Nữ tu Tây Tạng bị công an Trung Cộng lạm dụng tình dục
Việc Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) lạm dụng tình dục người Duy Ngô Nhĩ đã được báo động rất rộng rãi trên các cơ quan truyền thông quốc tế và các chính phủ tự do dân chủ can thiệp. Ngày càng có nhiều nạn nhân thuộc nhóm thiểu số người Hồi Giáo ra mặt vạch trần cuộc đàn áp “thô bỉ” này của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Các nữ tu Tây Tạng cũng từng bị lạm dụng tình dục dưới bàn tay của ĐCST. Tuy nhiên, câu chuyện của họ vẫn ít được biết đến hơn.
Theo rờ Epoch Times đưa tin, năm 2018, Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng (Tibetan Centre for Human Rights and Democracy viết tắt là TCHRD) tại website: https://tchrd.org/ đã công bố bài tường thuật của một nữ tu sĩ, người đã tận mắt chứng kiến cảnh các nữ tu bị công an Trung Cộng lạm hãm hiếp trong trung tâm cải tạo ở quận Sog, tỉnh Nagchu, vùng Tây Tạng.
Tenzin Sangmo, một nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng, nói với Epoch Times rằng, sau 25 năm nghiên cứu và điều tra, trung tâm đã thu thập được “bằng chứng về nạn lạm dụng tình dục” mà những phụ nữ và nữ tu Tây Tạng phải chịu đựng.
Bà cho biết, Trung tâm đã tìm cách liên hệ với một nhà sư ở Tây Tạng. Nhà sư này cho hay, đã tận mắt chứng kiến những nữ tu bị các sĩ quan của ĐCST cưỡng hiếp.
Bà nói: “[Thực sự] rất khó khăn để lấy được lời tường thuật về nhân chứng này của nhà sư… Nhà sư này đã bị giam giữ tại một trong nhiều trung tâm cải tạo chính trị ngoài pháp luật cùng với các nhà sư và ni cô khác.”
Bà Tenzin nói thêm rằng, việc thu thập loại thông tin này từ bên trong Tây Tạng đã trở nên “ngày càng khó khăn” sau năm 2008, đặc biệt là vào năm 2016 và 2017 do “sự gia tăng lớn của việc ĐCST kiểm duyệt và giám sát”.
Theo lời tường thuật của nhà sư, người từng bị giam tại trung tâm cải tạo chính trị trong bốn tháng. Nhà sư này kể rằng “Nhiều nữ tu sẽ bị đánh ngất đi trong các cuộc điều tra. Các nữ tu sau đó được các sĩ quan đưa vào những nơi kín đáo và tiến hành hành vi đồi bại”. Nhà sư cho biết, đã tận mắt chứng kiến nhiều sĩ quan công an ĐCST cưỡng hiếp 1 nữ tu đang bất tỉnh.
Lạm dụng tình dục không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng để “chuyển hóa” các nữ tu Tây Tạng. Báo cáo đặc biệt năm 2016 của Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng về “Tù nhân lương tâm ở Tây Tạng” đã trình bày chi tiết các phương pháp tra tấn khác, như gây sốc bằng dùi cui điện; bỏ đói, không cho ngủ; dội nước sôi lên người tù nhân, tra tấn tù nhân bằng thanh sắt nóng v.v. và v.v.
Những phương pháp này chỉ là một vài trong số hơn 100 phương pháp tra tấn thông thường được ĐCST sử dụng để bức hại các tù nhân thuộc mọi tín ngưỡng.
Bà Tenzin cho biết, hàng ngàn tăng ni đã bị đuổi khỏi các học viện nổi tiếng của Tây Tạng như Larung Gar và Yarchen Gar, và sau đó bị bắt đi cải tạo chính trị để “hướng họ tránh xa việc theo đuổi tâm linh vì con đường của họ được coi là không phù hợp với những đặc điểm của một công dân Trung Cộng kiểu mẫu”.
Theo báo cáo của Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT), một cựu nữ tu Tây Tạng, tên Tenzin, đã bị công an vũ trang Trung Cộng cưỡng hiếp sau khi cô bị bắt khi cố gắng trốn khỏi Tây Tạng vào năm 2005. Vào thời điểm đó, cô Tenzin đang du học ở Ấn Độ trong một trường học được điều hành bởi chính phủ Tây Tạng lưu vong, cô đã quay trở lại Tây Tạng để thăm người cha của mình. Cuối cùng, cô đã trở lại Ấn Độ vào đầu năm 2009 sau khi chịu đựng sự giam giữ và tra tấn kéo dài một năm.
Cô Tenzin kể lại việc chính quyền địa phương nhiều lần đến gặp cô, tra hỏi cô đã làm gì ở Ấn Độ. Cô nói: “Nhà cầm quyền Trung Cộng ngày càng lo sợ những người Tây Tạng tham dự chính quyền Tây Tạng lưu vong hoặc tham gia vào các trường học và học viện tôn giáo lưu vong, vì ĐCST cho rằng những người này đã bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng ly khai”.
Quay trở lại năm 1988, BBC đã phát hình một bộ phim tài liệu về 12 người Tây Tạng, trong đó một nữ tu sĩ đau lòng khi kể lại việc cô bị lạm dụng tình dục tại đồn công an. Nữ tu nói: “Họ dẫm lên mặt, vào ngực và đá vào người tôi. Sau đó, họ cởi quần áo của chúng tôi và ba hoặc bốn người đã cưỡng hiếp chúng tôi”.
Bà Tenzin nói rằng, các nữ tu phải chịu “cùng cực mức độ tra tấn”. Trong đó có cả tra tấn về thể chất lẫn tâm lý.
Nhà nghiên cứu này còn xác nhận rằng, không có dấu hiệu về việc ĐCST nới lỏng các hạn chế hoặc sự đàn áp mà người dân Tây Tạng phải chịu đựng, đàn áp chỉ có thể ngày càng tồi tệ hơn.
Bà nói: “Nó đã trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2008 và hơn thế nữa sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Việc Tập củng cố quyền lực và thực hiện tầm nhìn về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Cộng cho một kỷ nguyên mới đồng nghĩa với việc đàn áp nhiều hơn đối với người Tây Tạng”.
Bà nói thêm rằng tình hình ở Tây Tạng không thể được cho chỉ dựa trên số liệu thống kê vì “không có môi trường để nghiên cứu”.
Theo Epoch Times