Trung Cộng chính thức cảnh cáo Mỹ về việc cho chiến hạm ghé cảng Đài Loan
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Lục Khảng (Lu Kang) ngày 14/12/2017 tuyên bố “mạnh mẽ chống đối mọi hình thức trao đổi chính thức và quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Đài Loan”, và việc Mỹ cho tàu chiến ghé thăm cảng Đài Loan là một hành vi “can thiệp vào công việc nội bộ” của Trung Cộng.
Bản tin của AFP nhắc lại tới nay Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” của Trung Cộng. Ông Lục Khảng trong cuộc họp báo sáng 14/12 nhấn mạnh rằng đã “mạnh mẽ và chính thức phản đối” với phía Hoa Kỳ về khả năng Washington điều chiến hạm đến thăm cảng Cao Hùng của Đài Loan. [Đọc tiếp]
TT Trump ký luật mở đường chiến hạm Mỹ tới Đài Loan: Trung Cộng choáng váng
Vào trưa ngày 12/12 (giờ địa phương), tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký phê chuẩn Đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) cho năm tài chính 2018, bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Cú đấm trực diện này làm cho Trung Cộng choáng váng. Đây là việc làm chưa một TT nào dám thực hiện kể từ tháng 1 năm 1979. Là ngày mà TT Jimmy Carter ký bình thường hóa bang giao với Trung Cộng, công nhận Trung Cộng đại diện chính thức cho nước Tàu tại Liên Hiệp Quốc và đoạn giao với Đài Loan.
Dự luật trước đó đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, với nội dung mở ra khả năng tái khởi động chương trình thăm viếng lẫn nhau giữa các chiến hạm của quân đội Mỹ và Đài Loan, đồng thời mời Đài Loan tham dự hoạt động tập trận Red Flag của Mỹ. [Đọc tiếp]
Khuynh hướng tập trận “trước giờ G” của các cường quốc !
Vào ngày 29/11, lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn Kim Jong-un đã cho bắn thử một hỏa tiễn liên lục địa “tối tân nhất” kéo bán đảo Bắc Hàn bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Ngay lập tức, cả 5 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng và Nga thi nhau biểu dương quân sự, ván cờ chiến lược khai triển quyết liệt.
Mỹ, Nhật, Hàn: Từ tập trận đe dọa đến thực tế chiến đấu
Trong một thời gian dài, Mỹ thiếu ý chí để giải quyết triệt để vấn đề Bắc Hàn, còn Nam Hàn và Nhật Bản càng lo ngại, khiến chiến lược răn đe thất bại, bởi vì để răn đe có tác dụng cần phải có ba điều kiện: thực lực, ý chí và độ tin cậy và đối thủ là kẻ có lý tính. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lại đe dọa Đài Loan không nên dựa vào Mỹ
Đài Loan sẽ bị thất bại nếu dựa vào sức mạnh của nước ngoài để thực hiện chính sách ly khai với Hoa Lục. Trên đây là tuyên bố một viên chức chính phủ Trung Cộng, một tuần sau khi một quan chức của bộ Ngoại Giao nước này đưa ra đe dọa “tấn công quân sự”.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày thứ tư 13/12/2017, khi được hỏi về lời đe dọa của tham tán công sứ Lý Khắc Tân “tấn công Đài Loan nếu chiến hạm Mỹ cặp bến Cao Hùng”, ông An Phong Sơn, phát ngôn viên cơ quan đặc trách quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tuyên bố rằng Trung Cộng chống lại mọi tiếp xúc quân sự giữa Đài Bắc và Washington DC. Viên chức này bình luận thêm “mọi âm mưu dựa vào người ngoài để củng cố sức mạnh hay làm thiệt hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ bị thất bại, sẽ bị nhân dân Trung Cộng chống lại”. [Đọc tiếp]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 2)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 2)
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 3)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 3)
[Bấm vào nghe Audio 4]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 4)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 4)
[Bấm vào nghe audio cuối]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio cuối)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio cuối)
[Bấm vào nghe Audio 1]
Đằng sau vụ La Thăng
Chính trường cộng sản Việt Nam xưa nay vốn hết sức phức tạp và khó lường. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt nào cũng nhận ra.
Phức tạp là bởi các màn so đấu giữa các võ sỹ quyền lực đều diễn ra trên những vũ đài bị nhiều lớp màn đen che chắn, công chúng bên ngoài không thể nhìn thấy gì. Khó lường là bởi bàn tay lông lá của Bắc Kinh đã thò vào mọi ngóc ngách của thượng tầng chính trị Việt Nam, không phải mới gần đây mà ngay từ thập niên 1950.
Rốt cuộc thì quyền lực chính trị dưới “thời đại Hồ Chí Minh” cũng chỉ được các phe nhóm thoả hiệp với nhau trong bóng tối. Người dân chỉ còn mỗi nghĩa vụ cao cả là đi bỏ phiếu (mà nếu không đi thì cũng chẳng sao), đại biểu quốc hội hay đại biểu hội đồng nhân dân chỉ còn mỗi trách nhiệm thiêng liêng là hoặc nhất tề giơ tay hoặc đồng loạt “nhấn nút” để đóng cái dấu “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào sự phân chia ngôi thứ vốn đã xong từ lâu. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ Sử Dụng Con Cờ Đài Loan Như Thế Nào ?
Lê Hoành Sơn
Diễn tiến đoạn giao giữa Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) – Hoa Kỳ:
Ngày 15 tháng 12 năm 1978, Mỹ và Trung Cộng (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) ký kết thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Liền sau đó 1 ngày, tức ngày 16/12/1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter tuyên bố: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1979 trở đi, thừa nhận nhà nước Trung Cộng. Hiệp Ước Phòng Thủ Chung giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng kết thúc vào đúng một năm sau tức ngày 31 tháng 12 năm 1979. Cùng ngày, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc (con trai của Tưởng Giới Thạch) tuyên bố về việc Mỹ-Trung Cộng thiết lập quan hệ ngoại giao, cho rằng Hoa Kỳ bội tín, nhấn mạnh tuyệt đối không đàm phán với Đảng Cộng Sản Trung Hoa. [Đọc tiếp]
Tình báo Đức: Tàu Cộng lợi dụng mạng xã hội để làm gián điệp
Cơ quan phản gián Đức hôm 10/12/2017 đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ Trung Cộng sử dụng các mạng xã hội để moi tin từ các quan chức cũng như giới làm chính trị tại Đức. Một cách cụ thể là đã có đến hơn 10.000 nhân vật Đức bị gián điệp Trung Cộng tiếp cận thông qua các tài khoản mạng giả mạo, đặc biệt là qua mạng LinkedIn.
Theo hãng tin Mỹ AP, ông Hans-Georg Maassen, giám đốc cơ quan phản gián Đức, mang tên là BfV, tình báo Trung Cộng đã thiết lập nhiều tài khoản hay profile ảo trên mạng xã hội, chủ yếu là trên mạng kết nối giới chuyên nghiệp LinkedIn, giả danh là chuyên gia tư vấn, chuyên gia tuyển mộ, hay học giả, từ đó “kết nối” với các mục tiêu như các chính khách hay quan chức cao cấp, thu thập tin tức về những thói quen, sở thích, quan điểm chính trị của những người này.
Vũ khí châu Á: Nam Hàn nổi bật là bên bán, Việt Nam là bên mua
Trong bản báo cáo thường niên về tình hình buôn bán vũ khí trên toàn thế giới được công bố hôm nay, 11/12/2017 tại Stockholm, Thụy Điển, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận là sau 5 năm sụt giảm, hoạt động buôn bán vũ khí đã gia tăng trở lại trong năm 2016.
Danh sách các “đại gia” vũ khí vẫn không thay đổi, với Mỹ đi đầu, bán ra 57,9% tổng lượng vũ khí trên toàn cầu, đứng thứ nhì là Anh Quốc, nhưng rất xa đằng sau so với Mỹ chỉ có 9,6%, bám sát là Nga với 7,1%, và Pháp đứng thứ tư với 5%.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy các thương vụ vũ khí, theo Viện SIPRI, là tình hình căng thẳng gia tăng tại một số khu vực trên thế giới, đứng đầu là tại châu Á, mà cụ thể là ở khu vực Bắc Hàn, với mối đe dọa hỏa tiễn và nguyên tử Bình Nhưỡng ngày càng rõ nét, và ở Biển Đông, nơi các hành động bành trướng của Trung Cộng buộc các láng giềng tăng cường năng lực quân sự để đối phó.
La Vũ: Từ bỏ chế độ, Tàu và Mỹ mới có quan hệ tốt đẹp thật sự
“Thái tử đảng” La Vũ mới đây đã công bố bức thư công khai thứ 25 cho ông Tập Cận Bình, nói rằng, sớm muộn gì thì trên trái đất này dân chủ cũng sẽ đánh bại chế độ chuyên chế và tiêu diệt chuyên chế. Ông La Vũ kêu gọi ông Tập Cận Bình từ bỏ chế độ độc tài chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ), chỉ có như vậy thì Trung Cộng mới thực sự thiết lập quan hệ tốt đẹp với Mỹ.
Ngày 9/11, ông Tập Cận Bình cử hành nghi lễ tiếp đón Tổng thống Trump trong chuyến thăm viếng Trung Cộng tại cổng phía Đông của Đại lễ đường ở Bắc Kinh.
Ngày 6/12, ông La Vũ, con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã công bố bài báo thứ 25 trong loạt bài “Thảo luận cùng người anh em Tập Cận Bình”, trong đó đã bày tỏ quan điểm về các vấn đề xoay quanh quan hệ giữa Trump – Tập và Mỹ – Trung. [Đọc tiếp]
Sự sụp đổ của một… “thần tượng”
Việc bắt người trong đảng CSVN và đảng CS Tàu đều là mục đích thanh trừng phe nhóm nội bộ chứ không phải là thực thi luật pháp. Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi” nhằm thanh toán hết các phe đối lập để làm “hoàng đế” trong đại hội 19 tại Bắc Kinh vừa rồi. Tại Việt Nam cũng vậy, mấy ngày nay bắt Đinh La Thăng (thành viên bộ chính trị Ba Đình, nguyên Bí Thư Thành Ủy HCM) cũng nằm trong mục tiêu thanh toán nội nộ đảng CSVN.
Nếu vì tội tham nhũng mà bắt đảng viên CSVN thì chắc chắn rằng sẽ không có đảng viên nào hoạt động tại Việt Nam kể cả Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười v.v… Dưới đây là “ồn ào” chuyện bắt Đinh la Thăng:
Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump
Thứ Tư tuần rồi, TT Trump tuyên bố công nhận Jesusalem là thủ đô của Do Thái, làn sóng công phẫn của các nước Hồ Giáo lên cao, các cuộc biểu tình chống đối TT Trump của người Hồi Giáo dậy lên từ Trung Đông đến Đông Nam Á. Các nước Tây Phương ngạc nhiên về quyết định này của TT Trump. Lo ngại Trung Đông thành lò lửa chiến tranh. Qua các tin tức bình luận trên báo chí quốc tế thử tìm xem sự việc này ra sao? [Đọc tiếp]