Kiến trúc sư của ‘‘tư tưởng Tập Cận Bình’’ bước ra sân khấu…
Tại Đại hội 19 đảng Cộng Sản (CS) Tàu Cộng vừa diễn ra, công chúng dường như đang chứng kiến một “thời đại mới” của nước Trung Hoa đang mở ra, với sự lên ngôi của”tư tưởng” Tập Cận Bình, người từ giờ thâu tóm mọi quyền lực trong tay, chấm dứt thời kỳ quyền lực được chia năm sẻ bảy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, viễn cảnh”thời đại mới” mà ông Tập Cận Bình chủ trương trên thực tế chỉ là một giai đoạn tiếp nối của chế độ”chuyên quyền/độc tài” của Trung Cộng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Kiến trúc sư của ý thức hệ chính trị này, người được mệnh danh là “Kissinger Trung Cộng”, vừa trở thành một trong 7 thành viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng CS tàu Cộng, cơ quan quyền lực tối cao tại Trung Cộng, cũng là một”quốc sư” của hai đời lãnh đạo tiền nhiệm.
Trang quốc tế, báo Le Monde hôm nay, 26/10/2017, có bài “Vương Hộ Ninh, quân sư của chế độ, bước ra sân khấu“. Nội dung chính của bài viết được chắt lọc từ một bài nghiên cứu mới đây của nhà Trung Hoa học Jude Blanchette, mang tựa đề “Giấc mơ chuyên quyền mới của Vương Hộ Ninh” (có tài liệu dịch Vương Hỗ Ninh) [Đọc tiếp]
Mỹ đang đứng ở đâu trong quan hệ bang giao với Cộng Sản Việt Nam?
Lê Thành Nhân
lethanhnhan@vietquoc.org
Một số danh từ ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đang dùng làm cho chúng ta không biết đâu mà mò? Chúng ta đọc báo, nghe radio, kể cả các Radio quốc tế qua chương trình Việt Ngữ thường nghe những thuật ngữ: “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện” và “đối tác chiến lược toàn diện”- Còn báo chí lề phải của Việt Cộng trong nước thì viết lung tung, loạn cả lên… không biết CSVN đang liên hệ với ai, ở mức độ nào?
Trước năm 1975, chúng ta thường nghe Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược của Việt Nam Cộng Hoà, các quốc gia có tham chiến ở Việt Nam là quân đồng minh trong khối tự do.
Học thuyết chính trị của Tập được đưa vào điều lệ đảng, chính thức sánh ngang Mao
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã sáng 24/10 đưa tin, Đại hội đã thông qua nghị quyết về Điều lệ đảng cộng sản Trung Quốc (bản sửa đổi) và tuyên bố học thuyết chính trị mang tên Chủ tịch Trung Quốc đã được đưa vào điều lệ lần này.
“Đại hội đã thông qua nghị quyết về Điều lệ đảng cộng sản Trung Quốc (bản sửa đổi), Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được đưa vào điều lệ đảng“, Tân Hoa Xã viết.Hành động này đưa Tập Cận Bình sánh ngang hàng với Mao Trạch Đông người khai sinh đảng Cộng sản Trung Hoa. Trước đây chỉ có lý luận Đặng Tiểu Bình.
Nay Tập Cận Bình đưa tư tưởng và tên khi còn sống vào điều lệ Đảng là một việc làm chỉ có Mao Trạch Đông mới có. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, lần lượt là Thuyết ba đại diện và Quan điểm phát triển khoa học tuy cũng được đưa vào điều lệ đảng nhưng không được đính kèm danh xưng. [Đọc tiếp]
Tư tưởng Tập Cận Bình?
Tại Bắc Kinh ngày 24/10/2017, Đại hội đảng Trung Cộng bế mạc với một sự kiện nổi bật là “Tư Tưởng Tập Cận Bình” được chính thức ghi vào điều lệ đảng. Điều lệ của Đảng Trung Cộng được coi như một thứ Hiến Pháp của Trung Quốc! Như vậy, Tập Cận Bình, người đang cầm quyền cai trị tối cao ở Hoa Lục đã được tôn lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người khai sinh ra đảng Trung Cộng và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tham vọng của Tập Cận Bình đến mức này đã rõ, về mặt hình thức bên ngoài, là đưa sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình lên ngang hàng với Mao Trạch Đông; còn về mặt phẩm chất nội dung Tư Tưởng Tập có bằng tư tưởng Mao hay không thì phải để sau này xem xét phân giải. Cho đến nay, điều lệ của Đảng Trung Cộng chỉ ghi nhận có một tư tưởng Mao Trạch Đông, một tư tưởng cách mạng vô sản vào những thập niên 1950-1970 đã từng gây nên những phong trào-sóng gió và thù hận chết người ở các nước nghèo khổ không phát triển của Thế Giới Thứ Ba. [Đọc tiếp]
Hải Quân Mỹ thị uy : Ba tàu sân bay có mặt cùng lúc tại châu Á
Phải chăng Mỹ đang tăng cường phô trương uy lực tại vùng châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị cho chuyến công du vào tuần tới của tổng thống Donald Trump ?
Câu hỏi này đã được đặt ra sau khi Hải Quân Mỹ liên tiếp loan báo việc Hạm Đội 7 phụ trách khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã được hai hàng không mẫu hạm, cùng với hải đội tác chiến đi kèm đến tăng viện. Cùng với một tàu sân bay có mặt tại chỗ, hiện có ba hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động đồng thời trong khu vực. Một sự kiện hiếm thấy.
Trong bản thông cáo công bố hôm qua 25/10/2017, Hạm Đội 7 loan báo là tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz đã trở lại hoạt động trong khu vực châu Á. Tháp tùng theo chiếc Nimitz là một hải đội tác chiến bao gồm một tuần dương hạm cùng bốn khu trục hạm, tất cả đều được trang bị hoả tiễn dẫn đường.
Tướng Mattis gặp tướng Lịch: Mỹ – Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải
Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định ý định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Ngũ Giác Đài hôm 24/10 cho biết bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/10 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Dana W. White cho biết các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã trao đổi về an ninh khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hợp tác trong ASEAN nhằm đảm bảo tự do và cởi mở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ?
Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?
Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược « xoay trục » quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á
Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Cộng rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm qua 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11. Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên – cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.
Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Cộng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ. [Đọc tiếp]
Chuyến bay MH370 mất tích vì âm mưu che giấu tội phạm mổ cướp nội tạng?
Một tỷ phú người Hoa đưa ra những tuyên bố gây sốc về mối liên hệ giữa vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370 của hãng Hàng Không Malysia Airlin vào ngày 8 tháng 3, 2014 và một loạt các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Cộng, theo Vision Times.
Chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines bị biến mất cách đây 3 năm không phải do tai nạn, mà thực chất đó là một âm mưu để “xóa sổ” những người có thông tin về các vụ cấy ghép nội tạng tại một bệnh viện ở Nam Kinh, có liên quan đến người con trai quyền lực của cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) Giang Trạch Dân.
Đó là tin tức vừa được tỷ phú Trung Hoa Quách Văn Quý (Guo Wengui) cung cấp qua một video đăng trên Twitter vào ngày 6/9, theo tờ Vision Times. [Đọc tiếp]
Mỹ cam kết duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á
Hôm nay 23/10/2017, Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á ADMM tại Philippines. Theo Associated Press, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp với báo giới tại Philippines, dù không nhắc đích danh Trung Cộng, song tướng Mattis nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mà không phải dựa trên tiềm lực kinh tế hay quy mô quân sự. Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng tái khẳng định là Hoa Kỳ vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Cộng, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong tình hình ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.
Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ tướng Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình “làm cho Trung Cộng thống trị thế giới trở lại”….giống như Trump “Make American Great Again”
Le Figaro hôm nay có bài viết mang tựa đề “Tập Cận Bình – Make China Greastest Again’’ (làm cho Trung Cộng vĩ đại nhất trở lại). Tác giả Nicolas Baverez nhận xét, Đại hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTQ) chắc chắn dành vòng nguyệt quế cho ông Tập Cận Bình. Khi biến mọi lực lượng đối lập thành con số không, tập trung mọi quyền bính vào tay mình, từ quân sự đến dân sự, ông Tập đã trở thành lãnh đạo Trung Cộng chuyên quyền nhất, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.
Bỏ tù 10% ủy viên trung ương đảng, bành trướng trên Biển Đông
Việc không chỉ định ra người kế thừa sẽ mở ra cho Tập Cận Bình cánh cửa tại vị thêm nhiệm kỳ đến sau năm 2022. Tập đã kết thúc di sản của Đặng Tiểu Bình, kích hoạt hai cuộc cách mạng. Về đối nội, đó là việc quay lại với tôn sùng cá nhân, và sự toàn trị ngày càng ít mềm hơn. Về đối ngoại, đó là sự khẳng định một đại cường bành trướng trên toàn cầu, vào lúc sự lãnh đạo của Mỹ giảm sút dưới áp lực của chủ nghĩa dân túy và thái độ của ông Donald Trump. [Đọc tiếp]
Trung Cộng: xua du kích “giành đất lấn biển”
Hạm đội Nam Hải thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) – lực lượng chuyên trách các hoạt động của Hải Quân Trung Cộng ở Biển Đông, đang được bổ sung một đơn vị cứu hộ mới. Trung Cộng muốn tăng cường sự hiện diện và khả năng của mình trong vùng biển đang có tranh chấp.
Như vậy là hạm đội Nam Hải sẽ có hai đơn vị cứu hộ. Báo Straits Times, hôm nay 22/10/2017, cho biết là theo các chuyên gia quân sự, đơn vị mới này sẽ tăng cường khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở vùng biển xa hơn nữa của hải quân Trung Cộng. Còn một chuyên gia quân sự giấu tên nói với tờ Global Times là đơn vị cứu hộ mới có thể tăng khả năng phòng thủ của Hạm đội Nam Hải dọc theo bờ biển và trên biển, cũng như trong chiến đấu.
Nhật bị đánh bom nguyên tử, sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?
MacArthur, vị danh tướng của Mỹ, là người chỉ huy quân đội tiến đánh Nhật Bản trong thế chiến thứ II. Tuy nhiên, khi ông rời khỏi đất nước này, người dân không hề căm ghét mà ngược lại đều tỏ lòng biết ơn bởi những việc làm của ông.
Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật. Vì thế vô số người Nhật đều hận ông thấu xương.
Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên Hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống. [Đọc tiếp]