Đàng sau bài diễn văn của Trump tại Liên Hiệp Quốc
Lê Hoành Sơn: Đàng sau bài diễn văn của TT Trump tại LHQ
Sau khi TT Trump đọc bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc dài 45 phút cách đây 1 tuần, nhiều dư luận khen chê đầy giấy mực, đặc biệt trên các trang mạng xã hội facebook, Twitter… Bỏ qua những khai thác về quyền lợi chính trị của đảng Dân Chủ trên chính trường Mỹ cho mùa bầu cử Quốc Hội sắp tới, và một số cơ quan truyền thông từ trước đến nay hễ ông Trump nói gì cũng chê vì thành kiến chưa buông bỏ được… Theo tôi, đánh giá về nội dung bài diễn văn mang tính “khép cửa hoà bình và mở ra khung trời chiến tranh”. Bài diễn văn có lửa và thổi lửa đúng vào đối tượng cần phải nóng. Cách trình bày của ông trước đại diện 190 nước của Liên Hiệp Quốc không phải là cách nói của người người làm chính trị chuyên nghiệp (dĩ nhiên, ông Trump không phải là nhà chính trị chuyên nghiệp). Ông nói thẳng vào những ai cần nghe nói nhiều hơn dùng mỹ từ của chính khách thường thấy. Có thể nói đây là bài diễn văn đầu tiên mang “nhiều lửa” nhất của một Tổng Thống Hoa Kỳ trước Liên Hiệp Quốc từ khi định chế này thành lập đầu năm 1942. [Đọc tiếp]
Những đường nét đối ngoại cứng rắn của TT Trump trong bài phát biểu tại Liên hiệp Quốc
Ngày 19/9, lần đâu tiên xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với thế giới về các nguy cơ hủy diệt nhân loại cũng như tiềm năng mạnh mẽ nếu các nước chủ động sát lại cùng nhau giải quyết khó khăn. Nổi bật trong bài phát biểu đó là việc định hình các nguyên tắc ngoại giao cứng rắn sẽ được áp dụng trong chính quyền của ông. [Đọc tiếp]
Toàn văn bài phát biểu [tiếng Việt] của TT Trump trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Ngày 19/9/2017 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên phát biểu trước 193 đại diện các nước của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bài phát biểu nhấn mạnh các nguyên tắc đối ngoại của chính quyền Hoa Kỳ dưới sự cầm quyền của ông từ sau khi nhậm chức và trong tương lai. Bài phát biểu nhận được cả sự ủng hộ của nhiều cử tri Mỹ trung thành cũng như nhiều chỉ trích của các đài truyền thông và đối thủ chính trị. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông Trump: [Đọc tiếp]
Tình Yêu Nước trong Chủ Nghĩa Quốc Gia và Toàn Cầu Hóa
Kể từ thập niên 80, chính trị gia và kinh tế gia của các cường quốc bắt đầu nói nhiều về “toàn cầu hóa”. Toàn cầu hóa là một biểu hiện mức độ gia tăng của sự tương tác, hội nhập, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, công nghệ, văn hóa, chính trị và sinh thái… Quá trình toàn cầu hóa giúp giảm thiểu tầm quan trọng của khoảng cách kinh tế và biên giới quốc gia, tạo sự gần gũi trên lãnh vực bang giao hoặc trao đổi thương mại, kỹ thuật với nhau… Toàn cầu hóa là một thuật ngữ chung cho một quá trình để những quốc gia đã phát triển có ưu thế về kinh tế chia sẻ với những quốc gia chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]
Đâu là thiên đường đâu là địa ngục? Những con số biết nói giữa Bắc và Nam Hàn
Trong lúc Bắc Hàn và Hoa Kỳ tiếp tục hăm dọa lẫn nhau thì chúng ta không biết gì nhiều về việc cuộc khẩu chiến được người dân Bắc Hàn đón nhận ra sao, bởi nhà độc tài Kim Jong-un vẫn kiểm soát chặt người dân và kiểm soát cẩn trọng việc dân chúng tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) thường được mô tả là một quốc gia cô lập, lạc hậu trong thế kỷ 21. Các số liệu thì khó mà có được, và thường được đưa ra dựa trên ước đoán.
Ông Kim Nhật Thành thành lập ra Bắc Hàn vào năm 1948, và triều đại nhà Kim đã nắm quyền kể từ đó tới nay theo hình thức cha truyền con nối.
Nhìn những biểu đồ dưới đây chúng ta thấy đâu là địa ngục trần gian dưới chế độ độc tài Cộng sản, đâu là thiên đường của chế độ tự do dân chủ theo tư bản.
Gánh nặng ngân sách ở Việt Nam
Ngân sách của Việt Nam chịu áp lực lớn khi tiếp tục phải chi lương bổng, phụ cấp cho cán bộ cộng sản của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc khu vực của Đảng Đoàn, đoàn thể chính trị, xã hội của Đảng lập ra, theo nhà quan sát từ Việt Nam.
Hiện nay, lương, thưởng, chế độ của khu vực các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể như cơ quan Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân và nhiều hội, tổ chức khác vẫn được nhà nước Việt Nam chi trả từ ngân sách công và đối xử như các công chức trong chính phủ.
Theo nhà quan sát ở trong nước, nếu quỹ lương này càng lớn, thì việc chi trả lương bổng, chế độ sẽ chiếm tỷ lệ càng lớn và là một gánh nặng cho cân đối ngân sách. [Đọc tiếp]
Việt Nam gánh nợ công nuôi Đảng ủy
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thất bại trong việc kìm giữ thâm hụt ngân sách do chính phủ quản lý kém hiệu quả và quá lãng phí.
Theo trang Asia Times, người dân cáo buộc chính phủ tăng thuế môi trường bất hợp lý, vì họ tin rằng ý đồ của chính phủ là giảm thâm hụt ngân sách chứ không phải giúp bảo vệ môi trường. Điều này tăng đôi gánh nặng trên vai người nộp thuế, khiến họ ta thán đó là “một cổ hai tròng.”
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), với bốn triệu đảng viên đang là một gánh nặng rất lớn đối với ngân sách quốc gia, vì chính phủ phải có đủ tiền chi trả cho nhân viên, văn phòng và các hoạt động của họ, theo Asia Times. [Đọc tiếp]
Chuyện y đức tồi tệ dưới chề độ Cộng sản: Bài thơ của Lại Văn Sâm
Lời người Post: Theo Wikipedia thì bà Nguyễn Thị Kim Tiến (sinh năm 1959) là một nữ chính trị gia, tiến sĩ y khoa, Phó Giáo sư người Việt Nam. Bà hiện là Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam. Bà từng là Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố già Hồ (2002-2007), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007-2011) tỉnh Hà Tĩnh, khóa XIII (2011-2016) Thành phố HCM, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế. Bà được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân….
Với background như vậy thì bà ta là một trí thức thượng thặng của nhà nước Cộng Sản. Nhưng Trịnh Thị Kim Tiến, ăn hối lộ mập như heo, mặt dày như đít lợn, làm Bộ Trưởng Y Tế mà biết bao nhiêu biến cố tồi tệ trong ngành y khoa kém ý đức xẩy ra. Ả ta cứ ngồi ỳ ở ghế Bộ Trưởng không chịu từ chức… Không còn ngôn từ nào để diễn tả cho ả ta, chỉ cho là đồ vô liêm sĩ, và cả nhà nước CSVN là đồ vô liêm sĩ vĩ đại. Nhà thơ Lại Văn Sâm có bài thơ tặng Kim Tiến:
Chị ơi chị ngủ cho ngon
Đừng lo mấy vụ cỏn con làm gì!
Dân đen mắt toét, chân chì
Chúng ngu không hiểu mới đi kêu trời [Đọc tiếp]
Gỉai pháp nào của Mỹ trước lá bài Bắc Hàn của Nga-Trung
Vấn đề Bắc Hàn không chỉ nằm gọn trong việc Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử. Nó phức tạp hơn rất nhiều vì đây là thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Nó đặt Hoa Kỳ vào vị thế “bắt buộc” phải giải quyềt nếu muốn duy trì vị thế thống lĩnh trên bàn cờ toàn cầu hoặc từ nay phải xoay chuyển để Trung Cộng vươn lên và cùng lúc làm giảm bớt sức ép cấm vận của Mỹ với người Nga.
Nếu Châu Á có thêm một quốc gia nguyên tử ngoài Trung Cộng, và là đồng minh thân cận của Trung Cộng, chắc chắn rằng vị thế của Hoa Kỳ tại Châu Á sẽ bị suy yếu vì khả năng quân sự không còn phát huy tính đe dọa được nữa. [Đọc tiếp]
An ninh Việt Nam “mạnh tay” trước thềm hội nghị APEC 2017
Nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường an ninh và mạnh tay đối với các nhà hoạt động trước thềm hội nghị trung ương 6 và hội nghi APEC.
Nhà tranh đấu Lê Văn Sơn cho VOA biết ông Nguyễn Viết Dũng, một người từng tham gia biểu tình thảm họa môi trường Formosa, vừa bị an ninh mặc thường phục bắt giữ khi Dũng đến giáo xứ Song Ngọc ở tỉnh Nghệ An sáng 27/9.
“Anh Nguyễn Viết Dũng bị bắt cóc tại khu vực nhà thờ Song Ngọc. Anh là người lên tiếng phản đối Formosa và đồng hành cùng các linh mục và giáo dân. Ngày hôm nay anh bị một nhóm người bắt giữ. Người dân còn phát hiện nhóm người này để lại xe máy gắn biển số giả và còng số tám. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cụ thể anh Nguyễn Viết Dũng bị đưa đi đâu.” [Đọc tiếp]
Nguy cơ sụp đổ của Bắc hàn nhìn từ phía Trung Cộng
Về việc khủng hoảng Bắc Hàn báo Le Monde phân tích về “nguy cơ sụp đổ Bắc Hàn nhìn từ Trung Cộng”, trong tình hình khủng hoảng nguyên tử ngày một trầm trọng, bóng ma chiến tranh lơ lửng.
Bài “Trung Cộng đặt câu hỏi về tương lai Bắc Hàn”, của nhà báo Brice Pedroletti – thông tín viên của Le Monde tại Trung Cộng – mở đầu với nhận xét: “Chính quyền của ông Tập Cận Bình rất thiếu sáng kiến trong hồ sơ Bắc Hàn”. Bắc Kinh chỉ quan sát một cách thụ động, trong lúc oanh tạc cơ Hoa Kỳ bay sát biên giới Liên Triều, cùng lúc với việc tổng thống Hoa Kỳ đe dọa “sớm xóa số” chế độ Bình Nhưỡng, còn ngoại trưởng Bắc Hàn thì gọi tổng thống Trump là “kẻ rối trí”. [Đọc tiếp]
Mỹ: Donald Trump hứa “giải quyết” khủng hoảng Bắc Triều Tiên
Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên Bắc Hàn với việc ban hành những biện pháp trừng phạt mới và đưa ra những lời cáo buộc mới, tuy Washington khẳng định vẫn muốn tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng nguyên tử.
Hôm qua, 26/07/2017, trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Tây Ban Nha tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump một lần nữa tuyên bố là Hoa Kỳ “hoàn toàn sẵn sàng” cho việc sử dụng “phương án quân sự”, cho dù “đây không phải là phương án ưu tiên của chúng tôi”.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu
Ngày 6-12 năm 2016, Nguyễn Phú Trọng nói với dân ở huyện Đông Anh thành phố Hà Nội rằng: “Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu – phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để xử lý theo pháp luật”. Nguyễn Phú Trọng bất chấp luật lệ quốc tế cho người mang súng sang thủ đô Berlin của Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Hà Nội. Nay đã đến lúc chính phủ Đức hỏi “nhà nước Cộng sản Việt Nam không trốn được đâu – nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu….”. Phen nay xem “ai thắng ai?” [Đọc tiếp]
Thêm Thông báo của Bộ Ngoại giao Đức ngày 22/9/2017 về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
CSVN tưởng rằng qua mặt Đức được, nên đánh trò phát lờ. Tự động đem súng ống chơi trò “khủng bố” qua tận Bá Linh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về vì câu nói vớ vẩn của Nguyễn Phú Trọng “không thoát được đâu”. Không ngờ, bây giờ nhà nước CSVN lại bị câu “không thoát được đâu” đối với Đức nói riêng và cả khối Liên Âu nói chung. Thông báo của Bộ Ngoại Giao Đức dưới đây đủ cứng rắn để CSVN hết dỡ trò “ba bựa” đối với quốc tế…. phen này xem thử ai “không thoát được đâu”. [Đọc tiếp]
Không Thể Cứu Nguy Ngân Sách Nhà Nước Thiếu Hụt và Nợ Công Gia Tăng Bằng Cách Tăng Thuế
Kế hoạch tăng thuế
Một số sản phẩm cần thiết đối với các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học và kỹ thuật hiện nay chịu thuế suất GTGT 5%, sẽ phải trả 6% trong tương lai. Phân bón, dụng cụ nông nghiệp, và tàu đánh cá ngoài khơi cũng sẽ phải trả thuế GTGT thay vì hoàn toàn được miễn thuế như hiện nay. [Đọc tiếp]