Kim Jong-un khen ông Putin cứng rắn đối đầu với “bá quyền Mỹ”
Lời người post: Trong lúc tình hình rất nhậy cảm về cuộc gặp gỡ đang lơ lửng giữa TT Trump và Kim Jong-un ở Singapore vào 12 tháng Sáu tới, thì Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đến thăm Bình Nhưỡng; đây là trò phá đám của Putin. Trong lúc gặp Sergei Lavrov ngày 31 tháng 5 (giờ Hàn Quốc) Kim Jong-un khen Putin rằng “khả năng lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin khi đối đầu với “sự bá quyền” của Mỹ”… Câu nói này không biết TT Trump có “cancel” hội nghị thượng đỉnh thêm lần nữa hay không?
Bản tin Nga thăm Bình Nhưỡng ngày 31 tháng 5, 2018:
Theo hãng thông tấn Interfax, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 31/5, Kim Jong-un khen ngợi khả năng lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin khi đối đầu với “sự bá quyền” của Mỹ. “Các bạn hành động rất cứng rắn. Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận với Nga về vấn đề này”, ông Kim cho biết. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ làm gì để đối phó hiệu quả hơn với chiến thuật của Trung Cộng?
Việc Bắc Kinh dồn dập bố trí phương tiện quân sự tối tân tại hai quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp phản đối từ phía quốc tế, khiến công luận đặt câu hỏi về chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh phải chăng đã không có kết quả.
Trong những ngày gần đây, dường như tham vọng quân sự hóa Biển Đông của Trung Cộng bắt đầu vấp phải phản ứng mạnh hơn, đặc biệt với việc, ngày 25/05/2018, Mỹ chính thức rút lời mời Bắc Kinh tham gia RIMPAC, được coi là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới. Trước đó một hôm, ngày 24/05, Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Mỹ ra một báo cáo về Biển Đông và biển Hoa Đông, nêu ra một số đề xuất cho một chiến lược mới để đối phó hiệu quả hơn với Trung Cộng.
Báo cáo, nhan đề “Các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) và vùng biển tranh chấp liên quan đến Trung Cộng: Các đề xuất trình Quốc Hội”, nêu ra sáu gợi ý của các chuyên gia. [Đọc tiếp]
Trung Cộng phái tàu chiến thách thức Hoa Kỳ tại Biển Đông
Theo báo The Times, Trung Cộng đã điều động tàu và máy bay chiến đấu nhằm cảnh báo 2 tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ mà Bắc Kinh cáo buộc đã đi vào vùng lãnh hải của họ hôm 27/5.
Cuộc đụng độ hàng hải xảy ra trong tình hình căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về thương mại cũng như trong tiến trình Hội nghị thượng đỉnh Bắc Hàn – Hoa Kỳ.
Theo tờ New York Times, trước đó, tàu tuần dương hạm hỏa tiễn hành trình Antietam và tàu khu trục Higgins của Mỹ đã áp sát quần đảo Hoàng Sa trong vòng 12 hải lý, tiến hành tự do hoạt động chuyển hướng thông qua trong vòng 12 dặm trên 4 đảo Tree, Lincoln, Triton và Woody. [Đọc tiếp]
Ông Trump ‘mong’ thư riêng từ lãnh tụ Bắc Hàn
Lời người post: Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Trump-Kim nếu xẩy ra ở Singapore trong ngày 12/06 tới vẫn còn nhiều bất đồng…Ông Trump có bỏ ra về không?
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 31/5 cho biết rằng phái đoàn cao cấp của Bắc Hàn ngày 1/6 sẽ từ New York tới thủ đô Washington để chuyển cho ông lá thư của lãnh tụ Kim Jong-un đến TT Donald Trump.
Theo Reuters, trước khi đáp máy bay đi Houston, ông Trump nói rằng ông “nóng lòng muốn xem” nội dung lá thư đó. [Đọc tiếp]
Cuộc chạy đua 3 “công tác” trước “giờ G” của hội đàm lịch sử Trump-Kim
Viết theo The New York Times:
Công tác chuẩn bị cho thượng đỉnh quốc gia thường mất đến vài tháng nay bị thu gọn xuống chỉ còn vài ngày khiến giới chức Mỹ và Bắc Hàn phải chạy đua tốc lực cho hội nghị.
Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thư cho Kim Jong-un tuyên bố “hủy bỏ” hội nghị thượng đỉnh, nhưng sau đó ông đổi ý chỉ chưa đầy 24 giờ, các giới chức hai bên phải nỗ lực trong hỗn loạn để tìm cách cứu vãn và đưa hội nghị trở về đúng lộ trình.
Công tác chuẩn bị chương trình nghị sự, vấn đề an ninh cũng như nghi thức ngoại giao cho những cuộc gặp quan trọng thường mất đến vài tháng, hiện bị thu gọn xuống chỉ vài ngày. Dưới đây là bản tóm tắt của New York Times về những gặp gỡ và thảo luận giữa giới chức hàng đầu hai nước nhằm chuẩn bị cho cuộc hội kiến lịch sử giữa Mỹ và Bắc Hàn dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore. [Đọc tiếp]
Đô đốc tư lệnh Thái Bình Dương Harris: Trung Cộng là mối đe dọa dài hạn lớn nhất ở châu Á
Cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Đô Đốc Harris nói Bắc Hàn là mối đe dọa trước mắt nhất nhưng “mộng bá chủ” của Trung Cộng mới là thách thức dài hạn lớn nhất của Washington.
Phát biểu được Đô đốc Harry Harris đưa ra trong lễ chuyển giao chức vụ tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) thuộc quân đội Mỹ cho tân đô đốc Philip Davidson tại Hawaii ngày 30/5. Ông Harris, người Mỹ gốc Nhật, đã được Tổng thống Donald Trump đề cử cho vị trí đại sứ Mỹ tại Nam Hàn.
CNN trích lời ông Harris: “Bắc Hàn vẫn là mối đe dọa trước mắt nhất của chúng ta và việc hỏa tiễn có thể mang đầu đạn nguyên tử của Bắc Hàn có khả năng vươn đến Mỹ là điều không thể chấp nhận”. [Đọc tiếp]
Nhật-Việt [VC] kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”
Lời người post: Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nhà Nước [Cộng Sản] Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (với tin đồn bị Nguyễn Phú Trọng loại) – nhưng lại xuất hiện sừng sững trong Hội Nghị Trung Ương của CSVN vừa rồi ngồi trên bàn chủ tọa. Ngày 30/05 Trần Đại Quang chính thức thăm Nhật, được Vua và Hoàng hậu Nhật đón tiếp và hôm nay có tuyên bố chung với thủ tướng Nhật Abe kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”. Hành động gián tiếp nói đến Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông.
Gần đây, CSVN xích lại gần phe chống Trung Cộng trên Biển Đông như Trần Đại Quang đi Nhật. Việt Nam được mời và chấp nhận tham dự thao dượt quân sự RIMPACT. Việt Nam gián tiếp ủng hộ hai tàu chiến Mỹ áp sát 12 hải lý ở quần đảo Hoàng Sa…
Tin về Trần Đại Quang đi Nhật: [Đọc tiếp]
Mỹ “loại” Trung Cộng, “mời” Việt Nam dự diễn tập hải quân RIMPACT
Hải quân Hoa Kỳ hôm 30/5 thông báo, Việt Nam là một trong 26 nước sẽ tham gia cuộc thao dượt hải quân “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), ít ngày sau khi Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Cộng vì Bắc Kinh “quân sự hóa” Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc diễn tập đa quốc gia, dự kiến diễn ra ở Hawaii và miền nam California từ ngày 27/6 tới 2/8.
Theo thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ, 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân sẽ xuất hiện tại sự diễn tập quy mô lớn, được tổ chức hai năm một lần.
Tuần trước, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động của Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Tôi đã nghe Nguyễn Thái Học nói gì
Nguồn: Bài viết từ trong nước trên trang http://trithucvn.net đăng trên faceebook GS Nguyễn Hữu Việt Hưng
Về việc thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Tại sao bây giờ tôi mới nói về chuyện này?
Lý do rất đơn giản: Tôi nằm trong Ban Chấp hành (BCH) Hội Toán học Việt Nam. Phản ứng cá nhân của tôi về việc thi trắc nghiệm môn Toán đương nhiên nhanh hơn phản ứng của toàn bộ BCH Hội Toán, vì tập thể đòi hỏi một sự đồng thuận. Tôi quan ngại sâu sắc cho tương lai của nền giáo dục Việt Nam, vì sự lạc đường của nó. Tuy nhiên, tôi không thể để xã hội nhầm lẫn giữa phản ứng cá nhân của một thành viên BCH Hội Toán với phản ứng của BCH. Vì thế, lúc đầu tôi im lặng. Sau đó, tôi rơi vào tâm trạng chán chường, không muốn nói nữa.
Bây giờ tại sao tôi lại nói về chuyện này? [Đọc tiếp]
Đối thoại Shangri-La: VN “khó phát biểu chung chung”…
Lời người post: Để xem thử bọn bán nước cầu vinh này có “phát biểu” những gì để làm tay sai cho Trung Cộng hay đứng về phía Mỹ trong hội nghị Shangri-La của Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước Đông Nam Á và các cường quốc trong đó có cả Mỹ.
Theo BBC:
Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La “sẽ rất khó phát biểu chung chung” trong tình hình Trung Cộng tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.
Tin cho hay đại tướng CSVN Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cao cấp của nhà nước Việt Nam tham dự Đối Thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6. [Đọc tiếp]
Ba giả thuyết Kim Jong-un chịu nhún trước Mỹ và Nam Hàn
Khó khăn về kinh tế, tự tin vào sức mạnh nguyên tử hay cố tình câu giờ có thể là những động lực thúc đẩy Cộng Sản Bắc Hàn đàm phán với Mỹ và Nam Hàn. Dưới đây là nhận định của Giáo sư ngành ngoại giao đại học Georgetown, DC William Brown, của Jean H. Lee, giám đốc Trung tâm Lịch sử Nam Hàn và Chính sách Công thuộc Quỹ Hyundai Motor Nam Hàn và Adam Mount, giám đốc Dự án Tình hình Quốc phòng thuộc Hội Các nhà khoa học Mỹ…
Dĩ nhiên sự thay đổi nhanh chóng đột ngột của Kim Jong-un sau khi đi Bắc Kinh trở về sẽ là yếu tố quan trọng, con bài đang lật ấp trong cuộc đàm phán Trump-Kim Jong-un sắp tới.
Lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un cuối tuần trước bất ngờ tuyên bố nước này sẽ ngừng tất cả các vụ thử nguyên tử, hỏa tiễn để tập trung phát triển kinh tế. Hành động diễn ra chưa đầy một tuần trước khi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Khu Phi quân sự ngăn cách hai nước, theo CNN. [Đọc tiếp]
Mỹ-Bắc Hàn nghiêm chỉnh chuẩn bị thượng đỉnh…
Ngoại giao “lửa rơm” đang ồ ạt diễn ra ở hai châu lục Mỹ-Á chuẩn bị thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong-un dự trù tại Singapore. Những diễn biến dồn dập dường như chứng minh hồ sơ nguyên tử Bắc Hàn đang tiến dần ra khỏi ngõ cụt. Giới chức đôi bên không ai khẳng định là thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 06 nhưng họ chuẩn bị rất nghiêm chỉnh và ngoạn mục.
Theo AP, hai tuần đàm phán gay go, kể cả hàng loạt tuyên bố phẫn nộ của Bình Nhưỡng và thông điệp “rút lui” theo văn phong của tổng thống thứ 45 của Mỹ, dường như đã mang lại kết quả.
Thứ ba vừa qua, tổng thống Donald Trump loan báo trên twitter rằng ông có một “phái bộ tuyệt vời” đặc trách tổ chức thượng đỉnh Singapore và xác nhận tướng Bắc Hàn Kim Yong-chol đến New York để thảo luận với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Cả hai đều là dân “tình báo” cao cấp nhất và đã gặp nhau hai lần tại Bình Nhưỡng. [Đọc tiếp]
Mỹ: Sẽ tiếp tục chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông
Sau các cử chỉ cụ thể để cảnh cáo Trung Cộng về việc đưa vũ khí hạng nặng xuống Biển Đông và quân sự hóa các đảo họ tự bồi đắp trong vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng, Mỹ tiếp tục cứng giọng nghiêm khắc với Bắc Kinh: Trên đường bay đến Hawaii để tham dự lễ bàn giao quyền chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cựu Đại Tướng Jim Mattis ngày 29/05/2018 tuyên bố: Washington sẽ tiếp tục đối đầu với các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.
Quan hệ quân sự Mỹ-Trung lại gặp sóng gió
Ngày 23/05/2018, Hoa Kỳ thông báo đã rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Thái Bình Dương. Theo Lầu Năm Góc, quyết định này là nhằm phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là đã khai triển các hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn địa đối không ở Trường Sa, cũng như lần đầu tiên cho oanh tạc cơ đáp xuống một đảo ở Biển Đông.
Tập trận Vành đai Thái Bình Dương-RIMPAC là cuộc tập trận đa quốc gia, diễn ra hai năm một lần tại vùng biển quanh Hawai. Đây là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của gần 30 nước. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự trù diễn ra từ ngày 27/06 đến 02/08. Hải quân Trung Cộng đã từng tham gia cuộc tập trận này hai lần, vào năm 2014 và năm 2016. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: tranh cãi nẩy lửa về “cưỡng ép chuyển giao công nghệ” tại WTO
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn từ áp thuế đến đấu khẩu trước WTO ngày 28 tháng 5 năm 2018
Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh cãi kịch liệt tại buổi họp WTO trước cáo buộc của chính quyền Trump về việc Trung Cộng đề ra các quy định riêng nhằm ăn cắp công nghệ từ Mỹ.
Đại diện Mỹ và Trung Cộng có cuộc tranh cãi nẩy lửa tại WTO hôm 28/5 về cáo buộc của chính quyền Trump rằng Trung Cộng ăn cắp các ý tưởng công nghệ của Mỹ. Đây là nguyên nhân của hai vụ kiện cũng như là kế hoạch thuế trừng phạt 50 tỷ USD của Nhà Trắng đối với hàng hóa Trung Cộng.
Theo Reuters, Đại sứ Mỹ Dennis Shea nói việc chuyển giao công nghệ đã trở thành luật bất thành văn cho những công ty nước ngoài cố gắng tiếp cận thị trường đang phát triển của Trung Cộng, đặc biệt nếu đối tác của họ là doanh nghiệp nhà nước. [Đọc tiếp]