Nợ công của Mỹ khác nợ công của Việt Nam thế nào?
Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System – FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ (hành pháp) Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang.
Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.
Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật dành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này rất là ổn định.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ Việt Nam, nó là một cơ quan ngang bộ, chức thống đốc ngang hàng với cấp bộ trưởng. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò phát hành tiền tệ dưới sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ [CSVN]. Vậy là việc bơm tiền gây rối loạn thị trường móc túi nhân dân xảy ra dễ dàng ở đây. Đến đây ta thấy sự khác nhau giữa Ngân hàng Trung ương của tư bản và Ngân hàng Trung ương của Việt Nam rất rõ ràng. Một độc lập với chính phủ, một thuộc quyền điều hành chính phủ. Và sau đây là một sự khác biệt trong hoạt động.
Nợ công là loại nợ của chính phủ. Có 2 loại, chính phủ nợ dân bằng nội tệ và chính phủ nợ nước ngoài bằng đô la. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam không bao giờ nợ dân. Vì sao? Vì nếu nợ dân thì họ có thể in tiền bơm vào thị trường nội địa để trả cho dân xem như hết nợ. Tiền tung ra nhiều, giá cả leo thang, xã hội nghèo đi. Như vậy việc làm này cũng có nghĩa là chính phủ móc túi toàn xã hội trả nợ cho mình.
Còn phần nợ công của chính phủ Việt Nam với nước ngoài thì không thể in tiền trả được, mà phải trả bằng đô la hoặc bằng vàng. Thế là chính phủ phải lấy dự trữ ngoại tệ trả, hoặc họ tăng thuế để xén thật nhiều tài sản dân, lấy tiền thuế đó vét sạch vàng và đô la trong dân để trả nợ nước ngoài. Cuối cùng dân cũng gánh toàn bộ nợ công do chính phủ gây ra.
Còn nợ công của Mỹ cũng vậy, cũng nợ của chính phủ với dân Mỹ và khoản nợ của chính phủ Mỹ với nước ngoài. Trong đó chủ yếu chính phủ Mỹ nợ dân Mỹ, còn nợ nước ngoài ít hơn. Tổng nợ công của nước Mỹ 2016 là 19.800 tỷ đô, trong đó nợ nước ngoài là 6.200 tỷ, chủ nợ lớn nhất là Nhật 1.090 tỷ, tiếp theo là Trung Cộng 1.060 tỷ.
Tiền chính phủ Mỹ nợ dân phải thanh toán bằng nguồn thu chính phủ, tức là lấy tiền thu thuế thanh toán. Nếu chính phủ thiếu tiền phải đi vay của FED để thanh toán, hình thức vay là phát hành trái phiếu chính phủ. Như vậy chính phủ Mỹ điều hành đất nước phải vay đầu này đắp đầu kia, tính toán sao cho vẹn toàn chứ tuyệt nhiên không có chuyện bơm tiền gây lạm phát làm rối loạn thị trường để xoá mất khoản nợ của chính phủ với nhân dân như Việt Nam làm.
Còn chủ nợ nước ngoài của chính phủ Mỹ thì như thế nào? Lấy ví dụ Trung Cộng. Trung Cộng vắt kiệt sức dân với giá rẻ mạt để làm ra hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ kiếm đô la. Khi có đô la thì chính quyền Trung Cộng lại đem cho chính phủ Mỹ vay bằng cách mua trái phiếu. Mà trái phiếu chính phủ Mỹ có tỷ lệ lãi suất rất thấp, gần như bằng không. Như vậy Trung Cộng vắt kiệt sức dân mình kiếm đô la, sau đó đem đô la kiếm được cho chính phủ Mỹ mượn xài. Đúng rõ ràng Trung Cộng so với Mỹ chỉ là kẻ khôn nhà dại chợ. Bắt dân mình làm để cho Mỹ hưởng. Vậy những sự tung hô một số báo chí rằng Trung Cộng với vị thế chủ nợ lớn nhất của Mỹ, sẽ gây khó khăn cho kinh tế Mỹ là không đúng sự thật. 1.060 tỷ so với GDP 18.000 tỷ thì chưa tới 6% GDP chẳng tác động gì được tới nền kinh tế Mỹ. Vậy rõ ràng là các nước cho Mỹ vay bằng cách mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành nên lãi suất cũng do Mỹ ấn định nên rất thấp, gần như bằng không. Điều này ngược với việc vay nợ của Việt Nam, lãi suất do kẻ cho vay quyết định nên lãi suất cao hơn nhiều.
Như vậy, nợ công chính phủ Việt Nam đổ toàn bộ lên đầu dân, cho nên nói mỗi người dân Việt Nam gánh bao nhiêu tiền nợ công là hoàn toàn đúng. Còn nợ công của chính phủ Mỹ thì chính phủ gánh không liên quan gì đến dân, nên nói mỗi người dân Mỹ gánh bao nhiêu tiền nợ công theo kiểu chia đều đó là cách nói sai lầm.
Theo Facebook Đỗ Ngà