Trung Cộng: Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời

Các nhà dân chủ Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước Văn Phòng Liên Lạc của Tàu Cộng. Ảnh ngày 13/07/2017 (Ảnh: Reuters)

Bị giam tù từ năm 2009, sau đó được trả tự do có điều kiện vào cuối tháng 06/2017 vì lý do sức khỏe, nhà ly khai Tàu Cộng Lưu Hiểu Ba đã qua đời hôm nay, 13/07/2017, tại một bệnh viện ở Trầm Dương (Shenyang), tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), do bị ung thư gan.
Kể từ khi tham gia vào việc soạn thảo dự án cải cách Hiến Pháp Tàu Cộng, giải Nobel Hòa Bình 2010 đã trở thành nhà ly khai đáng thù ghét nhất trong con mắt của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Biển Đông: Việt Nam tìm hậu thuẫn từ Ấn Độ

Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Bình Minh (T) và ngoại trưởng Ấn Sushma Swaraj trước cuộc trao đổi tại New Delhi, ngày 4/07/2017 (Ảnh: PRAKASH SINGH / AFP)

Nhân cuộc họp thường niên giữa ASEAN với Ấn Độ, mang tên Đối thoại New Delhi, vào tuần trước, trang website The Interpreter của Viện Lowy, một viện nghiên cứu của Úc, đã có bài viết về việc Việt Nam đang tìm hậu thuẫn từ Ấn Độ trên Biển Đông, vào lúc mà tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này có vẻ đang khiến quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh căng thẳng trở lại.
The Interpreter nhắc lại tuyên bố của bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh tại Đối thoại New Delhi ngày 04/07/2017 rằng Việt Nam “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”. Ông Phạm Bình Minh còn bày tỏ tin tưởng rằng “ASEAN sẽ hưởng lợi từ kinh nghiệm của Ấn Độ, giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình.”

[Đọc tiếp]

Ấn Độ phát triển tên lửa có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Tàu Cộng

Ảnh minh họa : Hỏa tiễn Agni V được phóng từ đảo Wheeler, Ấn Độ ngày 19/04/2012 (Ảnh: REUTERS/DRD)

Hãng tin Ấn Độ PTI ngày 13/07/2017, đã trích dẫn một bài báo trên số tháng 7 và 8 của tạp chí điện tử After Midnight cho biết: 2 chuyên gia nguyên tử hàng đầu của Mỹ nhận định rằng mục tiêu trọng yếu trong chiến lược phát triển hoả tiễn nguyên tử của Ấn Độ hiện nay là Tàu Cộng chứ không phải Pakistan như trước đây, và New Delhi đang chế tạo những loại hoả tiễn có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Tàu Cộng từ các căn cứ đặt ở miền nam Ấn Độ.
Theo hai ông Hans M Kristensen và Robert S Norris, Ấn Độ hiện đã sản xuất đủ plutonium dùng cho khoảng 150-200 đầu đạn nguyên tử, nhưng dường như chỉ mới chế tạo từ 120-130 đầu đạn.

Trump gạn hỏi Putin về vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ…

Tổng thống Mỹ Trump bắt tay với Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp song phương tại thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức, ngày 7/7/17

Tổng thống Mỹ Donald Trump gạn hỏi Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp đầu tiên ngày 7/7 về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ 2016, theo thông tin từ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.
Tổng thống Nga nói Moscow không hề can thiệp vào tiến trình dân chủ Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái, đồng thời yêu cầu Mỹ trưng ra bằng chứng nếu có chuyện đó xảy ra.

Tổng thống Trump đang bị chú ý liên quan các cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và các mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông với Moscow. Ông Trump khẳng định đội ngũ của ông không thông đồng với Nga. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Hà Nội gia hạn cho Ấn Độ tìm dầu ở lô bị Bắc Kinh yêu sách

Biển Đông : Lô 128 mà tập đoàn Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh được giấy phép thăm dò. Ảnh chụp màn hình (twitter.com)

Việt Nam vừa gia hạn thêm hai năm giấy phép cho một Công ty dầu hỏa Ấn Độ quyền thăm dò và khai thác một khu vực ở Biển Đông bị Trung Cộng đòi chủ quyền. Thông tin này đã được Công ty Ấn Độ có liên quan tiết lộ ngày hôm qua, 06/07/2017 với hãng tin Anh Reuters.
Theo ông Narendra K. Verma, giám đốc điều hành Công ty dầu khí Nhà Nước Ấn Độ ONGC Videsh, Việt Nam đã chính thức gởi công văn gia hạn thêm 2 năm giấy phép cho Công ty Ấn Độ này thăm dò lô mang ký hiệu 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

Hàng loạt ngân hàng quốc tế đang dần rút khỏi Việt Nam

Ngân hàng thương mại Techcombank, ảnh chụp ngày 28 tháng 2 năm 2008 tại Hà Nội.

Thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đồng loạt có động thái tháo vốn, bán lại cổ phần đang sở hữu tại một ngân hàng quốc nội nào đó.
Các chuyên gia ngân hàng, chuyên viên kinh tế nhận xét thế nào về hiện tượng đó?
Khó khăn kinh doanh ở Việt Nam
Đối với nhiều người, việc một số ngân hàng nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam là một điều ngạc nhiên, nhưng với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng ở Mỹ, lại khẳng định ông hoàn toàn không ngạc nhiên. Theo ông, vấn đề được cho là trở ngại lớn nhất của ngân hàng quốc tế khi hoạt động ở Việt Nam là “môi trường kinh doanh”, làm cho các ngân hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng xem xét lại việc đầu tư vào ngân hàng Việt Nam từ khoảng 7 năm trước, và thể hiện rõ rệt bắt đầu khoảng 5 năm trở lại đây. [Đọc tiếp]

Hai máy bay ném bom Mỹ thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

Hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Hoa Kỳ

Nguồn Reuters: Hôm thứ Sáu 7/7, không quân Mỹ cho hay hai máy bay ném bom của Mỹ đã bay ngang qua vùng biển đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông, để khẳng định khu vực này là lãnh thổ quốc tế, bất chấp Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các tuyến hàng hải trong khu vực.
Theo Reuters, hai máy bay ném bom B-1B Lancer xuất phát từ đảo Guam của Hoa Kỳ hôm thứ Năm, giữa lúc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị cho một một cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Đức. [Đọc tiếp]

Trump và Putin bắt đầu họp kín

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cuộc họp chính thức đầu tiên của hai ông lúc sau 4 giờ chiều- giờ địa phương ở Hamburg, Đức.
Ông Trump cho biết ông và ông Putin đã thảo luận về “những vấn đề khác nhau.”
Ông Trump nói:
“Tôi nghĩ mọi việc đang diễn ra tốt đẹp”. Ông nói thêm rằng những “điều tích cực” đang diễn ra. [Đọc tiếp]

Đức: Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát bên lề thượng đỉnh G20

Xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Hambourg, Đức, bên lề thượng đỉnh G20. Ảnh ngày 07/07/2017. (Ảnh Reuters)

Hôm nay, 07/07/2017, hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 khai mạc tại thành phố Hambourg của Đức dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ. Khoảng 20.000 cảnh sát từ khắp nước Đức đã được điều động đến thành phố cảng này để đối phó với nguy cơ khủng bố và bạo động.
Các vụ đụng độ lại nổ ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Những người biểu tình đã đốt nhiều xe của cảnh sát. Theo hãng tin DPA, cảnh sát Đức vừa công bố bản tổng kết mới về các vụ đụng độ đêm qua, với 111 người bị thương bên phía cảnh sát. Tổng cộng đã có 29 người biểu tình bị câu lưu và 15 người bị tạm giam.

Biển Đông: Hải Quân Mỹ – Việt diễn tập tại cảng Cam Ranh

Chiến hạm Mỹ, USS Coronado (LCS 4) tại Biển Đông. Ảnh chụp hồi tháng 2/2017 (U.S. Navy/MC2 Amy M. Ressler)

Theo trang mạng stripes.com ngày 05/07/2017, sau khi vào gần vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Cộng và Đài Loan tại Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới quân cảng Cam Ranh để tiến hành các cuộc thao dượt với Hải Quân Việt Nam.
Hải Quân Mỹ cho biết, hai chiến hạm USS Coronado và USNS Salvor cập cảng Cam Ranh, bắt đầu các hoạt động diễn tập khuôn khổ hoạt động hợp tác thường niên. Trong 5 ngày, Hải Quân hai nước sẽ tiến hành các bài tập như tiếp liệu, cứu hộ và xử lý các tình huống va chạm bất thường trên biển. Qua các bài tập trên, đôi bên sẽ trao đổi với nhau về kỹ năng kiểm soát các tai nạn, sự cố và luật lệ trên biển.

[Đọc tiếp]

Hoả tiễn Kim Jong Un và phản ứng của Trump

Thử một hoả tiễn liên lục địa có khả năng bay tới nước Mỹ cùa Kim Jong Un trong ngày đại lễ Độc Lập của Hoa Kỳ kèm theo những lới nói vô văn hoá của Kim Jong Un như lời lẽ bọn khủng bố là một thách thức to lớn đối với chính quyền và người dân Mỹ.  Tờ USA đưa một hàng tít lớn “Time for a North Korea ultimatum: Choose peace or obliteration (Đến lúc cho Bắc Hàn một tối hậu thư: Chọn hòa bình hoặc xóa bỏ)”. Cơ quan truyền thông VOA thì cho rằng: “Mỹ ‘nổi nóng’ với Bắc Hàn, liệu có chiến tranh ?” Nhưng một số bình luận gia lại cho rằng: “Thử hoả tiễn liên lục địa chỉ là mục tiêu ngoại giao làm sao Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho Bắc Hàn, hay nói một cách khác là Bắc Hàn và Mỹ cùng ngồi với nhau đàm phán…” [Đọc tiếp]

Nga – Trung hợp lực đối đầu với Mỹ

Tổng thống Nga Putin (T) bắt tay chủ tịch TC Tập Cận Bình tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 04/07/2017. (Ảnh: REUTERS/Sergei Ilnitsky/Pool)

Trước khi đặt chân đến Matxcơva ngày 03/07/2017, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn, trong đó ông tập trung nói về hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Hoa Kỳ bố trí ở Hàn Quốc, vì ông biết đây là hồ sơ mà tổng thống Nga Vladimir Putin cũng rất quan ngại.
Đối với lãnh đạo họ Tập, việc triển khai THAAD đang “làm rối loạn thế cân bằng chiến lược trong khu vực” “đe dọa đến lợi ích an ninh của toàn bộ các quốc gia trong vùng, trong đó có Trung Cộng và Nga”. Đây cũng là lập luận mà hai lãnh đạo Nga-Trung nhắc lại trong cuộc gặp không chính thức ngày 03/07, theo tin của Tân Hoa Xã.

Hai Tàu Hải quân Mỹ thăm cảng Cam Ranh

Tàu hải quân Mỹ USS Coronado

Hai tàu hải quân Hoa Kỳ gồm chiếm hạm USS Coronado (LCS 4) và tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) đang thăm cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 7. Trọng tâm của chuyến thăm 5 ngày là để trao đổi kỹ năng quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, và dự các hội thảo về luật biển…
Trong thông báo của Hạm đội 7, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ cho biết hai tàu Hải quân với gần 120 thủy thủ Mỹ có mặt ở Cam Ranh sẽ bắt đầu chương trình Hợp tác Hải quân (NEA) thường niên lần thứ 8 vào ngày 5/7. [Đọc tiếp]

Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng hoả tiễn Hỏa Tinh-14 (Hwasong-14) của Bắc Hàn, Seoul, ngày 04/07/2017. (Ảnh REUTERS/Kim Hong-Ji)

Ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, Kim Jong Un bắn hoả tiễn liên lục địa để gây hấn ông Trump…ngụ ý “làm gì được ta nào”. Đây là loại hoả tiễn tầm trung, trong tương lai gần có khả năng bắn đến tiểu bang Alaska nước Mỹ và về lâu dài có khả năng bắn đến lục địa Hoa Kỳ. Toà Bạch Ốc họp khẩn đối phó với sự gây hấn của Kim Jong Un. Nhiểu tin tức trên các báo chí quốc tế và Mỹ đều đăng tin “beaking news”.  Kim Jong Un không hành động đơn độc, sau lưng ắt hẵn có Trung Cộng và Nga chống lưng. Bề ngoài, Trung Cộng Tập Cận Bình tỏ ra hợp tác với Mỹ về phi hạt nhân Bắc Hàn, nhưng giả như không làm được vì chú Kim Jong Un cứng đầu, nhưng kỳ thật đó chỉ là chiến thuật “trì hoản chiến” dùng hoả tiễn hạt nhân Bắc Hàn mặc cả với Mỹ trên vần đề Biển Đông, kinh tế … Dưới đây là những tin liên qua đến việc Kim Jong Un bắn hoả tiễn trong ngày lễ Độc Lập 04 tháng 7 của Hoa Kỳ:  [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng phản đối Mỹ “khiêu khích nghiêm trọng”

Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016. (Ảnh ROSLAN RAHMAN / AFP)

Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ “khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng”. Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Cộng điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt