Những gì xảy ra giữa Mỹ-Trung Cộng trong 18 tháng của TT Joe Biden?

Hình minh họa

Lời người post: Sở dĩ phải bỏ thì giờ để dịch tài liệu này, để chúng ta biết được những diễn biến thực tế xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2020 đã 18 tháng qua. Trong tài liệu này, chỉ biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những sự kiện xảy ra theo thời gian giữa Tòa Bạch Ốc và Bắc Kinh kể từ ngày 21/01/2020 đến cuối tháng 6/2022. 

Căn cứ trên tài liệu này, trang nhà https://vietquoc.org sẽ có những bình luận sau. Tài liệu này cũng giúp sự bình luận quan hệ giữa Mỹ-Trung dưới thời Biden mang tính cách vô tư không cảm tính.

                                                                                    *****
Vào ngày 20/01/2021, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của Hoa Kỳ, từ đó đến nay ông có thay đổi gì không về sự quan hệ Mỹ-Trung, vốn rất căng thẳng trong 4 năm của cựu TT Trump. Nhất là xung đột giao thương leo đến mức thang chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty kỹ thuật công nghệ của Trung Cộng (TC) rất gắt gao.
Kể từ khi Joe Biden nhậm chức, người Mỹ rất chú ý đến định hướng chính sách của Mỹ đối với TC. Hãy đọc hết toàn bộ những việc làm dưới đây sẽ tự đánh một cách khách quan. 

Quan hệ Mỹ-Trung từ ngày TT Biden nhậm chức đến cuối
tháng 6/2022:

Ngày thứ 517: 21/6/2022 – Lệnh cấm nhập khẩu hàng hoá từ Tân Cương của Mỹ có hiệu lực:

Đạo Luật Chống Lao Động Cưỡng Bức (UFLPA = Uyghur Forced Labor Prevention Act) người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) tại TC, được Quốc Hội thông qua vào tháng 12/2021, ngày 21/06/2022 có hiệu lực thi hành. UFLPA cấm nhập khẩu các sản phẩm sản xuất một phần, hoặc toàn bộ làm ra ở Tân Cương, TC. Trừ khi Cục Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ có thể xác nhận rằng các sản phẩm từ Tân Cương không phải làm ra bằng lao động cưỡng bức.

Các mặt hàng ưu tiên để thực thi UFLPA là bông, cà chua và polysilicon. Điều này có nghĩa là những hàng thời trang, dệt may sẽ là một trong những món hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong cuộc họp báo ngày 15/06/2022, khi được hỏi về vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao TC Vương Văn Bân nói rằng “Những hành vi cho rằng có tội như vậy trái với nguyên tắc pháp lý cơ bản về sự vô tội” và rằng “cáo buộc lao động cưỡng bức” không gì khác chỉ là cái cớ được phía “Mỹ dùng trong nỗ lực thao túng chính trị với mục đích gây mất ổn định ở Tân Cương và ngăn cản sự phát triển của TC”.

Ngày thứ 509: Ngày 13/06/2022 Cố Vấn An Ninh Hoa Kỳ Jake Sullivan và nhà ngoại hàng đầu của TC Dương Khiết Trì gặp nhau tại Luxembourg, Thụy Sĩ.

Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và Dương Khiết Trì đã gặp nhau tại Luxembourg, nơi họ cho rằng đã có một cuộc tiếp xúc và trao đổi “thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng về quan hệ Mỹ-Trung và các vấn đề cùng quan tâm khác”, theo tin trên website của Bộ Ngoại giao TC (FMPRC). Đây là cuộc đối thoại thứ ba mà hai người đã tổ chức từ ngày TT Biden nắm quyền. Tại đây, cả hai đã nhắc lại những điểm quen thuộc, trong đó Dương Khiết Trì đã cho biết TT Mỹ Joe Biden đã bảo đảm với TC rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập và không tìm cách bắt đầu Chiến Tranh Lạnh với TC. Ông cũng tuyên bố rằng “TC kiên quyết phản đối định nghĩa TC-Mỹ quan hệ bằng cạnh tranh” mà bài phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã phát biểu vào ngày 26/05, trong đó ông khẳng định rằng hai nước đang cạnh tranh chính trị với nhau để bảo đảm tương lai. Còn theo thông báo về cuộc họp trên website của Tòa Bạch Ốc rất ngắn gọn rằng “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở để kiểm soát sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Cộng”.

Ngày thứ 490: Ngày 25/05/2022 – Các đặc phái viên khí hậu của TC và Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác với nhau về các vấn đề khí hậu.

Vào thứ Ba, 24/05/2022, đặc phái viên khí hậu TC Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua) đã gặp người đồng cấp của Mỹ, John Kerry tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế giới 2022 (WEF) ở Davos để thảo luận về hợp tác để giải quyết biến đổi khí hậu. Hai đặc phái viên đã tìm thấy điểm chung về vấn đề này, và họ đều kêu gọi hành động khẩn cấp hơn. John Kerry tuyên bố rằng “Lượng phát khí thải tăng 6% vào năm 2021, trong khi việc sử dụng than tăng 9%. Điều này là không thể chấp nhận được”, trong khi Giải Chấn Hoa kêu gọi phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng các cam kết, nói rằng “Hành động bây giờ là rất quan trọng” và “Chúng ta phải biến những cam kết của mình thành những hành động cụ thể”. Đặc phái viên khí hậu John Kerry cũng tuyên bố rằng hai nước đã gần đạt được thỏa thuận về cấu trúc của một nhóm từ ngữ cả hai nước nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Ông John Kerry cũng đề nghị làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ nhau trong việc đáp ứng các cam kết về khí hậu, nói rằng “Có thể chúng ta có thể trợ giúp về kỹ thuật công nghệ […] để giúp TC tiến nhanh hơn. Có lẽ TC có thể giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về một số điều mà chúng tôi có thể làm tốt hơn”.

Ngày thứ 489: Ngày 24/05/2022 – TT Mỹ Biden bày tỏ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự.

Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản vào thứ Hai (23/05), TT Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố rằng ông sẽ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự khi được truyền thông phỏng vấn, nhưng nói thêm rằng “Kỳ vọng của tôi là nó [chiến tranh ở Đài Loan] sẽ không xảy ra”. Đáp lại những nhận xét trên, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao TC Vương Văn Bân tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng “TC bày tỏ sự không hài lòng và kiên quyết phản đối những nhận xét của phía Hoa Kỳ”“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tuân thủ nguyên tắc một TC và các quy định trong ba bản thông cáo chung TC – Mỹ”. Ngày sau vào thứ Ba (24/05), TT Biden đã tuyên bố tại “Hội Nghị Thượng Đỉnh của Bốn Nhà Lãnh Đạo” bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn Độ-Úc rằng tuyên bố của ông không làm thay đổi lập trường hoặc chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.

Ngày thứ 483: 18/5/2022 – Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và nhà ngoại giao hàng đầu của TC tổ chức cuộc điện đàm sau cuộc họp ở Rome.

Vào thứ Tư, ngày 18/05, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của TC Dương Khiết Trì đã có một cuộc điện đàm. Theo truyền thông TC, Dương nói rằng “Hoa Kỳ đã có một loạt lời nói và hành động sai trái can thiệp vào công việc nội bộ của TC và làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ-Trung”. Dương cũng tuyên bố rằng “Mỹ hợp tác với TC, kiểm soát đúng đắn những khác biệt giữa hai bên và làm những việc mang tính xây dựng hơn để đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng và phát triển ổn định”. Theo website của Tòa Bạch Ốc thì ngắn gọn, nói rằng “cuộc tiếp xúc lần này là phần tiếp theo cuộc họp ngày 14/03 của họ tại thành phố Rome, Italy”.“tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực và không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Cả hai “cũng đã thảo luận về cuộc chiến của Nga xâm lăng Ukraine và các vấn đề chi tiết trong quan hệ Mỹ-Trung”.

Ngày thứ 476: 11/05/2022 – Hoa Kỳ loại bỏ ngôn ngữ chính trên lập trường của mình về Đài Loan.

Các cập nhật tin tức của Bộ Ngoại Giao về Đài Loan, phát hành vào ngày 5/05/2022, cam kết ngôn ngữ chính về lập trường chính thức của Hoa Kỳ về Đài Loan, bao gồm cả việc “Hoa Kỳ [thừa nhận] quan điểm của TC rằng chỉ có một Trung Hoa và Đài Loan là một một phần của Trung Hoa” và Mỹ “không ủng hộ Đài Loan độc lập”. Tuy nhiên, nó vẫn bao gồm câu “Hoa Kỳ có một chính sách duy nhất về TC từ lâu đời, được hướng dẫn bởi Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan, 3 Thông cáo chung Hoa Kỳ-TC và 6 bảo đảm”. Khi được giới truyền thông đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 10/05, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao TC Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã gọi văn kiện sửa đổi là “một thủ thuật để che khuất và làm rỗng nguyên tắc một TC” và đó là “nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Đài Loan. Eo biển sẽ gây tổn hại cho chính nước Mỹ”. Sau đó, tại một cuộc họp báo vào ngày 11/05, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng “chính sách của chúng tôi đối với Đài Loan không thay đổi”“chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập”.

Ngày thứ 476: Ngày 11/05/2022 – TT Joe Biden cho biết Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa TC để chống lạm phát tại Mỹ (!)

Trong bài phát biểu hôm thứ Ba 10/5/2022, TT Joe Biden tuyên bố rằng ông sẽ xem xét việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa TC trong nỗ lực giảm giá hàng hóa lạm phát tại Mỹ. Tuyên bố được đưa ra một tuần sau khi Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ bắt đầu một thủ tục theo luật định để xem xét các mức thuế của Hoa Kỳ đối với hàng hóa TC trước lễ kỷ niệm bốn năm áp dụng thuế quan. Trong một cuộc họp báo thường kỳ vào thứ Tư ngày 11/05, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại giao TC Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ thuế quan, nói rằng “Tôi nghĩ đã đến lúc chính quyền Hoa Kỳ xem xét lại và hủy bỏ thuế quan càng sớm càng tốt”. Ông cũng nói rằng thuế quan đã gây bất lợi cho nền kinh tế của nước Mỹ.

Ngày thứ 468: Ngày 03/05/2022 – Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) báo hiệu có thể dỡ bỏ thuế quan thương mại đối với một số hàng hóa TC nhập vào nước Mỹ.

Theo thông báo đăng trên website của Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) ngày 3/5, Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng TC nhân kỷ niệm 4 năm áp dụng tăng thuế quan. Thông báo đưa ra yêu cầu những pháp lý tiêu chuẩn đối với USTR để xem xét các hành động thuế quan bốn năm sau khi chúng được ban hành. Lễ kỷ niệm 4 năm hai hành động thuế quan có hiệu lực vào ngày 6/07/2018 và 23/08/2018 dưới thời TT Trump, sẽ diễn ra vào mùa hè này. Thông báo kêu gọi đại diện của các ngành kỹ thuật công nghệ trong nước hưởng lợi từ thuế quan thương mại đối với hàng hóa TC đệ trình yêu cầu tiếp tục áp thuế trong hai đợt từ ngày 7/05 đến 5/07 và 6/07 đến 22/08 năm nay. Nếu một yêu cầu được gửi đến USTR, nó sẽ bắt đầu xem xét lại biểu thuế để đánh giá xem liệu nó có được gia hạn hay không. Nếu không có yêu cầu nào được đệ trình đối với một mức thuế nhất định, thì có lẽ nó sẽ được dỡ bỏ.

Ngày thứ 456: Ngày 21/04/2022 – Lãnh đạo Ngũ Giác Đài lần đầu tiên nói chuyện với Bộ Trưởng Quốc Phòng TC dưới thời TT Biden.

Hôm thứ Tư, 20/04, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd J. Austin III lần đầu tiên nói chuyện với Bộ Trưởng Quốc Phòng TC Ngụy Phượng Hoà (Wei Fenghe). Chi tiết tin tức về buổi gặp gỡ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (DoD) và Hội Đồng Quốc Gia TC rất ít ỏi. Theo DoD, cuộc gọi này là “tiếp nối cuộc gọi gần đây giữa TT Biden và Tập Cận Bình” và tuyên bố đơn giản rằng hai người “đã thảo luận về mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung, các vấn đề an ninh khu vực và cuộc xâm lược vô cớ của Nga vào Ukraine”. Trong khi đó, tài liệu của Hội Đồng Nhà Nước TC viết rằng “TC hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và ổn định với Hoa Kỳ” nhưng “Hoa Kỳ không nên đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của TC”. Liên quan đến Đài Loan, TC nói rằng “quân đội TC sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ”. Hoa Kỳ cũng nhắc lại việc tuân thủ chính sách Một Trung Hoa. Về cuộc chiến Ukraine chỉ được đề cập một cách ngắn gọn, với tin tức cho biết rằng hai bên đã “trao đổi quan điểm” về vấn đề này.

Ngày thứ 429: Ngày 25/03/2022 – Ủy Ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ SEC cho thêm công ty Weibo vào danh sách đen các công ty TC có khả năng bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ

SEC đã thêm công ty truyền thông xã hội Sina Weibo vào danh sách các công ty có thể bị hủy niêm yết chứng khoán tại Mỹ, theo Đạo luật chịu trách nhiệm về các công ty nước ngoài (HFCAA). Việc bổ sung này được công bố vào ngày 10/03 về danh sách tạm thời gồm năm công ty TC có khả năng bị hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán Hoa Kỳ.

Ngày thứ 427: 23 tháng 3 năm 2022 – Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ USTR khôi phục miễn thuế đối với một số hàng hóa của TC

USTR thông báo sẽ khôi phục việc miễn thuế đối với 352 sản phẩm của TC. Các loại trừ thuế quan đối với các sản phẩm này đã hết hạn vào năm 2019 và 2020, được khôi phục sau khi tham khảo ý kiến ​​của các cơ quan Hoa Kỳ và dân chúng. Ban đầu có tổng cộng 549 sản phẩm được xem xét để khôi phục miễn trừ thuế quan, nhưng chỉ có những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định mới được chọn.

Theo thông báo về việc loại trừ được đăng trên website USTR, dân chúng được mời bình luận về việc liệu các sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự có thể có nguồn gốc từ các nước khác sản xuất hay không? Liệu có bất kỳ thay đổi nào đối với chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc sự phát triển của ngành này hay không? Liệu các nhà nhập cảng đã thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để tìm nguồn sản phẩm từ nơi khác thay thế hàng TC không? Và liệu sản phẩm có thể được sản xuất tại Hoa Kỳ được không?

Do đó, việc khôi phục các miễn trừ thuế quan cho thấy rằng các sản phẩm hiện nay không thể có nguồn gốc hoặc được sản xuất từ ​​các quốc gia khác ngoài chuỗi cung ứng của TC. Danh sách bao gồm nhiều loại sản phẩm, trong đó có hóa chất, máy móc kỹ thuật công nghệ, đồ phụ tùng xe hơi, hàng dệt may, hàng điện tử tiêu dùng, và thực phẩm.

Ngày thứ 422: 18 tháng 3 năm 2022 – Chủ Tịch TC Tập Cận Bình và TT Joe Biden tổ chức hội nghị trực tuyến đầu tiên kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra:

Chủ tịch TC Tập Cận Bình và TT Biden đã gặp nhau trên hội nghị trực tuyến vào tối thứ Sáu (18/3/2022), đây cuộc liên lạc trực tiếp đầu tiên giữa Biden và Tập kể từ Hội Nghị Thượng Đỉnh trực tuyến vào tháng 11/2021, và là cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra.

Tin tức có rất ít chi tiết về những gì đã được thảo luận trong cuộc họp trực tuyến này, thêm nữa tin phía Mỹ-Trung cung cấp có sự khác biệt về giọng điệu, trọng tâm và mục đích. Do đó theo tin tức thì không xác minh được nội dung chính thức cuộc trực tuyến nói gì? Tuy nhiên, cả hai bên có điểm đồng ý cuộc họp xoay quanh cuộc chiến Ukraine, và có đề cập đến chủ đề Đài Loan.

Theo tin trên website của Tòa Bạch Ốc, trong cuộc họp, TT Biden “đã mô tả những tác động và hậu quả nếu TC hỗ trợ vật chất cho Nga khi nước này tiến hành các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào các thành phố và dân thường của Ukraine”. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức sau cuộc họp, Thư Ký Báo Chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói với các phóng viên rằng “các biện pháp trừng phạt chắc chắn là một công cụ”(?)

Phía khác, trên website của Bộ Ngoại Giao TC (FMPRC) cho biết rằng “TC ủng hộ hòa bình và phản đối chiến tranh”“TC đã đưa ra sáng kiến ​​6 điểm về tình hình nhân đạo ở Ukraine, và sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo hơn nữa cho Ukraine và các nước bị ảnh hưởng khác”.

Tin FMPRC không đề cập đến “hậu quả” từ tuyên bố của TT Joe Biden, nhưng than phiền rằng “các biện pháp trừng phạt càn quét bừa bãi sẽ chỉ khiến người dân đau khổ. Nếu tiếp tục leo thang, nó sẽ gây ra các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi thương mại, tài chính, năng lượng, thực phẩm, kỹ thuật công nghệ…”

Về Đài Loan, thông báo của Tòa Bạch Ốc cho biết “TT Biden nhắc lại rằng chính sách của Hoa Kỳ về Đài Loan không thay đổi và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ tiếp tục phản đối bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng”. Trong khi đó, theo FMPRC của TC viết rằng “Biden nhắc lại rằng Mỹ không tìm kiếm một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới với TC; nó không nhằm mục đích thay đổi hệ thống của TC; việc phục hồi các liên minh của Mỹ không nhằm vào TC; Hoa Kỳ không ủng hộ “Đài Loan Độc Lập và cũng không có ý định tìm kiếm một cuộc xung đột với TC”.

Cả hai tin tức TC và Mỹ chi có sự đồng thuận đưa ra cho biết thêm các cuộc đàm phán khác đang mở ra ở phía trước.

Ngày thứ 414 – 420: Ngày 10-16/03/2022: Ủy ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ – SEC (Securities and Exchange Commission) công bố danh sách 5 công ty TC có khả năng bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán New York của Mỹ

Vào ngày 10/03, SEC, cơ quan điều hành chứng khoán, đã công bố danh sách tạm thời các tổ chức phát hành được xác định theo Đạo Luật Trách Nhiệm Giải Trình Các Công Ty Nước Ngoài (HFCAA).

Được thông qua vào tháng 12/2020, đạo luật HFCAA cho phép SEC cấm giao dịch chứng khoán của các công ty nước ngoài niêm yết trên các sàn chứng khoán Hoa Kỳ, nếu công ty đó bị phát hiện là không thể nộp đơn kiểm toán bởi Ban Giám Sát Kế toán Công Ty (PBAOC) do luật pháp tại quốc gia họ cư ngụ. Đạo luật HFCAA cũng yêu cầu các công ty khai báo liệu họ có thuộc sở hữu của chính phủ nước ngoài hay không.

Luật pháp TC cấm các công ty tiết lộ kiểm toán cho PBAOC, khiến các công ty TC niêm yết tại Hoa Kỳ bị vị phạm do sự khác biệt giữa luật pháp Hoa Kỳ và TC.

Năm công ty trong danh sách bị cấm trong SEC là: BeiGene, Yum TC, Phòng thí nghiệm Zai, Nghiên cứu ACM, và HUTCHMED.

Theo HFCAA, các công ty sẽ bị hủy niêm yết nếu họ không nộp đơn kiểm toán trong ba năm liên tiếp, có nghĩa là các công ty nêu trên sẽ không bị hủy trên sàn chứng khoáng Hoa Kỳ đến năm 2024.

Đáp lại thông báo trên của SEC, Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán TC (CSRC) tuyên bố, “Chúng tôi tôn trọng các cơ quan quản lý nước ngoài tăng cường các công ty kế toán giám sát […] nhưng cương quyết phản đối việc một số cường quốc sử dụng chính trị hóa giám sát chứng khoán”.

Tuy nhiên, các cơ quan kiểm soát TC cho biết họ sẽ làm việc với các cơ quan kiểm soát chứng khoán Hoa Kỳ để giải quyết các vấn đề xung quanh việc kiểm toán các công ty TC niêm yết tại Hoa Kỳ. Trong một cuộc họp của Ủy Ban Phát Triển và Ổn Định Tài chính (FSDC) vào ngày 16/03, Phó Thủ Tướng TC Lưu Hạc (Liu He) nói rằng các cơ quan điều hành của Mỹ-Trung đã duy trì “tin tức liên lạc tốt” và đang làm việc để hình thành một kế hoạch hợp tác cụ thể.

Ngày thứ 405: Ngày 1 tháng 3 năm 2022 – Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp đôi cạnh tranh với TC trong báo cáo thường niên:

Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) đã nói rằng họ sẽ điều chỉnh lại các chính sách thương mại của Mỹ đối với TC trong Chương Trình Nghị Sự Chính Sách Thương Mại năm 2022 và Báo cáo thường niên năm 2021, trong đó nêu chi tiết công việc mà USTR sẽ làm để thực hiện các chính sách thương mại của chính quyền Biden.

Trong số một loạt các mục tiêu chính sách thương mại khác, báo cáo nhắm vào TC, nói rằng “Chúng ta phải công nhận rằng TC, với tư cách là một nền kinh tế lớn, phi thị trường, đã bóp méo thương mại toàn cầu một cách độc đáo thông qua các chính sách và thực tế về kinh tế của mình, gây tổn hại cho Hoa Kỳ về sản xuất, đầu tư và thậm chí cả tiêu dùng” và rằng cần “nhu cầu cải cách cấp bách”.

Báo cáo không cung cấp chi tiết cụ thể về các biện pháp chính sách đối với thương mại với TC nhưng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ gia hạn cam kết với các đối tác và đồng minh “để giải quyết những thách thức chung” đối với TC. Báo cáo cho thấy rõ ràng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách để tăng khả năng cạnh tranh với TC và sử dụng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế để thúc giục các quốc gia khác làm điều tương tự.

Đồng thời, có những dấu hiệu cho thấy thuế quan thương mại nhiều hơn có thể không phải là công cụ chính sách ưu tiên, với báo cáo nói rằng “Chúng tôi cũng lưu ý rằng các biện pháp ứng phó nóng vội có thể tạo ra các lỗ hổng. Cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với TC đang và sẽ tiếp tục mang tính cân nhắc, tập trung vào dài hạn”.

Ngày thứ 398: Ngày 22 tháng 2 năm 2022 – Bộ trưởng Ngoại giao TC Vương Nghị làm rõ lập trường của TC về cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga tại Hội Nghị An Ninh Munich:

Vào thứ Bảy, ngày 20 tháng 2 năm 2022, Bộ trưởng Ngoại giao TC Vương Nghị đã phát biểu trực tuyến qua video tại Hội Nghị An Ninh Munich ở Đức lần thứ 58. Vương Nghị nói rõ rằng “TC ủng hộ chủ quyền quốc gia của tất cả các nước, bao gồm cả Ukraine”.

Theo tin của báo South China Morning Post, Vương Nghị nói rằng “Chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải được bảo vệ, vì đây là những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được thiết lập thông qua Hiến Pháp Liên Hợp Quốc”. Tuy nhiên, Vương Nghị (Wang Yi) cũng chỉ trích NATO rằng “Nếu NATO tiếp tục mở rộng về phía đông, liệu có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu không?”

Vương Nghị trước đây đã kêu gọi ngoại giao, nói rằng “Tất cả các bên nên làm việc để giải quyết toàn diện cuộc khủng hoảng Ukraine […] thông qua đối thoại và thương lượng”.

TC cáo buộc Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đang leo thang tình hình theo phản ứng trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Tại cuộc họp báo ngày 16 tháng 2, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại giao TC Vương Văn Bân nói rằng “Mỹ đang bày ra mối đe dọa chiến tranh và tạo ra một bầu không khí căng thẳng” và rằng “sự cường điệu và phổ biến tin tức sai lệch liên tục của một số người ở Mỹ và phương Tây. điều đó đã làm tăng thêm sự hỗn loạn và không chắc chắn cho thế giới […]”

Kết quả chính: Mặc dù quan hệ TC-Nga đang nồng ấm trong những năm gần đây, nhưng rõ ràng TC sẽ không lộ mặt ủng hộ Nga trong một cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine, vì nước này vượt qua ranh giới đỏ của TC về chủ quyền quốc gia và có nguy cơ làm rạn nứt quan hệ với EU. Nó có liên hệ đến Đài Loan của TC.

Ngày thứ 383: Ngày 7 tháng 2 năm 2022 – Hoa Kỳ thêm 33 thực thể TC vào “danh sách chưa được xác minh”

Cục Công Nghiệp và An Ninh của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (BIS) đã thêm 33 thực thể TC vào Danh sách chưa được xác minh (UVL). Các thực thể trong danh sách sẽ phải đối diện với các quy định khắt khe hơn về việc mua hàng từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Hầu hết các thực thể được liệt kê trên của UVL là các nhà sản xuất kỹ thuật công nghệ cao, bao gồm các nhà sản xuất laser, dược phẩm, các phòng nghiên cứu của chính phủ và các trường đại học.

Các thực thể TC bị UVL gắn cờ đỏ trùng hợp với những thực thể trong danh sách “người dùng là thuộc về quân sự”, bao gồm Công ty Truyền thông Hytera (nhà cung cấp hệ thống vô tuyến di động bộ đàm) và Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Công nghệ Phương Nam ở Thẩm Quyến… theo South China Morning Post.

Ngày thứ 381: Ngày 5 tháng 2 năm 2022 Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Cạnh Tranh của Hoa Kỳ

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Cạnh Tranh Hoa Kỳ, một đạo luật mở rộng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh của Mỹ đối với TC. Trong số các vấn đề khác, dự luật nêu rõ các điều khoản để Mỹ tăng cường quan hệ với Đài Loan, thực hiện hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với các giới chức bị buộc tội có hành vi tàn bạo ở tỉnh Tân Cương, đồng thời tăng cường giám sát và xem xét các công ty TC đã “góp phần vào việc đàn áp các tôn giáo và dân tộc thiểu số ở TC”.

Đạo luật đã được thông qua với số phiếu đa số 222-210. Với tỉ lệ đó, dường như theo đường lối của đảng. Một dự luật tương tự được gọi là Đạo Luật Cạnh Tranh và Đổi Mới của Hoa Kỳ đã được Thượng Viện thông qua vào tháng 06/2021 với sự ủng hộ của lưỡng đảng cao hơn nhiều. Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ xem xét hai dự luật trước khi gộp lại thành một dự luật và gửi tới TT để ký ban hành luật. Những người trong chính phủ và các nhà phân tích đã nói rằng dự luật khó có thể được thông qua ở hình thức hiện tại do bao gồm các vấn đề đảng phái, chẳng hạn như phân bổ ngân quỹ cho biến đổi khí hậu, và nó có khả năng phải trải qua một loạt các sửa đổi trước khi được gửi đến Thượng viện.

Ngày thứ 335: Ngày 21 tháng 12 năm 2021 – TC trừng phạt bốn thành viên của chính phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo:

TC tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt “có đi có lại” đối với bốn thành viên (chủ tịch Nadine Maenza, phó chủ tịch Nury Turkel, và hai ủy viên Anurima Bhargava và James Carr) của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ đối với bốn giới chức TC bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương (xem bản cập nhật ngày 10 tháng 12 năm 2021).

Các biện pháp đối phó bao gồm cấm bốn người này nhập cảnh vào TC (kể cả Hồng Kông và Macao), đóng băng tài sản của họ ở TC và cấm công dân và tổ chức TC giao dịch với họ.

Ngày thứ 334: 20 tháng 12 năm 2021 – Mỹ trừng phạt thêm 5 giới chức TC có trụ sở tại Hồng Kông:

Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã trừng phạt 5 giới chức TC – Chen Dong, Lu Xinning, Tan Tieniu, He Jing và Yin Zhonghua – tất cả là phó giám đốc trong Văn phòng liên lạc của TC ở Hồng Kông, thêm vào danh sách các giới chức khác có cùng chức danh trong văn phòng liên lạc, những người đã bị xử phạt vào đầu năm nay.

Ngày thứ 330: ngày 16 tháng 12 năm 2021 – Bộ Thương Mại Hoa Kỳ bổ sung thêm 34 pháp nhân TC vào danh sách đen của tổ chức của mình:

Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo rằng họ đã thêm 34 thực thể và viện nghiên cứu của TC vào Danh sách “hỗ trợ cho việc hiện đại hóa quân đội của TC” hoặc là “một phần của mạng lưới được sử dụng để cung cấp hoặc cố gắng cung cấp cho Iran các mặt hàng có xuất xứ từ Hoa Kỳ”.

34 tổ chức bao gồm Học viện Khoa học Quân y TC và 11 viện nghiên cứu của nước này, cũng như 22 tổ chức doanh nghiệp bao gồm một số công ty bán dẫn. Các đơn vị này bao gồm Công nghệ Điện tử Aisinochip Thượng Hải (nhà sản xuất chip điện tử lớn nhất kiểm soát an ninh công cộng), Công ty Kỹ Thuật Vi điện tử Changsha Jingjia (nhà sản xuất thiết bị giải quyết hoạ đồ đầu tiên của TC) và Công ty Kỹ Thuật Vi điện tử lò Phản ứng Thiểm Tây. (một nhà chế tạo chất bán dẫn công suất tốc độ cao).

Một số công ty mới được thêm vào là chi nhánh của các công ty đã có trong Danh sách đen, bao gồm Hikmicro, một chi nhánh của Hikvision, đã có trong danh sách vào năm 2019.

Ngày thứ 330: ngày 16 tháng 12 năm 2021 – Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen tám công ty TC vào sổ đen:

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa 8 công ty kỹ thuật công nghệ TC, bao gồm cả nhà sản xuất máy bay không người lái SZ DJI Technology Co., Ltd., vào danh sách đen đầu tư vì bị cáo buộc ủng hộ “giám sát sinh trắc học và theo dõi các người trong nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo ở TC, đặc biệt là chủ yếu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương”.

Các công ty khác nằm trong danh sách đen là Công ty kỹ thuật Công nghệ Cloudwalk, Dawning, Leon, Megvii, Netposa Technologies Limited, Xiamen Meiya Pico và Yitu Limited.

Ngày thứ 324: Ngày 10 tháng 12 năm 2021 Công ty AI (Artificial Intelligence) đứng đầu của TC lọt vào danh sách đen đầu tư của Hoa Kỳ

Văn Phòng Kiểm Soát Tài Sản Nước ngoài của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ (OFAC = Office of Foreign Assets Control) đã bị gắn nhãn là SenseTime Group Limited, một công ty AI của TC chuyên viết software nhận dạng khuôn mặt là “Công ty Liên hợp Quân sự” của TC và đã cấm các nhà đầu tư Mỹ mua và bán cổ phiếu. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết SenseTime đã bị trừng phạt do kỹ thuật công nghệ của nó đóng vai tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm nhân quyền. Lệnh trừng phạt đối với SenseTime là một phần trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với một số quốc gia để đánh dấu Ngày Nhân quyền.

SenseTime sau đó đã thông báo rằng họ sẽ trì hoãn đợt IPO ở Hồng Kông, nơi họ đã lên kế hoạch huy động lên tới 767 triệu đô la Mỹ. Trong một tuyên bố ngắn gọn, công ty lập luận rằng những lời buộc tội là “vô căn cứ” và phản ánh một “nhận thức cơ bản” về công ty.

Ngày thứ 324: Ngày 10 tháng 12 năm 2021 – Hoa Kỳ trừng phạt bốn giới chức cao cấp của TC ở Tân Cương

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bốn giới chức TC bổ sung vào Ngày Nhân Quyền vì họ tham gia vào các chính sách của TC ở Tân Cương.

Bốn giới chức này là Shohra Zakir và Erken Tuniyaz (lần lượt là cựu và hiện là chủ tịch chính quyền khu vực Tân Cương – đều là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ), Chen Mingguo (cảnh sát trưởng Tân Cương), và Hu Lianhe (thuộc Mặt Trận Thống Nhất, cơ quan của Đảng Cộng TC sản để thu hút giới tinh hoa xã hội bên ngoài đảng). Shohrat Zakir và Erken Tuniyaz cũng được bộ ngân khố Hoa Kỳ ghi vào hồ sơ trừng phạt tho luật Magnitsky Toàn cầu.

Ngày thứ 322: 8 tháng 12 năm 2021 – Hoa Kỳ cấm tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương của TC

Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Phòng chống Cưỡng Bức Lao Động người Duy Ngô Nhĩ để cấm tất cả hàng hóa nhập khẩu từ khu vực Tân Cương do lo ngại vi phạm luật cưỡng bức lao động. Đạo Luật sẽ được gửi đến Tòa Bạch Ốc để TT Joe Biden ký ban hành thành luật.

Dự luật đã được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua trước đó vào ngày 14 tháng 7. Hạ viện đã thông qua cuối cùng của văn bản, điều chỉnh những khác biệt chính giữa Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ. Phiên bản mới tiếp tục cung cấp điều khoản tạo ra một “giả định có thể bác bỏ” – giả định rằng tất cả hàng hóa có nguồn gốc toàn bộ hoặc một phần từ Tân Cương đều vi phạm lao động cưỡng bức, trừ khi có thể đưa ra “bằng chứng rõ ràng và thuyết phục”.

Ngày thứ 320: Ngày 6 tháng 12 năm 2021 – Các nhà ngoại giao và giới chức Hoa Kỳ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã thông báo tại một cuộc họp báo về nhân quyền. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ được phép tham gia. Nhưng chính phủ Hoa kỳ thì không cử người tham gia Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại giao TC Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho biết TC sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó kiên quyết” nếu sự tẩy chay tiếp tục, lập luận chống lại “chính trị hóa thể thao”.

Ngày thứ 316: Ngày 2 tháng 12 năm 2021 – Hoa Kỳ hoàn thành các quy tắc cho phép họ xóa các công ty TC.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã thông qua các sửa đổi để hoàn thành quy tắc thực hiện các yêu cầu về đệ trình và công bố tin tức trong Đạo luật có trách nhiệm giải trình các công ty nước ngoài (HFCAA).

Luật cho phép Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ cấm một công ty nước ngoài có thể giao dịch hoặc xóa tên công ty khỏi sàn giao dịch chứng khoáng Hoa Kỳ nếu Ban Kiểm Soát Kế toán Công Ty Hoa Kỳ (PCAOB) không thể kiểm tra các báo cáo được yêu cầu trong ba năm liên tiếp. Theo chủ tịch SEC Gary Gensler, hơn 50 cơ sở pháp lý nước ngoài đã làm việc với PCAOB để cho phép kiểm tra. Nhưng TC và Hồng Kông là hai khu vực pháp lý duy nhất từ ​​chối cho phép kiểm tra.

Quy tắc mới thúc đẩy một quá trình có thể khiến hơn 200 công ty bị loại khỏi sàn giao dịch của Mỹ và có thể khiến một số công ty TC trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Nó cũng yêu cầu tăng cường công bố tin tức từ các công ty TC niêm yết tại Mỹ thông qua một tổ chức có lợi ích thay đổi (VIE). Các công ty TC và ở nước ngoài khác được yêu cầu khai báo họ thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào.

Ngày thứ 308: 24 tháng 11 năm 2021 – Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen các công ty máy tính lượng tử của TC

Mỹ đã đưa thêm hàng chục thực thể TC vào danh sách đen của Bộ Thương mại, được gọi là Danh sách thực thể, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.

Tám thực thể công nghệ của TC đã được thêm vào danh sách với cáo buộc “nỗ lực tính toán lượng tử hỗ trợ các ứng dụng quân sự”. Một số công ty TC khác đã được bổ sung vì những đóng góp của họ cho “các hoạt động hạt nhân được bảo vệ không an toàn của Pakistan hoặc chương trình tên lửa đạn đạo”.

Tổng cộng, 27 tổ chức và cá nhân ở TC, Pakistan, Nga, Nhật Bản và Singapore đã được thêm vào Danh sách tổ chức vào ngày 24 tháng 11. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ bị cấm bán vật liệu và thiết bị cho các tổ chức nước ngoài được liệt kê.

Ngày thứ 300: Ngày 16 tháng 11 năm 2021 Mỹ-Trung nới lỏng các hạn chế về thị thực đối với các nhà báo của hai bên.

Theo cơ quan truyền thông nhà nước TC và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, TC và Hoa Kỳ đã thông báo nới lỏng các hạn chế tiếp cận đối với các nhà báo từ hai quốc gia Mỹ-Trung. Sự đồng thuận đã đạt được trước một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Biden và Tập.

Trước đó, Washington đã quyết định phân loại các tổ chức truyền thông nhà nước của TC, bao gồm Tân Hoa Xã và Mạng Truyền hình Toàn cầu TC (CGTN), là “các cơ quan đại diện nước ngoài”, cho phép kiểm soát chặt chẽ hơn 5 cơ sở truyền thông của TC. Washington cũng cắt giảm số lượng người TC được phép làm việc tại các văn phòng của những cơ quan truyền thông nhà nước của TC tại Hoa Kỳ với thời gian lưu trú trong 90 ngày, sau đó có thể gia hạn.

Trong cuộc ăn miếng trả miếng, đáp lại TC đã trục xuất 13 nhà báo Mỹ của các tờ báo lớn như New York Times, Washington Post và Wall Street Journal, đồng thời đưa ra các hạn chế thị thực mới đối với một số cớ quan truyền thông Mỹ.

Ngày thứ 299: 15 tháng 11 năm 2021 – Biden và Tập bắt đầu hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên:

TT Biden và Tập Cận Bình Hội Nghị trực tuyến đầu tiên 15/11/2021

TT Mỹ Joe Biden và Chủ tịch TC Tập Cận Bình đã có hội nghị trực tuyến đầu tiên vào tối thứ Hai theo ngày Mỹ (sáng thứ Ba theo ngày Tàu). Cuộc gặp kéo dài hơn 3 tiếng rưỡi đánh dấu một nỗ lực nhằm làm êm dịu quan hệ Mỹ – Trung.

Các tuyên bố của cả hai bên cho thấy hội nghị đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm quan hệ song phương phức tạp, lập trường của họ đối với Đài Loan và quan điểm về an ninh y tế, khủng hoảng khí hậu, cung cấp năng lượng toàn cầu và các thách thức khu vực chính ở Bấc Hàn, Afghanistan và Iran.

Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc, TT Biden nhấn mạnh việc ưu tiên các khoản đầu tư sâu rộng trong nước đồng thời liên kết với các đồng minh của Mỹ ở nước ngoài để đối diện với những thách thức toàn cầu. TT Joe Biden, như dự đoán, đã đưa ra những lo ngại về Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên, ông nói thêm: [Mỹ] “vẫn cam kết với chính sách “một Trung Hoa”, được hướng dẫn bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba Thông cáo chung và Sáu bảo đảm giữa Mỹ-Đài Loan… Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.

Bắc Kinh mô tả cuộc họp là “thẳng thắn, xây dựng, thực chất và hiệu quả”, điều này đã nâng cao hiểu biết lẫn nhau. Theo báo cáo của Cơ quan truyền thông nhà nước TC, ông Tập đã cảnh báo Washington về việc xây dựng liên kết chặt chẽ hơn với Đài Loan tự trị và kêu gọi hợp tác với Mỹ về phát triển kinh tế và tránh chia rẽ. Ông Tập cho biết Mỹ và TC nên tăng cường hợp tác về kinh tế, năng lượng, thực thi pháp luật, giáo dục, khoa học và kỹ thuật công nghệ, không gian mạng và bảo vệ môi trường.

Biden và Tập đã có hai cuộc điện đàm trước hội nghị thượng đỉnh này, lần lượt vào tháng 2 và tháng 9. Đây là lần đầu tiên TT Joe Biden có hội nghị trực tuyến với tập từ khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Ngày thứ 294: 10/11/2021 – Mỹ-Trung công bố tuyên bố chung về hành động khí hậu:

Trong những ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh COP26, Mỹ và TC đã đưa ra tuyên bố chung hợp tác về các vấn đề khí hậu trong thập niên tới. Tuyên bố chung Glasgow Mỹ-Trung về Tăng cường Hành động vì Khí hậu trong những năm 2020 cho biết cả hai bên sẽ “nhắc lại cam kết vững chắc của họ để làm việc cùng nhau và với các đối tác khác” để đạt được các mục tiêu nhiệt độ 1.5 độ C được đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015.

“Chúng tôi (Mỹ và TC) đều thấy rằng thách thức của biến đổi khí hậu là một thách thức nghiêm trọng,” đặc phái viên khí hậu TC Xie Zhenhua cho biết tại một cuộc họp báo. “Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, giữa Mỹ và TC có nhiều thỏa thuận hơn là khác biệt”.

Theo sau Xie là John Kerry, đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ nói rằng Mỹ-Trung “không thiếu sự khác biệt, nhưng về khí hậu, hợp tác là cách duy nhất để hoàn thành công việc này”.

Ngày thứ 279: 26 tháng 10 năm 2021 – FCC Hoa Kỳ thu hồi hoạt động của China Telecom America

Ủy Ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kỳ (FCC – Federal Communications Comission) đã chấm dứt quyền hoạt động viễn thông ở Hoa Kỳ của China Telecom America. Đây là chi nhánh của China Telecom, một công ty viễn thông lớn nhất của TC. Lệnh này cho China Telecom America 60 ngày để tạm dừng các hoạt động trong nước và quốc tế tại Mỹ.

Ngày thứ 278: 26 tháng 10 năm 2021 – Bộ Trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen họp trực tuyến với Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc (Liu He):

Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc và Bộ Trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã nói chuyện qua cuộc gọi điện video và thảo luận về tình hình kinh tế và quan hệ song phương. Theo tin tức từ Bộ Thương mại TC và Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, hai bên đồng ý những phát triển ở TC và Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và điều quan trọng là cả hai nước phải tăng cường giao tiếp và phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Hai bên cũng đưa ra những vấn đề cùng quan tâm trong quan hệ song phương. Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc bày tỏ quan điểm của TC về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng như cách đối xử với các công ty TC trong cuộc họp.

Ngày thứ 275: 22/10/2021 – Các giới chức tình báo Mỹ cảnh báo các công ty trong 5 lĩnh vực kỹ thuật công nghệ quan trọng về TC

Trung Tâm Phản Gián và An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã phát động một chiến dịch cảnh báo các công ty và cơ quan nghiên cứu của Mỹ về rủi ro khi tương tác với TC trong 5 lĩnh vực kỹ thuật công nghệ chính: trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, kỹ thuật công nghệ sinh học, chất bán dẫn và hệ thống tự trị.

Các giới chức nhấn mạnh rằng họ không ủng hộ việc tách ra mà muốn các doanh nghiệp và học giả hiểu rằng chính phủ TC có một kế hoạch quốc gia sâu rộng để thống trị trong các lĩnh vực này. Hành động này thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh với TC về vị thế tối cao về kỹ thuật công nghệ.

Ngày thứ 259: 6 tháng 10 năm 2021 – Biden và Tập đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào cuối năm nay (2021)

Mỹ và TC đã đồng ý về nguyên tắc TT Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tổ chức một Hội Nghị trực tuyến vào cuối năm 2021. Chi tiết về thời gian và thời gian đang được thảo luận.

Cuộc họp do Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và nhân vật ngoại giao hàng đầu của TC-Dương Khiết Trì (Yang Jiech), người đã đạt được thỏa thuận sau cuộc họp sáu giờ tại Zurich. Điều này xảy ra sau khi Biden và Tập nói chuyện qua điện thoại vào ngày 9 tháng 9 năm 2021, chỉ là lần thứ hai của họ kể từ khi Biden nhậm chức, bảy tháng sau cuộc gọi đầu tiên của họ.

Triển vọng gặp gỡ và hội đàm song phương mang lại một số bảo đảm rằng cả hai bên sẵn sàng tăng cường phối hợp ngoại giao bất chấp căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc toàn cầu.

Ngày thứ 247: Ngày 24 tháng 9 năm 2021 Giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei) Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) được tự do trở về TC, đồng thời hai người đản ông quốc tịch Canada bị TC bắt tù là Spavor và Kovrig được phép trở về Canada.

Giám Đốc Tài Chính của Huawei Technologies, Meng Wanzhou, đã được phép trở lại TC sau khi đạt được thỏa thuận với các công tố viên Hoa Kỳ ở New York. Điều này chấm dứt gần ba năm bị giam giữ ở Canada. Cùng lúc đó, TC trả tự do cho hai người Canada bị bỏ tù, nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, người đã bị giam giữ ở TC hơn 1000 ngày.

Meng, cũng là con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), bà đã bị giam giữ tại Vancouver, Canada và đang mặc cả để dẫn độ sang Mỹ kể từ tháng 12/2018. Bà bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Ngay sau khi Mỹ ra lệnh bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu ở Canada, TC đã bắt giữ Spavor và Kovrig với tội danh gián điệp.

Trong một phiên tòa trực tuyến ở Brooklyn, New York, bà Mạnh không nhận tội về các cáo buộc gian lận ngân hàng và chuyển khoản tiền lậu, nhưng thừa nhận cô đã đánh lừa các ngân hàng về các giao dịch của Huawei với Iran. Truyền thông nhà nước TC cho biết hai người đàn ông Canada đã nhận có tội, nhưng đã được thả vì lý do sức khoẻ.

Việc giam giữ và phóng thích lẫn nhau đã chiếm ưu thế trên các vấn đề quốc tế với nền tảng là ngoại giao con tin. Vẫn còn phải xem sự thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung và TC-Canada. Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa tái đắc cử vào tháng 9/2022 sau khi kêu gọi bầu cử sớm và chính phủ của ông dường như muốn duy trì quan hệ kinh tế và thương mại với Bắc Kinh. Trong khi đó, Washington DC có thể thấy tình hình không thuận lợi hơn, vì những lý do chiến lược.

Bộ Ngoại Giao TC đã nói rằng việc giam giữ bà Mạnh là “cuộc đàn áp chính trị đối với một công dân TC” dựa trên các cáo buộc gian lận “hoàn toàn bịa đặt”. Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ngay sau khi hai người Canada rời TC, Thủ Tướng Trudeau nói rằng “hai người đàn ông này đã trải qua một thử thách khó khăn không thể tin tưởng nỗi”.

Ngày thứ 239: 16 tháng 9 năm 2021 – TC gia hạn miễn thuế đối với 81 sản phẩm từ Mỹ:

Theo Thông báo của Ủy ban Thuế quan [2021] No.7: Bộ Tài Chính TC thông báo gia hạn miễn thuế cho 81 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Việc miễn thuế, hết hạn vào ngày 16/09/2021, hiện đã được gia hạn cho đến ngày 16/04/2022.

Các mặt hàng được miễn thuế trả đũa của TC đã được liệt kê trong Thông báo Số 2 của Ủy ban Thuế quan [2021] và Thông báo Số 8 của Ủy ban Thuế quan [2020]. 81 sản phẩm bao gồm tôm, gỗ, pin xe điện, kính hiển vi và dụng cụ y tế.

TC đã thường xuyên thực hiện các cuộc gia hạn như vậy trong tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài và đây là lần thứ năm. Lần gia hạn cuối cùng được TC cấp là vào tháng 5 năm nay. Nó duy trì việc miễn trừ thuế quan đối với các sản phẩm bao gồm quặng vàng và quặng kim loại đất hiếm.

Ngày thứ 217: 25 tháng 8 năm 2021 – Hoa Kỳ được cho là đã phê duyệt giấy phép cho Huawei (Hoa Vi) để mua chip xe hơi

Theo Reuters, dẫn lời hai người quen thuộc với vấn đề này. Mỹ đã cấp văn kiện cho phép các nhà cung cấp bán chíp cho công ty viễn thông nằm trong danh sách đen của TC như Hoa Vi (Huawei) vì hoạt động kinh doanh linh kiện ô tô đang phát triển của họ.

Các đơn xin cấp giấy phép được cho là trị giá hàng trăm triệu đô la và các chíp sẽ được sử dụng trong xe hơi, chẳng hạn như màn hình video và sensor. Người ta nghi ngờ rằng giấy phép được chấp thuận vì chíp ô tô được coi là kém tinh vi hơn, ít bị các lệnh cấm của Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ áp dụng các chính sách cấp phép “để hạn chế quyền truy cập của Hoa Vi (Huawei) vào hàng hóa, software hoặc kỹ thuật công nghệ cho các hoạt động có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

Ngày thứ 184: 23 tháng 7 năm 2021 – TC áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 7 công dân và thực thể Hoa Kỳ

TC đã công bố quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 7 công dân và thực thể Mỹ, bao gồm cả cựu Bộ Trưởng Thương Mại Wilbur Ross, để trả đũa các lệnh trừng phạt trước đó của Mỹ đối với 7 giới chức TC ở Hồng Kông. Đây là lần đầu tiên TC áp dụng các biện pháp trừng phạt chống trả bằng luật trừng phạt chống nước ngoài mới của nước này.

Những người khác bị ảnh hưởng trong “các biện pháp trừng phạt có đi có lại” của Bắc Kinh là những người đứng đầu đương nhiệm hoặc trước đây của một loạt các tổ chức của Hoa Kỳ, bao gồm Ủy ban Điều hành Quốc hội về TC, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Cộng, Viện Dân chủ Quốc gia về Các vấn đề Quốc tế, Viện Cộng hòa Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Hội đồng Dân chủ Hồng Kông có trụ sở tại Washington.

Ngày thứ 182: Ngày 21 tháng 7 năm 2021 – Nữ Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Sherman thăm TC

Nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sẽ tới thành phố Thiên Tân, miền đông TC từ ngày 25/7-26/7 và gặp gỡ các giới chức TC, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao TC Vương Nghị.

Trong chuyến đi kéo dài 2 ngày, Bà Sherman sẽ “thảo luận về các lĩnh vực mà chúng tôi có quan ngại nghiêm trọng về các hành động của TC, cũng như các lĩnh vực mà lợi ích của chúng tôi phù hợp”, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Sherman sẽ là giới chức cao cấp thứ hai của Mỹ thăm TC kể từ khi TT Joe Biden nhậm chức, sau chuyến thăm Thượng Hải vào tháng 4 của John Kerry, đặc phái viên về khí hậu của Biden.

Ngày thứ 175: 14 tháng 7 năm 2021 – Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật cấm tất cả các sản phẩm từ Tân Cương.

Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm tất cả hàng hóa nhập khẩu từ khu vực Tân Cương của TC. Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức của người Uyghur sẽ tạo ra một “giả định có thể bác bỏ” khi cho rằng hàng hóa từ Tân Cương được sản xuất bởi lao động cưỡng bức, trừ khi được chứng minh khác.

Dự luật cũng phải thông qua Hạ Viện trước khi nó có thể được gửi đến Tòa Bạch Ốc để TT Mỹ Joe Biden ký thành luật. Không rõ khi nào nó có hiệu lực.

Ngày thứ 170: 9/7/2021 – Mỹ thêm 23 công ty TC vào danh sách đen kinh tế

Theo Reuters: Cục Công Nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã thêm 34 thực thể vào Danh sách đen, bao gồm 23 công ty và thực thể TC – 14 thực thể do vai trò của họ trong các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, 5 thực thể liên hệ với quân đội TC, và bốn thực thể vì làm ăn với các công ty đã bị Mỹ trừng phạt.

Các công ty bị nghi ngờ “có liên quan đến vi phạm và lạm dụng nhân quyền” ở Tân Cương bao gồm Công ty Kỹ Thuật Công Nghệ Tin tức Tân Cương Beidou Tongchuang, Học Viện Kỹ Thuật Công nghệ Truyền Thông và Điện tử TC, Công ty Kỹ Thuật Công nghệ Suzhou Keda, Công ty Kỹ Thuật Công nghệ Truyền Thông Tân Cương Lianhai Chuangzhi, Công ty Kỹ Thuật Công nghệ Truyền Thông Cobber Thẩm Quyến, Kỹ Thuật Công Nghệ Truyền Thông Thuyền buồm Tân Cương, Công Ty Kỹ Thuật Công nghệ Truyền Thông Bắc Kinh Geling Shentong, Công ty Kỹ Thuật Công Nghệ Thông Minh Shenzhen Hua’antai và Công ty Liên minh Hệ thống An ninh Chengdu Xiwu.

Các công ty và pháp nhân được thêm vào Danh sách thực thể này phải xin giấy phép từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và phải đối diện với sự giám sát gắt gao khi họ xin phép nhận các mặt hàng từ các nhà cung cấp Mỹ.

Lệnh cấm cũng cắt giảm mối quan hệ giữa nhà cung cấp của Hoa Kỳ với năm công ty TC – Hoshine Silicon Industry Co., Ltd.; Xinjiang Daqo New Enevery, một đơn vị của Daqo New Energy Corporation; Kim loại màu Tân Cương East Hope, một chi nhánh của Công ty sản xuất khổng lồ East Hope có trụ sở tại Thượng Hải; Tân Cương GCL New Energy Material, một phần của GCL New Energy Holdings; và Quân Đoàn Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương Bán quân sự (XPCC).

Một số công ty được Bộ Thương mại Hoa Kỳ liệt kê là các nhà sản xuất chính của silicon và polysilicon. Hai chất nocrystalline silicon and polysilicon dùng sản xuất tấm năng lượng mặt trời.

Ngày thứ 145: 14 tháng 6 năm 2021 – NATO chuyển trọng tâm sang TC, tuyên bố nước này là một thách thức an ninh toàn cầu:

Sau Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố rằng TC có nguy cơ an ninh toàn cầu, tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của họ ở Brussels. Liên Minh Quân Sự NATO truyền thống tập trung vào Nga. Nay lần đầu tiên, chuyển trọng tâm sang TC, khẳng định sự cần thiết phải đáp trả trước sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Thông cáo chung cuối cùng, được ký bởi các nhà lãnh đạo của Liên Minh NATO gồm 30 thành viên, khẳng định rằng “những tham vọng đã nêu và hành động xâm lược của TC đưa ra những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Chiến lược NATO 2030 mới được thông qua yêu cầu các quốc gia thành viên liên minh dành nhiều nguồn lực hơn để đối phó với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của TC.

TC đáp trả, cảnh báo NATO rằng họ sẽ không ngồi yên khi đối diện với bất kỳ thách thức nào. Một tuyên bố được đăng hôm thứ Ba trên website của Phái Bộ TC tại Liên Minh châu Âu nói rằng Bắc Kinh không đặt ra “thách thức hệ thống” đối với bất kỳ quốc gia nào và NATO không nên phóng đại sức mạnh quân sự của TC.

Ngày thứ 144, ngày 13 tháng 6 năm 2021 – Các nhà lãnh đạo G7 chỉ trích TC về Tân Cương và Hồng Kông

Trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày của Nhóm G7, các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ giàu nhất thế giới đã chỉ trích Bắc Kinh về nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hồng Kông giữ mức độ tự trị cao và yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc của Coronavirus (virus Vũ Hán) ở TC.

Thông cáo của G7 cho biết: “Liên quan đến TC và sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến về các phương pháp tiếp cận tập thể đối với các chính sách và thực tiễn phi thị trường đầy thách thức làm suy yếu hoạt động công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu”.

Đáp lại, đại sứ quán của TC tại Anh đã cáo buộc G7 đối với TC là “những cáo buộc vô căn cứ”. “Hãy ngừng vu khống TC, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của TC và ngừng làm tổn hại đến lợi ích của TC”, một phát ngôn viên TC cho biết hôm thứ Hai.

Ngày thứ 142: Ngày 11 tháng 6 năm 2021 – Nhà ngoại giao hàng đầu của TC Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói chuyện qua điện thoại:

Vào thứ Sáu, nhà ngoại giao hàng đầu của TC, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), đã tổ chức một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Blinken nhấn mạnh những lo ngại của Hoa Kỳ về các vấn đề ở Hồng Kông, Tân Cương và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc điều tra giai đoạn hai về nguồn gốc của virus Vũ Hán (Conoravirus). Ông cũng nêu ra một số trường hợp công dân Hoa Kỳ và Canada phải chịu lệnh cấm xuất cảnh và giam giữ ở TC, theo một tuyên bố từ Văn phòng Phát Ngôn Viên của Tòa Bạch Ốc.

Đáp lại, Dương Khiết Trì thúc giục Mỹ tuân thủ nguyên tắc một TC, theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao TC. Ông chỉ trích Washington DC can thiệp vào công việc nội bộ của TC, vu khống TC về virus Vũ Hán và thúc đẩy “chủ nghĩa đa phương giả” bằng cách tạo các bè phái [đồng minh] chống TC.

Bất chấp những bất đồng về các vấn đề trên, Ngoại trưởng Blinken đã đưa ra một danh sách mở rộng các lĩnh vực hợp tác Mỹ-Trung, bao gồm phi hạt nhân hóa Bắc Hàn, “những thách thức toàn cầu được chia sẻ” do Iran và Miến Điện gây ra, và cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ngày thứ 141: 10 tháng 6 năm 2021 – TC thông qua luật mới để chống lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU

Cơ quan Lập pháp Quốc gia của TC – Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), đã thông qua Luật chống trừng phạt người nước ngoài. Luật mới cung cấp nền tảng pháp lý để TC chống lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Minh châu Âu (EU) đối với thương mại, công nghệ, Hồng Kông và Tân Cương.

Theo luật, các cá nhân hoặc thực thể liên quan đến việc đưa ra hoặc thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử đối với công dân hoặc thực thể TC có thể bị đưa vào danh sách chống trừng phạt. Những người trong danh sách TC trừng phạt, có thể bị từ chối nhập cảnh vào TC hoặc bị trục xuất khỏi đất nước. Tài sản của họ ở TC có thể bị tịch thu, giam giữ hoặc phong tỏa. Họ có thể bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh hoặc các hoạt động khác ở đó. Các nhà chức trách TC cũng có quyền thực hiện các biện pháp đối phó với các cá nhân hoặc tổ chức khác có quan hệ cụ thể với các cá nhân hoặc tổ chức trong danh sách đen.

Ngày thứ 141: 10 tháng 6 năm 2021 – TC và Hoa Kỳ tổ chức cuộc hội đàm thứ ba về thương mại và đầu tư trong hai tuần

Bộ trưởng Bộ Thương mại TC Vương Văn Đào (Wang Wentao) đã nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo qua điện thoại. Cuộc gọi phone diễn ra sau hai cuộc thảo luận tương tự giữa Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc (Liu He) với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen.

Một tuyên bố từ Bộ Thương mại TC cho biết cả hai bên “đã có một cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn và thực tế về các vấn đề liên quan và mối quan tâm chung trong lĩnh vực kinh doanh TC-Hoa Kỳ.”

Ngày thứ 140: Ngày 9 tháng 6 năm 2021 – Biden hủy bỏ lệnh hành pháp của Trump cấm TikTok và WeChat, nhưng có sự giám sát tiếp tục

TT Mỹ Joe Biden đã rút lại một loạt lệnh hành pháp từ thời Trump nhằm cấm tải xuống các ứng dụng mới của TC là WeChat và TikTok. Để thay thế lệnh cấm từ thời Trump. TT Biden đã ký các lệnh mới kêu gọi Bộ Thương Mại tiến hành đánh giá an ninh quốc gia đối với các ứng dụng có liên kết với các đối thủ nước ngoài, bao gồm cả TC.

Ngày thứ 139: 8 tháng 6 năm 2021 – Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Cạnh Tranh và Đổi mới năm 2021 để cạnh tranh với TC

Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 68-32 để thông qua một đạo luật sâu rộng, có tên là Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Hoa Kỳ năm 2021, nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nước này với kỹ thuật công nghệ của TC.

Dự luật sẽ đầu tư hơn 250 tỷ đô la Mỹ vào ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, thúc đẩy Quỹ Khoa Học Quốc gia, tạo ra các trung tâm kỹ thuật công nghệ khu vực và thúc đẩy đổi mới 5G.

Hành động của Thượng viện nêu bật sự đồng thuận hiếm có của lưỡng đảng trong Quốc hội về chiến lược của Hoa Kỳ để ứng phó với sự trỗi dậy của TC.

Ngày thứ 134: Ngày 3 tháng 6 năm 2021 – Biden mở rộng lệnh cấm từ thời Trump đối với đầu tư của Mỹ vào các công ty TC

TT Mỹ Joe Biden đã ban hành một lệnh hành pháp mới cấm đầu tư của Mỹ vào các công ty TC có quan hệ với mục đích liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật công nghệ [dùng kiểm soát con người] hoặc quốc phòng.

Lệnh mới mở rộng trong danh sách đen từ thời Trump trước đó và đánh vào 59 công ty TC, bao gồm cả gã khổng lồ truyền thông Hoa Vi (Huawei). Nhiều công ty mới được nhắm mục tiêu là các chi nhánh của các công ty nhà nước lớn có tên trong danh sách đen trước đó.

Các nhà đầu tư Mỹ sẽ bị cấm mua hoặc bán chứng khoán giao dịch công khai tại các công ty được nhắm mục tiêu, bắt đầu từ ngày 02/08/2021, khi lệnh mới có hiệu lực.

Ngày thứ 132: Ngày 1 tháng 6 năm 2021 – Nhà lãnh đạo kinh tế TC Lưu Hạc (Liu He) và Mỹ Janet Yellen tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến:

Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc (Liu He) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã tổ chức cuộc họp trực tuyến video về vấn đề kinh tế, đây là cuộc họp thứ hai giữa các giới chức cao cấp của cả hai bên trong một tuần qua. Các diễn biến của cuộc họp tương tự như cuộc họp cuối cùng giữa Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước TC đưa tin hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế vĩ mô và quan hệ hợp tác giữa Mỹ và TC. Theo Tân Hoa xã, “hai bên tin rằng TC-Hoa Kỳ quan hệ kinh tế rất quan trọng”.

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cũng đưa ra tuyên bố của mình: “Bộ trưởng Tài chính Yellen đã thảo luận về các kế hoạch của Chính quyền Biden nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tiếp tục và tầm quan trọng của việc hợp tác trên các lĩnh vực có lợi cho Hoa Kỳ, đồng thời thẳng thắn giải quyết các vấn đề quan tâm”

Ngày thứ 126: Ngày 26 tháng 5 năm 2021 – TC và Hoa Kỳ tổ chức cuộc đàm phán thương mại đầu tiên kể từ khi Biden nhậm chức

Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc (Liu He) đã nói chuyện qua điện thoại với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, đây là cuộc đối thoại đầu tiên về thương mại giữa hai bên kể từ khi TT Joe Biden nhậm chức.

Bộ Thương mại TC cho biết trong một tuyên bố: “Trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã tiến hành trao đổi thẳng thắn, thực dụng và mang tính xây dựng” và “Hai bên đồng ý rằng sự phát triển của thương mại song phương là rất quan trọng.”

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết trong tuyên bố của mình rằng bà Tai đã “thảo luận về các nguyên tắc chỉ đạo của chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Chính quyền Biden-Harris và việc bà đang xem xét lại mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung, đồng thời nêu ra các vấn đề đáng quan tâm.”

Ngày thứ 92: Ngày 21 tháng 4 năm 2021 – Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021, báo hiệu sự đồng ý của lưỡng đảng về Chiến lược TC

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021, báo hiệu sự đồng thuận của lưỡng đảng về việc định hướng chính sách của Mỹ theo hướng tích cực hơn trong nỗ lực chống lại TC.

Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021 đã được sửa đổi để cung cấp nhiều viện trợ hơn cho châu Phi và châu Mỹ Latinh nhằm chống lại viện trợ tài chính của TC cho các nước này, cấp vốn lớn hơn cho các ngành kỹ thuật công nghệ của Hoa Kỳ và củng cố Công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để cạnh tranh với Ngân Hàng Phát Triển TC, đã đóng một vai trò quan trọng trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh.

Dự luật dự kiến sẽ thông qua Thượng Viện và Hạ viện do sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng.

Ngày thứ 87: Ngày 16 tháng 4 năm 2021 – Mỹ và Nhật Bản cam kết tăng cường liên minh để chống lại sự trỗi dậy của TC

TT Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cam kết hợp tác cùng nhau để đối diện với những thách thức từ TC, tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc.

Hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến một loạt các vấn đề địa chính trị trong một thông cáo chung, bao gồm “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan”. Trong một tác động khác nhắm vào TC, Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố đầu tư cùng nhau vào các lĩnh vực như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, hệ gen và chuỗi cung ứng bán dẫn.

Đại sứ quán TC tại Washington bày tỏ “quan ngại mạnh mẽ”“kiên quyết phản đối” tuyên bố chung, nói rằng TC sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của mình.

Ngày thứ 87: Ngày 16 tháng 4 năm 2021: Mỹ-Trung công bố tuyên bố chung giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu

Đặc phái viên của TT Mỹ về khí hậu John Kerry và Đặc phái viên về Biến đổi Khí hậu của TC Xie Zhenhua đã gặp nhau tại Thượng Hải vào ngày 15 và 16 tháng 4 năm 2021 và công bố một tuyên bố chung.

Theo tuyên bố, hai bên sẽ hợp tác với nhau và với các nước khác để “giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu”. Hai bên cũng sẽ “hợp tác để thúc đẩy COP 26 thành công tại Glasgow, nhằm hoàn thành các thỏa thuận thực thi Thỏa thuận Paris”.

Tuyên bố được đưa ra sau chuyến thăm ba ngày của John Kerry đến Thượng Hải, đây là chuyến đi chính thức đầu tiên của một giới chức Chính quyền Biden đến TC.

Ngày thứ 79: Ngày 8 tháng 4 năm 2021 – Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ giới thiệu Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021, tìm cách chống lại TC

Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Robert Menendez (D-New Jersey) và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa của Idaho, Jim Risch, đã đưa ra một thỏa thuận lưỡng đảng có tên Đạo Luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021. Đạo luật dài gần 300 trang tìm cách chống lại sự mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của TC.

Dự luật đề ra mục tiêu chính sách sau: “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của [Hoa Kỳ]” và khẳng định rằng chính phủ TC đã và đang tận dụng sức mạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, kỹ thuật công nghệ và ý thức hệ để cạnh tranh với Hoa Kỳ trên bình diện toàn cầu.

Nếu được ban hành, dự luật sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các giới chức TC bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, cấp phép cung cấp quỹ để “thúc đẩy dân chủ” ở Hồng Kông và vô hiệu hóa mọi hạn chế đối với sự tương tác của các giới chức Mỹ với các đối tác Đài Loan. Nó cũng sẽ thiết lập một chương trình để giúp các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương phát triển cơ sở hạ tầng để chống lại Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của TC và sẽ mở rộng phạm vi của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) để giám sát các mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục của TC và Mỹ .

Ngày thứ 79: Ngày 8 tháng 4 năm 2021 – Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen 7 thực thể siêu máy tính của TC

Bộ Thương Mại Mỹ đã thêm 7 thực thể siêu máy tính của TC vào Danh sách đen, với lý do các hoạt động trái với lợi ích an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ.

Bảy thực thể là Kỹ thuật công nghệ tin tức Phytium Thiên Tân, Trung tâm thiết kế vi mạch tích hợp hiệu suất cao Thượng Hải, Vi điện tử Sunway, Trung tâm siêu máy tính quốc gia Tế Nam, Trung tâm siêu máy tính quốc gia Thẩm Quyến, Trung tâm siêu máy tính quốc gia Vô Tích và Trung tâm siêu máy tính quốc gia Trịnh Châu.

Các công ty Mỹ bị cấm kinh doanh với các công ty trong danh sách pháp nhân mà không xin phép chính phủ Hoa Kỳ trước.

Ngày thứ 62: 22 tháng 3 năm 2021 – EU, Mỹ, Anh và Canada trừng phạt TC vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương

EU đã trừng phạt bốn cá nhân TC, trong đó có một giám đốc an ninh hàng đầu, vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Các bước tương tự đã được thực hiện bởi Hoa Kỳ, Anh và Canada. Cùng ngày, Hoa Kỳ đã trừng phạt hai giới chức chính phủ TC liên quan đến những gì họ gọi là vi phạm nhân quyền “nghiêm trọng” đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Để trả đũa, TC đã trừng phạt trở lại 10 công dân và 4 thực thể EU. Các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng khiến Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư (“CAI”) giữa EU và TC bị nghi ngờ.

Các doanh nghiệp đang vướng vào cuộc chiến địa chính trị. Một số thương hiệu may mặc hàng đầu của phương Tây như H&M, Nike, Adidas và Burberry đã phải đối diện với phản ứng dữ dội và tẩy chay ở TC do họ cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Ngày thứ 58-60: 18-20 tháng 3 năm 2021 – Mỹ-Trung tổ chức cuộc họp cao cấp đầu tiên tại Alaska.

Mỹ và TC kết thúc cuộc gặp trực tiếp cao cấp đầu tiên tại Anchorage, Alaska.

Sau một phiên tranh luận sôi nổi trước các phóng viên và hai phiên thảo luận kín, Bộ trưởng Antony Blinken của Mỹ và Cố vấn An Ninh Quốc gia Jake Sullivan cùng với người đứng đầu ngành ngoại giao của TC Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại Giao Vương Nghị đã kết thúc cuộc họp. Cuộc họp diễn ra hai ngày – mà không đưa ra một tuyên bố chung nào cả.

Trong phiên đầu tiên cả hai bên đều phản đối gay gắt các chính sách của nhau trong hơn một giờ. Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong phát biểu mở đầu rằng Mỹ sẽ thảo luận về “mối quan ngại sâu sắc của họ đối với các hành động của TC, bao gồm ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi”.

Đối lại, Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ với giọng điệu “trịch thượng” và đáp trả rằng Mỹ đã lạm dụng sức mạnh quân sự, tài chính của mình và lạm dụng luận điệu “an ninh quốc gia” để cản trở dòng chảy thương mại và kích động chống TC.

Sau cuộc họp, hai bên đã đưa ra hai thông báo riêng. Tuy vậy, cả hai đều xác định các lĩnh vực hợp tác và phối hợp hạn chế liên quan đến biến đổi khí hậu và các vấn đề địa chính trị liên quan đến Iran, Bắc Hàn, Myanmar và Afghanistan, đồng thời cũng thừa nhận những bất đồng “cơ bản” liên quan đến Các vấn đề về Hồng Kong, Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

Ngày thứ 57, ngày 17 tháng 3 năm 2021 – Cơ quan kiểm soát viễn thông Hoa Kỳ chống lại các công ty viễn thông TC vì an ninh quốc gia.

Cơ quan kiểm soát viễn thông Hoa Kỳ, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã thông báo bắt đầu một thủ tục để xác định xem có tước giấy phép kinh doanh địa phương của China Unicom Americas cũng như Pacific Networks và chi nhánh ComNet hay không, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Tháng 12 năm ngoái, FCC đã mở có một thủ tục tương tự để bắt đầu thu hồi giấy phép của China Telecom, công ty viễn thông quốc gia lớn nhất của TC, đã có sự cho phép của Hoa Kỳ trong gần 20 năm.

Ngày thứ 57, ngày 17 tháng 3 năm 2021 – Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với 24 giới chức TC và Hồng Kông trước cuộc đàm phán ở Alaska.

Hoa Kỳ trừng phạt thêm 24 giới chức TC và Hồng Kông về chính sách của Bắc Kinh ở Hồng Kông. Các tổ chức tài chính nước ngoài cố ý thực hiện các giao dịch quan trọng với các cá nhân được liệt kê sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Tuyên bố trừng phạt được đưa ra trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Nhật Bản và Nam Hàn.

Ngày thứ 52: Ngày 12 tháng 3 năm 2021 – Năm công ty TC bao gồm Hoa Vi (Huawei) được cơ quan kiểm soát viễn thông Mỹ đưa vào danh sách đen.

Năm công ty TC – Huawei Technologies Co., ZTE Corp., Hytera Communications Corp., Hikvision Digital Technology Co. và Dahua Technology Co. đã bị đưa vào danh sách đen mới do Ủy ban Truyền Thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC-Federal Communication Commision) công bố vì lý do an ninh quốc gia theo luật năm 2019.

Điều này làm cho FCC trở thành cơ quan kiểm soát mới nhất duy trì một danh sách như vậy. Các cơ quan khác có danh sách tương tự bao gồm Bộ Thương Mại và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Mỗi danh sách mang những hàm ý khác nhau, mặc dù tất cả chúng đều được thiết kế để hướng các nhà đầu tư, nhà cung cấp và khách hàng tránh xa công ty – đôi khi bị cưỡng bức tránh xa.

Ngày thứ 51: Ngày 11 tháng 3 năm 2021 – Mỹ-Trung tổ chức cuộc họp cao cấp đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp giới chức đối ngoại cao cấp nhất của TC, Dương Khiết Trì và Bộ Trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại Anchorage, tiểu bang Alaska vào ngày 18/03/2021. Cuộc họp sẽ diễn ra sau chuyến thăm của Bộ trưởng Antony Blinken tới thăm Nhật và Nam Hàn.

Các cuộc đàm phán chỉ diễn ra một lần duy nhất, theo tuyên bố thẳng thừng của các giới chức Mỹ, sau đó sẽ có những kỳ vọng về việc Bắc Kinh sẽ đề nghị.

Ngày thứ 50: Ngày 10 tháng 3 năm 2021 – Mỹ mở rộng loại trừ thuế quan đối với các sản phẩm y tế của TC

Theo thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Chính quyền Biden đang mở rộng loại trừ thuế quan đối với khoảng 99 loại sản phẩm y tế từ TC cho đến ngày 30/09/2021 – để hỗ trợ cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán (COVID-19).

Việc loại trừ bao gồm nhiều loại mặt hàng từ khẩu trang và găng tay y tế đến ống tay áo đo huyết áp và bảng chụp quang tuyến X. Việc gia hạn loại trừ thuế quan trước đó đối với các sản phẩm y tế này theo biểu thuế “Mục 301” của chính quyền Trump đã được ấn định hết hiệu lực vào ngày 31/03/2021.

Ngày thứ 22: Ngày 10 tháng 2 năm 2021 – Chủ tịch TC Tập Cận Bình và Joe Biden phá không khí im lặng giữa Mỹ-Trung bằng cuộc điện đàm.

Vào đêm trước Tết Nguyên Đán (Lunar New Year), TT Mỹ Joe Biden và Chủ Tịch TC Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Trong khi cả hai mở lời chúc mừng Tết cho nhau. Phía Hoa Kỳ vào đề nhấn mạnh những quan ngại của Mỹ đặt ra về tình trạng kinh tế [vì đại dịch?], nhân quyền và Đài Loan, trong khi TC tập trung vào sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và đối thoại.

Ngày thứ 17: Ngày 5 tháng 2 năm 2021 – Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ-Trung lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại kể ngày TT Biden nhậm chức.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói chuyện với giới chức đối ngoại đứng đầu của TC, Dương Khiết Trì. Đây là cuộc điện đàm cao cấp đầu tiên giữa Mỹ và TC từ khi TT Joe Biden nhậm chức.

Blinken nhấn mạnh về nhân quyền và cuộc đảo chính quân sự đang diễn ra ở Myanmar, trong khi Đưng Khiết Trì nói rằng Washington ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của TC và tôn trọng chủ quyền của TC.

Ngày thứ 2: Ngày 21 tháng 1 năm 2021 – TC trừng phạt cựu ngoại trưởng Mike Pompeo và các giới chức khác của chính quyền Trump

TC đã công bố lệnh trừng phạt đối với 28 giới chức trong chính quyền Trump, bao gồm cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, với cáo buộc can thiệp vào công việc nội bộ của TC. Lệnh trừng phạt sẽ cấm các giới chức và gia đình của họ nhập cảnh vào TC và đặt ra các hạn chế đối với các công ty liên kết với họ.

Ngày 1: 20 tháng 1 năm 2021 – Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của nước Mỹ

Vừa mới tuyên thệ nhậm chức, TT Joe Biden trong cùng ngày đã ký một loạt các sắc lệnh hành pháp của TT Trump trước đây. TT Biden ưu tiên các vấn đề như chống virus Vũ Hán (COVID-19), biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc.

Đối phó với TC, Biden ra hiệu rằng ông không vội vàng rời bỏ các chính sách của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump. Cùng ngày, nội các của TT Biden, gồm người được đề cử vào chức Bộ trưởng Ngoại giao, Antony Blinken, và người được đề cử cho Bộ trưởng Tài chính, Janet Yellen, cho biết rằng TT có kế hoạch thực hiện một cách tiếp cận đa phương bằng cách cố gắng làm tìm sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây hầu làm mạnh sức bật của đòn bẩy Washington đối với Bắc Kinh.

https://www.china-briefing.com/news/us-china-relations-in-the-biden-era-a-timeline/

Tài liệu của China Briefing do Dezan Shira & Associates

Phiên dịch Lê Thành Nhân

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt