Ông Tập Cận Bình “chỉ đạo” xây đảo ở Biển Đông

Tập Cận Bình và các binh sĩ Trung Quốc

Một bài xã luận của viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Cộng mới tiết lộ rằng chính ông Tập Cận Bình là người đứng sau các dự án bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 28/7 dẫn thông tin từ Thời báo Nghiên cứu của Trường Đảng Trung ương Trung Cộng nói rằng đích thân Chủ tịch Tập là người “chỉ đạo một loạt các biện pháp gia tăng lợi thế chiến lược [của Trung Cộng] và bảo vệ các quyền lợi quốc gia”.

Bài xã luận có đoạn: “Về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cá nhân ông Tập đã ra quyết định xây đảo và củng cố các bãi đá, cũng như thành lập thành phố Tam Sa”.

“Những quyết định đó đã làm thay đổi cơ bản tình thế chiến lược ở Biển Đông”, bài xã luận viết tiếp.

Ông Tập Cận Bình được đón tiếp "trọng thể" ở Việt Nam năm 2015.

Ông Tập Cận Bình được đón tiếp “trọng thể” ở Việt Nam năm 2015.

​Tờ báo của Hong Kong dẫn lời các nhà phân tích nói rằng bài viết cho thấy ông Tập Cận Bình đã duy trì một mức độ nào đó về tập trung hóa và kiểm soát chính sách đối ngoại của Trung Cộng, trong khi ông tìm cách củng cố vị thế là lãnh đạo quyền lực nhất Trung Cộng kể từ thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Bài xã luận trên được đăng tải trong tình hình xuất hiện tin tức về việc Trung Cộng “ép” Hà Nội phải ngưng một dự án thăm dò dầu khí do công ty Repsol của Tây Ban Nha phối hợp với Việt Nam tiến hành trên Biển Đông.

Không lâu trước đó, theo giới quan sát, sóng gió nổi lên trong quan hệ hai nước sau khi ông Phạm Trường Long, quan chức quân sự đầy quyền lực của quốc gia láng giềng phương Bắc, đột ngột cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam vì lý do được cho là bất đồng quan điểm về Biển Đông.

"Sóng gió nổi lên trong quan hệ Việt - Trung" sau khi Tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc đột ngột cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu.

“Sóng gió nổi lên trong quan hệ Việt – Trung” sau khi Tướng Phạm Trường Long của Trung Cộng đột ngột cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu, 2017

​Lên tiếng hôm 28/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng không bác bỏ hay thừa nhận thông tin trên mà chỉ nói rằng “hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.

“Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông”, nữ phát ngôn viên nói tiếp.

Ba ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Cộng “thúc giục bên liên quan ngưng các hành động đơn phương vi phạm các quyền của Trung Cộng và có hành động thiết thực bảo vệ tình hình tốt đẹp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] mà không dễ dàng có được”.

Ông Tập từng bổ nhiệm các tướng lĩnh có kinh nghiệm trận mạc với Việt Nam.

Tập từng bổ nhiệm các tướng lĩnh có kinh nghiệm trận mạc với Việt Nam

​Trong một diễn biến đáng chú ý, đầu năm nay, Trung Cộng đã bổ nhiệm Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, người từng dẫn dắt Hạm đội Nam Hải, vốn bảo vệ các vùng lãnh hải như Biển Đông, làm tân chỉ huy của lực lượng hải quân nước này.

Ông Thẩm, 60 tuổi, lên thay Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi, 71 tuổi, để “lãnh đạo lực lượng hải quân lớn nhất châu Á”.

Tin cho hay, Hạm đội Nam hải từng tham gia trận hải chiến với quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa năm 1974, làm hơn 70 binh sĩ phía Việt Nam hy sinh, và cũng từng tham chiến tại quần đảo Trường Sa năm 1988.

Còn năm ngoái xuất hiện tin ông Tập Cận Bình đã bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân của quân đội Trung Cộng.

Các nhà phân tích nói với VOA tiếng Việt rằng quyết định đối với người được mệnh danh là “sát thủ” trong chiến tranh biên giới Việt – Trung sẽ giúp quân đội Trung Cộng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cũng như giúp ông Tập “đạt được mục tiêu chính trị”.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt