Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?
Tập Cận Bình “lý thuyết gia” của chiến lược “một vành đai, một con đường” (One-belt, One-road). Đó là tham vọng Đại Hán thống trị thế giới trong thế kỷ thứ 21 – Trong Đại Hội Bắc Đới Hà chủ yều bàn về nhân sự cho đại hội tới của Đảng Cộng sản Trung Hoa và bàn đến những vấn đề căn bản lý luận. Toàn hội nghị đều đồng ý “đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình” – như vậy là đảng Cộng sản Trung Hoa tôn vinh Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình là tên chủ trương chiếm cho được Biển Đông làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch “Một Vành Đai, Một Con Đường”…. [Đọc tiếp]
Toà Bạch Ốc: TT Trump sa thải cố vấn chiến lược Steve Bannon thân cận nhất
Cuối cùng tổng thống Donald Trump cũng phải chia tay với cố vấn chiến lược thân cận nhất của ông. Hôm 18/08/2017, ông Steve Bannon nhân vật gây nhiều tranh cãi, đã chính thức bị Toà Bạch Ốc sa thải. Nổi tiếng là một người ăn nói bạo miệng, tiêu biểu cho phe hữu cứng rắn, ông Bannon còn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong số phụ tá thân cận của tổng thống.
Rời khỏi Toà Bạch Ốc, Steve Bannon trở lại với cương vị lãnh đạo trang thông tin nổi tiếng có xu hướng cực hữu Breitbart News, nơi ông có thể tiếp tục các hoạt động để tính chuyện phục thù.
Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc…
Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc…
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết. [Đọc tiếp]
Anh Quốc khẳng định sẽ tăng cường hiện diện tại Biển Đông
Ngay trước cuộc tập trận đa quốc gia tại Nam Hàn diễn ra vào ngày mai 21/08/2017, nhằm đối phó với tấn công nguyên tử giả định từ Bắc Hàn, có sự tham gia của quân đội Anh, báo chí Anh Quốc hôm qua, 19/08, dẫn lời chuyên gia một viện tư vấn về quốc phòng và an ninh hàng đầu, theo đó, Luân Đôn sẵn sàng cử quân đội cùng Hoa Kỳ tham gia các hoạt động bảo vệ luật pháp quốc tế tại Biển Đông và nhiều điểm nóng khác trên thế giới.
Theo báo Anh Daily Express, chuyên gia quốc phòng Anh Trevor Taylor, thuộc Viện Các Quân Chủng Thống Nhất Hoàng Gia Anh (Royal United Services Institute), khẳng định trong thời gian tới Vương Quốc Anh sẽ tham gia nhiều hoạt động quân sự trên thế giới, nhằm thắt chặt quan hệ với các quốc gia ngoài Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh Brexit.
Đảng viên Việt Cộng… toàn là những tên “cuội hội” !!!
Người ta đang rầm rộ đi vào quốc hội cộng sản. Từ quan chức cộng sản muốn nắm ghế nằm quyền cho đến những người ứng cử tự do. Mục đích thì có đủ loại khác nhau, từ muốn ăn trên ngồi chốc, đến muốn thử cộng sản có dân chủ hay không. Nói tóm lại là một cuộc giành giật từ vài tháng nay cứ hàng ngày rầm rộ trên báo chí cũng như các phương tiện truyền thông xã hội.
Nhưng nếu nhìn lại thực tế thì có thật cái cơ quan ăn tiền thuế của dân một cách khủng khiếp kia có thực là cơ quan đại diện cho người dân hay không?. Ở nước ngoài, muốn vào quốc hội phải được dân bầu ra nhưng ở Việt Nam, thậm chí người dân cũng chẳng biết mấy ông quốc hội ấy là ai. Dân đi bầu cho có lệ, ở trong đảng đã chỉ đạo cho lính gạch tên ai thì gạch, bầu tên ai thì bầu. Bi hài đến mức có nơi số chỉ tiêu vào quốc hội bằng hoặc ít hơn với số ứng viên. Vậy thử hỏi dân biết gạch tên ai đây ?. Mà kỳ lạ lạ dù dân có gạch tên thì vẫn những ông đại biểu cho đảng vẫn cứ đạt 99% đến 100% tín nhiệm. Thế mới hay, thế mới là “đỉnh cao trí tuệ”. [Đọc tiếp]
Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn ở biển Đông
Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7. Hội thảo lần này tập trung chủ yếu vào những diễn biến gần đây trên biển Đông, một năm sau phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về biển Đông, và vai trò của Mỹ ở biển Đông.
Lo ngại về vai trò của Mỹ ở biển Đông
Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, mở đầu buổi hội thảo quốc tế về biển Đông ở trung tâm CSIS hôm 18/7 với khẳng định rằng biển Đông là một phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
TNS. Cory Gardner: Chủ đề biển Đông tại hội thảo hôm nay đã nổi lên thành một trong các thách thức về an ninh quốc gia gây tranh cãi nhất đối với Mỹ và khu vực. Nó là một phép thử về luật pháp quốc tế, vai trò lãnh đạo và cam kết của Mỹ với một khu vực của thế giới nơi mà các quốc gia Châu Á khác không thể chấp nhận các vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao trở thành một thứ được Trung Cộng dùng như độc quyền.
[Đọc tiếp]Hơn 40 năm sau cuộc chiến Việt Nam, hãy vươn lên khỏi trò “chụp mũ”
Lời dẫn: Bài viết của một người con gái Mỹ gốc Việt về cuộc đời tị nạn, lý tưởng, những thao thức bằng tiếng Anh được đăng trên tờ báo The Seatlle Times đã lâu, nhưng giá trị nó vẫn còn nguyên vẹn.
Vài nét về tác giả: Cô Thanh Trần là một nhà báo của Mỹ. Trước khi cô làm việc cho tờ The Seattle Time cô hoạt động chính trị và làm truyền thông cho đài Truyền Hình ở thành phố Boise tiểu bang Idaho và Porland tiểu bang Oregon. Cô nhận giải thưởng cao quý Emmy về truyền thông trên lãnh vực săn tin/làm tin/và hướng dẫn chương trình TV Idaho và Texas Tribune tại Austin, TX. Cô còn làm việc cho chương trình “Cuộc Sống Mỹ” và tờ The New York Time.
Cô Thanh tốt nghiệp danh dự tại trường Đại Học Southern University. Sở thích của cô là nhạc, chính trị, film, yoga, ăn uống, dã ngoại và báo chí. (Thanh Tan is a multimedia editorial writer. Prior to joining the editorial board of The Seattle Times, she was a political and general assignment reporter with local TV stations in Boise and Portland, an Emmy-winning reporter / producer / host with Idaho Public Television, and a multimedia reporter / producer with The Texas Tribune in Austin. She has also contributed to “This American Life” and The New York Times. Born and raised in Olympia, Thanh graduated with honors from the University of Southern California. She loves food, music, politics, films, yoga, the outdoors and journalism. She lives in South Seattle.)
Kinh tế nhà nước Việt Nam đến đường cùng
Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị lăng Ba Đình, Tổng Cục 2, Bộ Công An CSVN họp nhau quyết định cho mấy tên an ninh qua tận Berlin, thủ đô nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (TXT) đem về Hà Nội. Điều này không còn ngôn từ nào để diễn tả mà chỉ còn cho cúng là “Ngu không biên giới” . Học theo trò “du côn” của quan thầy Trung Cộng như Tập Cận Bình đã từng qua Canada một số nước châu Âu để “áp tải” một số “hổ/ruồi” về nước trong kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” để thâu tóm quyền lực của họ Tập – Việt Cộng Tưởng “Trung Quốc làm được là ta làm được” nên chúng đã làm trò “bôi mực vào mặt nước Đức” – cường quốc đứng đầu Liên Âu. [Đọc tiếp]
Ngưng khoan dầu có giữ được Trường Sa ?!
BBC ngày 24/07 đưa tin nhà nước Việt Nam yêu cầu REPSOL ngưng khoan dầu và ngừng kế hoạch khai thác dầu tại lô 130-03, Bãi Tư Chính thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam, vì lý do Trung Cộng đe doạ “sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò”.
REPSOL đã chính thức rút giàn khoan, ngưng hoạt động, nhưng nguồn tin “lề phải” cho biết rằng REPSOL tạm ngưng hoạt động vì lý do thời tiết biển Đông không thích hợp, và sẽ quay lại vào tháng 11/2017. [Đọc tiếp]
Bàn quanh về chuyện vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn…đâu là đâu ?
Nguyên tử Bắc Hàn: Trung Cộng bị mắc bẫy
Từ lâu, Bắc Kinh nhắm mắt làm ngơ để Bình Nhưỡng phát triển nguyên tử. Liệu hiện nay, các lãnh đạo Trung Cộng còn có khả năng thuyết phục được chế độ Kim Jong Un? Đây là câu hỏi được tuần báo l’Obs đặt ra trong bài viết: “Trung Cộng bị mắc bẫy” trong vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.
Để thể hiện quan hệ bằng hữu với Bắc Hàn, các lãnh đạo Trung Cộng thường so sánh “như răng với môi”, cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng. Thế nhưng, từ khi Kim Jong Un trở thành lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn, “răng với môi” không còn giữ vững nữa. Trung Cộng xích sang một bên để Hoa Kỳ đối đầu với những đe doạ nguyên tử, hoả tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng. Những lời kêu gọi kiềm chế, đàm phán hoà bình trên bán đảo Triều Tiên của Trung Cộng có gì đó thể hiện sự bất lực của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Chính quyền Hồng Kông trấn áp mạnh giới dân chủ theo lệnh Bắc Kinh…
Như vậy là ngày 17/08/2017, tư pháp Hồng Kông đã kết án tù giam đối với ba thủ lĩnh sinh viên biểu tình có vai trò lớn trong các cuộc biểu tình cổ vũ cho dân chủ ở vùng đặc khu này vào năm 2014. Nếu chính quyền Hồng Kông xác định rằng họ chỉ phán xử theo đúng luật pháp, thì giới đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông tố cáo bàn tay của Bắc Kinh trong các quyết định bóp nghẹt ý hướng đòi dân chủ đang vươn lên trở lại tại nơi mà trên nguyên tắc vẫn còn được hưởng một chế độ tự do hơn phần còn lại của Trung Cộng.
Giới quan sát đều ghi nhận xu hướng càng lúc càng mạnh tay hơn của chính quyền Hồng Kông đối với những thành phần đòi dân chủ cho vùng lãnh thổ này, không chấp nhận sự áp đặt của Bắc Kinh thông qua các tầng lớp thân cận mình.
Trung Cộng đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông
Để tăng cường khả năng sản xuất điện nguyên tử trên biển, Trung Cộng vừa loan báo thành lập một công ty hợp doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện nguyên tử nổi ở vùng Biển Đông.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện nguyên tử Quốc gia Trung Cộng (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Cộng, thành lập một công ty hợp doanh mới để xây các nhà máy điện nguyên tử nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản trị các cơ sở điện nguyên tử trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.
Tại sao Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải “ngã bệnh” vào đúng lúc này?
Mời quý độc giả đọc bài tham luận…một góc nhìn khác về Trần Đại Quang vắng mặt để rộng đường dư luận.
1- Chẳng cứ Việt Nam, nước nào cũng thế, thông tin về sức khỏe của nguyên thủ Quốc gia, luôn được đóng dấu “Tối mật”. Tuy sức khỏe của các ông lớn ấy, không quyết định vận mệnh của Quốc gia, nhưng lắm lúc, nó có ảnh hưởng vô cùng lớn, đến cục diện của đất nước. Lịch sử, đã đem đến cho chúng ta vô số những bài học xương máu:
– Thời Tam quốc, Khổng Minh vâng mệnh Vua, nhiều lần đem quân đi đánh Ngụy. Đường xá xa xôi, bởi thế, lương thảo mang theo, chẳng bao giờ được dồi dào. Lúc nào, ông cũng phải dùng cách đánh gấp. Tư Mã Ý biết vậy, nên chẳng vội vàng. Cứ đóng chặt cửa thành, không ra. Trong một lần tiếp sứ giả của Khổng Minh, ông khéo léo hỏi thăm tình trạng sức khỏe của đối thủ. Sứ giả vô tình, nói ra sạch. Biết Khổng Minh ôm đồm công việc, ngày nào cũng ăn ít – làm nhiều, ông mừng lắm và kiên trì đợi cái ngày tàn của Khổng Minh. Khổng Minh, tức lắm. Cuối cùng, hộc máu mồm ra, mà chết. Đến nước này, quân Thục, buộc phải rút quân. Theo bạn, chuyện gì sẽ xảy ra, nếu quân Thục vừa rút quân – vừa phèng phèng nói ra cái tin: Khổng Minh, đã tạ thế? [Đọc tiếp]
Vụ kiện 2 thế kỷ: Vua chả giò kiện Cộng Sản Việt Nam ….(cuối)
VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây. [Đọc tiếp]
Vụ kiện 2 thế kỷ: Vua Chả giò kiện Cộng Sản Việt Nam (kỳ 4)
VOA – Chỉ trong 6 năm, qua hàng loạt lãnh vực kinh doanh và đầu tư sắc bén, giá trị số vốn ban đầu ông Trịnh Vĩnh Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Sự thành công của ông tạo ra “sức cuốn hút không bình thường,” đưa đến con đường lao lý, dẫn “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” lên đến Bộ Chính Trị. Cựu Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Hà Lan thời điểm ấy nhận định: “Việt Nam có câu “đục nước béo cò” có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà “cò” ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vụ án này đã ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan ra sao? Việt Nam và ông Bình “đáo tụng đình” như thế nào? Mời độc giả theo dõi dưới đây. [Đọc tiếp]