Thượng Đỉnh APEC: Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến kịch liệt
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC chính thức mở ra vào hôm nay, 17/11/2018 tại Port Moresby, thủ đô đảo quốc Papua New Guinea, Mỹ và Tàu Cộng đã đấu khẩu kịch liệt, gần như trên mọi lãnh vực, từ thương mại, đầu tư cho đến an ninh khu vực. Bất đồng nghiêm trọng này dự báo nhiều khó khăn cho việc đạt được đồng thuận nhân Thượng Đỉnh APEC 2018 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/11.
Phát biểu tại thủ đô Papua New Guinea, Phó Tổng Thống (PTT) Mỹ Mike Pence cho biết Washington sẽ không chấm dứt việc áp thuế quan trên hàng nhập từ Tàu ngày nào mà Bắc Kinh chưa thay đổi cung cách làm ăn. PTT Mike Pence đã đe dọa như trên, sau khi chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình cảnh báo rằng bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương đang ám ảnh sự tăng trưởng toàn cầu.
Mỹ và đồng minh đưa ra phương án triệt tiêu “Vành đai và Con đường” của Tàu Cộng
Vào cuối tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có bài phát biểu quan trọng về Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Papua New Guinea. Một quan chức cao cấp của Mỹ tiết lộ, theo dự kiến ông Pence sẽ nói về các biện pháp cụ thể chống lại hoặc thay thế sáng kiến “Vành đai và Con đường” của đảng Cộng sản Tàu(ĐCST).
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP-South China Morning Post) đưa tin, vào thứ Tư (14/11) có quan chức cao cấp chính phủ Hoa kỳ cung cấp tin tức rằng, kế hoạch của Mỹ là sẽ tìm cách triệt tiêu hoàn toàn “kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) trong khu vực này”. [Đọc tiếp]
Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba
Kể từ khi Washing Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết “Hiểm Họa Toàn Cầu Từ Nền Chuyên Chế Kỹ Thuật Số Của Tàu Cộng” (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật mình nhìn lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty bình phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà còn là Tencent, Alibaba… Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua hình ảnh cựu chủ tịch Jack Ma.
Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu Cộng nham hiểm đều nhìn ra mối nguy hại của “Trung Hoa Mộng” đối với sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nhìn thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa nước ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc. [Đọc tiếp]
PTT Pence “nói thẳng mặt”: TC quân sự hóa và bành trướng Biển Đông là phi pháp, nguy hiểm, nguy hại cho thế giới
Thông điệp được Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đưa ra tại phiên toàn thể hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), tổ chức tại Singapore ngày 15/11.
Ông Pence khẳng định, Mỹ “sẽ tiếp tục sát cánh cùng đồng minh và các đối tác để gìn giữ trật tự mà chúng tôi đã giúp tạo dựng nên, và chúng tôi sẽ bảo vệ tự do trên biển và trên không”.
“Điều này đặc biệt quan trọng ở biển Đông,” ông nhấn mạnh.
“Hãy để tôi nói rõ: Hành động quân sự hóa và bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở biển Đông là phi pháp và nguy hiểm. Chuyện đó đe dọa đến chủ quyền của nhiều nước và gây nguy hại cho sự thịnh vượng của thế giới”. [Đọc tiếp]
Làn sóng di dân Trung Cộng: 7.4 triệu người từ đô thị đổ về nông thôn
Ngày trước từ nông thôn lên thành thị làm ăn đổi đời. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đổ ra, công ty đóng cửa người dân Trung Cộng lại về que khởi nghiệp!
Gần đây, Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Cộng công bố thông tin, tại Trung Cộng Đại lục vài tháng gần đây có làn sóng di dân từ đô thị về thôn quê lập nghiệp, ước tính làn sóng di dân này vào khoảng 7.4 triệu người. Nhưng có quan điểm cho rằng cái gọi là làn sóng “về quê lập nghiệp” này về bản chất là “làn sóng thất nghiệp khổng lồ”. Có người đặt câu hỏi: “Như vậy trước đây tha hương kiếm sống là ngu ngốc?” [Đọc tiếp]
Mỹ–ASEAN: Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence trấn an các lãnh đạo Đông Nam Á
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Hoa Kỳ đã diễn ra vào sáng 15/11/2018 tại Singapore, nhưng không có sự hiện diện của Tổng Thống Mỹ Donald Trump. Đại diện cho TT Trump, Phó Tổng Thống Mike Pence đã nhân dịp này trấn an các nước Đông Nam Á về sự can dự của Mỹ trong khu vực, đồng thời gián tiếp cảnh cáo Trung Cộng về hành động “bá quyền và xâm lấn ” ở châu Á.
Từ Trung tâm Hội nghi Quốc tế Suntec, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ: [Đọc tiếp]
Phó Tổng thống Mỹ hội kiến Thủ tướng CSVN, tái khẳng định quan hệ
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã hội kiến Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc để “tái khẳng định Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam,” Tòa Bạch Ốc cho VOA biết tối thứ Ba.
Hai người được nói là đã nhất trí củng cố hợp tác song phương khắp hai lĩnh vực kinh tế và an ninh, bao gồm giải quyết các rào cản đối với thương mại và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải ở Biển Đông.
“Phó Tổng thống cảm ơn Việt Nam đã hợp tác trong các hoạt động thu hồi hài cốt quân nhân Mỹ mất tích và ủng hộ chiến dịch gây áp lực đối với Triều Tiên,” thông cáo của Tòa Bạch Ốc gửi cho VOA nói. [Đọc tiếp]
Thế giới “chất vấn” Tàu Cộng về đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Các đại sứ tại Bắc Kinh yêu cầu giải thích hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ
Tin Reuters: Hãng tin Reuters ngày 15/11/2018 tiết lộ bản thảo một bức thư của 15 đại sứ tại Bắc Kinh gửi đến Bí Thư Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc. Bức thư yêu cầu giải thích về các hành vi trấn áp nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo người Duy Ngô Nhĩ.
Đại sứ Canada, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Áo, Ailen, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Estonia, Phần Lan, Đan Mạch và đại diện của Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh cùng ký tên vào lá thư nói trên.
Các bên bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về chính sách của Tàu Cộng đối với các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng tự trị Tân Cương”. Đại sứ 15 quốc gia vừa nêu yêu cầu được gặp bí thư Tân Cương để được giải thích về hồ sơ này.
Mỹ nói chủ nghĩa đa phương thất bại, xét lại việc đóng góp cho LHQ
Một lời bàn trên hệ thống Internet rằng: Hoa Kỳ đóng góp tới 1/4 tài chính cho một tổ chức không hề đứng về phía những người dân thấp cổ bé miệng bị các chế độ độc tài áp bức và tước đoạt nhân quyền. Đã đến lúc nước Mỹ nên cắt giảm tài trợ, và Liên Hiệp Quốc cũng nên nhìn lại những tiêu chí hoạt động của mình, trước khi nó bị biến thái quá mức.
Bà Nikky Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu trong buổi họp LHQ ngày 9/11 vừa rồi: “…các nước thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phần lớn đã không hoàn thành các ý tưởng của chủ nghĩa đa phương và trong vài tháng tới Mỹ sẽ suy nghĩ lại việc đóng góp tài chính hào phóng cho tổ chức này…”
Quốc Hội Mỹ: “nên tạo quỹ đối phó với Vành đai & Con đường của Tàu Cộng”
Một Ủy ban lưỡng đảng hôm 14/11 đã trình bày với Quốc hội Mỹ báo cáo giám sát quan hệ kinh tế, an ninh Mỹ – Trung, đặc biệt kiến nghị Mỹ nên thành lập quỹ để đối phó với Tàu Cộng đang xuất khẩu “mô hình quản lý chuyên chế” sang các nước đang phát triển thông qua các dự án tài chính và cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai & Con đường.
Theo Reuters, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung do Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000, có nhiệm vụ giám sát tác động tới an ninh quốc gia của mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung hôm 14/11 đã công bố báo cáo mà họ thường thực hiện mỗi hai năm kể từ năm 2002. [Đọc tiếp]
Tô Lâm, tới lúc phải nói!
Dường như Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, chẳng học được gì từ thái độ của công chúng đối với sự kiện ông Trần Đại Quang, người tiền nhiệm của mình qua đời, thành ra vẫn điều hành Bộ Công An không phải như viên chức đứng đầu hệ thống bảo vệ – thực thi luật pháp, duy trì trật tự, trị an mà như ông trùm của một tổ chức lưu manh đang nắm giữ công quyền, để mặc thuộc hạ muốn làm gì thì làm!
Diễn biến vụ va chạm giữa Phạm Thanh Qua, Phạm Ngọc Tuyển – cùng ngụ tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh – với công an tỉnh Bình Định cho thấy công an tỉnh này chẳng khác gì một đàn thú, sau khi dàn cảnh cắn bậy bất thành, bị dư luận vụt cho tả tơi, vừa sợ, vừa hận, nên lúc thì cúp đuôi lùi lại, lúc gầm gừ, nhe nanh, xòe vuốt, tìm cách lao vào trả đũa các nạn nhân… [Đọc tiếp]
ASEAN – Trung Cộng: Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ
Thương mại và Biển Đông đã là hai chủ đề bao trùm cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Cộng lần thứ 21 tại Singapore sáng nay, 14/11/2018. Nếu như hai bên có thể đạt đồng thuận trên vấn đề tự do thương mại, thì về hồ sơ Biển Đông, mặc dù thủ tướng Lý Khắc Cường đã cố trấn an, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo ở vùng biển đang tranh chấp này.
Từ Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Suntech, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ: [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Singapore
Được bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 đã khai mạc chiều 13/11/2018, tại Trung Tâm Triển Lãm và Hội Nghị Quốc tế Suntec, Singapore, với trọng tâm là thương mại và Biển Đông.
Từ trung tâm hội nghị, đặc phái viên Thanh Phương của RFI gởi về bài tường trình: [Đọc tiếp]
CSVN lần đầu tiên bị chất vấn ở LHQ về tình trạng “tra tấn” chết trong đồn công an
Vụ tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn và một số trường hợp chết trong đồn công an; các cộng đồng tôn giáo, người thiểu số Hmong bị bắt bớ, tra tấn; và vụ một đạo diễn tố giác bị công an đánh đến chấn thương ở Cần Thơ gần đây là những trường hợp điển hình được nêu ra trong phiên chất vấn của Ủy ban chống tra tấn LHQ đối với Việt Nam trong phiên họp ngày 14/11, bắt đầu cuộc kiểm điểm về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của quốc gia thành viên.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam phải giải trình trước Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn đang xảy ra tràn lan ở đất nước Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức đã giúp đưa nhiều trường hợp của Việt Nam trình lên Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, nói với VOA khi ông đang có mặt tại trụ sở của LHQ ở Geneva. [Đọc tiếp]
Tàu Cộng tuyên bố chiếm hữu trữ lượng năng lượng ở Biển Đông…
Tờ Nikkei của Nhật Bản vừa rồi đưa tin, xoay quanh Bộ Quy Tắc Ứng Xử Của Các Bên Trên Biển Đông (COC – Code of Conduct) mà Tàu Cộng và các nước ASEAN đang thương thảo ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Singapore, Tàu Cộng đã đề xuất thêm vào một điều khoản cấm thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Mục đích của điều khoản này là ngăn chặn Mỹ và một số quốc gia khác mở rộng ảnh hưởng thông qua việc hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã yêu cầu loại bỏ điều khoản này vì cho rằng lệnh cấm mâu thuẫn với quy định của luật hàng hải quốc tế. [Đọc tiếp]