Bàn chuyện Úc hủy hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp
Vào năm 2016, chính phủ Úc đã ký thỏa thuận với ông ty đóng tàu Pháp Naval Group để chế tạo 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda (tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử), nhằm thay thế 6 tàu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Collins của Úc sắp hết hạn hoạt động.
Ba năm sau, ngày 11/02/2019, Úc và Pháp lại ký một hợp đồng thứ hai mua 12 tàu ngầm của Pháp Barracuda với tổng trị giá 90 tỉ đô la, mang tính “quan hệ hợp tác chiến lược”.
Ngày 15 tháng 9 vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison trong cuộc họp thành lập Liên Minh AUKUS (A là Australia=Úc, UK là United Kingdom = Anh, và US là United State = Mỹ) bất ngờ thông báo Mỹ và Anh sẽ cung cấp kỹ thuật công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Úc chế tạo 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Thế là hợp đồng Úc mua của Pháp 12 tàu ngầm Barracuda được ký kết năm tháng 02/2019 bị hủy bỏ.
Phản ứng của chính phủ Pháp
Ngày 16/09/2021: Bộ Trưởng Ngoại Giao (BTNG) Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố: quyết định của Canberra và Washington là “cú đâm sau lưng” đồng minh. Còn theo bộ trưởng Quốc Phòng Florence Parly cho rằng Úc đã “nuốt lời”.
Ngày 18/09/2021, BTNG Le Drian triệu hồi đại sứ Pháp tại Washington và Canberra về nước. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa Paris và Washington xấu nhất. Theo ông Le Drian, Úc và Mỹ đã có những hành vi “dối trá, lá mặt lá trái, phá vỡ nghiêm trọng lòng tin, khinh thường” cho nên mọi thứ đều không ổn (Theo RFI)
Ngày 20/08/2021, Pháp hủy bỏ cuộc họp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Anh là Ben Wallace và Florence Parly tại Luân Đôn, thủ đô nước Anh.
Tình trạng ngoại giao giữa Pháp với ba nước Liên Minh AUKUS rất căng thẳng. Thủ Tướng Anh và Tổng Thống Mỹ đều có những thái độ rất bình tỉnh trước cơn giận dữ của chính phủ Pháp. TT Mỹ Joe Biden muốn có một cuộc nói chuyện qua điện đàm với TT Pháp Macron về vần đề này. Hai bên sẽ gặp nhau trong tuần này.
Thủ Tướng Úc nói rằng vì lợi ích quốc gia, ông không hối hận khi hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm với Pháp
Cơn thịnh nộ đó có phải vì tiền bởi mất hợp đống với Úc hay không?
Bị Úc hủy bỏ hợp đổng mua 12 chiếc tàu ngầm là mất mấy chục tỉ USD, và uy tín của hãng đóng tàu ngầm Pháp Naval Group bị ảnh hưởng đôi chút. Nhưng với một quốc gia giàu có như nước Pháp số tiền bán 12 tàu ngần là rất bé so với cơn thịnh nộ để căng thẳng ngoại giao quá lớn. Đi sâu hơn vào giao dịch này thì Pháp chẳng mất gì nhiều. Bởi vì:
Dự án đóng tàu ngầm mới bắt đầu chưa tốn kém cho lắm. Nhân công của công ty Naval Group cũng không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Hơn nữa, khi hủy bỏ hiệp đồng thì nước Úc phải bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Báo Anh, Mỹ cho biết khoảng bồi thường này có thể lên đến từ 250 – 400 USD mà Úc phải trả cho Pháp.
Câu hỏi: đâu là vấn đề Paris đã lớn tiếng làm khuấy động quan hệ ngoại giao với các đồng minh truyền thống Anh-Úc-Mỹ?
Dựa trên nền tảng ký kết lần thứ hai vào ngày 11/02/2019, Úc mua 12 tàu ngầm của Pháp thì đây là một hợp tác song phương dài 50 năm. Chính sự ký kết này làm nền tảng cho phép Pháp “hoạch định chiến lược lâu dài tại Ấn Độ -Thái Bình Dương” một cách độc lập trong đó có Úc.
Ở điểm này, các nhà địa chính trị của Pháp giải thích rõ hơn: Trong một thế giới càng lúc càng bị chia rẽ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Mỹ, nước Pháp từ lâu nay luôn chủ trương một hướng đi thứ ba, “độc lập tất cả mọi mặt chính trị, kinh tế, chiến lược và kỹ thuật công nghệ” giữa Bắc Kinh và Washington.
Chắc chắn tình báo Hoa Kỳ biết được kế hoạch của Pháp với chủ trương “hướng đi thứ ba” đứng giữa Mỹ và Trung Cộng trong tư thế độc lập để chờ cơ hội. Chủ trương đứng giữa bắt cá hai tay này của Pháp đã từng thực hiện trong thời chiến tranh Việt Nam. Cùng lúc Pháp có tòa đại sứ tại Sài Gòn thì Pháp cũng lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội và Bắc Kinh. Pháp ngồi chờ cơ hội để đưa ra những giải pháp “hòa giải” làm trung gian với cho chiến tranh Việt Nam. Nay, cũng với thái độ “ta không muốn đứng về phía nào”, với đầu óc thực dân còn sót lại, lập lại hành động của mình như trong chiến tranh Việt Nam trước đây để cản chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Mỹ.
Mỗi thời buổi Pháp chọn một đối tượng để “đá giò lái Mỹ”. Trước thế kỷ thứ 21, Pháp chọn Úc một cường quốc đang lên, giàu có tài nguyên và mạnh kinh tế, với địa chính trị có cả Ấn Độ-Thái Bình Dương, đó là một đối tượng nặng ký để hợp tác để làm “trung lập” và Pháp đã dùng lá bài “tàu ngầm” để thuyết phục Úc thiên về lập trường “trung lập” trong tương tranh giữa Mỹ-Trung.
Do đó sự thành hình Liên Minh AUKUS là một gáo nước lạnh mà Mỹ, Anh và Úc dội vào sáng kiến trung lập “giải pháp thứ ba” của Pháp – Sự thành hình của AUKUS như một biểu tượng mạnh mẽ chận đứng ý đồ “trung lập” của Pháp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây mới là vấn đề quan trọng, Pháp dùng để bảo vệ quyền lợi của mình trên vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nơi Pháp có diện tích Biển rất lớn và có chừng 7,000 binh lính đang đóng trên các đảo thuộc chủ quyền của Pháp trong vùng này.
Sự ra đời của AUKUS vào ngày 15/09/2021 sẽ một đồng minh hùng mạnh đáng tin cậy chế ngự những hành động hung hăng xem thường pháp luật của Trung Cộng vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đồng thời, đập tan chiến lược núp lùm của Pháp chờ cơ hội đá vào chân đồng minh như thời chiến tranh Việt Nam. Như vậy sự ra đời của Liên minh AUKUS là một lực lượng mạnh mẽ với lập trường nhất quán để chận đứng tham vọng của Bắc Kinh.
Lê Hoành Sơn
https://vietquoc.org