Lần đầu tiên Mỹ đòi Tàu Cộng Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa

Từ trái: BTQP/TC Ngụy Phượng Hòa, ỦV Quốc Vụ Viện TC Dương Khiết Trì, Ngoại Trưởng HK Mike Pompeo, BTQP/HK James Mattis, họp báo chung ngày 09/11/2018 tại Washington DC. (Ảnh: REUTERS/Leah Millis)

Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, ngày 09 /11/2018 Washington đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tàu Cộng, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại – thường được gọi là 2+2 – mà bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Tàu Cộng Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa. [Đọc tiếp]

Chân dung người lính Việt Nam trong Đệ I Thế Chiến (1914-1918)

Bản Đồ Đệ I Thế Chiến: Màu cam thuộc phe Liên Minh, màu vàng phe Hiệp Ước và màu tím phe trung lập

Lời người post: Đệ I Thế Chiến bắt đầu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. Ngày 11//11/2018 là kỷ niệm 100 năm kết thúc. Hằng trăm quốc gia trên thế giới đến Paris để dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ I Thế Chiến.  Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó có Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). 
Mục đích Đệ I Thế Chiến “nói là” để đem trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu lúc đó là Đế Quốc Nga, Đế Chế Đức, Đế Quốc Áo-Hung và Đế Quốc Ottoman, làm thay đổi bộ mặt của châu Âu và thế giới. Mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt, nhưng đã không giải quyết được các mâu thuẫn tận gốc rễ mà nó còn làm tiền đề cho những mâu thuẫn trầm trọng hơn như phát sinh chủ nghĩa Cộng Sản tại Nga (1917), chủ nghĩa Fascism (Phát Xít) tại Ý, Đức và Nhật dẫn đến bùng nổ Đệ II Thế Chiến (1939-1945). Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Đệ II Thế Chiến chỉ là sự nối tiếp của Đệ I Thế Chiến sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức và chế tạo binh khí. 
Tại Việt Nam, một góc khuất của lịch sử thời kỳ 1914-1918, nước Việt Nam đang dưới sự đô hộ của Thực Dân Pháp, có 93,000 thanh niên Việt Nam qua châu Âu trong Đệ I Thế Chiến gọi là “lính Đông Dương”. Vậy họ là ai và đến châu Âu chiến đấu như thế nào?
[Đọc tiếp]

Sự nghiệp ẩn nấp và kết cục bi thảm của một siêu gián điệp của Cộng Sản Tàu

Ngày 30/10, Bộ Tư Pháp Mỹ đã khởi tố nhóm 10 người là tình báo và hacker của Tàu Cộng.  Đây là vụ truy tố thứ 3 trong vòng 2 tháng của Mỹ đối với tình báo của Tàu Cộng, vụ việc cũng đã khiến dư luận quốc tế quan tâm. Bài viết này sẽ nói về một siêu gián điệp trung thành với đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) mấy chục năm, một siêu gián điệp nằm vùng thành công trong thời gian dài tại Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) nhưng cuối cùng phải đối mặt với kết cục bi thảm bị  ĐCST bỏ rơi sau khi bị phát hiện. 

gián điệp
Siêu gián điệp của ĐCST Kim Vô Đãi (hay Larry Wutai Chin) và vợ Chu Cẩn Dư (Ảnh từ internet)

Gián điệp nổi tiếng của nhà cầm quyền Tàu Cộng là Kim Vô Đãi (Larry Wutai Chin) nằm vùng tại cơ quan tình báo của Mỹ suốt 37 năm chưa bị phát hiện, đến năm 1985, sau khi Kim Vô Đãi nghỉ hưu được 4 năm, do Cục trưởng Cục tình báo Bắc Mỹ của Bộ An ninh Tàu Cộng là Dư Cường Sinh (Yu Qiangsheng) ra quy hàng Mỹ, nên mới lôi Kim Vô Đãi ra, vụ việc khi đó đã trở thành tin tức giật gân.
Kim Vô Đãi là một đặc vụ do cố Thủ Tướng đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) Chu Ân Lai chiêu mộ. Từ năm 1944, khi bắt đầu trở thành gián điệp của ĐCST, Kim Vô Đãi tiến hành truyền phát các thông tin tình báo đến cho Chu Ân Lai. Về sau, Kim Vô Đãi trở thành người am hiểu nước Tàu của Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ, đảm nhậm chức Giám đốc Phòng nghiên cứu Chính sách Đông Á của Mỹ, cung cấp báo cáo nghiên cứu để chính phủ Mỹ quyết định chính sách đối với Tàu Cộng, đồng thời, Kim Vô Đãi liên tục cung cấp cho ĐCST các thông tin tình báo tuyệt mật của chính phủ Mỹ về các chính sách và mật thám đối với Tàu Cộng. [Đọc tiếp]

Tổng thống Trump – Khắc tinh của “Trung Hoa mộng”

iPhone là hàng giả thịnh hành nhất tại Tàu Cộng

Tóm tắt bài viết:

– Hàng Tàu Cộng gây ác cảm trên toàn thế giới do là tập hợp của nhiều vấn đề: Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, cưỡng bức lao động, cạnh tranh không lành mạnh…
– Cuộc chiến thương mại chống hàng Tàu Cộng của Tổng Thống Trump vì vậy được nhiều người ủng hộ.
– Tổng Thống Trump được cho là một “anh hùng trong đời thực” để chống lại sự bá quyền của Tàu Cộng trong cả kinh tế, địa chính trị và tín ngưỡng.
– Thời gian qua, những doanh nhân, doanh nghiệp từng bị hàng “Made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump liên tiếp tung ra những gói thuế quan lên đến hàng trăm tỷ USD nhắm vào hàng hóa Tàu Cộng.

[Đọc tiếp]

Sự Khốn Nạn Của Hệ Thống Cộng Sản Việt Nam…

Trên mạng lan truyền một video Clip về một vụ Cảnh sát giao thông tự ngã để vu cáo người tham gia giao thông bị giữ xe đánh cảnh sát và sau đó Công an bắt người này về Phường (xem video)


[Đọc tiếp]

Việt Cộng Đà Nẵng cướp chùa An Cư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

CSVN sẽ tìm cách phá tất cả các cơ sở của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất. Họ không muốn tồn tại. Các thành viên của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất thì bị họ đàn áp khốc liệt. 

Chùa An Cư tại phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng vào sáng ngày 9/11/2018 bị lực lượng chức năng địa phương cưỡng chế. Thượng Tọa Thích Thiện Phúc, vị trụ trì Chùa An Cư, phải miễn cưỡng giao Chùa cho đoàn cưỡng chế để về Huế xin tá túc: Video ghi lại lời của Thượng Tọa Thích Thiên Phúc

Luật An ninh mạng: “Tất cả trở thành nô lệ tuyệt đối của công an, kể cả Quốc Hội”


Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm thông tin phản bác của Bộ Công An đối với phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tại nghị trường Quốc Hội vào cuối tháng 10, cũng như qua mạng xã hội vào đầu tháng 11.

Một cú sốc mạnh?

Sau hơn một tuần phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với Bộ trưởng Bộ Công An [CSVN] Tô Lâm diễn ra vào ngày 31 tháng 10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, truyền thông quốc nội tiếp tục đăng tải thông tin về Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đồng thời có hình thức xử lý vi phạm liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình bị cho gây dư luận xấu của vị đại biểu tỉnh Bến Tre này. [Đọc tiếp]

Đối thoại Mỹ-Pháp tại Paris…

Tổng thống Mỹ Trump (T) và TT Pháp  Macron ngày 10/11/2018 tại điện Elysee (Ảnh: REUTERS)

Lời người post: Cách đây không lâu TT Pháp Macron đòi thành lập quân đội châu Âu không còn phụ thuộc vào quân đội Mỹ trong khối NATO nữa. Hôm 10/11, vừa đặt chân đến Paris chuẩn bị tham dự 100 năm kỷ niệm Hòa Ước kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích dự án thành lập Liên Minh Quân Sự châu Âu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.  Nhưng sau những đàm phán dài giờ sự việc như lắng dịu.
 Sau các hồ sơ thương mại với châu Âu, rút ra khỏi Hiệp Ước với  Iran và Hiệp Ước Khí Hậu Toàn Cầu của Hoa Kỳ, dự án thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu trở thành mối bất đồng mới giữa Washington và Paris. Trong tin nhắn trên Twitter ngày 09/10/2018, ông Trump trực tiếp nhắm vào tổng thống Pháp: “Tổng thống Macron đề nghị châu Âu thành lập một lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ, Tàu Cộng và Nga (…) Một sự sỉ nhục nhưng có lẽ trước hết châu Âu cần đóng góp cho NATO, một tổ chức phần lớn do Mỹ tài trợ !”

Phát hiện loại thuốc làm bằng thịt người có xuất xứ từ Tàu Cộng

Ngành công nghiệp hoá chất độc hại của Tàu Cộng đã đem những sản phẩm giết người xâm nhập vào vô số các nước, đặc biệt những nước có nền kinh tế chậm phát triển.  [Đọc tiếp]

Sau cơ bắp, Mỹ-Trung “nắn gân” nhau qua đối thoại

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa tại Singapore, 18/10/2018. (Ảnh: REUTERS/Phil Stewart/File Photo)

Trong tình hình tấn công ngoại giao chống Bắc Kinh, chính quyền Hoa Kỳ đón tiếp hai viên chức cao cấp của Tàu Cộng trong ngày thứ Sáu (09/11/2018).
Kết quả cuộc đối thoại “ngoại giao và an ninh” Mỹ-Tàu lần thứ hai có thể cho phép suy đoán hai bên tìm được đồng thuận xuống thang chiến tranh thương mại hay chưa, ba tuần trước cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình tại Achentina, Argentina.
Theo dự trù, sau cuộc họp tay tư giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis với hai đồng sự Tàu Cộng Dương Khiết Trì (Chánh Văn Phòng Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu) và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa, sẽ có một cuộc họp báo chung tại Washington DC.

Mỹ hối thúc Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông

Từ trái sang phải: Ngụy Phượng Hòa, Dương Khiết Trì, Mike Pompeo và Jimes Mattis

Đứng cạnh quan chức Tàu Cộng, các quan chức hàng đầu của Mỹ hôm 9/11 kêu gọi phía Tàu Cộng ngừng quân sự hóa vùng Biển Đông đầy tranh chấp, khơi ra phản pháo từ Tàu Cộng về việc Mỹ điều các tàu chiến tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Cuộc gặp song phương có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Tàu Cộng Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Cuộc Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung hàng năm lúc đầu lẽ ra được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước nhưng đã bị hủy trong tình hình căng thẳng gia tăng. [Đọc tiếp]

Hàng tỷ người dân toàn cầu đang uống nước máy chứa hạt nhựa siêu nhỏ

Trung bình những thớ sợi tìm trong 500mg nước được thử nghiệm là từ 4.8 inch ở Mỹ và 1.9 inch ở châu Âu (Ảnh: Michael Heim/Alamy)

Các thử nghiệm cho thấy hàng tỷ người trên toàn thế giới đang uống nước ô nhiễm, với 83% mẫu thử chứa nhựa siêu nhỏ (microplastic) có kích thước dưới 5 micrometer.
Các mẫu nước máy thu thập từ hơn 12 quốc gia đã được các nhà khoa học mang ra phân tích. Kết quả cho thấy, 83% các mẫu bị nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ.
Mỹ là nước có tỷ lệ ô nhiễm cao nhất, với 94% mẫu thử chứa hạt nhựa. Các mẫu này được lấy từ nhiều địa điểm bao gồm tòa nhà Quốc hội, trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Tháp Trump ở New York. Lebanon và Ấn Độ là các quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm cao tiếp theo.
Các nước châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất, nhưng vẫn ở mức 72%. Số lượng hạt nhựa trung bình được tìm thấy trong các mẫu nước máy dao động từ 4.8 inch (12.19 cm) ở Mỹ, 1.9 inch (4.82 cm) ở châu Âu/500ml.
[Đọc tiếp]

Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy

Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy khi Ông đi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Saigon cùng Hội Đồng Liên Tôn (xem video bạo quyền CSVN đối xử tệ hại và độc ác đối với Chánh Trị Sự Hứa Phi)

[Đọc tiếp]

Cộng Sản Việt Nam ở Đồng Nai y án sơ thẩm 15 người biểu tình chống dự luật Đặc khu

15 người biểu tình chống Đặc Khu ở Biên Hòa tại phiên tòa phúc thẩm hôm 9/11/2018

Mười lăm người biểu tình chống dự luật đặc khu ở Đồng Nai hôm nay 9 tháng 11 bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo đối với án tù mà tòa sơ thẩm tuyên đối với họ hôm cuối tháng 7 vừa qua.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba luật sư bào chữa tại phiên phúc thẩm, cũng như báo Thanh Niên trong nước loan tin rằng 15 người có đơn kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều nói rằng họ tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước. Họ bác bỏ cáo buộc nói rằng họ ‘gây rối trật tự’ khi đi biểu tình. [Đọc tiếp]

Ganh đua kỹ thuật cao: Mỹ-Tàu khó chung sống hòa bình…

Một mô hình lõi trạm không gian Thiên Cung của Tàu Cộng theo kích thước thật tại triển lãm Hàng không Châu Hải. (Ảnh chụp ngày 07/11/2018: REUTERS/Stringer)

Triển lãm hàng không Tàu Cộng được tổ chức tại thành phố ven biển Châu Hải từ ngày 06 đến ngày 11/11/2018. Triển lãm năm nay là dịp để Bắc Kinh phô trương với toàn thế giới các tiến bộ công nghệ hàng không, không gian của Tàu Cộng.
Nhân dịp này, trang châu Á The Asialyst có bài “Thời điểm Spoutnik này của Tàu Cộng làm chính quyền Trump hoảng hốt”.  RFI Việt ngữ lược thuật bài viết của Bertrand Hartmann – một giám đốc marketing ở Bắc Kinh, chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sáng chế.
Đối với Hoa Kỳ, Tàu Cộng hiện là mối nguy hiểm công nghệ giống như Liên Xô ở thời Youri Gagarine và vệ tinh Spoutnik. Câu hỏi đặt ra trong những thập niên tới là biết được bằng cách nào Tàu Cộng và Mỹ có thể thoát ra khỏi cái bẫy cạnh tranh ngày càng nhiều mâu thuẫn.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt