Chiến tranh thương mại : Mỹ-Trung leo thang trả đũa nhau
Washington công bố thêm một danh sách các mặt hàng Trung Cộng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu. Ngay lập tức, Bắc Kinh thông báo những biện pháp tương tự nhắm vào đậu nành, xe hơi và hàng không của Mỹ.
Sau cuộc đọ sức đầu tiên, mỗi bên đã tung ra một biện pháp trừng phạt hàng hóa của “đối tác“, Hoa Kỳ vừa tung đòn thứ hai.
Theo AFP, danh sách thứ hai, được trình bày là “tạm thời”, do bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo gồm những sản phẩm thuộc công nghệ cao cấp từ hàng không, viễn thông cho đến người máy (robot) và máy móc, tổng trị giá khoảng 50 tỷ đôla. Những mặt hàng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu được “lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích kỹ càng“ tức là sẽ gây thiệt hại nặng cho các dự án công nghiệp của Trung Cộng, nhưng cùng lúc không tác hại gì nhiều cho kinh tế Mỹ, theo giải thích của bộ trưởng Robert Lighthiger.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những Điều Bạn Cần Biết
Tóm tắt bài viết
- Nếu sắp tới xẩy ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung, thì chúng ta nên tìm hiểu về tình hình kinh tế của Trung Cộng
- Nhìn vào số liệu, nền kinh tế của đất nước này không phát triển mạnh như các nhà lãnh đạo đã phát biểu. Nền kinh tế Trung Cộng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
- Điều đó nói lên rằng, các nước theo chế độ chuyên chế sẽ không phải lo ngại về các cuộc bầu cử trong nước, cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ đối mặt với một ngưỡng cao hơn trên phương diện bất ổn về kinh tế
Chiến tranh thương mại đang diễn ra ở đây, vì vậy đã đến lúc phải nhìn vào nền kinh tế Trung Cộng để biết những gì mà người Hoa Kỳ đang phải đối mặt. [Đọc tiếp]
Châu Á: Mỹ làm rõ chiến lược mới với vai trò quan trọng của Ấn Độ
Washington đã đề cập nhiều đến khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, thay cho khái niệm cũ là châu Á-Thái Bình Dương, với chủ trương được tuyên bố là thiết lập một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do. Ngày 02/03/2018, chiến lược châu Á mới của Mỹ đã được làm rõ, với yếu tố nổi bật là vai trò của Ấn Độ được coi trọng.
Phát biểu với báo chí tại Washington, ông Alex Wong, phụ tá ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đã giải thích rõ hơn về chiến lược của chính quyền Donald Trump ở khu vực được gọi là Ấn Độ – Thái Bình Dương mà mục tiêu là tạo ra được một vùng “tự do (free) và mở (open)”. [Đọc tiếp]
Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Thông cáo phát hành ngay 4/4/18
Các nhà hoạt động vì môi trường và bảo vệ nhân quyền Việt Nam bị đặt vào vòng ngắm trong khi đàn áp vẫn tiếp diễn
(New York, ngày mồng 4 tháng Tư năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vận động nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xử vụ án của họ vào ngày mồng 5 tháng Tư năm 2018.
Sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự. [Đọc tiếp]
Tại sao Kim Jong Un đồng ý gặp Tổng thống Trump ?
Một người đào thoát Bắc Hàn đã đưa ra nhận định vì sao ông Kim Jong Un bất ngờ bày tỏ mong muốn đối thoại với Hoa Kỳ về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông Ji Seong-ho là một người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn. Ông điều hành một tổ chức chuyên giúp đỡ người Bắc Hàn trốn thoát, gọi là NAUH (Now, Action & Unity for Human Rights – Tạm dịch: Lập tức Hành động và Đồng thuận vì Nhân quyền). Ông là một diễn giả thường xuyên tại Diễn đàn Tự do Oslo.
Business Insider cho biết lời bình của ông Ji về lý do vì sao Bắc Hàn bất ngờ đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. [Đọc tiếp]
ASEAN có chào đón khi Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông?
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tăng cường hoạt động hải quân ở Biển Đông nhằm gửi đi một thông điệp đến Trung Cộng rằng: “Các nước láng giềng trong khu vực nhỏ hơn các ông, nhưng họ không đơn độc”, theo Asia Times.
Sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông là một phần lời khẳng định của Washington rằng họ cần thiết và mong muốn bảo đảm sự ổn định trong khu vực, Asia Times bình luận. Nhưng câu hỏi là liệu các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông hay không. [Đọc tiếp]
Nga-Mỹ trước nguy cơ Chiến tranh lạnh…
Có vẻ như Nga và Mỹ đang đối đầu trong một cuộc chiến tranh lạnh. Giống như đã từng diễn ra trong quá khứ, cuộc chiến tranh lạnh này có thể biến thành xung đột vũ trang bất kỳ lúc nào.
Ba tuần trước, Nga bị cáo buộc là đã sử dụng chất độc thần kinh để ám sát cựu điệp viên người Nga, Sergei Skripal và con gái tại thành phố Salisbury, nước Anh.
Các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng Nga muốn thông qua hành động này để gửi thông điệp đến các điệp viên khác đang có ý định bỏ chạy sang các nước phương Tây. Thời điểm xẩy ra vụ việc trùng hợp đúng lúc ông Putin vừa tái đắc cử Tổng thống, tiếp tục vị trí ở đỉnh cao quyền lực lên đến 20 năm.
Các nước đã ngay lập tức gay gắt phản ứng lại vụ mưu sát. Trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần này, Anh đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Tiếp đó, Mỹ trục xuất 60 cán bộ ngoại giao gồm 48 người đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington và 12 người tại Liên Hợp Quốc ở New York. Mỹ cũng cho đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle, Tiểu bang Washington. [Đọc tiếp]
Thủ tướng Nhật sắp đến Mỹ, bàn về Bắc Hàn
Tin Reuters cho biết vào ngày 2/4, Thủ tướng Abe nói rằng ông sẽ yêu cầu Tổng thống Trump đề cập việc Bắc Hàn từng bắt cóc công dân Nhật trong cuộc gặp của ông Trump với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, dự kiến diễn ra vào tháng 5.
Trước đó, sau tuyên bố đột ngột của ông Trump đồng ý gặp ông Kim, Thủ tướng Abe đã ngỏ ý ông sẽ đến Mỹ vào tháng Tư. Diplomat nhận định đối với chính quyền của ông Abe, ý định gặp ông Kim của Trump, được quyết định đột ngột, không kèm chương trình nghị sự hay thậm chí là địa điểm, đã đặt ra một bài toán khó khăn cho Nhật Bản.
Tokyo đã luôn nhất quán với chiến lược “gây áp lực tối đa” lên Bắc Hàn của Mỹ, theo đó Washington thuyết phục các đối tác và đồng minh siết chặt trừng phạt, buộc Bình Nhưỡng phải nhượng bộ về chương trình hạt nhân, tên lửa. Đến tháng 2 vừa qua, Abe và Trump vẫn bày tỏ quyết tâm duy trì áp lực này.
Trung Cộng gây áp lực VN dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba
Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang phải đối diện với sự trì trệ trong phát triển kinh tế, trong lúc Trung Cộng tăng áp lực buộc Việt Nam phải dừng khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển có tranh chấp.
Theo truyền thông quốc tế và các chuyên gia chính trị, vào tháng trước Công ty dầu lửa Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án thăm dò dầu khí cho Việt Nam tại Bãi Tư Chính (tên quốc tế là Vanguard Bank) ở Biển Đông, dường như là do có áp lực từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ: TC tăng thuế 25% đối với 128 mặt hàng nhập từ Mỹ
Trung Cộng vừa tăng thuế suất lên 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm thịt heo, trái cây và các sản phẩm khác, trị giá lên đến 3 tỷ đôla.
Bộ Tài chính Trung Cộng công bố mức thuế này hôm 1/4 và có hiệu lực ngay lập tức. Bộ này nói rằng Trung Cộng đưa ra mức thuế cao này nhằm đáp trả mức thuế quan của Hoa Kỳ đánh vào sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Cộng, có hiệu lực vào ngày 23/3. [Đọc tiếp]
Việt Cộng nằm vùng qua Mỹ theo diện ER5 (diện thương gia) bị bắt.
BÀI DỊCH THEO HÃNG THÔNG TẤN – WASHINGTON theo dõi VC nằm vùng
Sau nhiều tuần theo dấu điều tra, sau, cuối cùng, FBI đã hoàn thành hồ sơ của …một người tên Kenny Nguyễn đang sống tại Huntingdon, Pennsylvania. Nguyễn đến Hoa Kỳ thông qua thị thực (visa) đầu tư ER5 một vài năm trước đây và gần đây hắn đã mở một công ty kinh doanh lót sàn gỗ. Lợi dụng việc chính phủ Hoa Kỳ dễ dãi trong hệ thống chính trị cởi mở, Nguyễn đã sử dụng tài khoản của mình trên mạng xã hội để quảng bá cho sự bành trướng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng cách thuyết giảng lý tưởng hận thù có kế hoạch. Cùng lúc, hắn cũng cất giấu một số vũ khí giết người bất hợp pháp như lựu đạn, súng ngắn tự động. Nguyễn đã thông báo trên trang Facebook cá nhân của mình rằng chính hắn sẽ tạo ra thiệt hại lớn cho nhiều công dân Mỹ vô tội, những người phản đối việc rao giảng tội ác thù hận của hắn.
[Đọc tiếp]
Tình trạng du lịch Tàu Cộng tràn lan tại Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung…
Cách đây không lâu, ngày 22/3, trang nhà https://vietquoc.org có đăng bài “xe du lịch Tàu Cộng được lái thẳng tới Hạ Long” với những lời bình phẩm báo động về việc: Xóa bỏ biên cương để Hán hóa…
Nhà cầm quyền CSVN tỉnh Quảng Ninh cho phép xe du lịch do Tàu Cộng điều khiển được trực tiếp lái tới thành phố Hạ Long tự do qua cửa khẩu Móng Cái, báo Xinhua của nhà nước Trung Cộng cho biết hôm 21/3/2018. Thành phố Hạ Long là địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được ghi vào danh sách “Di sản thế giới”
Chưa đầy 10 ngày sau, tin tức đài RFA đã tin: “Tình trạng du lịch Trung Quốc tràn lan tại Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung”… Tại sao đảng CSVN lại để cho quân Tàu Cộng qua biên giới Việt Việt Nam một cách tự do, Điều này không nằm ngoài toan tính của ý đồ bán nước.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa…
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cùng Tổng lãnh sự tại thành phố HCM, bà Mary Tarnowka thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và thắp hương ở Nghĩa Dũng Đài vào ngày thứ Năm, 29/3/2018.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Kritenbrink cho biết thông tin vừa nêu. Ông Đại sứ Kritenbrink còn cho biết, hồi tháng Giêng vừa qua ông đến viếng những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại Sân bay Biên Hòa.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chia sẻ trên trang fanpage của ông rằng “Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh và như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào.” [Đọc tiếp]
Ai là kẻ bán nước?
Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan tìm lại công lý, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí là cựu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.
Một người nhận tiền của một người hay một tổ chức chính trị đối lập nào đó đứng ra kêu gọi lật đổ chế độ cầm quyền, cho dù đứng trên góc độ chính thống của đảng cầm quyền để luận tội họ, họ có thể là phản động nhưng (cũng) không phải là kẻ bán nước!
Một người hay nhiều người tổ chức biểu tình hàng loạt sau một sự cố về môi trường hay tài nguyên nào đó, cuộc biểu tình phát triển đến cấp độ kêu gọi lật đổ chính quyền và ngày càng lộ rõ chân tướng của người chủ mưu. Càng không thể gọi người chủ mưu tổ chức biểu tình là kẻ bán nước cho dù họ có âm mưu phản động lại nhà nước đương quyền. [Đọc tiếp]