Những danh từ ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay

Những danh từ dùng trong văn chương Việt Nam từ khi có chế độ Cộng Sản nắm quyền bị hợp thức hoá một cách rất “chói tai, gai mắt”.. Họ dùng chữ một cách máy móc không được thông thoáng theo văn chương. Đơn cử một chữ “khẩn trương” – Chữ này có trong danh từ của tự điển tiếng Việt nhưng nó dùng ở trường hợp nào cho đúng. Ví dụ “lệnh hành quân khẩn trương” hay “ban hành thiết quân luật khẩn trương” nghe có vẻ có lý. Chứ dùng  “ăn khẩn trương lên nhé” có vẻ buồn cười, thay vì “ăn nhanh lên” thì nhẹ nhàng và văn vẻ hơn, hoặc tệ hơn nữa “anh cưới em khẩn trương” thì hết ý…. Bài này không bàn đến ngôn ngữ trước và sau chế độ XHCN. Nhưng những danh từ ngoại giao mà nay chế độ Cộng Sản cũng thay đổi, chúng ta cần tìm hiểu để thấy tương quan ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam với thế giới như thế nào? Qua những tìm hiểu thì những nhà ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như đang lạm dụng khái niệm 2 chữ  “chiến lược”, áp dụng nó cho những mối quan hệ mà trên thực tế chưa đạt tới mức đó.
Những danh từ ngoại giao mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang dùng chia làm 5 thứ bậc:
– Đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership),
– Đối tác chiến lược (strategic partnership),
– Đối tác toàn diện (comprehensive partnership),
– Đối tác chiến lược lãnh vực (Partnership in the Filed),
– Quan hệ đặc biệt (Special relationship),

A) Đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership)

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai nước có quan hệ ngoại giao được xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
Trong ngoai giao với Việt Nam hiện nay, đối tác chiến lược toàn diện là cấp ngoại giao cao nhất như hai bên ký hiệp ước bất tương xâm.
Hiện nay nhà nước Việt Nam có 3 nước ngoại giao là “đối tác chiến lược toàn diện” như:  
1. Trung Cộng (2008)
2. Nga (2012),
3. Ấn Độ (2016).

B) Đối tác chiến lược (strategic partnership)

Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn bộ trên nhiều lãnh vực kể cả an ninh và quân sự, có giá trị lâu dài với thời gian, tuy chưa sâu sắc. Mặc dù chưa có mức tin cậy như “đối tác chiến lược toàn diện” – nhưng đặt nền móng ngoại giao vững bền để tiến xa hơn.
– Theo ngành ngoại giao của Nga thì: Hai nước không tấn công nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau.
– Theo Mỹ thì đối tác chiến lược bao gồm hợp tác chặt chẽ nhiều mặt về kinh tế, giáo dục, phát triển, đầu tư, tài chánh, thương mại kể cả quân sự, an ninh quốc gia (Strategic partnership are commonly associated with defense or security related issues, but also cover a wide range in bilateral relations from defense to education, health to development, and also economic relations including trade, investment and banking)

Hiện nay Việt Nam có 13 nước là “đối tác chiến lược” ký theo thời gian:

1. Nhật (2009),
2. Nam Hàn (2009),
3. Tây Ban Nha (2009),
4. Anh (2010),
5. Đức (2011),
6. Ý (2011),
7. Thái Lan (2013),
8. Indonesia (2013),
9. Singapore (2013),
10. Pháp (2013),
11. Mã Lai (2015),
12. Philippines (2015),
13. Úc (2018).

C) Đối tác toàn diện (comprehensive partnership)

Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa hai nước đã có một hoặc một vài lãnh vực nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa đồng đều giữa các lãnh vực với nhau. Do lòng tin với nhau chưa đủ, hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên hai nước chọn cách ngoại giao trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Mang hàm ý nhấn mạnh đến mặt hợp tác, tiếp tục củng cố niềm tin giữa hai bên để hướng tới tương lai.

Nhà nước Việt Nam hiện nay đã có ngoại giao quan hệ Đối tác toàn diện với 14 quốc gia ký theo thời gian:

1. Nam Phi (2004),
2. Chile (2007),
3. Brazil (2007),
4. Venezuela (2007),
5. New Zealand (2009),
6. Argentina (2010),
7. Ukraine (2011),
8. Hoa Kỳ (2013),
9. Đan Mạch (2013),
10. Miến Điện (2017),
11. Canada (2017),
12. Hungary (2018),
13. Brunei (2019),
14. Hà Lan (2019).

D) Đối tác chiến lược lĩnh vực (Partnership in the filed)

Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không có những lãnh vực khác.

Hiện nay Việt Nam chỉ ngoại giao với một nước duy nhất là Hà Lan: Là đối tác chiến lược trong lãnh vực Nông Nghiệp và An Ninh Lương Thực.  Hà Lan còn là quan hệ ngoại giao với Việt Nam trên  cấp “đối tác chiến lược” năm 2019

E) Quan hệ đặc biệt (Special relationship)

Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài.
hiện nay Việt Nam có ba nước ngoại giao trong “Quan hệ Đặc Biệt” này:
1.  Lào
2.  Campuchia
3.  Cuba

Lê Hoành Sơn sưu tầm
https://www.vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt