Những tham vọng về hàng không mẫu hạm của Trung Cộng

HKMH Liêu Ninh của Trung Cộng

Vào cuối năm 2015, trong một kỳ họp báo, bộ Quốc Phòng Trung Cộng xác nhận hiện đang tự đóng những chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cho mình. Như vậy đây cũng sẽ là chiếc thứ hai dành cho Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), sau khi chiếc Liêu Ninh đã đi vào hoạt động từ ngày 25/09/2012. Ông Koh Swee Lean Collin, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Khoa Nghiên cứu Quốc tế, thuộc trường Nanyang Technological University, Singapore, trên trang mạng The Diplomat, ngày 18/01/2016 có bài giải mã về “Những tham vọng hàng không mẫu hạm của Trung Cộng”.

Một tin bất ngờ?

Thông báo này là hầu như không gây bất ngờ. Đã từ lâu giới truyền thông, học thuật và các nguồn tin tình báo đã có những bàn tán về chương trình hàng không mẫu hạm, mà Trung Cộng đặt tên “Dự án 001A”. Cùng với việc thông báo này, tác giả đánh giá ít nhiều gì Bắc Kinh đã tỏ ra minh bạch hơn trong các chính sách quốc phòng của mình so với trước đây.

Chẳng hạn như công bố sách trắng quốc phòng và tổ chức họp báo thường kỳ. Tuy rằng các thông tin được công bố không mấy đầy đủ, nhưng chí ít từ với các nguồn thông tin lộ ra đó, bằng ngả chính thống hay không, cũng đủ cho chúng ta có cái nhìn sơ bộ chính xác về những gì chiếc hàng không mẫu hạm tương lai có được.

Và trong một chừng mực nào đó, điều này cũng giúp Bắc Kinh kềm hãm bớt sự tò mò của cộng đồng khoa học và giới tình báo về những tham vọng tiềm tàng hàng không mẫu hạm của Trung Cộng. Một sự việc đã từng xảy ra cho chiếc hàng không mẫu hạm đóng dở dang Varyag của Nga-Xô cũ, mà sau này Bắc Kinh đã mua lại, rồi cho tân trang và trang bị lại trước khi bàn giao cho hải quân dưới tên gọi là Liêu Ninh vào năm 2012.

Thách đố tin đồn

Dựa vào nhiều nguồn tin đa dạng, người ta có thể suy đoán về những hình dạng cũng các chức năng của chiếc hàng không mẫu hạm Trung Cộng đang đóng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, nhiều chuyên gia đã đánh giá quá cao về tiến bộ kỹ thuật mà Trung Cộng có được trong chương trình thiết kế hàng không mẫu hạm.

Chẳng hạn như có nhiều lời đồn thổi cho rằng chiếc hàng không mẫu hạm mới sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị ống phóng máy bay bằng hơi nước chứ không cần đường băng cất cánh như chiếc Liêu Ninh đang có. Thậm chí, tờ báo Quân đội Nhân dân của Trung Cộng còn tiết lộ là chiếc tầu mới sẽ được trang bị ống phóng máy bay bằng điện từ như chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của Hoa Kỳ hiện nay, lớp Gerald R.Ford.

Thế nhưng, theo các tiết lộ chính thức gần đây, hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên vẫn chạy bằng lực đẩy thông thường, và vẫn phải sử dụng đến đường băng cất cánh. Điều này chứng tỏ là các nỗ lực phát triển kỹ thuật máy phóng bằng hơi nước hay điện từ của Trung Cộng chưa đến lúc, đòi hỏi một kỹ thuật phức tạp hơn như ông Trương Quân Xã (Zhang Junshe), một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Hải Quân học của PLA, từng nói bóng gió đến.

Tác giả cho rằng Bắc Kinh chưa thể thực hiện một “cuộc cách mạng” kỹ nghệ thật sự trong lĩnh vực hàng không mẫu hạm. Điều có thể chắc chắn là chiếc tầu mới sẽ được trang bị các bộ phận và hệ thống phụ đã được qua thử nghiệm và kiểm chứng dựa trên những hiểu biết thu lượm được từ chiếc Liêu Ninh. Các hệ thống con đó sẽ được cải cách và tân trang ở bên trong sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của Hải quân Trung Cộng.

Ở đây, điều mà ông Collins quan tâm nhiều nhất đó là: “hợp đồng tác chiến hàng không mẫu hạm tương lai (Carrier Battle Group – CBG) sẽ có hình dạng như thế nào?

Theo mô hình hợp đồng tác chiến?

 Đầu tiên, tác giả lưu ý là một hàng không mẫu hạm có giá trị không thể hoạt động độc lập một mình, mà đó là cả một tổng thể hàng không mẫu hạm tác chiến CGB, bao gồm: tầu chiến hộ tống, lực lượng không quân cơ giới, và nguồn hỗ trợ hậu cần trên biển.

Đương nhiên là Bắc Kinh đang đi theo một chiến lược phối hợp trong việc phát triển một hàng không mẫu hạm tác chiến, khi chú ý đến việc làm sao phát huy hết năng lực của chiếc tầu mới này. Nỗ lực đó đã được lên kế hoạch từ lâu. Các lực lượng chiến đấu trên biển được thiết lập một cách ồ ạt từ việc đóng một loạt tầu khu trục hỏa tiễn hành trình (Lư Dương (Luyang) II/III loại loại Type-052C/D và chiếc Giang Khải (Jiangkai) II Type-054A), lần lượt tối ưu hóa cho hạm đội phòng không và hệ thống chống tầu ngầm ASW tương ứng.

Hay như Trung Cộng cũng đang xây dựng các đội tầu hộ tống có khả năng đi biển đầy tham vọng loại Type-903 hay Type-901, có tải trọng từ 40-45 nghìn tấn.

Theo tác giả, hợp đồng tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ (CSG) rất có thể là mô hình mà Trung Cộng đang hướng tới. Nhưng để đạt được điều này, Trung Cộng vẫn cần rất nhiều thời gian. Bởi vì, bộ phận không quân trên chiếc Liêu Ninh vẫn còn rất nhiều hạn chế về khả năng kỹ thuật so với các chiến đấu cơ trong hợp đồng tác chiến của Hoa Kỳ.

Chẳng hạn như, các thiết bị báo động sớm kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, thiếu độ bền và khả năng cảm ứng để có thể cung cấp một sự yểm trợ cho hạm đội. Hay như hàng không mẫu hạm mới cũng như chiếc Liêu Ninh cũng chỉ thích ứng được cho những chiến đấu cơ loại Cá Mập Bay J-15 (Flying Shark) chứ chưa thể đáp ứng cho loại đa năng J-31 như mong muốn ban đầu.

Từ những quan sát trên, tác giả cho rằng, cách tiếp cận hợp đồng tác chiến của hải quân Trung Cộng có vẻ gần giống với hải quân Nga- Xô, mang lại tính ưu việt cho các hoạt động của các phi cơ hàng không mẫu hạm và nhấn mạnh vai trò đội tầu hộ tống đi kèm để chia sẻ gánh nặng phòng thủ và tấn công.

Khả năng tác chiến bị giới hạn ?

Mặc dù có những hạn chế nói trên của chiếc hàng không mẫu hạm mới được nhắm đến, hợp đồng tác chiến tương lai của hải quân Trung Cộng chắc chắn đang định hình nhờ vào ý chí chính trị to lớn và nguồn kinh phí dồi dào. hợp đồng tác chiến này sẽ mở rộng các chọn lựa chiến lược có sẵn cho các nhà lãnh đạo chính trị Trung Cộng.

Câu hỏi đặt ra liệu hạm đội hàng không mẫu hạm của hải quân Trung Cộng sẽ được dùng như là một tài sản gây thanh thế hơn là cho một tính năng tác chiến thật sự. Dù cho hàng không mẫu hạm Trung Cộng sẽ có những tiến bộ ra sao, và hợp đồng tác chiến đó được hình thành như thế nào, điều cần phải biết là làm thế nào Bắc Kinh sẽ chọn cách sử dụng công cụ hải quân mới được khám phá này.

Theo tác giả, trong khu vực vùng biển Tây Thái Bình Dương, hợp đồng tác chiến này CBG sẽ là phần bổ sung đáng kể vào kho vũ khí có sẵn của Hải quân Trung Cộng. Trong trường hợp xảy ra xung đột với Đài Loan, hợp đồng tác chiến của hải quân nước này có khả năng neo đậu tại phía đông hòn đảo trong một nỗ lực làm trì hoãn hay phá vỡ bất kỳ viện binh nào của Mỹ đến từ đảo Guam hay Hawai.

Cùng lúc đó một “mặt trận phía đông” cũng được mở ra bằng cách phối hợp với các đơn vị quân đội Trung Cộng trên đất liền tiến hành chiến dịch tấn công sườn tây Đài Loan. Viễn cảnh này được xem như một sự báo động đáng tin cậy, đến mức bộ Quốc phòng Đài Loan biến chúng thành một kịch bản trò chơi chiến tranh về khả năng hàng không mẫu hạm hải quân Trung Cộng tham gia vào một cuộc xung đột giữa hai bên bờ eo biển.

Các hàng không mẫu hạm của PLAN cũng được xem như là một công cụ hữu ích trong tình trạng tranh chấp lãnh hải hiện nay, như tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại các lực lượng Nhật Bản nằm trong vùng phụ cận với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, hợp đồng tác chiến đó rất có thể được dùng để phô trương trước các lực lượng tự vệ Nhật Bản, đặc biệt những lực lượng được khai triển xung quanh các đảo tây nam Nhật Bản và quân đội Mỹ đóng tại Nhật. Tính chất mở của vùng biển Đông Á tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các hoạt động của CGB. Nhưng điều này lại không đúng đối với trường hợp Biển Đông, một vùng biển nửa khép.

So với các lực lượng quân đội trên bộ được bố trí dọc theo bờ biển phía nam Trung Cộng, hợp đồng tác chiến đó có thể bị hạn chế và rất ít khả năng sống sót khi đối mặt với khả năng chống tiếp cận khu vực chủ yếu đến từ ở một số đối thủ Đông Nam Á của Trung Cộng, đặc biệt là Việt Nam. Với những lực lượng nhỏ hơn, nhưng quốc gia này có thể tận dụng lợi thế địa hình để ẩn núp và bất ngờ tấn công hàng không mẫu hạm, gây ra những thiệt hại không nhỏ cho hợp đồng tác chiến này.

Sự mất mát tài sản chiến lược có giá trị như một chiếc hàng không mẫu hạm cho đến các loại vũ khí xua đuổi trên biển rẻ tiền hơn như dàn hỏa tiễn chống tầu chiến di động ven biển và máy bay chiến đấu trên đất liền, tầu ngầm, và các loại thủy lôi sẽ là một đề xuất tốn kém cho các nhà hoạch định quốc phòng Trung Cộng.

Hơn nữa, do khả năng vốn có giới hạn, nên càng đi về phía Tây, các khả năng của hợp đồng tác chiến hải quân Trung Cộng càng bị suy giảm theo cấp số nhân. Xa các căn cứ đất liền, các hợp đồng tác chiến không thể dựa vào quân tiếp viện trên đất liền như họ có thể mong muốn tại eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông. Phần lớn, hợp đồng này phải hoạt động tự chủ, với những nguồn hỗ trợ ít ỏi có sẵn, ngay cả khi có quyền ghé vào các khu căn cứ và cảng biển thân cận.

Tham vọng hàng không mẫu hạm của Trung Cộng thường gắn chặt với các lợi ích chiến lược và kinh tế ngày càng lớn trong khu vực Ấn Độ Dương. Do đó, theo tác giả, chắc chắn là hàng không mẫu hạm Trung Cộng sẽ là món đồ để Bắc Kinh “phô trương” trong khu vực. Điều đó sẽ cho thấy nhiều khả năng hợp đồng này thực hiện các nhiệm vụ ở cường độ thấp như sơ tán người (tương tự như các tầu chiến trước đó được tiến hành tại Yemen), hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Không thể ngăn lại được

Dẫu sao thì Trung Cộng cũng sẽ tiếp tục tiến lên phía trước với các tham vọng hàng không mẫu hạm của mình. Chiếc hiện đang được đóng tại Đại Liên là một nỗ lực quốc gia đầu tiên nhưng chắc chắn không phải là chiếc cuối cùng.

Trên cả biểu tượng của một quốc gia vĩ đại, chương trình hàng không mẫu hạm Trung Cộng là một phần không thể thiếu trong toàn bộ nỗ lực của hải quân hướng tới việc củng cố vị thế tầm vóc của hải quân nước này cũng như là mong muốn của Bắc Kinh đóng một vai trò an ninh tích cực cho toàn cầu nhiều hơn. Điều đó đã được Bắc Kinh chứng tỏ tại khu vực Ấn Độ Dương, kể cả châu Phi và Trung Đông.

Niềm tin chiến lược này, trong trường hợp Tập Cận Bình kéo dài nhiệm kỳ, sẽ duy trì đà tiến đang diễn ra nếu ta quan sát cường độ mà hải quân đang tìm cách nắm lấy cơ hội để làm chủ tính chất phức tạp của việc đóng hàng không mẫu hạm và các chiến dịch.

Theo tin RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt