Những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2015…

Năm 2015 khép lại với hàng loạt sự kiện lớn, vui,buồn, hy vọng, lo lắng đủ cả, để lại những bài học lớn để thế giới bước vào năm mới 2016 với nhiều nhiệm vụ nặng nề trước mắt. Dưới đây là những sự kiện xẩy ra trong năm 2015 được thế giới chú ý nhiều nhất:

  1. Chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN

Các nước ASIAN ký thỏa thuận thành lập khối ASIAN

Đã mất 13 năm từ khi ASEAN đề xuất ý tưởng về cộng đồng chung, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời ngày cuối năm 31 tháng 12 năm 2015 với 3 nhiệm vụ chính: Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội, hướng tới mục tiêu “Một cộng đồng”. Sau 40 năm phát triển, ASEAN đã trở thành một tổ chức chính trị – kinh tế quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương và là đối tượng hợp tác tác không thể thiếu trong trong Châu Á nói riêng và Thế giới nói chung.

Với sự hình thành Cộng đồng ASEAN, sự liên kết của 10 nước thành viên về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân sẽ gắn bó chặt chẽ hơn. Từ góc độ kinh tế, sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN giúp nâng mức độ liên kết kinh tế trong ASEAN lên một tầm quan trọng trên thế giới với 650 triệu người tiêu dùng và tổng GDP đạt 4,700 tỷ USD vào năm 2020, đây là thị trường của các quốc gia đang trên đà phát triển mở ra một thì trường thương mãi hấp dẫn cho thề giới, đặc biệt nhân công lao động rẽ hấp thụ đầu tư của thề giới.

Trên lãnh vực An ninh – Chính trị, các nước ASEAN sẽ thống nhất và hành động một cách có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ hòa bình, giữ an ninh để ổn định của cả khu vực.
Về Văn hóa – Xã hội, nhân công được di chuyển tự do hơn, công nhận bằng cấp tốt nghiệp các đại học, công nhận các tiêu chuẩn về môi trường, bảo vệ tiêu chuẩn, quyền lợi của người lao động trong cả khu vực.

  1. Kết thúc đàm phán TPP

Các thành viên TPP (ảnh chụp tại Atlanta tháng 10/2015)

Sau hơn 5 năm đàm phán căng thẳng, 12 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm Hoa Kỳ, Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam kết thúc đàm phán hôm 5/10 tại thành phố Atlanta tiểu bang Georgia  Hoa Kỳ.

TPP được Hoa Kỳ coi là tiêu chuẩn vàng, sẽ giúp giải quyết các cạnh tranh thương mại quốc tế của thế kỷ 21, xây dựng các quy tắc thương mại của khu vực trong nhiều thập kỷ tới. TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân. Nhiều ý kiến cho rằng, TPP có tầm quan trọng chiến lược cho các nước trong khu vực, chứ không chỉ mang ý nghĩa thương mại đơn thuần.

TPP làm cho Trung Cộng bớt hung hăng tự vỗ ngực xưng tên là nước sẽ lên hàng đầu kinh tế thế giới…TPP không thuần túy về thương mãi mà bên cạnh được tự do mậu dịch có các điều kiện nhân quyền, và quyền lợi của công nhân và các ngành sản xuất phải được tuân thủ. Nều ai vi phạm liên tục thì sẽ bị các nước thành viên có biện pháp chề tái bằng kinh tế hoặc loại ra khỏi tổ chức TPP. Luật lệ của TPP chặt chẽ hơn WTO rất nhiều.

  1. Trung Cộng xây đảo nhân tạo, làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông

Trung Cộng đang bồi cát xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Việt Nam

Trung Cộng đẩy mạnh bồi đắp trái phép các bãi đá, xây dựng đảo nhân tạo, cơ sở hạ tầng trên đó. Năm 1988, Trung Cộng đã xua quân chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa, lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lúc đó là Lê Đức Anh, Đỗ Mười , Nguyễn Văn Linh ra lệnh không cho quân đội Việt Nam nổ súng chống lại. Năm 2015, Trung Cộng đã tiến hành nhanh chóng bồi đắp nhân tạo các đảo tại Trường Sa thuộc Việt Nam rồi tự tuyên bố chủ quyền, xây dựng cơ sở quân sự, phi đạo và hải cảng. Cộng đồng quốc tế nhiều lần lên tiếng lo ngại về những hoạt động trái phép nhằm quân sự hóa khu vực, tăng nguy cơ xung đột, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở biển Đông. Những hành động này cũng khiến Hoa Kỳ tăng cường can dự vào khu vực, đánh dấu bằng chuyến tuần tra của khu trục Hạm USS Lassen của Mỹ tiến sát một đảo nhân tạo trong vòng 12 hải lý của các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép vào cuối tháng 10/2015.

Năm 2015 cũng đánh dấu bước tiến trong vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” mập mờ, phi lý của Trung Quốc, khi Tòa án trọng tài quốc tế tuyên bố họ có thẩm quyền thụ lý vụ kiện trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

  1. Nhà nước Hồi Giáo (IS) gia tăng khủng bố, Nga tham gia không kích

Đao phủ IS biệt danh Jihadi John từng gây kinh hoàng khắp thế giới với hàng loạt vụ hành quyết man rợ. Ảnh: NYT

Ngày 29-6-2015, ISIL tuyên bố thành lập vương quốc Hồi giáo và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên truyền thông và dư luận thế giới chỉ thật sự choáng váng trước sự trỗi dậy của ISIL khi nhóm khủng bố này tung lên mạng đoạn video cảnh cắt đầu nhà báo Mỹ James Foley ngày 19-8-2015. Đầu tháng 9, đến lượt nhà báo Mỹ Steven Sotloff bị chặt đầu.Đầu tháng 6/2015, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) mở chiến dịch tấn công và bắt đầu chiếm đóng nhiều khu vực ở miền bắc Iraq. Lần lượt các thành phố Faullujah, Ramadi, Mosul và Tikrit sụp đổ. Từ chỗ đóng vai trò là một chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria, ISIL đã chiếm giữ một vùng rộng lớn ở đông Syria.

Tiếp đến là con tin Anh David Haines, Alan Henning và rồi công dân Mỹ Peter Kassig bị sát hại. Các tổ chức quốc tế đánh giá IS trở thành nhóm khủng bố giàu nhất thế giới với khối tài sản khoảng 2 tỉ USD và nguồn thu lớn nhất là từ dầu khí bán lậu từ các khu dầu khí đánh chiềm được.

Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cảnh báo IS sở hữu 20,000 – 31,500 tay súng, bao gồm hàng nghìn công dân của các nước Tây phương.

IS đã vượt qua Al-Qaeda để trở thành mối đe dọa khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.

Tháng 8, Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh không kích các mục tiêu IS ở Iraq và đến tháng 9 Mỹ bắt đầu không kích IS tại Syria. Mỹ cũng thành lập một liên minh chống IS toàn cầu với sự tham gia của 62 quốc gia.

Lực lượng Mỹ, châu Âu và Ả Rập phối hợp không kích IS ở cả Iraq và Syria. Tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy IS sẽ sớm bị tiêu diệt.

Năm 2015 đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ và đáng sợ của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS). Chúng thực hiện hàng loạt vụ giết hại dã man các con tin rồi phát tán hình ảnh ghê rợn khắp thế giới; tổ chức các vụ khủng bố đẫm máu khắp 3 châu lục, nổi bật nhất là các vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo đầu năm 2015. Vào gần cuối năm ngày 3/11/2015 nhà hát Bataclan ở thủ đô Paris của Pháp, cùng một số nhà hàng khác tại thủ đô Paris nước Pháp giết chết 129 người và hằng trăm người khác bị thương.

Đặc biệt ngày 2/12/2015 một vụ khủng bố có tính cách tự phát do “mê tín quá khích” tại Nam California khiến thế giới lo sợ IS có thể tiếp tục tấn công bất kỳ đâu và đã có nhiều vụ việc cho thấy tổ chức này đang mở rộng hoạt động sang Đông Nam Á.

Trong tình hình khủng bố hiện nay, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia trên thế giới. Những diễn biến liên quan cuộc chiến chống IS trong năm 2015 còn nổi bật với vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga khi máy bay đang tấn công các mục tiêu IS dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, mâu thuẫn Nga – Thổ Nhĩ Kỳ dâng cao và triển khai hàng loạt biện pháp trả đũa. Và trước đó một chiếc máy bay hành khách của Nga bị khủng bố đặt bom nổ ngay trên không phận Ả Rập không một hành khách nào sống sót.

  1. Khủng hoảng di cư đến châu Âu

Người tị nạn Syria tràn qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh AP).

Riêng trong 10 tháng đầu năm 2015, số người di cư trái phép vào các nước thuộc EU đã lên tới hơn 1 triệu người, trong đó đa số là người Syria muốn thoát khỏi cuộc nội chiến.  Cuộc khủng hoảng di cư đặt EU vào nguy cơ bất ổn an ninh vì trong dòng người di cư có quân khủng bố nhà nước IS trà trộn để thực hiện các cuộc thánh chiến tại Châu Âu và Hoa Kỳ, khiến khối Châu Âu và Hoa Kỳ này cân nhắc tạm dừng Hiệp ước về đi lại tự do (Hiệp ước Schengen). Cuộc khủng hoảng người di cư bao trùm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ những năm 1940. 

Dòng người di cư từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu đã có từ những năm trước, nhưng có tính cách lai rai, tuy nhiên hiện tượng di cư tăng đột ngột trong năm 2015 và trở thành cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2. Cuộc khủng hoảng di cư này đã đẩy châu Âu vào tình thế khó xử và bất đồng, đặc biệt sau những vụ việc khiến cả thế giới chấn động như thi thể em bé 3 tuổi Aylan Kurdi người Syria hôm 2/9/2015 dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Em chết đuối trong cuộc hành trình di cư mạo hiểm trên biển cùng gia đình.

  1. Đạt thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cùng các đại biểu hoan nghênh Thỏa thuận Paris (Ảnh AP).

Sau thất bại tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Copenhagen năm 2009, tháng 12/2015, gần 200 nước dự Hội nghị Công Ước Liên Hợp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu gọi tắt là COP 21 tại Hội nghị lần thứ 21 đại diện của 195 quốc gia đã thông qua Thỏa thuận Paris nhằm ngăn chặn tình trạng khí hậu tăng nóng lên toàn cầu. 

COP21 Paris được coi là sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay và cũng là cơ hội để cứu hành tinh khi đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển.  Đạt được thỏa thuận lịch sử về hạn chế lượng khí thải toàn cầu.

Thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của IranĐây là một thỏa thuận lịch sử, đạt được sau quá trình đàm phán căng thẳng với mục tiêu quan trọng nhất là giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm khống chế nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp cuối thế kỷ XIX, đồng thời kèm theo khuyến nghị quyết tâm đạt được mức 1.5 độ C. Thỏa thuận Paris sẽ bắt đầu có hiệu từ năm 2020 khi ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu, ký kết.

Sau gần 12 năm đàm phán không có kết quả, ngày 14/7/2015, Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đồng thuận một hiệp ước lịch sử về việc hạn chế hoạt động hạt nhân của Iran nhằm đổi lấy việc tháo bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế phạt đối với Tehran. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, với thỏa thuận mới, “mọi ngả đường dẫn tới vũ khí hạt nhân đều bị chặn” đối với Iran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhận định, thỏa thuận đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Iran với thế giới.

Thỏa thuận gồm ba nội dung chính: Iran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân trong ít nhất một thập kỷ; quốc tế tháo bỏ cấm vận chống Iran; tăng cường các biện pháp kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran. Ngày 18/10, Thỏa thuận chính thức có hiệu lực.

  1. Giá dầu trụt xuống không phanh

Giá dầu giảm từ 12/06 đến 1/12/2015

Từ tháng 6 đến đầu tháng 12 năm 2015, giá dầu thế giới liên tục sụt giảm tới 40% và đến ngày 9-12 đã hạ xuống mức thấp kỷ lục trong năm năm qua, chỉ còn 63 USD/thùng. Tuy nhiên OPEC không tỏ dấu hiệu sẽ giảm sản lượng khai thác để đẩy giá dầu tăng trở lại.

Giới phân tích nhận định OPEC quyết giữ mức sản xuất trước sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Hoa Kỳ.

Giá dầu giảm đẩy giá xăng bán lẻ ở các nước giảm theo. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng giá dầu giảm sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn với tình trạng kinh tế  tăng trưởng chậm. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng người tiêu dùng toàn cầu sẽ được hưởng lợi lớn từ giá dầu giảm.

Tuy nhiên giá dầu tuột dốc cũng đánh mạnh vào nguồn thu các nước xuất khẩu dầu khí. Chính phủ Nga thừa nhận thiệt hại khoảng 100 tỉ USD/năm vì giá dầu sụt giảm. Các nước vùng Vịnh chưa tỏ dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng giới chuyên gia cho rằng những quốc gia như Brazil, Mexico và Venezuela sẽ gặp khó khăn kinh tế lớn. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo giá dầu có thể giảm xuống tới 43 USD/thùng vào năm 2015.

  1. Trung Quốc liên tục phá giá đồng tiền Nhân Dân Tệ

Trung Quốc đột ngột giảm 1.9% giá trị đồng nhân dân tệ vào tháng 8/2015, sau đó tiếp tục phá giá nội tệ vào tháng 12/2015, ảnh hưởng thị trường tài chính toàn cầu. Hành động giảm giá mạnh và đột ngột hồi tháng 8/2015 khiến giới đầu tư và các chính phủ lo ngại nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng chậm lại sau nhiều năm phát triển mạnh sẽ gây ra những hậu quả toàn cầu, kéo nền kinh tế thế giới chậm lại theo. Cuối tháng 11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định bổ sung đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế, “chung mâm” với đồng USD của Mỹ, euro của Khối Châu Âu, bảng Anh của Anh Quốc và Yen của Nhật.

10) Đại dịch Ebola khiến hơn 6.556 người chết

Hơn 4.000 trẻ em ở Tây Phi phải sống cảnh mồ côi sau khi cha mẹ qua đời vì Ebola và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do bị cộng đồng bỏ rơi – Ảnh: EPA

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu bày tỏ sự lo ngại. Phương Tây chỉ thật sự chấn động khi virus Ebola lan tới Mỹ và Tây Ban Nha. WHO bị chỉ trích là phản ứng quá chậm chạp khiến dịch Ebola lan rộng.Dịch Ebola tại Tây Phi nhen nhóm từ tháng 12/2013 ở Guinea với nạn nhân đầu tiên là một cậu bé 2 tuổi. Người nhà của cậu bé lần lượt qua đời và virus Ebola âm thầm lan rộng. Đến tháng 3-2014, chính quyền Guinea lên tiếng báo động, virus Ebola lan tới Liberia, Sierra Leone.

Tính đến ngày 3/12/2015, WHO xác định đã có 17,590 người bị nhiễm Ebola và 6,556 trường hợp thiệt mạng, chủ yếu ở Tây Phi. Tuy nhiên WHO cũng cảnh báo con số thực tế có thể cao gấp ba lần.

“Đại dịch Ebola tại Tây Phi là tình huống y tế khẩn cấp nghiêm trọng nhất trong thời kỳ hiện đại – WHO khẳng định như thế. Đến nay vẫn chưa có thuốc chữa căn bệnh nguy hiểm này.

11) Khủng hoảng Ukraine

Quân ly khai thân Nga cưỡi xe tăng tuần tra ở Donetsk – Ảnh: Reuters

Sau các cuộc biểu tình ở Kiev để phản đối chính phủ hủy thỏa thuận hợp tác với châu Âu, ngày 22/2/2015 Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất tổng thống Viktor Yanukovich.

Ngày 26/2/2015, Nga âm thầm đưa lực lượng quân sự tới giành quyền kiểm soát bán đảo Crimea và chính thức sáp nhập Crimea vào tháng 3/2015. Phong trào ly khai thân Nga bùng lên tại hai vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.

Tính đến giữa tháng 4/2015, quân ly khai thân Nga đã kiểm soát hàng loạt thành phố tại miền đông Ukraine. Chính quyền Kiev mỡ các cuộc tấn công quân ly khai tại miền Đông. Các cuộc chiến giằng dai và dữ dội nổ ra.

Đến ngày 5/9/2015, Ukraine, Nga và phe ly khai đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk (Belarus).

Tuy nhiên từ đó đến nay tiếng súng vẫn liên tiếp vang lên ở miền đông Ukraine. Ước tính tổng cộng có 4,317 người đã thiệt mạng, 508,000 – 730,000 người Ukraine chạy sang Nga lánh nạn, hơn 466,000 người đi di tản vào bên trong lãnh thổ Ukraine.  

Sau khi Nga sáp nhập Crimea và chiến tranh ở miền đông Ukraine bùng nổ, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật… đồng loạt áp các biện pháp cấm vận kinh tế Nga. NATO thành lập lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu và tăng cường lực lượng quân sự tại các nước Balkan.

Chia rẽ Nga – phương Tây sâu sắc đến mức giới truyền thông cảnh báo một cuộc Chiến tranh lạnh mới đang diễn ra.

Do cấm vận của phương Tây và giá dầu giảm, nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng. Giá đồng rúp sụt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, Bộ Tài chính Nga xác định GDP sẽ tăng trưởng âm vào năm 2015. Nga ước tính thiệt hại do cấm vận và giá dầu lên tới 150 tỉ USD/năm.

12) Số phận bí ẩn của chuyến bay MH370

Ngày 8/3/2015, chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh mất tích một cách bí ẩn. Tín hiệu máy bay biến mất trên màn hình rađa khi chiếc Boeing 777 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn di chuyển trên bầu trời biển Đông.

Chiến dịch tìm kiếm quốc tế khởi đầu ở vịnh Thái Lan và biển Đông được mở rộng tới eo biển Malacca và biển Andaman.

Điều tra tín hiệu rađa cho thấy có khả năng máy bay bay tới Ấn Độ Dương. Cuộc tìm kiếm chuyển hướng sang khu vực phía nam Ấn Độ Dương trên một diện tích rộng tới 60.000km2. Tổng chi phí cho chiến dịch tìm kiếm lên đến hàng trăm triệu USD, thuộc vào loại đắt nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, đến nay các nước vẫn chưa phát hiện bất kỳ dấu vết nào của chuyến bay MH370. Nó trở thành bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

13) Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 trái phép tới vùng biển Việt Nam

Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam – Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam

Ngày 2/5/2015, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HĐ81) trị giá 1 tỉ USD cùng hàng trăm tàu tuần tra và tàu chiến tới vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành vi của Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 gọi tắt là UNCLOS.

Việt Nam đưa tàu cảnh sát ra đổ súng nước của Trung Cộng. Hàng loạt quốc gia trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật, Ấn Độ, Singapore, Anh, Pháp, Úc… cũng chỉ trích Trung Quốc hung hăng, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

Các tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, Washington Post, Financial Times, Straits Times, Yomiuri… và giới chuyên gia quốc tế đánh giá hành vi của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, phản ánh tư tưởng bá quyền.

Căng thẳng chỉ lắng dịu khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 15/7/2015, sớm hơn một tháng so với kế hoạch của Bắc Kinh.

14) Thảm kịch MH17

Các em bé Úc ở Eynesbury tưởng niệm năm thành viên của một gia đình Úc thiệt mạng trên chuyến bay MH17 – Ảnh: CNN

Đây là một trong những thảm họa hàng không đẫm máu nhất trong lịch sử và đẩy Malaysia Airlines, vốn đã điêu đứng sau vụ mất tích của chuyến bay MH370, rơi vào khủng hoảng.Ngày 17-7, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur bất ngờ bị bắn nổ tung trên bầu trời vùng Donetsk ở miền đông Ukraine. Toàn bộ 283 hành khách và 15 nhân viên phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó có ba hành khách gốc Việt.

Chính phủ Ukraine, tình báo Đức và Mỹ khẳng định quân ly khai thân Nga ở Donetsk đã bắn rơi chiếc Boeing 777 bằng một quả tên lửa đất đối không Buk.

Nga và phe ly khai đổ lỗi cho chính quyền Kiev. Ủy ban An toàn Hà Lan đang mở cuộc điều tra và dự kiến đến tháng 8-2015 sẽ công bố báo cáo cuối cùng về thảm họa này.

Thảm kịch MH17 dẫn tới làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế đối với các quy định an toàn hàng không ở vùng chiến sự. Mỹ và phương Tây đã tăng cường các biện pháp cấm vận để trừng phạt Nga vì can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine, khiến căng thẳng Nga – phương Tây tiếp tục leo thang.

15) Robot Philae đáp lên sao chổi tìm hiểu sự sống

Robot Philae chụp ảnh sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko khi đang đáp xuống bề mặt của nó – Ảnh: Reuters

Ngày 12-11 chứng kiến một sự kiện khoa học mang tính lịch sử. Tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) tiếp cận và thả lên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko robot thí nghiệm Philae.

Việc phóng thành công robot lên một sao chổi đang bay với tốc độ 65,980km/giờ, ở vị trí cách trái đất 510 triệu km được cho là là một thành tựu khoa học thần kỳ.

Sứ mệnh của robot Philae là nghiên cứu cấu tạo sao chổi để giải mã khởi nguồn của sự sống trên Trái đất. Những kinh nghiệm và kiến thức học hỏi từ quá trình tàu Rosetta tiếp cận sao chổi và phóng robot Philae tới bề mặt của nó sẽ là vô giá đối với các sứ mệnh không gian sau này, ví dụ như chương trình chinh phục sao Hỏa.

Dù đã rơi vào trạng thái “ngủ đông” do cạn pin nhưng robot Philae vẫn kịp gửi về Trái đất dữ liệu cho thấy các phân tử hữu cơ, nền móng của sự sống. Tàu Rosetta cũng sẽ tiếp tục quan sát sao chổi 67P để gửi dữ liệu về trái đất.

16) Nga can thiệp quân sự tại Syria.

Ngày 29/9/2015, Quốc hội Nga đã nhất trí thông qua việc sử dụng không quân để hỗ trợ quân đội Syria chống lại các tổ chức khủng bố, đặc biệt là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). 

Sự tham gia của Nga được đánh giá đã tạo nên thay đổi rõ rệt trong cục diện cuộc chiến chống IS ở Trung Đông. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nga lại gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và một số quốc gia, điển hình là với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi không quân nước này bắn hạ máy bay Nga tại khu vực biên giới Syria với lý do bảo vệ không phận. 

  1. Hàng loạt thảm họa thiên tai, nhân tai

Hai trận động đất mạnh 7,8 độ richter (ngày 25/4) và 7,3 độ richter (ngày 12/5) làm chấn động Nepal, khiến gần 9.000 người chết và gần 22.000 người bị thương. Hai trận động đất này (lớn nhất 8 thập kỷ qua ở Nepal) làm thay đổi nhiều cấu trúc địa chất tại Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan. Ở Trung Quốc, vụ nổ kho hóa chất ở thành phố cảng Thiên Tân hôm 12/8 khiến mặt đất rung chuyển trong khu vực có bán kính 160 km, tương đương một trận địa chấn. Sự cố này cùng vụ lở đất ở khu chứa chất thải tại một khu công nghiệp ở thành phố Thâm Quyến hồi tháng 12 dấy lên hồi chuông báo động cho Trung Quốc nói riêng, các nước đang phát triển nói chung về tiêu chuẩn an toàn và môi trường.

Sưu tầm qua Internet

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt