Ganh đua kỹ thuật cao: Mỹ-Tàu khó chung sống hòa bình…

Một mô hình lõi trạm không gian Thiên Cung của Tàu Cộng theo kích thước thật tại triển lãm Hàng không Châu Hải. (Ảnh chụp ngày 07/11/2018: REUTERS/Stringer)

Triển lãm hàng không Tàu Cộng được tổ chức tại thành phố ven biển Châu Hải từ ngày 06 đến ngày 11/11/2018. Triển lãm năm nay là dịp để Bắc Kinh phô trương với toàn thế giới các tiến bộ công nghệ hàng không, không gian của Tàu Cộng.
Nhân dịp này, trang châu Á The Asialyst có bài “Thời điểm Spoutnik này của Tàu Cộng làm chính quyền Trump hoảng hốt”.  RFI Việt ngữ lược thuật bài viết của Bertrand Hartmann – một giám đốc marketing ở Bắc Kinh, chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sáng chế.
Đối với Hoa Kỳ, Tàu Cộng hiện là mối nguy hiểm công nghệ giống như Liên Xô ở thời Youri Gagarine và vệ tinh Spoutnik. Câu hỏi đặt ra trong những thập niên tới là biết được bằng cách nào Tàu Cộng và Mỹ có thể thoát ra khỏi cái bẫy cạnh tranh ngày càng nhiều mâu thuẫn.

Chủ tâm làm tay sai bán nước cho Tàu Cộng tại Đà Nẵng?

Biển Đông nay trở nên rất nóng trên chính trường quốc tế. Càng ngay nhiều nước càng tham gia vào vấn đề Biển Đông để đẩy lùi Tàu Cộng ra khỏi vùng biển huyết mạch này. Thậm chí Canada là quốc gia ít quan tâm đến chuyện  quốc phòng mà nay cũng gửi chiến hạm đến Biển Đông tham gia cùng đồng minh trong chiến dịch “Tự Do Hàng Hải” của thế giới. Điều này chứng tỏ cả thế giới đang quan tâm đến mức nào!
Thế mà ngày 8 và 9/11/2018, một buổi “Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biển Đông Lần Thứ 10” với chủ đề: “Hợp Tác vì An Ninh và Phát Triển Khu Vực” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng nơi quốc gia có chủ quyền  Biển Đông.
Ban Tổ Chức là Học Viện Ngoại Giao [CS] Việt Nam, Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông và Hội Luật Gia Việt Nam chủ trì có mặt của 30 chuyên gia quốc tế. Buổi hội thảo treo khẩu hiệu tại chính diện tại hội trường: “The 10th South China Sea….” (như hình dưới)
Tại sao Ban Tổ Chức lại dùng Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà Tàu Cộng  mà lại không dùng Biển Đông (East Sea). Hành động này chẳng khác gì đang rao giảng sự hợp pháp của Trung Cộng đang xâm chiếm 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam. Toàn dân cực lực lên án hành động tiếp tay trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN bán nước cho Tàu Cộng, đặc biệt qua khẩu hiệu của Ban Tổ Chức buổi hội thảo này.

Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biển Đông Lần Thứ 10 ngày 8/11/2018 tại Đà Nẵng

 

Chính trường Mỹ dậy sóng sau quyết định từ chức của Bộ trưởng Tư pháp

Ông Jeff Sessions – Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ (1/2017-11/2018)

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions hôm 7/11 đã đệ đơn từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp ngay lập tức đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía đảng Dân Chủ, những người cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực gây khó dễ cho cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử hồi năm 2016.

Ông Jeff Sessions đã trở thành Bộ trưởng đầu tiên bị cách chức trong cuộc cải tổ nội các dự kiến của Tổng thống Donald Trump sau cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ vừa qua. Trong thư từ chức gửi Tổng thống Trump, được Bộ Tư pháp Mỹ công bố, ông Jeff Sessions khẳng định mình đã làm theo yêu cầu của Tổng thống.
[Đọc tiếp]

Tàu Cộng vỡ mộng quyền lực Trump bị suy yếu sau bầu cử…

Chiến tranh thương mại (hình minh họa)

Cho đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), Đảng Cộng Hòa của Tổng thống Donald Trump đã kiểm soát 51 ghế tại Thượng Viện so với 44 ghế của Đảng Dân Chủ, trong khi Đảng Dân Chủ đã giành lại đa số Hạ Viện với 225 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng Hòa. Tại các cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang, Đảng Cộng Hòa đã thắng 25 ghế và Đảng Dân Chủ chiếm 22 ghế, vẫn còn ba tiểu bang chưa thông báo kết quả kiểm phiếu cuối cùng.

Vào sáng sớm ngày 7/11 (giờ Mỹ), ngày thứ hai sau cuộc bầu cử, ông Trump đăng tweet: “Tối qua, đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ nhiều bên về Chiến thắng Lớn của chúng ta, trong đó có các quốc gia nước ngoài (những người bạn) đang đợi tôi và hy vọng về các Thỏa thuận Thương mại. Bây giờ tất cả chúng ta có thể quay lại làm việc và hoàn thành mọi thứ!” [Đọc tiếp]

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc không thay đổi sau bầu cử giữa kỳ…

TT Trump và bà Nancy Pelosi, người có khả năng trở thành Chủ Tịch Hạ Viện thuộc đảng Dân Chủ  trong hai năm tới.

Tờ Taiwan News, ngày 8/11, đã cho đăng một bài viết của nhà báo Ryan Drillsma, nhận định về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tàu Cộng sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.
Theo cây viết Drillsma, chính quyền Tàu Cộng nuôi hy vọng rằng việc đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ làm dịu đi chính sách cứng rắn hiện tại của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh, nhưng mọi chuyện có chiều hướng sẽ không xảy ra như vậy.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đã kết thúc hôm thứ Tư với kết quả Đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Hạ Viện, trong khi Đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục kiểm soát Thượng Viện với chỉ số cao hơn. [Đọc tiếp]

Thất bại ở Hạ Viện, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thay đổi…

TT Trump trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ngày 7/11/2018 (Ảnh:REUTERS/Kevin Lamarque)

Việc đa số ở Hạ Viện Mỹ về tay đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 06/11 vừa qua không làm thay đổi chính sách đối ngoại mà tổng thống Donald Trump đang tiến hành, từ quan hệ với Trung Cộng, Nga, chiến tranh thương mại đến cấm vận Iran.
Kể từ ngày 1 tháng Giêng 2019, tổng thống Donald Trump bắt buộc phải thỏa thuận với Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số và phải chấp nhận giai đoạn “chung sống” về mặt chính trị. Thông thường, việc phải chia sẻ quyền lực dẫn tới việc Washington thay đổi phần nào chính sách đối ngoại. Đây là kinh nghiệm mà hai đời tổng thống Mỹ trước đây là George W. Bush và Barack Obama đã trải qua sau các cuộc bầu cử giữa kỳ hồi 2006 và 2010. [Đọc tiếp]

Mỹ dự kiến “nói thẳng” với Tàu Cộng về Biển Đông và nhân quyền

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến cử Thống đốc tiểu bang Iowa Terry Branstad làm Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Tàu (Ảnh: AP Photo/Andrew Harnik)

Theo nguồn tin Reuters: Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết một cuộc họp cấp cao về ngoại giao và an ninh giữa Mỹ và Tàu Cộng hôm nay (9/11) có thể sẽ đề cập “thẳng thắn” đến những chủ đề như nhân quyền và Biển Đông.
Đại sứ Terry Branstad nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách đạt được tiến bộ trong các vấn đề được ưu tiên, trong đó có cả vấn đề Bắc Hàn. Ông Branstad cho biết hai bên cũng sẽ thảo luận về cách thức hợp tác để tránh “những sai lầm hoặc tai nạn có thể xảy ra trong đấu trường quân sự”.
Ông Branstad, cựu Thống đốc tiểu bang Iowa, quen biết Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình từ vài thập kỷ trước. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1985, khi ông Tập còn là một cán bộ cấp tỉnh, dẫn đầu một phái đoàn thương mại và nông nghiệp tới thăm tiểu bang Iowa.  [Đọc tiếp]

Úc chi 2.2 tỷ USD đối trọng ảnh hưởng của Tàu Cộng ở Thái Bình Dương

Thủ Tướng Úc Scott Morrison (Ảnh: Getty)

Úc công bố hàng loạt gói đầu tư và cho vay hỗ trợ các đảo quốc Thái Bình Dương nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh và kinh tế, giữa lúc sức ảnh hưởng của Tàu Cộng (TC) đang tăng nhanh.

Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ nâng chính sách tiếp cận khu vực “lên một cấp độ mới”, theo AFP.

“Chúng tôi muốn phối hợp cùng các đối tác đảo quốc Thái Bình Dương xây dựng một khu vực Thái Bình Dương đảm bảo an ninh chiến lược, ổn định kinh tế và độc lập về chính trị”, ông Morrison khẳng định ngày 8/11. [Đọc tiếp]

Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn. Hòa Thượng Thích Không Tánh đang trình bày về tự do tôn giáo (T)

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.

Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc gặp như sau: [Đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ: Thất bại của đảng Cộng hòa, chiến thắng của TT Trump

TT Trump vận động tranh cử giữa hai nhiệm kỳ

Việc mất Hạ viện là thất bại của đảng Cộng hòa nhưng việc giữ lại và giành thêm ghế tại Thượng viện là chiến thắng của Tổng thống Donald Trump, mở ra định hướng cho cuộc đua 2020.
Tổng thống Donald Trump ăn tối xong rồi cùng gia đình rồi theo dõi kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Nhà Trắng. Đến đêm, ông “tweet”: “Chiến thắng kỳ vĩ vào tối nay. Cảm ơn tất cả”, và không phát biểu gì thêm.
Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ cơ bản đã kết thúc. Không có cú sốc nào diễn ra, đảng Dân chủ lấy lại Hạ viện, lần đầu tiên sau 8 năm, trong khi đảng Cộng hòa giữ được Thượng viện. So với tình hình trước đó, cuộc bầu cử là một tổn thất đối với đảng Cộng hòa, nhưng nhiều người cho rằng kết quả chi tiết ở các bang cho thấy một chiến thắng với Tổng thống Trump khi những bang ông đến tranh cử đã mang về kết quả chiến thắng.

Kết quả này cũng mở ra định hướng cho cuộc tái tranh cử năm 2020 của ông. [Đọc tiếp]

Kết quả bầu cử Quốc Hội Mỹ giữ nhiệm kỳ hôm 6 tháng 11 – ai thắng?

Huy hiệu Quốc Hội Hoa Kỳ

Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate) là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, viện kia là Hạ Viện Hoa Kỳ. Quyền lực của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Thành viên của Thượng viện gọi là Thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ được bầu hai Thượng Nghị Sĩ bất kể dân số bang đó nhiều ít. Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh Bắc của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C., thủ đô quốc gia. Hạ Viện Hoa Kỳ họp ở cánh Nam của cùng tòa nhà.
Thượng Viện Hoa Kỳ có một số quyền hạn đặc biệt mà Hạ Viện không có, trong đó gồm có việc chấp nhận các hiệp ước như là điều kiện tiên khởi trước khi được phê chuẩn, việc tán thành sự bổ nhiệm của Tổng Thống về các bộ trưởng nội các Tòa Bạch Ốc, thẩm phán liên bang, và các giới chức hành chánh liên bang khác, các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục liên bang khác. Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn và có thế lực hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho người dân to lớn hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiên là chủ tịch Thượng Viện, người thứ hai của nước Mỹ (sau Tổng Thống)

Hạ Viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States House of Representatives), là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang có một số đại diện tại Hạ Viện (còn gọi là Dân Biểu Liên Bang) tùy theo tỉ lệ dân số của tiểu bang đó, nhưng theo luật định mỗi tiểu bang phải có ít nhất một dân biểu. Tổng số dân biểu tại Hạ Viện hiện nay là 435. Nhiệm kỳ của Dân Biểu Liên Bang là hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ Viện là Chủ tịch Hạ Viện do thành viên Hạ Viện bầu lên, thông thường Đảng nào nắm đa số thì Chủ Tịch Hạ Viện vá các Trưởng Khối Chuyên Môn ở Hạ Viện thuộc về đảng đó. Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ còn gọi là Phát Ngôn Viên Hạ Viện (Speaker of the United States House of Representatives). Người đứng thứ ba của nước Mỹ (Sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống)
Hạ Viện có quyền hạn đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức. Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền cho Hạ Viện luận tội các viên chức liên bang vì lý do “phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội phi pháp khác”, và cũng cho phép Thượng Viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ hiện thời bị xét xử, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện chủ tọa phiên xử. Trong bất cứ vụ xử luận tội nào, các Thượng Nghị Sĩ được hiến pháp yêu cầu đến chứng kiến lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án trong một vụ luận tội cần phải có sự hiện diện của 2/3 các Thượng Nghị Sĩ. [Đọc tiếp]

Bộ Quốc Phòng Anh phát tán video tàu chiến Trung Cộng chặn đường tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Bộ Quốc Phòng Anh Quốc cho phát tán trên các cơ quan truyền thông và báo chí Tây phương đoạn video về tàu chiến Trung Cộng chặn trước mũi tàu chiến Mỹ cách 41m khi tàu Mỹ thi hành nhiệm vụ “tự do hàng hải quốc tế” trên Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Quốc Phòng Mỹ không đưa video này mà lại BQP Anh? Phải chăng đây là kế hoạch chuẩn bị dư luận quần chúng nhằm vận động các nước NATO đưa tàu chiến đến Biển Đông để chặn đứng hành vi bá quyền của Tàu Cộng. Theo tin chính thức thì Pháp và Anh sẽ đưa 2 hàng không mẫu hạm tối tân đến Biển Đông vào đầu năm tới.
Tàu khu trục Luyang của Trung Cộng phát cảnh cáo tới khu trục hạm USS Decatur của Mỹ trong lần áp sát tàu Mỹ gần Cụm đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa hôm 30/9. Video ghi lại sự việc cho thấy tàu khu trục Trung Cộng tiến rất gần tới khu trục hạm USS Decatur. Một quan chức trên tàu hải quân Mỹ nói trong đoạn video rằng tàu Trung Cộng đang “tìm cách cản đường chúng tôi”.  Dưới đây là đoạn video quay lại hiện trường:

 

Phúc Niểng nâng bi Tập Cận Bình: Hoan nghênh sáng kiến “Vành đai và con đường” của Tàu Cộng

Trong khi chiến lược “Một vành đai, một con đường” bị thế giới lên án là dự án bành trướng, là chính sách xâm lược của Hán Tộc, cho rằng đây là chiến lược “bẫy nợ” để xâm chiếm nước ngoài, thì Nguyễn Xuân Phúc có biệt danh là Phúc Niểng qua Tàu Cộng gặp Tập Cận Bình lại hèn hạ nâng bi Tập Cận Bình bằng cách hoan hô sáng kiến “một vành đai, một con đường”.  Một bản tin trên “Đại Kỷ Nguyên” như sau:

Theo nguồn tin từ đặc phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), Thủ tướng [CSVN] Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp với lãnh đạo tối cao của nhà cầm quyền Bắc Kinh ông Tập Cận Bình nhân chuyến tham dự hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Tàu Cộng CIIE 2018 hôm 4/11. [Đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ Mỹ, cuộc “trưng cầu dân ý” về tổng thống

Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động tranh cử tại phi trường quốc tế Pensacola, Florida ngày03/11/2018 (Ảnh: REUTERS/Carlos Barria)

Ngày 06/11/2018, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu lại bộ máy lập pháp (toàn bộ Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện), nghị viện các tiểu bang và một phần lớn các ghế thống đốc tiểu bang. Cuộc bầu cử ngay từ giờ đã báo hiệu một bước ngoặt cho chính quyền Trump cùng hy vọng cho phe Dân Chủ. RFI tóm lược những tranh chấp của kỳ bầu cử có thể làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng chính trị của nước Mỹ sau hai năm nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.

Những vị trí nào sẽ được bầu và những tranh chấp

Dù không mấy khi lôi kéo đông đảo cử tri tham gia nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng. Cuộc bầu cử này diễn ra vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống có ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính quyền trong 2 năm còn lại của tổng thống. [Đọc tiếp]

Bầu cử Mỹ năm 2018: Trump-Obama quyết đấu trước giờ G

Số ghế Thượng Viện Mỹ

Sau một thời gian dài vắng bóng trên các bục thuyết giảng trước công chúng, cựu Tổng thống Obama chấp nhận quay trở lại dưới ánh đèn sân khấu để “đánh một cú chót” hòng giúp Đảng Dân chủ không lặp lại nỗi đau thất bại 2016.

Cuối tuần qua, Donald Trump và Barack Obama lần đầu tiên đối đầu với nhau trong những khuôn màu chính trị không thể tương phản hơn. Tân đấu với Cựu, hiện tại với quá khứ, một bên ôm mộng làm chủ Hạ viện, một bên quyết giữ vững thế thượng phong ở Thượng viện. Ông Obama gọi đây là cuộc bầu cử của “nhân cách Mỹ”, còn ông Trump kêu gọi cử tri quyết định có “tiếp tục sự thịnh vượng phi thường mà chúng ta đã tạo ra hay không?” [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt