Ôn Gia Bảo đã có lời với Tập Cận Bình về vấn đề Hồng Kông

Cựu Thủ Tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo

Cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo gần đây đã đăng một loạt bài viết tưởng nhớ về người mẹ của ông trên các phương tiện truyền thông Ma Cao. Tuy nhiên, bởi nội dung bài viết được cho là có những câu từ “nhạy cảm”, nên đã bị xóa và bị chặn chia sẻ trên WeChat. Sự việc này đã làm dấy lên tin đồn về đánh đấm quyền lực bên trong nội bộ đảng Cộng Sản Tàu. Trước đó, có thông tin nội bộ cho rằng Ôn Gia Bảo không hài lòng với cách làm của Tập Cận Bình, ít nhất là về vấn đề Hồng Kông, theo nội dung bài viết đăng trên trang Sound of Hope.

Trong bài viết tưởng nhớ mẹ của cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo được truyền tải trên mạng, trong đó nội dung được mọi người quan tâm nhất là phần cảm ngôn ở cuối bài viết. Ông nói, “Bản thân tôi trước nay luôn đồng cảm với những người nghèo khổ và những người yếu thế, cá nhân tôi phản đối thói áp bức và bắt nạt. Trong tâm trí tôi, Trung Cộng phải là một quốc gia tràn đầy sự chính nghĩa và công bằng, đó mãi là nơi luôn tôn trọng các giá trị đạo đức, lương tri và bản chất của con người, đó phải là nơi luôn ngập tràn khí chất của tuổi trẻ, tự do và nỗ lực vươn lên. Tôi từng vì điều này mà gào thét, mà nỗ lực. Đây là chân lý mà cuộc sống dạy cho tôi hiểu, và nó cũng là món quà mẹ đã trao tặng cho tôi”.

Có cư dân mạng cho rằng Trung Cộng trong tâm trí tôi “phải là” một quốc gia tràn đầy sự chính nghĩa và công bằng mà cựu Thủ tướng Trung Cộng nói đến ấy, ông đã dùng từ “phải là” thay vì dùng từ “đã là”, điều này cho thấy sự bất mãn đối với hiện thực dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST).

Chính xác thì ông Ôn Gia Bảo không hài lòng về điều gì? Chúng ta từng biết rằng khi trận động đất ở Vấn Xuyên xảy ra vào năm 2008, ông Ôn Gia Bảo khi đó là thủ tướng do không thể huy động quân đội cứu trợ thiên tai nên đã tức giận đến nỗi ném cả điện thoại. Trong Hội nghị Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2019, vừa khéo lại là thời điểm phong trào phản đối “Luật dẫn độ” bùng nổ ở Hồng Kông và ĐCST cũng như chính quyền Hồng Kông đã tăng cường trấn áp tàn bạo những người biểu tình. Vào thời điểm đó, một số thông tin nội bộ lộ ra cho hay một số cựu cấp cao của ĐCST đã phản đối việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông, ví như Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp, Ôn Gia Bảo quăng ra một câu nói về vấn đề Hồng Kông, v.v.

Trần Phá Không (Chen Pokong), chuyên gia về các vấn đề Trung Cộng, đã tiết lộ với giới truyền thông rằng các giới chức cao tầng đương nhiệm và nguyên lão chính trị của ĐCST đã giằng co kịch liệt với nhau về vấn đề Hồng Kông tại Hội nghị Bắc Đới Hà bắt đầu vào đầu tháng 8 năm đó, và sau cùng không thể đạt được một sự đồng thuận.

Ông Trần dẫn lời những người nắm rõ nội tình tiết lộ rằng tại Hội nghị Bắc Đới Hà, cấp cao của ĐCST chia thành hai phe, một bên là các nguyên lão chính trị, một bên là nhóm người Tập Cận Bình và Vương Hộ Ninh.

Được biết các nguyên lão chính trị không tán thành việc sử dụng vũ lực và đàn áp Hồng Kông, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, các nguyên lão cũng có nhiều chỗ không tán thành với Tập. Nhưng “chia rẽ chủ yếu nhất vẫn là vấn đề Hồng Kông. Các nguyên lão chính trị không đồng ý với quyết định một phía của ông Tập, nhưng họ lại không thể đảo ngược quyết định của Tổng Bí thư”.

Ông Trần Phá Không nói rằng ông Tập cũng không có khả năng thuyết phục các nguyên lão chính trị và cũng không dám hành sự hấp tấp, bởi các nguyên lão chính trị đều là cựu ủy viên và ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trước đây, và quyền lực chính trị tập thể của họ vẫn rất lớn mạnh. Vậy nên, Tập Cận Bình vẫn không đưa ra được chủ ý rốt cuộc phải giải quyết vấn đề Hồng Kông như thế nào?

Ông Trần Phá Không tiết lộ rằng khi hai bên không thể đạt được đồng thuận và ý kiến không thể thống nhất, cựu Thủ tướng ĐCST Ôn Gia Bảo đã quẳng một câu về phía Tập Cận Bình, “Những gì cần nói chúng tôi đều đã nói rồi, bản thân ông hãy tự liệu lấy”. Ông Trần nhìn nhận rằng ý của ông Ôn Gia Bảo có ý rằng nếu xảy ra chuyện, phe của ông Tập sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các biện pháp mà ông Tập đã thực hiện và hậu quả do việc đó gây ra.

Ông Trần tiết lộ rằng nếu cơ cấu chính trị của ĐCST tính cả các nguyên lão chính trị với nhau, thì sự việc này thật sự cho thấy đã có một sự chia rẽ nghiêm trọng bên trong ĐCST, đặc biệt là về vấn đề Hồng Kông. “Tại cuộc họp ở Bắc Đới Hà, hai bên có thể nói là đã đến bước sắp nổ ra trận tranh đấu”, bởi không ai có thể thuyết phục được ai, mỗi bên đều khăng khăng ôm giữ ý kiến và cố chấp lập trường của mình, và cuối cùng hội nghị kết thúc trong bầu không khí không mấy vui vẻ.

Ngày 9/8/2019, tờ “Apple Daily” của Hồng Kông cũng trích dẫn tin nói rằng Hồ Cẩm Đào đã thay mặt các nguyên lão hiếm hoi cảnh báo Tập Cận Bình và các quan chức đương nhiệm cấp cao tại Hội nghị Bắc Đới Hà rằng họ tuyệt đối không được trở thành phần tử xấu ác trong vấn đề Hồng Kông.

Tờ báo này sau đó cũng đăng một bài viết rằng tại Hội nghị Bắc Đới Hà, giới chức cao tầng của ĐCST đã thảo luận vấn đề Hồng Kông cùng các nguyên lão. Nguồn tin nội bộ cho hay, Tập Cận Bình đã có chỉ thị mới nhất trong việc xử lý các vấn đề Hồng Kông, chính là “Không cần dùng đến quân đội, thay vào đó hãy dùng các hình phạt nghiêm khắc để dập tắt hỗn loạn càng sớm càng tốt, quyết không nhân nhượng”. Bắc Kinh cũng ra lệnh cho lực lượng cảnh sát dưới sự kiểm soát của Văn phòng Liên lạc của Ủy ban Trung ương “bắt thêm người” và gia tăng hình phạt.

Nguồn tin nội bộ nói trên không thể chứng thực, nhưng cũng có thông tin kiểm chứng qua lại. Trung tâm Thông tin Phong trào Dân chủ và Nhân quyền Trung Cộng có trụ sở tại Hồng Kông cũng trích dẫn nguồn tin tiết lộ rằng sau khi người biểu tình Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp vào ngày 1/7/2019, giới lãnh đạo đương nhiệm của ĐCST đã xuất hiện “chia rẽ sâu sắc” với các nguyên lão chính trị trong việc xử trí các vấn đề ở Hồng Kông.

Khi cục diện Hồng Kông phát triển cho đến hôm nay, rõ ràng Tập Cận Bình đang “quyết tâm giành chiến thắng”. Sáng ngày 30/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ĐCST đã vội vàng thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông để đàn áp nhân quyền ở Hồng Kông, và lệnh ký của Tập Cận Bình chính thức có hiệu lực vào lúc 11 giờ đêm giờ địa phương. Đạo luật này bị cáo buộc đã chấm dứt hiện trạng “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông. Do đó, dự luật này đã đẩy Hồng Kông vào cơn bão trừng phạt của quốc tế.

Sau đó, chính quyền ĐCST đã tiến hành các vụ bắt giữ quy mô lớn ở Hồng Kông, sửa đổi sách giáo khoa của trường học và gần đây đã công khai kết án và bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng.

Vào ngày 11/3 năm nay, Quốc hội Trung Cộng đã thông qua quyết định thay đổi hệ thống bầu cử Hồng Kông, quyết định này nhằm đặt quyền điều hành thành phố “một cách chắc chắn vào tay các lực lượng yêu nước và yêu Hồng Không”, nhưng trên thực tế lại lác ứng viên trung thành với ĐCST. 

Thế giới bên ngoài tin rằng ĐCST sửa đổi hệ thống bầu cử ở Hồng Kông nhằm bảo đảm những người được gọi là “lực lượng yêu nước” hoặc đặc khu trưởng Hồng Kông mà họ bổ nhiệm sẽ không bị lật đổ, và trong tương lai ĐCST sẽ thuận lợi kiểm duyệt những người mà nó không tin tưởng.

Theo Tuyên bố chung Trung-Anh ký năm 1984, trong khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ”, quyền tự trị của Hồng Kông cần được bảo đảm. Tuy nhiên, khi ĐCST tiếp tục đàn áp quyền tự trị của Hồng Kông, sự bảo đảm này chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt