Tạo sao truyền hình VTV đưa đường lưỡi bò lên bản tin thời tiết ?

Một bản tin cho biết tại truyền hình lề Cộng tại Việt Nam đưa tin tức thời tiết có bản đồ hình lưỡi bò của Trung Cộng xâm lược Việt Nam. Tại sao vậy? đối với nhà cầm quyền CSVN / bộ Thông Tin cho đây là một vấn đề hợp thức hoá?

Thăm dò Gallup: Đa số dân Mỹ ủng hộ đánh Bắc Hàn

Quân đội Mỹ-Nam Hàn đang tập trận

Theo một cuộc thăm dò của Gallup được công bố hôm 15/9, đa số người Mỹ ủng hộ hành động quân sự đối với Bắc Hàn nếu các nỗ lực ngoại giao và kinh tế thất bại. Thông tin được đưa ra giữa lúc căng thẳng ngày càng gia tăng vì chương trình vũ khí hạt nhân và các vụ phóng hoả tiễn mới đây của Bình Nhưỡng.

Cuộc khảo sát với 1.022 người trưởng thành ở Mỹ hồi tuần trước cho thấy 58% nói họ sẽ ủng hộ hành động quân sự đối với Bắc Hàn nếu trước đó Hoa Kỳ không thể đạt mục tiêu của mình bằng các biện pháp hòa bình hơn. [Đọc tiếp]

Chú Ủn chơi bạo, bắn thêm phi đạn mới bay qua không phận Nhật rớt trên Thái Bình Dương

Hoả tiễn liên lục địa của Bắc Hàn phòng sáng nay (15/09)

Đáp lại các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, ngày 15/09/2017, Bắc Hàn “đe doạ” sẽ “nhấn chìm” Nhật xuống biển, biến Mỹ thành “tro” vì hai nước này ủng hộ nghị quyết và các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Và ngày 15/09 Bắc Hàn lập tức bắn hoả tiễn liên lục địa ngang qua Nhật Bản, với một khoảng cách được cho là xa chưa từng có. Căng thẳng trong khu vực càng gia tăng. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lại họp khẩn cấp ngay chiều nay để gia tăng áp lực với chú Ủn.
Còn Nhật cực lực phản đối hành động mà họ mô tả là “khiêu khích không thể dung chấp” của Bình Nhưỡng.
Phi đạn được phóng đi lúc 6:57 sáng, giờ Nhật, bay ngang qua Hokkaido và rơi xuống biển lúc 7:06 sáng, cách Cape Erimo thuộc đảo Hokkaido khoảng 2 ngàn cây số, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết.
Ông Suga cảnh cáo Nhật sẽ có hành động thích hợp và kịp thời tại Liên hiệp quốc và các nơi khác, đồng thời giữ liên lạc chặt chẽ với Mỹ và Nam Hàn về vấn đề này. [Đọc tiếp]

TT Mỹ, Donald Trump có thể ghé thăm Việt Nam cuối năm nay

TT Trump hôm 14/9 nói ông có thể sẽ thăm Việt Nam để dự Hội nghị APEC vào 11/2017

Sau khi nghe TT Mỹ Donald Trump “có thể” ghé thăm Việt Nam nhân chuyến tham dự hội nghị ASIAN tại thành phố Đà Nẵng trong tháng 11 sắp tới. Lập tức chủ tịch Việt Cộng tại Đà Nẵng “Hoan nghênh chào đón lãnh đạo Hoa Kỳ đến Đà nẵng” – Lời chào đón vồn vã này như là chào đón các đồng chí Cộng Sản Trung Quốc, Liên Xô năm xưa.
Người dân Việt Nam nên biết rằng Cộng Sản Việt Nam dù có đi với Tàu Cộng, Nga Cộng hay Mỹ chỉ vì quyền lợi phe đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không đi theo con đường dân tộc. Tự Do, Dân Chủ và nhân quyền là ước vọng của dân tộc Việt Nam để thoát Cộng, thoát Trung. Hai bản tin cùng ngày “TT Trump có thể ghé thăm Việt Nam” và Chủ Tịch Đà Nẵng “Hân Hoan Chào Đón Lãnh Đạo Mỹ…”  có vẻ tung hứng đúng trò ba xoay. [Đọc tiếp]

Cựu nhân viên CIA Mỹ “khuyên” giới trẻ Việt Nam

Ông Rufus Phillips cho VOA Việt Ngữ biết rằng Việt Nam luôn hiện diện trong tâm trí ông.

Ông Rufus Phillips, cựu nhân viên tình báo CIA của Mỹ đến Việt Nam ở 10 năm khuyên giới trẻ Việt Nam nên chú trọng đến nhân quyền và tự do đừng ham mê vật chất. Không biết ông tình báo Phillips có chức vụ nào quan trọng tại Việt Nam trước năm 1975 không? Nếu có thì trước đây ông đã bỏ miền Nam Việt Nam ra đi, giờ đây ông thấy Trung Cộng càng ngày càng mạnh, ông muốn vào lại vùng đất này này để thực hiện chiến lược mới. Rất tiết ngày xưa ông không “cương quyết” ở lại cùng nhân dân Việt Nam bảo vệ tự do thì giờ này nước Mỹ đỡ khổ biết mấy. Theo tin đăng trên báo Mỹ được đài VOA tường thuật lại rằng “Một nhân viên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), từng hơn 10 năm sống ở Việt Nam, kêu gọi giới trẻ ở trong nước “không chỉ quan tâm tới vật chất” mà còn “đòi hỏi cho tự do và công bằng xã hội”. [Đọc tiếp]

Đại sứ Mỹ bác bỏ cáo buộc Mỹ can thiệp vào nội tình Campuchia

Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt họp báo ở Phnom Penh, 12/9/2017

Có tin Mỹ nhúng tay vào vụ đảo chánh Hun Sen ở Campuchia. Do sự việc Campuchia quá gắn liền với Trung Cộng, hành xử như mợt tên y nô bộc trung thành với Trung Cộng, nhất là trước hội nghị các quốc gia Đông Nam Á (ASIAN). Campuchia luôn luôn gồng mình bênh vực cho Trung Cộng chẳng khác gì một “phát ngôn nhân” của TC tại các hội nghị ASIAN. Vừa rồi có tin là Campuchia bị đảo chánh…  Thủ tướng Campuchia là Hun Sen lên án Mỹ nhúng tay vào vụ này. Hình bên là đại sứ Mỹ tại Campuchia lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Hun Sen. [Đọc tiếp]

Chiếc quan tài

Biệt hải Navy Seal -William Owens

Trước khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump đón quan tài của 1 Sĩ Quan, người chiến binh Hoa Kỳ tử trận trở về từ chiếc Phi cơ – Thì Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đi sau chiếc quan tài của 1 người lính Canada cấp bực Binh Nhì làm nhiện vụ Hoà Bình tử trận từ chiến trường Afghanistan về Canada và Thủ Tướng đưa tới nơi An Nghĩ cuối cùng. Hai Vị Nguyên thủ hai Quốc Gia này rất đa đoan nhiều việc, tại Sao họ phải bỏ hết mọi thứ mà đón 2 chiến sĩ này. Câu trả lời này dành cho tất cả các anh chị em trên toàn thế giới …một chút suy nghĩ và so sánh… [Đọc tiếp]

Bức tường của các huyễn tưởng

Đọc bài này của Dương thu Hương để thấy rõ mức độ tinh vi, quỷ quyệt  và sự độc ác tàn bạo của bọn Cộng Sản Việt Nam dùng để thủ tiêu mọi cá nhân- dù những người này đã có công hy sinh xương máu để xây ngôi vàng đỏ cho chúng – nay chỉ vì qúa đói biểu tình  “yêu cầu bọn quan chức địa phương hoàn lại những món tiền bị cưỡng đoạt trái phép”.
Chúng rút kinh nghiệm của “phong kiến, độc tài và mafia” để hoàn hảo phương cách đàn áp và thủ tiêu thật tàn khốc và hiệu quả đối với những ai chống đối chúng. 

Thế nào là “phương thức châu Á”?

Đó là cách hành động riêng biệt của những người cộng sản châu Á, hoàn toàn tương thích với thể chế chính trị. Thể chế này là món nộm hòa trộn ba đặc tính: phong kiến, độc tài và mafia.

[Đọc tiếp]

Kiểm điểm UPR: VN ngập ngụa “thành tích nhân quyền”

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada.

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) là cơ chế mới và liên chính phủ của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008. Cơ chế này có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển và đang phát triển, định kỳ 4 – 5 năm một lần.
4 năm sau khi được cho đặc cách một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc (từ tháng 11/2013), vào năm 2017 giới chóp bu Việt Nam một lần nữa phải có báo cáo cho Hội đồng này về những kết quả thực hiện nhân quyền theo các khuyến nghị mà các thành viên của Hội đồng đã gửi cho Việt Nam. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Indonesia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

Tàu mang cờ TC (P) bị hải quân Indonesia chặn kiểm tra trong vùng biển gần quần đảo Natuna. Ảnh 17/06/2016

Mặc dù không phải là quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Indonesia cũng đang có những hành động kiên quyết hơn trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở vùng biển này. Đó là nội dung một bài báo được đăng trên trang mạng tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 11/09/2017.
Trong suốt nhiều thập niên, chính sách chính thức của Indonesia vẫn là Indonesia không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, khác với các nước láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. [Đọc tiếp]

Dân oan!!!

Chúng ta thử tìm trong tự điển Việt Nam không thấy có định nghĩa “dân oan” – Hiểu theo nghĩa đen thì “dân oan” là người dân bị oan ức. Thường thì sự oan ức này xẩy ra trước công đình khi một vụ kiện bị xử không công bằng. Ví dụ như vụ cầu thủ Football  O.J. Sampson liên hệ đến chuyện giết vợ y. Khi đưa ra toà thì được toà xử trắng án. Nhưng gia đình vợ O.J. Sampson kêu oan và kiện đến Civil Court.
Trường hợp “dân oan” ở Việt Nam là những người bị oan ức do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cướp đất cướp nhà họ sống vất vưởng đầu đường xó chợ…đi kêu oan từ năm này sang năm khác… Audio dưới đây mô tả “dân oan” tại Việt Nam rất thê thảm:


Vì sao người Việt kém yêu nước?

Hình chụp một quán bia hơi ở Hà Nội hôm 17/9/2016

Một bài viết đăng trên trang RFA (nhưng lại note: Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do). Nội dung bài này nói ra những điều đau lòng, nhưng đó là sự thật. Một căn bệnh không mổ xẻ làm sao chữa nó được. Bài viết từ trong nước gửi ra, đã nói đến những điều báo động cho một dân tộc. Chúng ta đã từng chứng kiến qua mạng Internet “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, Danh dự người Việt bị tổn thương như một tiệm ăn ở Nhật treo bản “không tiếp Khách người Việt” hay tại một shopping của Nam Hàn treo bảng “coi chừng người Việt ăn cắp”…
Động đến một dân tộc là điều cấm kỵ, ở các nước tự do bị kết tội “kỳ thị chủng tộc”… do đó khi một nơi nào đó treo những bản “nhục mạ một dân tộc” hẳn phải có vấn đề nghiêm trọng đối với họ, dĩ nhiên họ phải có bằng cớ để nói chuyện trước toà. Riêng với dân tộc ta, đó là một báo động tự hỏi sao dân tộc mình lại bị khinh rẻ? Điều này Tổng Gáim Mục Ngô Quang Kiệt đã nói “rất xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam đi ra nước ngoài” – Xin quý độc giả đọc “Vì sao người Việt kém yêu nước?” [Đọc tiếp]

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu?-Trung Cộng bá chủ ?

Hỏi: Câu hỏi đầu tiên là Trung Cộng ngày nay có hội đủ sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ sau Thế Chiến Thứ Hai?

Các sử gia Pháp đều cho là “không”:

Pierre Glossier: Không. Không. Bởi vì vào năm 1945, tình hình lúc đó rất đặc biệt: Hoa Kỳ hưởng lợi từ thế chiến thứ Hai tuy không cố ý.

Châu Âu suy sụp. Khủng hoảng bùng dậy tại Châu Á với cuộc nội chiến quốc-cộng tại Trung Hoa, trong lúc Nhật Bản suy tàn sau khi thua trận. Do vậy, ảnh hưởng bá quyền của Mỹ càng lan rộng vì không có đối trọng , trước mặt là khoảng trống.

Và cũng vì thế mà đến những năm 1973, 1974, bắt đầu xuất hiện hiện tượng tái quân bình một cách tự nhiên: châu Âu hồi sinh và trở lại bàn cờ ngoại giao. Tại châu Á, Nhật Bản cũng phục hưng. Hoa Kỳ tuy vẫn giữ vai trò nổi trội nhưng trên chính trường quốc tế, thế quân bình ít nhiều được tái lập. [Đọc tiếp]

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu ? – Từ Thiên An Môn đến bức tường Berlin

Dân Đức đập bức tường Bá Linh

Đứng đầu ở châu Á, Trung Cộng đã học hỏi kinh nghiệm gì từ những kẻ thù như Nhật Bản để hội nhập vào thế giới tư bản? Và khi phong trào dân chủ bùng dậy ở Trung Cộng và Đông Âu, vì sao Bắc Kinh đàn áp đẫm máu thay vì theo giải pháp cởi mở dung hòa của lãnh đạo Cộng sản Liên Xô trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”?

“Từ Thiên An Môn đến bức tường Berlin”, ba sử gia Pháp sẽ trả lời các câu hỏi này.

Vào năm 1968, chỉ 23 năm sau khi bại trận và lãnh hai quả bom nguyên tử ngày 06/08/1945 ở Hiroshima và ngày 09/08/1945ở Nagasaki, Nhật Bản vươn lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu ? – Hiểm hoạ da vàng

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (T) bắt tay tổng thống Mỹ Donald Trump trong bữa ăn tối tại Mar-a-Lago, West Palm Beach, Florida, Hoa Kỳ, ngày 06/04/2017 REUTERS/Carlos Barria

Hai cuộc thế chiến, chiến tranh lạnh, khủng hoảng Balkan làm tan vỡ Nam Tư cũ đã vô tình biến châu Âu trong một thời gian dài thành “chiếc rốn” của lịch sử địa chính trị trong quan điểm của giới chuyên gia và lãnh đạo chính trị. Xung khắc Mỹ-Trung ngày càng không giấu giếm, với Donald Trump ở Nhà Trắng, với tham vọng bá chủ của Bắc Kinh tại Biển Đông, chính sách hạt nhân “đường ta, ta đi”” của Bình Nhưỡng là những điềm báo trước căng thẳng sẽ leo thang giữa hai đại cường.

Phải chăng thời hoàng kim của da trắng đã chấm dứt nhường chỗ “tự nhiên” cho châu Á da vàng? Chương trình Địa Chính Trị của RFI tiếng Pháp cố gắng trả lời câu hỏi này. Tạp chí Tiêu Điểm xin tóm lược những ý chính của ba sử gia thế kỷ 20. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt