Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ

Quân đội Đài Loan diễn hành

Đài Loan sẽ tổng động viên hơn 10 triệu người quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập. “Toàn bộ người dân Đài Loan kiên quyết phản đối chính sách “một quốc gia, hai chế độ” [của Trung Cộng]”, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định cứng rắn.

Người Đài Loan quyết tử chiến với giặc Trung Cộng chứ không chịu đầu hàng, bà Thái Anh Văn nói. Hiện nay dân số Đài Loan khoảng 23 triệu và trong số này có 10 triệu người có khả năng huấn luyện làm binh sĩ.

Trong khi Đài Loan có một đội quân khoảng 300 ngàn thường trực thì Trung Cộng là 2 triệu. Mặc dù quân số ít nhưng độ tinh nhuệ của Đài Loan với vũ khí tối tân sẽ khiến Trung Cộng không dễ đánh bại. [Đọc tiếp]

Đánh cá ở Biển Đông: Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh

Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng biển quanh bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 16/06/2016 (Ảnh AFP)

Trước áp lực bảo đảm an ninh nguồn cung cấp trong nước và với tham vọng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, Bắc Kinh không ngần ngại chơi trò hai mặt với các nước láng giềng trong vùng Biển Đông. Trên đây là những nhận định chung của chuyên gia Sébastien Colin, nhà địa lý học và giảng viên Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (Inalco), trên kênh truyền hình France 24.

Biển Đông những năm gần đây đã thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, do những căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trung Cộng đã chiếm nhiều bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà một số  nước như Việt Nam, Philippines đều tuyên bố có chủ quyền. [Đọc tiếp]

Kim Jong Un thăm Trung Cộng trước thượng đỉnh với Trump

Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju chuẩn bị đến thăm Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 07/01/2018 (KCNA via REUTERS)

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ngày 08/01/2019 đến Bắc Kinh, một chuyến viếng thăm bất ngờ diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông đe dọa sẽ thay đổi thái độ nếu Hoa Kỳ duy trì các biện pháp trừng phạt.

Ông Kim Jong Un cùng với vợ là Ri Sol Ju và nhiều quan chức cao cấp tháp tùng, đi trên chuyến tàu đặc biệt từ Bình Nhưỡng, trưa nay đã đến thủ đô Trung Cộng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình:

“Vào lúc hơn 10 giờ sáng nay, tiếng nhạc “Đông Phương Hồng” báo giờ ở nhà ga trung tâm Bắc Kinh vừa mới tắt trong loa phóng thanh, bỗng xuất hiện hơn một chục chiếc xe hơi sang trọng màu đen, theo sau là cả một đoàn mô tô công an Trung Cộng. Trên cầu vượt dành cho người đi bộ dẫn đến khoảng sân chính, cũng như ở cửa sổ những khách sạn nhỏ xung quanh, các phóng viên ảnh của các hãng thông tấn và nhiều đồng nghiệp Nhật, Hàn kiên nhẫn chờ đợi. [Đọc tiếp]

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày đầu như thế nào?

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung về “đình chiến 90 ngày”  bắt đầu ngày thứ 2 mồng  7 tháng 1 năm 2019.

Cuộc đàm phán mở ra với chiến hạm USS McCampbell của Hải Quân Mỹ áp sát vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như một sự tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm chiếm lợi thế.

Bên Trung Cộng lại tràn vào phòng hội nghị với số đông và có cả Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc hiện diện, mặc dù trên nguyên tắc sự đàm phần thương mại kỳ này chỉ ở cấp thứ trưởng.

Lưu Hạc, một trong những giới chức được chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự đàm phán ngày mùng 7/01 vừa rồi. [Đọc tiếp]

Không để Trung Cộng tự tung tự tác, Anh kết hợp cùng Mỹ lập căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh hai tàu chiến của Mỹ

Anh được cho là đã có những tính toán nhất định khi thành lập căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông và kế hoạch này của London nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuần này tiết lộ Anh đang cân nhắc kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự mới tại châu Á, nhiều ý kiến đã hoài nghi rằng liệu London có đủ kinh phí hay tầm nhìn chiến lược để thực hiện kế hoạch này hay không.
Tuy nhiên, việc xem xét các sáng kiến quốc phòng của Anh gần đây cho thấy một căn cứ quân sự tại châu Á không phải là ý tưởng “bốc đồng”. Thay vào đó, đây là một kế hoạch hợp lý sau hàng loạt động thái mà Anh đã thực hiện trong những năm vừa qua. [Đọc tiếp]

Mỹ – Bắc Hàn họp ở Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2

Hình minh họa

Hãng tin Reuters hôm nay, 07/01/2019, dẫn nguồn tin từ báo Nam Hàn cho hay, các quan chức Ngoại Giao Mỹ và Bắc Hàn đã gặp nhau nhiều lần trong những ngày qua tại Hà Nội để bàn về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trum và Kim Jong Un lần thứ 2.

Dựa trên các nguồn tin ngoại giao ẩn danh tại Seoul và Washington, nhật báo Nam Hàn Munhwa Ilbo khẳng định các quan chức Mỹ và Bắc Hàn đã có các cuộc gặp tại Hà Nội để bàn về lịch trình và địa điểm cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim mới. Thông tin này đang làm dấy lên những đồn có thể Việt Nam sẽ là nơi tổ chức sự kiện. Báo chí Mỹ cũng đưa ra một số nước châu Á có khả năng được chọn cho cuộc gặp là Việt Nam, Indonesia và Mông Cổ. [Đọc tiếp]

Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. (REUTERS/Erik De Castro)

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện “quyền tự do hàng hải”, “thách thức các yêu sách quá đáng trên biển”.  New York Times dẫn nguồn tin Hải Quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Người Việt đầu thế kỉ 20 trong hồi ký của một Toàn quyền Đông Dương

[Đọc tiếp]

Căng thẳng Mỹ-Trung: Trung Quốc đã tự dồn mình tới chân tường? (Phần 2)

Tóm tắt bài viết:
– Trung Cộng lớn mạnh như ngày nay phần lớn nhờ vào hệ thống toàn cầu dựa trên các quy tắc do Hoa Kỳ kiến tạo. Nhưng nay họ đang muốn đạp đổ các quy tắc đó và tạo ra luật chơi riêng.
– Từ tham vọng ở Biển Đông cho đến kỹ thuật công nghệ, họ đang thách thức Hoa Kỳ và đồng minh. Chính điều này sẽ dồn họ vào thế chân tường.
– Ngoài ra, Trung Cộng hiện nay còn thừa hưởng những di sản xấu từ các giai đoạn phát triển trước đó.

Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua kỹ thuật công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]

Căng thẳng Mỹ-Trung: Không chỉ là cuộc chiến thương mại (Phần 1)

Tóm tắt bài viết:
– Mỹ-Trung không chỉ đối đầu trên mặt trận thương mại, mà cả trên vấn đề quân sự và đặc biệt là ý thức hệ.

– Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ được nhìn nhận như nhà lãnh đạo toàn cầu. Những giá trị mà họ cổ súy được chấp nhận trên khắp thế giới.
– Đã đến lúc Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn để giữ gìn trật tự mà thế giới muốn hướng tới.

Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]

Những thách thức địa chính trị của Châu Á: Viễn cảnh năm 2019

Mercy A. Kuo là Giám Đốc Washington State China Relations Council (WSCRC)

Bà Mercy Kuo, Giám Đốc Washington State China Relations Council (WSCRC), tác giả của Trans-Pacific View, thường tiếp xúc với các chuyên viên hàng đầu trong lĩnh vực này, các nhà hoạt động chính trị, và các nhà hoạch định chiến lược trên toàn cầu để tham khảo những hiểu biết phong phú sâu sắc của họ về chính sách Châu Á của Mỹ.

Bà Mercy Kuo đã có cuộc trò chuyện với ông Tiberio Graziani – Chủ Tịch Học Viện Quốc Tế Tầm Nhìn và Những Xu Hướng bao trùm trong phân tích quốc tế ở nước Ý. Dưới đây là cái nhìn thấu triệt của ông Tiberio Graziani về địa chính trị toàn cầu từ các thách thức Châu Á mà tác giả Mercy Kuo ghi lại: 

Nhận dạng ba xu hướng biến đổi trong năm 2018 vẫn đang tiếp tục tác động trong năm 2019

Những xu hướng biến động chính trong năm 2018 tiếp tục ảnh hưởng đến năm sau liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trên bình diện toàn cầu.

[Đọc tiếp]

Eo biển Đài Loan sóng gió…

Bản đồ Đài Loan

Lời người post: Bà Thái Anh Văn Tổng Thống Đài Loan nói “không thống nhất” trong khi Tập Cận Bình cho Đài Loan đứng độc lập là thảm họa. TT Trump thì hành động khác thường so với những đời TT Trước, đầu năm ký hiệp ước bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan ….

Đài Loan nói không với kêu gọi thống nhất của Tập Cận Bình. Thay vào đó, bà Thái Anh Văn kêu gọi Trung Cộng hãy dũng cảm đi về hướng dân chủ

Trong “Bức thư gửi tới những đồng bào Đài Loan của chúng tôi” hôm 2/1, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình kêu gọi hòn đảo mà ĐCSTC coi là một tỉnh nổi dậy hãy trở về với đất mẹ dưới hệ thống ‘Một quốc gia, hai chế độ’ giống như Hong Kong. Ông Tập cũng cảnh báo không loại trừ sử dụng vũ lực để tái chiếm Đài Loan. [Đọc tiếp]

Năm 2019, Trump “rộng đường hành động” trên trường quốc tế

TT Donald Trump

Vài ngày nữa, Mỹ sẽ kỷ niệm hai năm Tổng Thống Trump lên cầm quyền. Trong nội các, những tiếng nói chống đối đã lần lượt ra đi. Thế giới chờ đợi gì ở chính sách đối ngoại của Washington cho năm 2019 ?

Trong gần hai năm qua, cộng đồng quốc tế đã rút ra được bài học quý giá, đó là Donald Trump làm những gì ông đã hứa và không có yếu tố “bất ngờ” trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Trump.

Trả lời hãng tin Mỹ AP, Robert Malley, chủ tịch nhóm Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế – International Crisis Group (ICG) giải thích: từ hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên cho tới quyết định rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, từ quan hệ nguội lạnh với các đồng minh châu Âu, với hai nước láng giềng sát cạnh là Canada và Mêhicô … cho đến cuộc đọ sức với Trung Cộng đều “rất ăn khớp” với tầm nhìn của Donald Trump về “thế giới, về vai trò của nước Mỹ” từ khi ông mới chỉ ra ứng cử Tổng Thống. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Một trong những sự kiện nóng bỏng tại Châu Á năm 2019

Ảnh minh họa: Phi đội trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra thường lệ trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018. (AYEE MACARAIG / AFP)

Theo thông lệ, nhân dịp đầu năm mới, giới phân tích luôn đưa ra những đoán định, dự báo về những gì có thể xẩy ra trong năm ở từng quốc gia, trong từng khu vực hay trên toàn thế giới. Năm nay 2019, từ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, hãng tin Anh Reuters cho đến tạp chí Mỹ Foreign Affairs, tất cả đều dự báo rằng Biển Đông sẽ trở lại vị trí điểm nóng ở châu Á, bên cạnh hai hồ sơ: tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Biển Đông dĩ nhiên đã được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post xem là một trong số 9 vấn đề nổi cộm ở châu Á trong năm 2019 này. Trong bài dự báo đăng ngày 30/12/2018 mang tựa khá dài “Bắc Triều Tiên, hợp pháp hóa cần sa và Biển Đông – Đây là 9 vấn đề lớn cho châu Á năm 2019”, tác giả bài viết, Charles McDermid, đã nêu bật các vấn đề cần theo dõi trong mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa, xã hội. [Đọc tiếp]

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: “Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ

Tân BTQP Hoa Kỳ: Patrick Shanahan

“China, China, China” – lời nhắc nhở của Tân Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan là chỉ dấu cho thấy mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ dưới thời ông Trump.

Trong cuộc họp đầu tiên với các giới chức cấp cao của Pentagon với tư cách Quyền Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Patrick Shanahan yêu cầu Hoa Kỳ phải luôn nhớ đến China.

“Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động quân sự đang diễn ra, Quyền Bộ Trưởng nói với chúng tôi phải nhớ China, China, China,” một giới chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt