Nói-viết-nghĩ-đọc ngọng – cần chỉnh đốn

Ngày nay chúng ta thấy nhan nhãn người Việt nói ngọng, viết ngọng mà còn đọc ngọng và nghĩ ngọng nữa. Điều này cần chấn chỉnh để văn hóa được trong sáng.

Nói ngọng thì ai cũng biết là nói gì rồi, nhưng còn “viết ngọng”?

Đi lối này (mới đúng)

Viết ngọng "lội" thành "nội"


Nhà báo cũng viết ngọng


Viết Ngọng

Tôi không biết tôi có được “đăng ký bản quyền” chữ “Viết ngọng” không nhỉ? Chả là thế này, trong tuần qua chúng tôi có một sự thảo luận nhỏ, trong một nhóm nhỏ, về một vấn đề nhỏ, giữa một cô nhỏ với một thần tượng không nhỏ của cô (!). Hai trong nhóm nhỏ chúng tôi chê cô nhỏ “nói ngọng”. Tôi thì phản đối vì cô nhỏ không hề nói ngọng nhiều. Giả tỉ nếu cô nhỏ nói ngọng nhiều thì bố bảo cô nhỏ cũng chả dám để người khác phỏng vấn. Suốt gần một giờ líu lo, cô nhỏ nói ngọng có lẽ khoảng hai lần. Hy vọng trí nhớ tôi không sai. Có lẽ cô nhỏ này quê Thái Bình và ra Hà Nội hay vào Sài Gòn khoảng mươi, mươi lăm năm? Những người nói ngọng L thành N, khi vào Sài Gòn, họ đã cố gắng và không còn ngọng nữa. Nhưng thỉnh thoảng khi hứng chí nói nhanh một cái gì đó, họ lại ngọng.

Tôi có một cô em họ gốc Bắc Kỳ “rốn”. Hôm đó, cô nói nhanh “Ấy coi chừng nó lém”. Tôi ngẩn người vì thằng con nhỏ của cô định ném cái gì đó, cớ sao cô lại nhận xét nó “lém lỉnh” ?  Tôi đang định hỏi nhưng bỗng nhiên tôi đoán ra được ngay cô em họ tôi, trong tình huống này, cô nói ngọng “ném” thành “lém”.

Trở lại chuyện thảo luận nhỏ trong nhóm nhỏ. Tôi thấy cô nhỏ gốc Bắc Kỳ “rốn” trình bầy quan điểm “người đẹp yêu tài năng” khá thú vị. Thế nhưng ít nhất có hai người trong nhóm nhỏ phê phán giọng ngọng của cô nhỏ.

Tôi trêu chọc hai vị này “Con nhỏ nói ngọng thì cũng giống hai anh viết ngọng vậy!”

Xin thưa, “viết ngọng” là tôi ám chỉ người viết không dấu!

Không gì bực mình bằng, thời buổi bây giờ, internet và email phát triển khá mạnh mà còn viết không dấu. Nếu ít giao thiệp và ít ý kiến thì khả dĩ còn tạm du di. Đọc một hai câu ngắn không dấu còn hiểu được. Đằng này cho ý kiến, tham gia tranh luận, viết dài mà chơi màn tra tấn người đọc bằng cái “không dấu” thì có khác gì cô Bắc Kỳ “rốn” nói ngọng không nào. Thời net, một ngày chúng ta đọc không biết bao nhiêu thứ trên đời, delete nhiều mails không gây hứng thú cho mình. Những bài viết có dấu lắm khi còn lướt, nói gì đến chuyện bày tỏ ý kiến bằng chữ không dấu thì ai có đủ can đảm để đọc cơ chứ!


Học gõ có dấu không khó. Theo tôi, dù già đến mấy, mỗi ngày học mười phút thôi, bảo đảm hai tháng sau là gõ được có dấu với mười ngón tử tế! Lúc đó tha hồ giao thiệp, trò chuyện, thảo luận với bạn bè khắp nơi bằng chữ Việt vô cùng đẹp đẽ, phải thế không nào!

Quả thật nguy hiểm khi viết "ngọng"

Nghĩ Ngọng

Nói ngọng thì cũng phải có nghĩ ngọng chứ nhỉ?

Mấy lúc gần đây một ông cựu quân nhân VNCH nghĩ ngọng. Ông ta nói rằng Việt Cộng đã có chính sách nhân đạo này nọ và kêu gọi mọi người đóng góp để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội cũ (tên bây giờ là Nghĩa Trang Dĩ An). Dư luận khắp nơi phản đối.

Cách đây nhiều năm cũng nhiều kẻ “nghĩ ngọng”.

Kẻ thì về Việt  Nam in thơ với nghĩ ngọng thế này “Ở đây không tặng được sách cho bạn bè trong nước. In trong nước thì sách đẹp, giá rẻ hơn”.

Kẻ thì mời ca sĩ Việt Cộng ra hát và nghĩ ngọng “Cô ta chỉ hát cho đồng bào nghe thôi, có gì đâu mà cộng đồng chống”. Trời đất, thứ Bạch Tuyết, Kim Cương qua Mỹ thì mọi người cần “nhổ vào mặt” hai kẻ này chứ làm sao mà lại mời các ả hát được. Thử nghĩ xem nào, với một kẻ cộng tác và thậm chí còn nằm vùng thời VNCH, làm cho cộng sản thì phải coi đó là kẻ thù bất cộng đái thiên chứ. Những kẻ đó không thể giao du chứ đừng nói là mời hát, phải thế không.

Kẻ thì “Đài VTV 4 của Việt Cộng mở thì kệ nó. Người chống cộng sẽ không bao giờ bị lung lay bởi chúng cả. Người trẻ thì không coi, người già coi thì tuyên truyền cho đám này được ích lợi gì”. Trời đất, nó chiếu cảnh đẹp quê hương để dụ dỗ người già về thăm. Lượng ngoại tệ thu hút từ du lịch đâu phải nhỏ. Nó chiếu nhạc tình để ru ngủ làm mềm yếu tinh thần người sồn sồn. Nó chiếu chùa chiền kinh kệ để người già quên mối thù và muốn bình an để được lên thiên đàng! Nước chảy đá mòn. Nó cứ rỉ rả ngày đêm rồi cũng có lúc nghe lọt tai. “Kính nhi viễn chi” là câu mà những kẻ nghĩ ngọng này không biết áp dụng tí nào, cơ khổ!

Đọc Ngọng

Thời buổi Iphone, Ipad, sản sinh ra nhiều người “đọc ngọng”.

Tại sao vậy? Thì cái màn hình nhỏ tí, đọc cái bài dài có hiểu hết đâu, chỉ tóm được cái vớ vẩn gì đó rồi chụp lấy cái đó mà tranh luận. Điều này đưa đến cái mà tôi hay nói đùa là nói “chớt quớt”.

Ipad chỉ hữu hiệu để xem hình hay đọc sách lai rai khi nằm giường. Hữu hiệu cho người bận rộn. Check mail ở mọi nơi mọi lúc. Nhưng chỉ để check, xem tin tức và trả lời ngắn cho những cái ‘Yes/No”.

Còn nếu một vấn đề nào đó được đưa ra, muốn bày tỏ ý kiến, nhận định thì cá nhân tôi cho rằng, quý thân hữu nên làm ơn ngồi dậy vào computer cho đàng hoàng. Màn hình lớn, dễ đọc tổng quát. Màn hình lớn, dễ nhìn lại cả bài để biết điểm chính ở đâu mà tranh luận vào đề, không nói “chớt quớt” ra ngoài.

Thật ra để giúp netters không “đọc ngọng”, thiển ý tôi là các tác giả cũng không nên bắt netters lạc vào mê hồn trận! Mê hồn trận là những mail dài vô cùng tận, hình ảnh cũ từ đời tám kiếp (mỗi lần load hình cũng mất thì giờ vàng ngọc của người đọc lắm), cứ mỗi cái là mỗi đi vào chi tiết. Đọc một hơi những bài này xong, lắm khi tôi bối rối không biết ý chính ở đâu vì dài quá. Đó là lý do, trước khi chuyển tiếp (FW) một bài dài như thế, tôi thường chịu khó tóm tắt ý chính của tác giả lên đầu để netters dễ hiểu, đồng thời giúp những người bận rộn cũng hiểu được vấn đề mà không cần xem hết bài.

Một phương cách khá hữu hiệu mà tôi nghĩ các tác giả nên thực hiện để nettes không “bối zối”  vì bài dài quá. Đó là những dẫn chứng nên để vào Food note. Giản dị quá, cứ để mouse vào chữ cuối, chọn Insert/Refenrences/Food note,  nó hiện ra ngay cho mình làm việc. Hoặc bài mới thì nên để “links” đến những bài cũ hay bài có liên quan ở dưới cùng.

Sau nữa nên trình bày sao cho sáng sủa dễ đọc, ví dụ xuống hàng nhiều và chọn Indent để lui vào những vấn đề con (sub event, sub topic). Như vậy, netters không phải đọc quá dài. Những cái trên chỉ áp dụng cho bài ở internet và không áp dụng cho bài ở báo in.

Khoa học đã chứng minh, sau 10 phút, hay 4 trang A4 là con người không tập trung được nữa. Đó là lý do sau này các đài ngoại quốc chỉ cho thời sự tối đa 8 phút cho một đề tài. Báo chí thì tối đa 4 trang cho vấn đề xã luận, thời sự.

Chà, đến đây tôi phải ngưng vì bài “lảm nhảm” này đã ở cuối trang thứ 3 rồi!

Hoàng Ngọc An

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt