Dân Hồng Kông cám ơn thế giới, treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam
Hồng Kông cám ơn thế giới. Điểm đặc biệt của cuộc xuống đường tuần hành lần này là sinh viên Hồng Kông đã vẫy cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam (*), cùng với cờ Đại Hàn Dân Quốc và cờ Nhật Bản. Người dân Hồng Kông cám ơn các bạn ở nhiều nước và cả Việt Nam đã ủng hộ họ.
(*) Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ: lá cờ chính nghĩa Việt Nam
Thói bưng bít thông tin ở Trung Cộng, Việt Nam và hệ lụy từ trường hợp virus Vũ Hán
Cả thế giới đang lo ngại về một loại virus lạ, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng. Virus này đang lây lan với tốc độ chóng mặt ra nhiều nước trên thế giới. Hôm 20/01/2020, Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Cộng xác nhận bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận, virus có khả năng “lây lan hạn chế”, giữa các thành viên trong gia đình. [Đọc tiếp]
Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?
Lời người post: Putin là máu độc tài của Cộng Sản… khi nào hắn chết mới hết độc tài. Hắn trơ trẽn để duy trì quyền lực đến chết như thế nào? Ngày 15/01/2020 tạp chí The Economist chỉ rõ “Vladimir Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào” – “How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”
Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông Điệp Liên Bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một tân thủ tướng Nga ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn. [Đọc tiếp]
Tàu không giấu giếm ý định học Nhật
Nhật học Tàu hay Tàu học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Tàu bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Tàu đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.
Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Tàu, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… Nhờ thế đi trước Tàu khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Tàu khá xa. [Đọc tiếp]
Luận tội ông TT Trump: Phe Dân chủ thất bại ban đầu ở Thượng Viện Hoa Kỳ
Thứ Tư, ngày 22/01/2020
Thượng viện Mỹ hôm 21/1/2020 (giờ địa phương) đã chính thức bắt đầu phiên xét xử về việc đàn hặc Tổng thống Donald Trump, sau khi Hạ viện trình hai điều khoản luận tội. Chánh án Tòa tối cao John Roberts khởi động phiên xử vào lúc 1 giờ 17 phút chiều (giờ địa phương).
Theo Daily Mail, mở đầu phiên xét xử, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh luận về các quy định xét xử. Phe Dân chủ thất bại trong 2 cuộc bỏ phiếu sửa đổi nghị quyết đầu tiên. [Đọc tiếp]
Năm Canh Tý nói về con chuột
Ngày 25 thang 01 năm 2020 là đúng ngày Mồng 1 tết năm Canh Tý… Thường thì năm nào nói về con ấy, đây là con vật trong 12 con giáp theo tục lệ Việt Nam.
Trong các loài vật, chuột là loài ô uế, nghĩa là luật cấm đụng vào nó hoặc ăn thịt nó.
Chuột có vóc dáng nhỏ nhất nhưng lại đứng đầu danh sách 12 con giáp, và người ta thường gọi nó là “chú” – chú chuột. Kể cũng lạ, không biết có phải vì chuột nhỏ con mà người ta gọi là Tý? Năm 2020 là năm Canh Tý, khởi đầu một vòng 60 năm – gọi là “lục thập hoa giáp”. Cố Nhạc Sĩ Y Vân viết ca khúc “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” với ý đó, chứ không có ý nói đời người chỉ “giới hạn” trong vòng 60 năm. [Đọc tiếp]
Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời
Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…
Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.
Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Thương chiến Mỹ-Trung giai đoạn 1: Chiến thắng của nước Mỹ…
Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Cộng nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.
MỸ – TRUNG KÝ THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 1
Sau đây là những điểm chính mà Hoa Kỳ đạt được:
1- Các công ty Hoa Kỳ được phép họat động tại Trung Cộng mà không cần phải hợp tác với công ty quốc doanh của Trung Cộng.
2- Ngân hàng Hoa Kỳ được phép họạ̣t đông tại Trung Cộng mà không bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép rút $50,000, và có thể mở và đóng trương mục bất cứ lúc nào tùy ý không điều kiện.
3- Trung Cộng không có quyền bắt các công ty Hoa Kỳ đầu tư ở Trung Cộng phải giao nộp công thức sản xuất (confidential) cho nhà nước Trung Cộng.
4- Tất cả các hợp đồng bán sở hữu trí tuệ sau 10 năm mà các công ty bị buộc phải ký với chính quyền Trung Cộng , nay trở thành vô giá trị.
5- Nếu Trung Cộng muốn mua bất cứ sở hữu trí tuệ nào của công ty từ Hoa Kỳ phải có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.
6- Trung Cộng cam kết sẽ mua từ Hoa Kỳ ít nhất 200 tỷ USD hàng hoá, dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới.
7- Trung Cộng cam kết không được thao túng tiền tệ.
8- Mức thuế quan áp đặt lên 2/3 lượng hàng nhập cảng từ Trung Cộng sẽ vẫn được giữ nguyên. “Tôi sẽ gỡ bỏ thuế khi đồng ý với thỏa thuận giai đoạn hai.” – ông Trump nói.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngay lập tức bùng nổ sau khi thỏa thuận này được ký kết. Các chỉ số chứng khoán đồng loạt thiết lập các cột mốc kỷ lục mới.
Đài Loan: Trên 60 nước chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử’ ….
Dù chỉ được 14 quốc gia chính thức công nhận, Tổng thống Đài Loan nhận được lời chúc mừng sau khi tái đắc cử từ lãnh đạo, quan chức trên 60 nước, gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cuộc bỏ phiếu hôm 11/01 vừa qua đem lại thắng lợi áp đảo cho bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến.
Bà Thái đã tái đắc cử tổng thống hòn đảo nhiệm kỳ hai với trên 8 triệu phiếu cử tri.
Đảng của bà, chủ trương độc lập khỏi Trung Cộng về lâu dài, cũng giành đa số trong Quốc hội.
Theo trang Taiwan News, chiến thắng của bà Thái Anh Văn được lãnh đạo, quan chức cao cấp từ 60 quốc gia chúc mừng.
Tính đến ngày 12/01/2020, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp nước ngoài đã chúc mừng bà Thái Anh Văn qua điện thoại hoặc email.
Ai chịu trách nhiệm cuộc thảm sát Đồng Tâm?
Điều động lực lượng vũ trang với quân số hàng ngàn, mà có người ví von là tương đương với toàn bộ quân lính Mỹ ở Trung Đông với những khí tài hiện đại, gồm cả xe bọc thép đang đêm bao vây thôn Hoành xã Đồng Tâm, bắn giết cha con cháu cụ già 85 tuổi ngay trong phòng ngủ. Cuộc thảm sát xảy ra ngay trong những ngày giáp tết là hành vi phi pháp, chà đạp lên đạo lý người Việt không thể nào chấp nhận.
Dư luận lên tiếng theo nhiều hướng khác nhau, người đặt vấn đề phải truy trách nhiệm của kẻ điều động và giám sát các hành động này. Có người cho đây là âm mưu lừa dối, có người yêu cầu Bộ Chính Trị và Quốc Hội phải điều tra….
Tuy nhiên những động thái xử lý sau khi sự việc xảy ra đã cho thấy ai là người phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát này. [Đọc tiếp]
Đồng Tâm được đề cập trong cuộc gặp giữa phái đoàn ngoại giao nước ngoài với Hội đồng Liên Tôn
Một phái đoàn ngoại giao các nước vào ngày 16 tháng 1 đến gặp đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Chùa Giác Hoa ở Sài Gòn để tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Vào chiều ngày 17 tháng 1, Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn, đại hiện Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do về cuộc gặp. Ông cho biết có 10 vị đại diện các nước gồm Canada, Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý Anh, Đức và Liên Minh Châu Âu.
Cuộc gặp lần này diễn ra chỉ khoảng 1 tháng trước Đối thoại nhân quyền Việt Nam Eu dự định diễn ra vào ngày 17 tháng 2 tới. [Đọc tiếp]
Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam gia tăng đàn áp, kiểm duyệt thông tin trên mạng sau vụ Đồng Tâm
Ngày 16/1, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo báo chí chỉ trích Việt Nam đã gia tăng đàn áp, bắt bớ và kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội nhằm ngăn chặn những thảo luận về vụ đụng độ ở xã Đồng Tâm giữa cảnh sát và người dân hôm 9 tháng 1 vừa qua.
Vụ đụng độ nổ ra vào sáng sớm ngày 9/1 khi chính quyền huy động hàng ngàn công an có trang bị vũ khí đến xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, để bắt một số người được cho là chống đối chính quyền trong việc bàn giao đất. Vụ việc đã khiến ít nhất 4 người chết và một người bị thương theo thông báo của Bộ Công an sau đó. Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được coi là lãnh đạo tinh thần của những người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất, đã thiệt mạng trong vụ đụng độ này. [Đọc tiếp]