” chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam cướp đất:
Hải quân Mỹ-Nhật tập trận gần bán đảo Triều Tiên
Hải đội tác chiến Mỹ, với hàng không mẫu hạm USS Carl Vison, bắt đầu tập trận chung với hải quân Nhật Bản kể từ Chủ Nhật 23/04/2017 ở Tây Thái Bình Dương. Trên đây là thông báo của bộ quốc phòng Nhật Bản, cùng lúc xác định vị trí của “Hạm đội tàu sân bay và khu trục hạm Mỹ” mà trong hai ngày qua, có nhiều tin đồn gọi là “cú lừa” của tổng thống Donald Trump trong ván cờ đấu với Bình Nhưỡng.
Sau hai ngày bảo mật, thông tin về hải đội tác chiến Carl Vinson, thuộc hạm đội 3 của Mỹ, được Tokyo loan báo. Hàng không mẫu hạm hạt nhân của Mỹ cùng với ba khu trục hạm hộ tống hiện có mặt tại khu vực đang căng thẳng vì các vụ thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Đông Nam Á bắt đầu được chính quyền Donald Trump quan tâm
Với chuyến công du Indonesia của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, chính quyền Donald Trump đã bắn đi một tín hiệu trấn an tới các nước Đông Nam Á: Chính sách châu Á của Mỹ sẽ không chỉ giới hạn ở khu vực Đông Bắc Á với hai vấn đề là Bắc Triều Tiên và thâm thủng mậu dịch khổng lồ với Trung Cộng. Liên tiếp trong hai ngày, 20 và 21/04/2017, đã có những loan báo dồn dập thể hiện mối quan tâm của Washington đối với khu vực.
Nổi bật nhất trong các thông báo là lời xác nhận vào hôm qua 20/04 của phó tổng thống Mike Pence tại Jakarta, theo đó tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Philippines tham dự hội nghị thường niên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 11/2017.
Thông điệp từ Dương Nội gửi tới Đồng Tâm
Gần 10 năm sau khi người dân của làng Dương Nội “vùng lên” để đòi lại đất đai của họ thì những người dân của Đồng Tâm – một xã khác cũng trong thành phố Hà Nội – đứng lên đối chọi với nhà cầm quyền vì mất đất sản xuất.
Những người dân của làng Dương Nội ở Hà Đông vẫn đang tiếp tục đấu tranh và người dân Đồng Tâm có thể học được gì từ 10 năm đấu tranh của người Dương Nội?
Anh Trịnh Bá Phương, người dân xã Dương Nội, cho rằng những người dân Đồng Tâm đang thắng thế trong cuộc xung đột với nhà cầm quyền bởi “phía nhà cầm quyền Hà Nội đã phải nhượng bộ thả tất cả những người dân bị bắt giữ trái phép.” Theo người con trai của nhà đấu tranh quyền đất đai, chị Cấn Thị Thêu, đang bị nhà cầm quyền giam giữ, người Đồng Tâm có được sự ủng hộ từ nhiều tầng lớp. [Đọc tiếp]
G7 kêu gọi tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông
Ngoại trưởng các quốc gia có công nghiệp mạnh nhất G7 vừa ra thông cáo chung kêu gọi thực thi phán quyết của Tòa trọng tài Liên hiệp quốc vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông.
Trong thông cáo, Ngoại trưởng G7 cũng nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ về việc xây dựng các tiền đồn quân sự mới tại các vùng biển tranh chấp cũng như việc đe dọa dùng võ lực trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
Nhóm G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, và Mỹ.
Thông cáo nói G7 xem phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển là căn cứ hữu ích cho các nỗ lực sau này để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách ôn hòa. [Đọc tiếp]
PTT Mike Pence: Mỹ và đồng minh sẵn sàng tấn công Bắc Hàn
Theo trang báo điện tử theguardian.com, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân chuyến viếng thăm Úc, hôm nay 22/04/2017, phó tổng thống Mỹ Mike Pence một lần nữa tuyên bố Mỹ “đã đặt trên bàn” mọi phương án, bao gồm cả can thiệp quân sự, để đối phó với mối đe dọa vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Pence cũng nhấn mạnh hy vọng Bắc Kinh sẽ gây áp lực được với Bình Nhưỡng trên hồ sơ hạt nhân.
Đoạn văn “mọi phương án đã được đặt trên bàn” được phó tổng thống Mỹ nhắc lại đến 3 lần trong cuộc họp báo. Ông Mike Pence tuyên bố : “Khi mà mọi phương án đã được đặt trên bàn, tôi xin phép bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Úc, với các đồng minh trong khu vực và với Bắc Kinh để gây áp lực về kinh tế, ngoại giao lên chế độ Bình Nhưỡng, cho đến khi họ từ bỏ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo”.
VÌ SAO CSVN THÍCH CƯỚP ĐẤT?
Đã đành rằng “tấc đất là tấc vàng” vì con người sinh ra thêm nhiều mà đất thì chẳng sinh thêm ra. Chính vì thế mà đất đai ngày càng đắt lên, tình trạng này ở đâu cũng thế. Tuy nhiên, câu chuyện cướp đất ở Việt Nam (VN) có thêm nhiều nguyên nhân khác nữa. Nếu lướt qua google, với chỉ hai từ khóa “Cướp đất” đã có 3 triệu, 110 nghìn kết quả chỉ sau 0.68 giây. Vậy tại sao đảng CSVN lại thích cướp đất của dân nhiều đến thế ?
Đầu tiên, CSVN đưa ra chính sách “Đất đai là sở hữu toàn dân” trong hiến pháp năm 1992. Nhưng cái khái niệm toàn dân đó lại mông lung vì nó chẳng có cơ sở nào để thực hiện cái “toàn dân” đó. Đảng CSVN lại cột vào câu “do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Mà ai cũng biết, nhà nước ở đây toàn là đảng viên của một đảng độc tài – đảng CSVN. Vì thế mà cái khái niệm toàn dân chỉ là để mị dân, còn thực tế đất đai thược quyền của hơn 3 triệu đảng viên đảng CSVN. Vì thế, đảng CSVN muốn cướp là cướp, muốn lấy là họ quyết làm bằng được. [Đọc tiếp]
Dân Xã Yên Trung, huyện Yên Phong lại nổi lên chống nhà nước CS đòi đất
Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa tin tức lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.
Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.
Tin tức của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người. [Đọc tiếp]
TT Trump mời thủ tướng CSVN “cờ-lờ-mờ-vờ” thăm Mỹ !
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời thủ tướng Việt Nam “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ” Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ. Hãng tin Reuters hôm nay 21/04/2017 dẫn nguồn tin từ trang web nhà cầm quyền CSVN loan báo như trên.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Trung tướng H.R.McMaster đã chuyển thư mời của tổng thống Donald Trump cho phó thủ tướng CS Việt Nam Phạm Bình Minh, hiện đang viếng thăm Hoa Kỳ. Năm 2016, thủ tướng “cờ-lờ-mờ-vờ” Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết ông sẵn sàng thăm nước Mỹ để xúc tiến quan hệ hai nước. [Đọc tiếp]
Biến Cell Phone thành Walkie-Talkie chống đàn áp biểu tình
Cell phone, một điện thoại cầm tay thông dụng mà hiện nay cả thế giới đang dùng như một nhu cầu. Đến nỗi tại tiểu bang California người lãnh trợ cấp xã hội được chính phủ cho cell phone miễn phí để dùng.
Cell phone có thể gọi trong một quốc gia gọi là national network, hoặc gọi cả thế giới (trả tiền cao hơn) gọi là International network. Tất cả những network đều phát theo những trạm phát sóng gọi là cell hoặc base station. Ở đây người viết không có nhu cầu giải thích cell network và base station hoạt động như thề nào mà chỉ biết rằng cell phone hoạt động cần base station.
Điều quan trọng khi các cuộc biểu tình phát ra, nhà cầm quyền thấy có nguy hại cho chế độ thì họ phá sóng tức phá network, phá sóng từ các base station thì các cell phone không còn hoạt động (no talk, no text) luc đó phải làm sao để duy trì liên lạc ? Nếu không, đoàn biểu tình mất liên lạc nên tan rã.
Còn Walkie Talkie là gì, đó là hệ thống đàm thoại dùng tần số không cần base station, nhưng phạm vi đàm thoại của walkie talkie chừng 2 km trở lại. Đó cũng vừa đủ để đàn biểu tình liên lạc với nhau.
Đây là vấn đề mà chúng ta đang bàn tới: làm sao biến cell phone thành workie talkie? [Đọc tiếp]
Trung Cộng bị Phương Tây tẩy chay hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa
Con đường tơ lụa: Danh từ này có từ đời thượng cổ, nay nhắc lại “Con Đường Tơ Lụa” có phải kể chuyện cổ xưa không? Thưa không, “Con Dường Tơ Lụa” mới là kế hoạch xâm lược mới của con cháu Đại Hán,Tập Cận Bình.
Con đường tơ lụa ngày xưa: Trung Hoa là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên (TCN). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hạng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay.
Trên đường về ông và đoàn tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất thích thú. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là “Con Đường Tơ Lụa” lúc này chỉ là đường mòn tải tơ lụa, hàng hóa. “Con đường tơ lụa” thời đó bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Hoa) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, các nước xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường có chiều dài khoảng 6.437 km (theo tài liệu Wikipidia) [Đọc tiếp]