100 năm Hoa Kỳ chống Chủ nghĩa Cộng sản và bầu cử Mỹ 2020
Cờ Trung Cộng, cờ Đảng Cộng sản Trung Cộng và Hoa Kỳ bày bán ở một khu chợ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Cộng, ngày 10/05/2019.
Tác giả Roger Canfield vừa ra mắt một quyển sách về cuộc chiến của Hoa Kỳ kéo dài một thế kỷ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông cuộc chiến này sẽ “lụi tàn,” nếu Tổng Thống Donald Trump thất cử vào tháng 11 này.
Tiến sĩ Roger Canfield là một ký giả hiện sống tại California và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Trăng mật kết thúc, Đông Âu không còn ảo tưởng về Bắc Kinh
Hai năm trước, Đông Âu vẫn giữ sự nhiệt tình rất lớn với Trung Cộng, khi đó đang trong thời kỳ kiến thiết kinh tế nhanh chóng, nhưng chẳng được bao lâu, các nước Đông Âu bắt đầu chuyển sang thấy thất vọng với sự chờ đợi vào Bắc Kinh, dẫn đến thời kỳ trăng mật cũng nhanh chóng kết thúc. Có phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của điều này là phía Trung Cộng không thực hiện cam kết về hợp tác kinh tế, hơn nữa còn can thiệp vào nội bộ và an ninh của các nước, dẫn đến sự thất vọng của các nước đối với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Tây Âu và Trung Cộng thay đổi
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Cộng Dương Khiết Trì đã có chuyến thăm châu Âu, nhưng do thái độ cứng rắn và nói năng lỗ mãng nên cũng chịu nhiều phê bình.
Wall Street Journal: Bắc Kinh trả đũa, cảnh báo người Mỹ tại Tàu có thể bị bắt
Theo Hãng tin Reuters trích dẫn từ bài báo của Wall Street Journal hôm 16/10, nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra cảnh báo với Washington DC rằng, do Bộ Tư pháp Mỹ truy tố học giả người Tàu có liên quan đến quân đội Trung Cộng nên có thể Bắc Kinh sẽ cho lệnh bắt giữ người Mỹ đang ở nước Tàu.
Báo cáo dẫn lời của nhân sĩ không muốn tiết lộ danh tính cho biết, quan chức Trung Cộng đã thông qua đài truyền nhiều lần đưa ra cảnh cáo đối với quan chức chính phủ Mỹ.
Wall Street Journal cho biết, thông tin mà Trung Cộng đưa ra là Mỹ cần chấm dứt việc truy tố học giả Trung Cộng, nếu không người Mỹ ở nước Tàu cũng sẽ phát hiện bản thân mình vi phạm luật pháp Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Thượng Viện Mỹ hoàn toàn có thể xác nhận thẩm phán Barrett trước bầu cử
“Mọi chuyện đã xong xuôi”, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Cory Booker (bang New Jersey) nói như vậy vào ngày điều trần xác nhận thẩm phán Barrett cuối cùng tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tuần trước.
Mọi chuyện đúng là gần như đã hoàn tất. Đảng Dân Chủ không còn nhiều cơ hội có thể cản trở đề cử viên Barrett được xác nhận vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Chắc chắn Đảng Dân Chủ có thể vẫn tiến hành tranh luận gay gắt như họ đã làm với trường hợp của đề cử viên Tối cao Pháp Viện Brett Kavanaugh năm 2018. Nhưng Đảng Dân Chủ đang chơi ‘cú đánh ngắn’. Trong khi, yếu tố thiên thời có giúp Đảng Cộng hòa chơi ‘cú đánh dài’ với trường hợp xác nhận thẩm phán Barrett. Dù vậy, Đảng Dân Chủ đang hài lòng với các cuộc thăm dò dân ý trước bầu cử. Họ có lẽ đang nghĩ sẽ có được 10 ghế Hạ viện ở các bang miền bắc. Đảng Dân Chủ cũng có cơ hội hơn bao giờ hết để lấy lại Thượng viện. Và họ thích màn vận động tranh cử của ông Joe Biden tại miền trung tây, Pennsylvania, Florida, và thậm chí nghĩ ông ta có cơ hội chiến thắng ở Texas và Georgia. [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật-Úc lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông
Đây là lần thứ năm trong năm nay, hải quân ba nước tập trận trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với một số nước khác, nhưng là lần đầu tiên giữa ba nước trong bộ Tứ tại Biển Đông. Theo thông cáo của hải quân Mỹ, cuộc tập trận có mục đích đối phó với mọi tình huống.
Theo thông báo của bộ chỉ huy Hạm đội 7, các chiến hạm của ba nước đồng minh diễn tập hành quân chung nhằm gia tăng khả năng tập thể duy trì an ninh và tự do hàng hải cũng như để đối phó với mọi tình huống bất trắc trong khu vực Biển Đông. Cụ thể, cuộc tập trận chung, lần thứ năm kể từ tháng Hai năm nay, gồm phòng thủ trên mặt biển, chống tàu ngầm và phòng không cũng như nhiều bài tập huấn khác để phát huy khả năng bảo vệ ổn định và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình dương. [Đọc tiếp]
Việt Nam, Nhật Bản đạt thỏa thuận về chuyển giao kỹ thuật công nghệ quốc phòng
Trong chuyến công du tại Việt Nam, hôm 19/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã hội đàm với Nguyễn Xuân Phúc. Hãng tin Reuters cho biết, theo thông báo của ông Suga, sau cuộc gặp này, hai bên đã “cơ bản” đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị và kỹ thuật công nghệ quốc phòng, trong tình hình Trung Cộng đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Tin tức siêu dữ liệu sẽ “xác thực” các email của Hunter Biden
Các email từ một máy tính được cho là thuộc sở hữu của ông Hunter Biden (con trai cựu Phó Tổng Thống Joe Biden) có thể được “xác thực hoàn toàn” nếu tin tức về siêu dữ liệu (metadata) được tiết lộ, một chuyên viên cao cấp an ninh mạng cho biết trên tờ Daily Caller News Foundation (DCNF).
Các trường quân sự Hoa Kỳ sẽ dành một nửa số môn học nghiên cứu về Trung Cộng
Các trường quân sự Hoa Kỳ sẽ dành một nửa số môn học để tìm hiểu về Trung Cộng nhằm đối phó lại “sự hung hăng” của Bắc Kinh một cách hiệu quả hơn, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết hôm thứ Năm (15/10).
“Tôi cũng giao nhiệm vụ nghiên cứu về mối đe dọa đến từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tại các trường chuyên nghiệp và trong chương trình và đào tạo của chúng tôi,” ông Esper nói thêm. [Đọc tiếp]
Mùa bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!
Lê Thành Nhân (Lethanhnhan@vietquoc.org)
Mùa bầu cử tại Mỹ diễn ra bốn năm 1 lần. Ngày 3 tháng 11 năm 2020 thì người dân Mỹ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, 11 Thống Đốc Tiểu Bang, 33 Thượng Nghị Sĩ tại Thượng Viện, toàn thể 435 Dân Biểu Liên Bang tại Hạ Viện, và phần lớn quan chức dân cử lớn nhỏ tại thành phố và thị xã trên toàn nước Mỹ.
Khác với không khí tranh cử trước đây trong lịch sử nước Mỹ. Lần này đại diện hai đảng Cộng Hòa là ông Donald Trump và Dân Chủ là Joe Biden sát phạt bằng những đường hiểm ác từ những hồ sơ mật mang tính pháp lý.
Cộng Đồng người Việt tại Mỹ, có những cuộc vận động rầm rộ cho TT Trump, họ rất mong ông Trump thắng cử vì ông Trump và Ban Tham Mưu tại Tòa Bạch Ốc quyết liệt đánh Trung Cộng. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người Việt Nam vốn là nạn nhân của sự xâm lăng Hán hóa mà hiện nay Trung Cộng đã chiếm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh cảnh báo Mỹ có thể chuẩn bị các cuộc tấn công ở Biển Đông
Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc trường Đại học Bắc Kinh của Trung Cộng hôm 12/10 công bố một báo cáo cho biết Hoa Kỳ đã điều ít nhất 60 máy bay chiến dấu do thám gần Trung Cộng trong tháng Chín vừa qua. Tờ South China Morning Post loan tin này hôm 13/10.
Theo báo cáo, 41 máy bay của Mỹ đã bay qua vùng trời khu vực Biển Đông, 6 chiếc bay qua vùng biển Hoa Đông và về hướng bắc, trong khi 13 chiếc khác bay qua vùng biển Hoàng Hải.
Hiện Trung Cộng đang có những tranh chấp về chủ quyền đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở khu vực Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. [Đọc tiếp]
Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Cộng lại xâm nhập vùng biển Việt Nam
Sau một thời gian yên lặng, Trung Cộng lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vịnh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Cộng, mang số hiệu 2305.
FBI và Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ: Tin tặc đã truy cập vào hệ thống bầu cử Hoa Kỳ
Các giới chức liên bang Mỹ nói rằng tin tặc (hacker) có khả năng thuộc các tổ chức thù địch nước ngoài đã xâm nhập vào hệ thống mạng của chính phủ Hoa Kỳ và truy cập vào hệ thống điện toán bầu cử của Mỹ.
Trong một cảnh báo chung, FBI và Cơ quan an ninh mạng và cơ sở hạ tầng (CISA) cho biết họ đã phát hiện việc truy cập trái phép vào các hệ thống hỗ trợ bầu cử trong lúc chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/11 sẽ diễn ra. CISA là bộ phận thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ. [Đọc tiếp]
Đệ Nhất Phu Nhân Melania kể về “lộ trình tự nhiên” phục hồi khỏi virus Vũ Hán
Trong bài viết có tựa đề “Trải nghiệm cá nhân của tôi với virus Vũ Hán (COVID-19)” đăng trên trang website của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư (14/10), Đệ nhất Phu nhân Melania kể lại, bà đã trải qua hầu hết các triệu chứng khó chịu do virus Vũ Hán gây ra sau khi xét nghiệm dương tính với chủng virus này.
Bà Melania viết: “Tôi cảm thấy rất may mắn khi được chẩn đoán nhiễm virus với các triệu chứng rất nhẹ, mặc dù dịch bệnh cùng lúc ập đến với tôi, và những ngày sau đó cứ như thể một chuyến tàu lượn siêu tốc với đủ triệu chứng. Tôi đã trải qua đau đớn thân thể, ho khan, đau đầu và lúc nào cũng cảm thấy hết sức mệt mỏi.”
Bà Melania đã ca ngợi sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y tế Tòa Bạch Ốc, và nói thêm rằng bà không chọn phương pháp điều trị virus Vũ Hán giống như Tổng Thống Donald Trump.
Theo bác sĩ Sean Conley, Tổng thống Trump đã được điều trị bằng một loại thuốc kháng thể do Regeneron phát triển và thêm cả Remdesivir để giúp ông hồi phục nhanh sau khi nhiễm virus.
Lý do tân thủ tướng Nhật chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên
Theo thông lệ, một tân thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Mỹ, đồng minh thân cận nhất, cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Tuy nhiên ông Suga Yoshihide, người vừa lên thay ông Shinzo Abe trong cương vị thủ tướng Nhật, sẽ phá vỡ tiền lệ này khi đến Việt Nam trong tuần tới cho chuyến thăm và làm việc nước ngoài đầu tiên của mình. Tại sao ông Suga chọn Việt Nam và chuyến thăm này sẽ là chỉ dấu gì cho quan hệ giữa hai quốc gia đang gắn bó chặt chẽ hơn trong những năm gần đây khi Trung Cộng ngày càng bành trướng sức mạnh trong khu vực?
Tân thủ tướng Nhật Bản Suga hôm 13/10 công bố rằng ông sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới vào tuần tới, trong đó Việt Nam và Indonesia sẽ là điểm đến của ông. [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ xây dựng liên minh khiến ĐCST trả giá vì vi phạm nhân quyền
Chiều ngày 14/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tổ chức họp báo, trình bày về vấn đề nước Mỹ là sức mạnh thúc đẩy chính nghĩa trên thế giới. Ông cũng một lần nữa lên án Liên Hiệp Quốc để cho Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Nga và Cuba vào Hội đồng Nhân quyền, ông cho rằng đây là sự lúng túng của Liên Hiệp Quốc, cũng là nguyên nhân mà Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ông Pompeo cũng tiết lộ, Mỹ cần xây dựng một liên minh toàn cầu, để gây áp lực cho ĐCST, khiến ĐCST phải trả giá cho hành vi xâm phạm nhân quyền của mình.
Hôm thứ Hai (ngày 12/10), Liên Hiệp Quốc đã bầu lại 15 ghế trong tổng số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. ĐCST, Nga và Cuba đã trúng cử, từ ngày 1/1/2021 sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm.
[Đọc tiếp]