Chuyên gia Trung Cộng: Việt và Mỹ không nên vượt lằn ranh đỏ tại Biển Đông
Lời người post: Lằn ranh đỏ của Trung Cộng ở Biển Đông nằm mở đâu?
Lời đe dọa của các chuyên gia Trung Cộng được đăng trên cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Hoa – Hoàn Cầu Thời Báo, trong tình hình hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson dự kiến sẽ tới Việt Nam vào tháng 03/2018 rằng “Mỹ và Việt Nam không nên vượt lằn ranh đỏ để khiêu khích Trung Cộng về vấn đề Biển Đông và Bắc Kinh có khả năng chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào”
Lý Khiết (Li Jie), một chuyên gia hải quân của Bắc Kinh ngày 29/01/2018 phát biểu với Hoàn Cầu Thời Báo: “So với các quốc gia có tranh chấp với Trung Cộng trong khu vực, Việt Nam là nước có khả năng quân sự tốt nhất. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành lực lượng mạnh nhất mà Washington có thể tin cậy để chống lại Trung Cộng trên Biển Đông”. [Đọc tiếp]
Công ty Apple chuyển ứng dụng lưu trữ iCloud đến công ty GCBD tại Trung Cộng
Ngày 11 tháng 1, năm 2018 vừa rồi, Công ty điện toán khổng lồ Hoa Kỳ Apple (chuyên sản xuất iPhone, iPad, và PC cùng những ứng dụng tin học khác) đã tuyên bố rằng họ sẽ chuyển các hoạt động iCloud của những khách hàng hãng Apple đang cư ngụ tại nước Tàu sang công ty công ty dữ liệu lớn Guizhou-Cloud. Ltd (GCBD) của Trung Cộng. Công ty này thuộc sở hữu của nhà cầm quyền tỉnh Quý Châu (Guizhou) ở miền nam Trung Hoa. Sự việc này sẽ thực hiện bắt đầu ngày 28 tháng 2 năm nay.
Điều đó có nghĩa là tất cả dữ liệu – bao gồm ảnh, video, tài liệu và thông tin cá nhân khác – do các khách hàng của Apple tại Trung Cộng tải lên tài khoản iCloud sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của GCBD từ đó. Mọi tài khoản iCloud bên ngoài Trung Cộng sẽ không bị ảnh hưởng. [Đọc tiếp]
Tội ác cộng sản Liên Bang Xô Viết
Quý vị xem hết bộ phim dưới đây để thấy Cộng Sản Nga Xô tàn ác như thế nào? Không thể tường tượng nỗi con người mà có những hành vi man rợ với đồng loại như vậy? Mặc dù hiện nay nước Nga đã thoát ra khỏi chế độ Cộng Sản hơn một phần tư thế kỷ (1991-2018), nhưng đầu óc Tổng Thống Vlidamir Putin vẫn chưa đoạn tuyệt với “bản chất” cộng sản. Thế mới biết hậu quả của Cộng sản tàn hại cho con người của thế hệ mai sau như thế nào?
Đừng gọi họ là anh hùng!
Khó nói hết cảm xúc những ngày qua. Vâng, lịch sử. Chưa bao giờ vui đến thế. Chưa bao giờ có được những phút giây ngập tràn, hả hê thế. Tôi cũng hét, gào đến khản giọng. Bao triệu người Việt hét mừng đến lạc giọng như tôi.
Nhưng rồi cũng xong. Stop. Cho dù chiều mai, Việt Nam thắng hay thua. Bóng đá, trả lại cho bóng đá.
Thêm ngày mai thôi. Vui chừng ấy đủ rồi. Khóc cười đủ rồi. Ừ thì “bất khuất, hiên ngang, quật cường, vĩ đại”, chi cũng được. Nhưng đừng gọi họ là “anh hùng”, đừng nhét nhồi cái “tinh thần yêu nước” vào quả bóng. [Đọc tiếp]
Đội túc cầu Việt Nam U23 đoạt giải hạng nhì túc cầu châu Á năm 2018
U23 là gì? “U” có nghĩa là Under (dưới) 23 tuổi. Chỉ những cầu thủ tuổi từ 23 tuổi trở xuống mới được tham gia vào đội tuyển này. Thông thường trong đội hình U23 có thể có nhiều nhất 3 cầu thủ trên 23 tuổi, còn độ tuổi nhỏ nhất thì tùy vào quy định của Ban tổ chức, thường là 16 tuổi. Quy định của Ban Tổ Chức Seagames là môn túc cầu dành cho các cầu thủ độ tuổi từ 16 – 23 (tính theo ngày tháng năm sinh) và mỗi đội được phép tăng cường nhiều nhất 3 cầu thủ trên 23 tuổi. Đội túc cầu Việt Nam U23 năm nay đã vươn mình lập nhiều thành tích vẻ vang cho người Việt. Đáng ra túc cầu Việt Nam đã vươn mình từ những thập niên về trước. Sự trỗi dậy muộn màng này âu đó cũng là điều đáng tiếc cho số phận dân tộc Việt Nam bị kềm kẹp chậm tiến dưới chế độ Cộng Sản.
Từ những chiến thắng túc cầu đáng ngạc nhiên của đội túc cầu Việt Nam U23:
Sau khi giành vị trí thứ hai trong bảng thi đấu với những đấu thủ nặng ký được cho là vượt trội như Nam Hàn, Úc và Syria, đội túc cầu Việt Nam U23 được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Park Hang-seo (người Nam Hàn) tiếp tục gây chấn động bằng chiến thắng đội Iraq ở vòng tứ kết hôm thứ Bảy 20/01/2018 trong một trận đấu với những màn trình diễn ngoạn mục nhất trong lịch sử túc cầu Việt Nam, rồi thắng Qatar đi vào chung kết với Uzbekistan…nhưng rất tiếc đã vuột mất chiếc cúp vàng vô địch của giải Seagames túc cầu chấu Á năm nay.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Hàn thảo luận về Bắc Triều Tiên tại Hawai
Sau chuyến công du Indonesia và Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đến Hawai ngày 25/01/2018 và gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn Song Young Moo để bàn về vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.
Giải thích với báo giới trên phi cơ riêng, ông Jim Mattis cho biết chọn Hawai “vì địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của cả hai bên”. Cuộc gặp diễn ra ở trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong trại H. M. Smith. Hai bộ trưởng Mỹ-Hàn sẽ có “tuyên bố chung” trong buổi họp báo.
Theo hãng tin Yonhap của Nam Hàn, buổi làm việc tập trung vào việc điều phối hoạt động của hai đồng minh sau khi Bắc Hàn chấp nhận tham gia Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang khai mạc ngày 09/02, sau hai năm căng thẳng.
Không chiến cũng chẳng hòa: Chiến lược Trung Cộng chiếm Biển Đông
Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho “Cuộc chiến sắp tới”, với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về kỹ thuật và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài “Sắc xám: Không chiến cũng chẳng hòa”, tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng trên Biển Đông.
Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát
Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Cộng là “hiểu rõ kẻ thù”. Các tướng lãnh tại Học Viện Khoa Học Quân Sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Mỹ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Cộng đã khai thác được các kỹ thuật mới nhằm “tin học hóa” chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát. [Đọc tiếp]
Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Cộng
Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy), mà thủ tướng Ấn Độ khởi xướng từ năm 2014, vừa có thêm một bước tiến cụ thể, với việc Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN họp thượng đỉnh tại thủ đô New Delhi trong hai ngày 24 và 25 tháng 1, 2018. Tuy quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN không nhiều so với quan hệ của Trung Cộng với khối này, nhưng New Delhi có những thế mạnh riêng. Bên cạnh việc thống nhất một quan điểm chung về Biển Đông, Ấn Độ và các nước ASEAN dự kiến triển khai nhiều hợp tác, đặc biệt phải kể đến các hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chống khủng bố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
Sự việc Ấn Độ mời cùng lúc lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN tham dự Ngày Cộng Hòa Ấn Độ lần thứ 69, 26 tháng Giêng (khác hẳn với thông lệ một khách mời danh dự hàng năm), vào đúng dịp hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ, có một ý nghĩa biểu tượng cao. Cho dù cái tên Trung Cộng không hề được nêu ra trong bản Tuyên Cáo chung giữa New Delhi và khối ASEAN, nhưng gần như ai cũng hiểu rằng mục tiêu ẩn đằng sau nỗ lực gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN là nhằm để đối trọng lại đà lấn tới ngày càng mạnh mẽ của Trung Cộng tại châu Á, về kinh tế, quân sự, cũng như chính trị.
Tàu sân bay Mỹ sẽ có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam
Như đã đưa tin trên trang nhà https://vietquoc.org cách đây chừng vài tuần là Hàng Không Mẫu hạm Hoa Kỳ sẽ ghé cảng Việt Nam vào tháng 3.
Ngày hôm qua 25/01/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đến thăm Việt Nam đã chính thức tuyên bố là vào tháng 3 này Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson sẽ cập bến Tiên Sa Đà Nẵng.. Đây là sự kiện lịch sử. Tại sao?
Thứ nhất: Theo các quan chức cao cấp Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ cho rằng đây sẽ là một chuyến viếng thăm lịch sử, vì cho tới nay, chưa bao giờ có một Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ cập bến Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam trước năm 1975, các hàng không mẫu hạm của Mỹ chỉ đi ở ngoài khơi, chứ không ghé vào các hải cảng của Việt Nam.
Thứ hai: “Lần đầu tiên một Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam trong tháng 3/2018, một sự kiện lịch sử đối với hai quốc gia cựu thù và nay trở thành gần như là đồng minh hợp lực chống lại sự bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông” [Đọc tiếp]
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Trump đe dọa dừng trợ cấp cho Palestine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang có mặt tại Davos, Thụy Sĩ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên. Tại đây, ông Trump đã nói rằng nếu người Palestine không tham gia đàm phán hòa bình, Mỹ sẽ dừng viện trợ kinh tế và hỗ trợ an ninh.
Phát biểu tại WEF, ông Trump nói Hoa Kỳ cung cấp cho người Palestine “hàng trăm triệu USD viện trợ và hỗ trợ” mỗi năm.
Ông Trump quở trách lãnh đạo Palestine “không tôn trọng… vị Phó Tổng thống tuyệt vời của chúng tôi” Mike Pence khi đầu tuần qua đã từ chối gặp ông trong chuyến thăm Trung Đông.
Bộ trưởng Mỹ thắp hương chùa Trấn Quốc để gửi thông điệp gì?
Lời người post: Không phải là chuyện rảnh rỗi đi du lịch đến Việt Nam mà đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ Jim Mattis viếng thăm chùa Trấn Quốc. Theo bách khoa tự điển Wikipedia, thì “chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế, (541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được rời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa thời nhà Lý, và điện Hàn Nguyên thời nhà Trần. Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng… Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.”
Với lịch sử trường tồn như vậy, cho thấy chùa biểu tượng cho sự tồn vong của một dân tộc qua bao thời đại, Bắc quân từng ngàn năm đô hộ, xâm lăng, tàn phá, đồng hóa Việt Nam nhưng không thành. Chùa Trấn Quốc là biểu tượng hiện hữu sừng sững qua bao thời đại lịch sử Việt Nam … Việc đến thăm chùa Trấn Quốc của Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis có phải là thông điệp của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chống ngoại xâm Bắc Phương để không rơi vào tay Bắc phương xâm lược. Trước đây, trong chuyến công du Việt Nam của TT Trump tại Hội Nghị ASPEC tại Đà Nẵng, ông đã lên tiếng về nền độc lập của Việt nam qua sử liệu: Hai Bà Trung đánh đuổi quân Tàu. [Đọc tiếp]
Vụ bắn chết Ls Lê Đình Hồ: Nguyên nhân nào ?
Daily Mail – Luật sư Lê Đình Hồ bị bắn chết theo kiểu hành quyết vào lúc 3:15 chiều trong lúc đang ngồi uống cà phê tại Bankstown City Plaza. Ông là một người nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tại Úc vì những quan điểm chính trị mạnh mẽ của mình.
Cảnh sát trưởng của lực lượng Cảnh sát New South Wales, Scott Cook, cho biết các nhà điều tra không tin vụ bắn súng là ngẫu nhiên. Ông Cook nói: “Chúng tôi tin rằng vụ việc này đã nhắm mục tiêu từ trước. Nạn nhân có nhiều thân chủ tham gia vào tổ chức tội phạm và những tội khác, nên nguyên nhân có vẻ liên quan đến nghề nghiệp của ông ấy.”
Luật sư Lê Đình Hồ có ba người con nhỏ với cô vợ thứ hai, 30 tuổi, Ngô Thu Hường và hai người con lớn trong cuộc hôn nhân đầu.
Ông Lê Đình Hồ hành nghề luật sư từ năm 1999 và có văn phòng tại Old Town Centre ở Bankstown. Ông ủng hộ Đảng Lao Động và là tác giả của nhiều bài báo về những vấn đề pháp lý trên trang tin chống Cộng Saigon Times ở Sydney.
Giám đốc chương trình Cộng Đồng Người Việt Tại Úc ở NSW, Paul Huy Nguyễn, miêu tả ông Lê Đình Hồ là “một luật sư hình sự rất nổi tiếng.”
Ông Paul Huy Nguyễn phát biểu: “Thật là đáng sợ. Đó là một tổn thất lớn cho cộng đồng chúng tôi.”
Sáu năm trước, ông Lê Đình Hồ đã chụp ảnh cùng ông Shaoquett Moselmane ở Quốc Hội NSW, hai ông là bạn đại học.
Luật sư gốc Việt, Lê Đình Hồ, bị bắn chết ở Úc
News AU – Một luật sự gốc Việt nổi tiếng có tinh thần chống Cộng, một người Việt quốc gia bị bắn chết trong quán cà phê ở Sydney, Úc. Các nhân chứng đã nghe nhiều tiếng súng và hàng trăm người rời khỏi hiện trường khi cảnh sát truy đuổi nghi can.
Luật sư hình sự Lê Đình Hồ, được cho là đang trong độ tuổi 60, đã bị bắn chết theo kiểu hành quyết khi ông đang ngồi uống cà phê ở một bàn bên ngoài quán Happy Cup Café ở Bankstown City Plaza vào chiều thứ Ba.
Luật sư Lê Đình Hồ được nhân viên y tế cấp cứu nhưng đã tử vong ở hiện trường
Không chỉ có “vây cá mập”
Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.
Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái… [Đọc tiếp]
Gần 5 ngàn dân tỉnh Quảng Bình đứng lên đòi nhà nước CSVN tiền bồi thường vụ thải chất độc Formosa
Video clip dưới đây ghi lại cuộc biểu tình của gần 5 ngàn người dân tỉnh Quảng Bình đồng loạt đứng lên đòi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả tiền bồi thường vụ thải chất độc của công ty Formosa:
Vụ công ty Formosa tại Quảng Bình của Đài Loan có vốn của Trung Cộng, đã thải chất độc ra biển vào đầu tháng 4/2016 làm cá chết trắng đầy bờ biển từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên đến Lăng Cô vùng dưới chân đèo Hải Vân. Sự việc nghiêm trọng này đã làm hàng vạn ngư dân thất nghiệp, hàng ngàn gia đình có thương mãi liên quan đến ngư trường phá sản… Đây là vụ đầu độc môi sinh trầm trọng nhất thế kỷ đối với dân tộc Việt Nam. Sau đó, Formosa đã bồi thường $500 triệu đô la, nhưng tiền bồi thường đó không đến tay người dân chài nghèo khó mà lọt vào túi tham của các quan chức lớn nhỏ của CSVN từ trung ương đến địa phương, thậm chí còn chia tiền cho thân nhân cán bộ Việt Cộng ở địa phương chứ không thật sự đến tay nạn nhân.