Mỹ: Sẽ tiếp tục chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu với báo giới trên máy bay đến Hawaii ngày 29/05/2018 (Thomas WATKINS / AFP)

Sau các cử chỉ cụ thể để cảnh cáo Trung Cộng về việc đưa vũ khí hạng nặng xuống Biển Đông và quân sự hóa các đảo họ tự bồi đắp trong vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng, Mỹ tiếp tục cứng giọng nghiêm khắc với Bắc Kinh: Trên đường bay đến Hawaii để tham dự lễ bàn giao quyền chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cựu Đại Tướng Jim Mattis ngày 29/05/2018 tuyên bố: Washington sẽ tiếp tục đối đầu với các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Quan hệ quân sự Mỹ-Trung lại gặp sóng gió

Một hộ tống hạm loại 054A thuộc lớp Giang Khải II (Jiangkai II) của quân đội TC trong đợt tập trận RIMPAC năm 2014 (CC/U.S. Navy)

Ngày 23/05/2018, Hoa Kỳ thông báo đã rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Thái Bình Dương. Theo Lầu Năm Góc, quyết định này là nhằm phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là đã khai triển các hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn địa đối không ở Trường Sa, cũng như lần đầu tiên cho oanh tạc cơ đáp xuống một đảo ở Biển Đông.

Tập trận Vành đai Thái Bình Dương-RIMPAC là cuộc tập trận đa quốc gia, diễn ra hai năm một lần tại vùng biển quanh Hawai. Đây là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của gần 30 nước. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự trù diễn ra từ ngày 27/06 đến 02/08. Hải quân Trung Cộng đã từng tham gia cuộc tập trận này hai lần, vào năm 2014 và năm 2016. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: tranh cãi nẩy lửa về “cưỡng ép chuyển giao công nghệ” tại WTO

TT Trump tuyên bố tăng thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng. Ảnh: New York Times.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn từ áp thuế đến đấu khẩu trước WTO ngày 28 tháng 5 năm 2018

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh cãi kịch liệt tại buổi họp WTO trước cáo buộc của chính quyền Trump về việc Trung Cộng đề ra các quy định riêng nhằm ăn cắp công nghệ từ Mỹ.

Đại diện Mỹ và Trung Cộng có cuộc tranh cãi nẩy lửa tại WTO hôm 28/5 về cáo buộc của chính quyền Trump rằng Trung Cộng ăn cắp các ý tưởng công nghệ của Mỹ. Đây là nguyên nhân của hai vụ kiện cũng như là kế hoạch thuế trừng phạt 50 tỷ USD của Nhà Trắng đối với hàng hóa Trung Cộng.

Theo Reuters, Đại sứ Mỹ Dennis Shea nói việc chuyển giao công nghệ đã trở thành luật bất thành văn cho những công ty nước ngoài cố gắng tiếp cận thị trường đang phát triển của Trung Cộng, đặc biệt nếu đối tác của họ là doanh nghiệp nhà nước. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trump tiếp tục: Mỹ thông báo đòn trừng phạt 50 tỷ USD…

Lời người post: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn ngoạn mục, mời đọc Đối đầu Mỹ-Trung là chuyện tất yếu…

Tổng thống Trump cùng bộ sậu phụ trách thương mại cấp cao. Ảnh: AP.

Theo Reuters, Tòa Bạch Ốc hôm 29/5 tuyên bố sẽ tiếp tục khai triển các biện pháp trừng phạt thương mại với Trung Cộng, chỉ vài ngày sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận về giảm căng thẳng chiến tranh thương mại.

Chính quyền Hoa Kỳ cho biết tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt thương mại chống Trung Cộng cũng như tiến hành khởi kiện Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại thế giới.

Cụ thể, Tòa Bạch Ốc sẽ công bố danh sách hàng hóa nhập từ Trung Cộng bị tăng mức thuế 25% vào ngày 15/6 tới. Lượng hàng hóa nhập khẩu này có giá trị khoảng 50 tỷ USD, theo tính toán của bộ Tài Chính Hoa Kỳ.  [Đọc tiếp]

Trump xác nhận trùm tình báo Triều Tiên đến New York để đàm phán

Ông Kim Yong Chol được bắt gặp tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 29/5. Ảnh: AP.

Tổng thống Trump cho rằng “trùm tình báo” Bắc Hàn đến New York ngày 30/05 là phản hồi tích cực của Bình Nhưỡng sau lá thư hủy thượng đỉnh ngày 24/5.

Tổng thống Hoa Kỳ ngày 29/5 xác nhận Washington và Bình Nhưỡng đã xúc tiến nhiều cuộc họp chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.

“Chúng ta đang có đội ngũ tuyệt vời để (chuẩn bị) đối thoại với Bắc Hàn. Các cuộc họp về thượng đỉnh đang được tiến hành và sẽ có thêm nhiều cuộc họp nữa. Ông Kim Yong Chol, Phó chủ tịch Bắc Hàn, đang trên đường tới New York. Đây là những phản ứng rất tích cực sau lá thư của tôi, xin cảm ơn các bạn”, ông thông báo trên Twitter sáng ngày 29/5. [Đọc tiếp]

Phái đoàn Mỹ đến Triều Tiên chuẩn bị cuộc gặp Trump – Kim ngày 27/05

Đại sứ Mỹ tại Phillipines Sung Kim

Phái đoàn Hoa Kỳ cầm đầu bởi cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Hàn ông Sung Kim đến Bắc Hàn ngày 27/5 để thảo luận các công tác chuẩn bị cho cuộc gặp Donald Trump – Kim Jong-un, dù khả năng thượng đỉnh diễn ra vẫn còn được để ngỏ.

Theo tiết lộ của Washington Post, Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Sung Kim đã được triệu tập dẫn đầu phái đoàn đến Bắc Hàn ngày 27/5. Ông Sung Kim là cựu đại sứ Mỹ tại Nam Hàn và từng tham gia đàm phán nguyên tử với Bắc Hàn. 

Đi cùng ông Sung Kim là bà Allison Hooker, cố vấn về Bắc Hàn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Phụ Tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Randall Schriver, người từng tháp tùng Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng ngày 9/5, cũng có mặt trong phái đoàn với ông Sung Kim ngày 27/5.  [Đọc tiếp]

Tầu chiến Mỹ áp sát các đảo Trung Cộng tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa

Tuần dương hạm mang hỏa tiễn tự hành Antietam

Hai tầu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, hai giới chức Mỹ nói với hãng tin Reuters.

Động thái này nhiều khả năng sẽ làm Bắc Kinh tức giận trong lúc Tổng thống Donald Trump đang muốn Trung Cộng tiếp tục hợp tác về vấn đề Bắc Hàn.

Hoạt động của hai tầu chiến Mỹ là nỗ lực mới nhất của Washington để đối trọng cái mà Mỹ coi là việc Bắc Kinh hạn chế tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược này. [Đọc tiếp]

Lo ngại Trung Cộng, Mỹ phê chuẩn dự luật thắt chặt giám sát đầu tư nước ngoài

Một bảng hiệu Qualcomm ở San Diego, California, ngày 6/11/2017. CFIUS bày tỏ lo ngại về thỏa thuận được đề xuất cho công ty Broadcom có trụ sở tại Singapore, mua lại nhà sản xuất vi mạch bán dẫn hàng đầu của Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Chiến tranh tranh thương mại Mỹ-Trung càng ngày càng mở rộng: 

Các ủy ban Thượng Viện và Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu vào ngày 22/5, phê chuẩn các dự luật nhằm thắt chặt giám sát đầu tư nước ngoài, làm chậm lại việc Trung Cộng mua lại công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện và Ủy Ban Tài Chính Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua các đạo luật, để củng cố Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài tại Mỹ (CFIUS), với nhiệm vụ xem xét các dự án có khả năng đầu tư nước ngoài, sao cho không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. [Đọc tiếp]

Mỹ ban hành dự luật cấm các thiết bị giám sát an ninh của Trung Cộng

Một hình thức Mỹ lấy cớ an ninh quốc gia để đánh vào thương mại Trung Cộng, ngày 26/05 Tòa Bạch Ốc ban hành dự luật cấm các thiết bị giám sát an ninh có những bộ phận sản xuất từ các công ty Trung Cộng.

Theo tờ The Wall Street Journal, Chính phủ Hoa Kỳ cấm mua camera giám sát do Trung Cộng sản xuất theo Dự luật chính trị – quốc phòng trị giá 717 tỷ đô la được thông qua bởi Quốc Hội Hoa Kỳ, đây là hành động mới nhất của Mỹ nhắm vào các sản phẩm kỹ nghệ của Trung Cộng do những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia.  [Đọc tiếp]

TT Trump: Cuộc gặp Kim Jong-un “có thể kéo dài hơn 1 ngày”

Trump (T) – Moon (G) – Kim (P)

Chỉ trong hơn 24 tiếng sau tuyên bố hủy hẹn, tổng thống Mỹ Trump đã hai lần nói cuộc gặp ông Kim Jong-un có thể vẫn sẽ diễn ra với thời gian, địa điểm như cũ, thậm chí dài ngày hơn.

“Chúng tôi đang có những cuộc thảo luận rất hiệu quả với Bắc Hàn về việc sắp xếp lại hội nghị thượng đỉnh mà nếu diễn ra, có thể vẫn sẽ ở Singapore và cũng vào ngày 12/6, và nếu cần thiết sẽ kéo dài thêm”, ông Donald Trump viết trên Twitter tối 25/5.
Trong hơn 24 tiếng qua, tổng thống Mỹ đã khiến cả thế giới “quay cuồng” vì sự thay đổi chóng mặt trong các tuyên bố của ông liên quan đến cuộc gặp với nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un. [Đọc tiếp]

Moon – Kim bất ngờ tái ngộ: Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn có được cứu vãn?

Chủ Tịch CS Bắc Hàn Kim Jong-un (T) TT Nam Hàn Moon Jea-in (P) tại cuộc họp bất ngờ 26/05/2018 tại Bàn Môn Điếm

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo CS Bắc Hàn Kim Jong-un bất ngờ gặp gỡ tại Bàn Môn Điếm, dấu hiệu rõ ràng cho thấy hai bên đang nỗ lực cứu vãn hội đàm thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn.

Trong hành động không được thông báo trước, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un  bất ngờ gặp nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Phủ tổng thống Nam Hàn cho biết hai bên thảo luận về thực thi tuyên bố chung Bàn Môn Điếm đạt được hôm 27/4 và hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Hàn.

Chữa cháy cuộc gặp Trump – Kim

Khác với cuộc gặp lịch sử hôm 27/4, lần thứ hai lãnh đạo hai miền bán đảo Bắc Hàn hội kiến diễn ra trong thầm lặng. Dẫu không được chuẩn bị công phu, không có màn chụp ảnh rình rang hay bước đi lịch sử qua biên giới, cuộc hội đàm bất ngờ lại được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng. [Đọc tiếp]

Nhiều ý kiến trái ngược về chuyện ông Trump hủy đàm phán Kim Jong-un

Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng ingày 09/05/2018.

Ngày 25/05 vừa rồi, TT Trump viết thư cho Kim Jong-un để hủy chuyện đàm phán ở Singapore ngày 15/06. Nhiều người bình phẩm, ý kiến cho rằng ông Trump nắm thượng phong nhờ nghệ thuật đàm phán, có người cho ông Kim Jong-un đạt mục đích. Chín người mười ý.,,, Đây là hai ý kiến ngược chiều nhau…mỗi người đều có lý lẽ riêng.

Theo Trọng Nghĩa đưa ý kiến: Kim Jong-un được lợi khi thượng đỉnh với Trump bị hủy ?

Ngày hôm qua, 24/05/2018, tổng thống Mỹ đã loan báo việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, dự trù mở ra ngày 12/06 tại Singapore. Phía Mỹ đã rầm rộ quảng bá cho quyết định này, quy toàn bộ trách nhiệm về đổ vỡ cho phía Bắc Hàn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, khi đơn phương phá vỡ hội nghi trước lúc diễn ra, tổng thống Mỹ Donald Trump đã vô tình giúp đối thủ của mình đạt tất cả các mục tiêu mong muốn là vừa giữ được kho vũ khí hạt nhân của mình, vừa nâng cao được uy tín trên quốc tế, vốn rất tồi tệ trong thời gian qua.

[Đọc tiếp]

Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm và thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

Đối thoại nhân quyền Việt Nam và Hoa Kỳ lần thứ 22 tại Washington DC

Trong đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa diễn ra hôm 17/5 tại Washington DC, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền Việt Nam và nêu một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức. Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với ông Scott Busby, Phó phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ thuộc văn phòng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền, và lao động, về đối thoại lần này.

Scott Busby: đây là đối thoại nhân quyền thứ 22 mà chúng tôi có với Việt Nam, một trong những đối thoại dài nhất so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Trong đối thoại, chúng tôi tái khẳng định cam kết của chúng tôi là thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Nói vậy, nhưng chúng tôi vẫn có nhiều quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói với họ như đã nói trước kia rằng nếu không có sự tiến bộ và hợp tác trong vấn đề nhân quyền, bao gồm tự do tôn giáo và quyền của người lao động, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không thể đạt được triển vọng toàn bộ. Chúng tôi có nêu ra một số trường hợp cụ thể. Chúng tôi có chia sẻ với họ danh sách các cá nhân này. Có hai trường hợp đặc biệt mà chúng tôi nhấn mạnh là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn được biết là blogger Mẹ Nấm, người đã nhận giải Phụ Nữ Quả Cảm từ Bộ Ngoại giao năm ngoái. Chúng tôi cũng nêu trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và những người cùng cộng tác trong Hội Anh Em Dân Chủ. Họ vừa bị nhận những án tù nặng nề. Chúng tôi nói với đại diện Việt Nam là những bản án này không công bằng và đòi hỏi Việt Nam phải trả tự do cho họ và Mẹ Nấm. Trên thực tế, chúng tôi đòi hỏi họ phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm mà chúng tôi chia sẻ danh sách với họ. [Đọc tiếp]

Bắc Hàn xuống nước sau khi TT Trump tuyên bố hủy hội nghị ở Singapore

New York Times: North Korea Says It Will Give Trump ‘Time and Opportunity’ to Reconsider

TT Trump ngày thứ Năm – 24-/05 ( Ảnh: Doug Mills/The New York Times)

SEOUL, Nam Hàn – Vài giờ sau khi Tổng thống Trump hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un, Bắc Hàn hôm thứ Sáu (giờ Bắc Hàn – thứ Năm ở Mỹ) lên tiếng rằng họ vẫn mong muốn ông Trump có “thời gian và cơ hội” để xem xét lại quyết định của mình, nói rằng Kim Jong-un đã có những kỳ vọng lớn cho cuộc họp.
“Việc đơn phương hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh là bất ngờ và rất đáng tiếc”, Ông Kim Kye-gwan, Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn cho biết trong một tuyên bố trên Thông Tấn Trung Ương Bắc Hàn. “Nhưng chúng tôi vẫn không thay đổi và sẵn sàng làm mọi thứ có thể cho hòa bình và ổn định của bán đảo Bắc Hàn và nhân loại, vì vậy với tâm trí cởi mở và rộng mở, chúng tôi sẵn sàng để Hoa Kỳ thời gian và cơ hội.” [Đọc tiếp]

Muốn bay vào Việt Nam, phải xin phép Trung Cộng !!!

Những bãi đá trên Trường Sa Việt Nam bị TC chiến đóng và quân sự hóa.

Việc ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự khổng lồ, cho thấy Trung Cộng đã sẵn sàng đơn phương tuyên bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ-Air Defense Identification Zone) trên Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam. Như vậy sẽ trực tiếp đe dọa đến hòa bình và ổn định tại khu vực, đe dọa trực tiếp trầm trọng đến an ninh quốc gia của Việt Nam.
Âm mưu thiết lập ADIZ trái phép của Trung Cộng sẽ là “mồi lửa” khiến tình hình Biển Đông hiện nay leo thang vô cùng căng thẳng.
Vào cuối 2016, Trung Cộng đã ngang nhiên lắp đặt những khẩu đội phòng không và những hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS nối với các cảm biến để có thể bắn tự động chống lại những đe dọa từ trên không.
Đầu tháng 5/2018, Trung Cộng đã khai triển trái phép hỏa tiễn hành trình chống hạm và hỏa tiễn đất đối không tầm xa ở ít nhất 3 đảo nhân tạo bồi lấp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Việc khai triển hai loại hỏa tiễn này có thể uy hiếp tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt