Những con số kinh tế kinh ngạc trong năm 2022
Lời người post: Cuối năm 2022 nhìn lại thấy đã thay đổi rất nhiều, những con số này cho chúng ta biết chính xác sự thay đổi cuả nó ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Bắt đầu năm 2022, nhiều chuyên viên dự đoán tình trạng lạm phát chỉ xảy ra nhất thời, sự phục hồi của châu Âu sẽ nhanh hơn Mỹ và Trung Cộng tăng trưởng mạnh trở lại. Nhưng sau đó, lạm phát tăng vọt và Nga xâm lược Ukraine, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và vật giá sinh hoạt tăng lên trên toàn cầu. Trong khi đó, chính sách “Zero-Covid” của Trung Cộng đã trói tay sự tăng trưởng kinh tế của nước cung cấp chuỗi cung ứng hàng hoá này..
Để hiểu rõ một năm 2022 nền kinh tế toàn cầu đầy sóng gió, các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Trung Tâm Kinh Tế Địa Lý (GeoEconomics Center) sẽ đưa ra những con số quan trọng mà bạn có thể đã bỏ lỡ trong năm 2022.
1) 2000 tỷ USD giảm xuống trên thị trường tiền điện tử
Trong năm qua, giá trị thị trường điện tử đã giảm từ 3,000 tỷ USD xuống chỉ còn khoảng 850 tỷ USD. Bitcoin là loại tiền điện tử nổi tiếng nhất giảm từ 68,000 USD xuống còn 17,700 USD, các loại tiền ổn định như TetraUSD đã bị phá vỡ mức ổn định được quảng cáo sang đồng USD, và sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã giảm từ mức định giá 32 tỷ USD xuống mức phá sản trong vòng một tuần. Những tổn thất đó và sự hỗn loạn của thị trường đã sinh ra sự biến động của tài sản tiền điện tử và những nhu cầu cấp thiết về bảo vệ người tiêu dùng.
Trong tương lai, tiền điện tử có thể không phục hồi đầy đủ giá trị của nó và cần phải thắt chặt quy định để đối phó với sự bất ổn tài chính và thiếu sự bảo vệ của người tiêu dùng tiền điện tử do chao động thị trường năm nay. Trong tiến trình theo dõi mới nhất, Trung tâm GeoEconomics đã khám phá những phát triển về quy định tại 25 khu vực pháp lý, bao gồm các quốc gia thành viên của G20 và 6 quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất. Trong số các quốc gia mà GeoEconomics đã nghiên cứu, tiền điện tử được hợp pháp hóa ở 13 quốc gia, bị cấm một phần ở 9 quốc gia và thường bị cấm ở 3 quốc gia. Chúng tôi nhận thấy rằng ở 88% các quốc gia mà GeoEconomics nghiên cứu, các quy định về tiền điện tử đang được xem xét quy định sẽ là tiền được ổn định (stablecoin). Hoa Kỳ hiện có một số đề xuất lập pháp đang được cứu xét, với một cuộc tranh luận lớn về việc cơ quan kiểm soát có thẩm quyền đối với tài sản tiền điện tử.
Hãy nhìn xem năm 2023 là một năm quan trọng đối với quy định về tiền điện tử, đặc biệt là khi châu Âu và Anh sẽ làm rõ cấu trúc quy định này.
2) Các nước trong khối G20 không trừng phạt Nga
Mười trong số 20 nước của khối G20 (dĩ nhiên trong đó có Nga) hoàn toàn không tham gia vào các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga vì xâm lược Ukraine.
Có một điều đáng nói và phải thừa nhận rằng sự chia rẽ này đã không ngăn cản được các nhà lãnh đạo G20 đưa ra tuyên bố chung trong Hội Nghị G20 ở thành phố Bali, Indonesia vào ngày 16/11 vừa rồi rằng: “Hầu hết các thành viên G20 lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra đau khổ lớn lao cho con người và làm trầm trọng thêm những yếu kém hiện có đối với nền kinh tế toàn cầu như kiềm chế tăng trưởng, gia tăng lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng tình trạng thiếu lương thực và năng lượng, đồng thời làm tăng rủi ro ổn định tài chính”.
Tuy nhiên, chỉ có các nền kinh tế lớn tham gia vào trừng phạt Nga ở những mức độ khác nhau, trong khi các nền kinh tế mới nổi không tham gia trừng phạt, ngoại trừ Nam Hàn. Điều này cho thấy thế giới đã trở nên bị phân hóa và trái ngược với động lực của G20 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tạo ra – trong thời gian đó, toàn bộ nhóm G20 phần lớn đã có cùng quan điểm đối với Nga xâm lăng Ukraine trong việc đưa ra phản ứng mạnh mẽ.
3) 6,000 thiết bị quân sự của Nga bị mất từ khi xâm lăng Ukraine ngày 24/02/2022
Vào tháng 10/2022, một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ cho biết quân đội Nga đã mất 6,000 thiết bị kể từ khi xâm lược Ukraine vào ngày 24/02. Do đó, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã làm cho Nga gặp khó khăn trong việc mua các bộ phận cần thiết ở nước ngoài để sửa chữa các thiết bị đã bị mất này, bao gồm xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh…
Con số 6,000 này rất quan trọng vì nó đưa ra một ví dụ cụ thể về các biện pháp trừng phạt có thể làm suy yếu guồng máy chiến tranh của Nga và gây khó khăn cho việc theo đuổi cuộc xâm lược của Putin đối với Ukraine. Giờ đây, do các lệnh trừng phạt, Nga phải tìm các phương tiện này rất khó khăn, tốn kém, và phức tạp hơn nhiều để mua các bộ phận thay thế, nếu không muốn nói không thể! Đó chính là mục tiêu các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây như tờ New York Times đã đưa tin.
Thông thường, khi các nhà phân tích, báo chí hoặc thậm chí các chính phủ thảo luận về tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga, trước tiên họ xem xét tình trạng của nền kinh tế hoặc tiền tệ của Nga có bị ảnh hưởng không. Nhưng Nga không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt và có thể thay đổi vì nhiều lý do; Thì con số 6,000 này là bằng chứng cho thấy các biện pháp trừng phạt đang hoạt động để đạt được mục tiêu làm suy yếu hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine đó là chuyện chắc chắn.
4) 300 tỷ USD tiền dự trữ ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng.
Đây là lượng tiền dự trữ của Ngân Hàng Trung Ương Nga (CBR/Central Bank of the Russian) mà các quốc gia thuộc Nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đã đóng băng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Đáp lại, Thống đốc CBR Elvira Nabiullina của Nga tuyên bố sẽ đệ trình các yêu cầu pháp lý để thu hồi các khoản tiền dự trữ về cho Nga, nhưng bà vẫn chưa đưa ra thời biểu để thực hiện. Trong khi đó, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã thảo luận về việc thu giữ các nguồn tài chánh dự trữ bị đóng băng của Nga để tái thiết lại đất nước Ukraine bị tàn phá bởi chiến tranh. Tuy nhiên, nỗ lực này bị cản trở bởi luật pháp ở EU và các quốc gia thực hiện lệnh trừng phạt.
Tịch thu tài sản bị phong tỏa chỉ được cho phép trong trường hợp bị kết án hình sự, và thậm chí sau đó, việc đưa từng sự việc ra tòa án quốc tế sẽ mất thời gian có thể tốn mất nhiều năm.
Nhưng ngay cả trước khi có thể thu giữ các tài sản bị phong tỏa, phương Tây vẫn phải xác định được các tài sản bị phong tỏa nằm ở đâu? Các khu vực pháp lý trừng phạt đang công bố các báo cáo của riêng họ về lượng dự trữ của Nga cố định, nhưng nỗ lực đa phương là điều cần thiết để xác định phần còn lại. Chúng tôi được biết chính phủ Hoa Kỳ đã chiếm một phần ba trong số $300 tỷ USD.
Việc trừng phạt CBR và phong tỏa tài sản của Nga tại các ngân hàng trung ương phương Tây đã khiến Moscow bất ngờ. Tuy nhiên, chính sách này đã không mang lại hiệu quả, hay ít nhất là chưa mang lại hiệu quả. Tây Phương cần có các lựa chọn để làm cho nó thực sự tổn thương tài chính cuả Nga.
5) Giới hạn $60 USD/Barrel giá dầu của Nga
Vào ngày 5/12, mức giá trần dầu lửa do khối G7 dẫn đầu đối với xuất khẩu dầu của Nga có hiệu lực. Quyết định đặt mức giá trần ban đầu là $60 USD/Barrel. Cảnh giác với việc làm tăng thêm sự phức tạp cho một thị trường năng lượng vốn đang căng thẳng, những người ủng hộ chính sách ban đầu trong Bộ Tài Chính Hoa Kỳ khá hài lòng với mức giá trần gần với mức giá trung bình mà Nga đã bán ra trong hơn sáu tháng qua. Theo quan điểm của họ, điều này đã khiến Moscow mất hàng tỷ USD, và những người mua dầu mới của Nga như Ấn Độ sẽ không ngần ngại xử dụng “giá trần” khi họ đàm phán hợp đồng mua dầu cuả Nga.
Cho đến nay, thị trường năng lượng dường như hiểu được sự hướng dẫn đã được ban hành và chưa thấy bất kỳ sự dao động giá lớn nào. Điều này không loại trừ những khó khăn có thể gây sự lo ngại về nguồn cung, chẳng hạn như khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu yêu cầu bằng chứng bảo hiểm của tất cả các tàu chở dầu đi qua eo biển Bosphorus, đây là giá cần phải thêm và cho mỗi thùng dầu.
6) 42% tăng trưởng các chương trình trừng phạt của phương Tây
Năm 2022 đã tạo ra một trong những chương trình trừng phạt quan trọng nhất từng được nghĩ ra, cả về quy mô của nền kinh tế nơi các lệnh trừng phạt được áp đặt, cũng như tốc độ và tính toàn diện của các chiến thuật được xử dụng. Bất chấp thực tế là các chương trình trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã mở rộng thêm 42% vào năm 2022, vẫn có những lĩnh vực thương mại của Nga vẫn tiếp tục và trong một số trường hợp có tăng trưởng.
Yếu tố duy nhất còn thiếu của một chương trình trừng phạt hiệu quả là việc thực thi. Điều này đang khuyết điểm trầm trọng ở Mỹ, Anh và EU đối với những người vi phạm lệnh trừng phạt tại Nga vẫn chưa có hành động thực thi lệnh trừng phạt nào của EU, một số quốc gia thậm chí không có quyền pháp lý để áp dụng các biện pháp trừng phạt. Việc thực thi ở Hoa Kỳ, nơi có lịch sử dẫn đầu thế giới về số tiền phạt, đã giảm đáng kể trong ba năm qua. Mặc dù các trường hợp trừng phạt thường mất thời gian để xây dựng, nhưng những hành động trừng phạt những người vi phạm phải cần tiếp tục lưu ý thực hiện một số hoạt động kinh doanh nhất định của kẻ bị trừng phạt nói riêng và Nga nói chung.
Nói tóm lại dù tăng cường lệnh trừng phạt đến 42%, nhưng những người bị trừng phạt vẫn chưa bị trừng phạt cụ thể. Điều nà chẳng khác gì chỉ hăm dọa!
7) 60 quốc gia đang trong giai đoạn phát triển CBDC (Central Bank Digital Currency/Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) nâng cao.
Sáu mươi quốc gia trên toàn cầu đã đạt đến giai đoạn phát triển tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Kể từ tháng 11/2022, Hoa Kỳ là một trong số đó.
Mười tám trong số các quốc gia G20 có CBDC đang được phát triển, thử nghiệm hoặc ra mắt để xử dụng, như đã báo cáo của GeoEconomics trong việc theo dõi Tiền Kỹ Thuật Số của Ngân Hàng Trung Ương. Các động lực khác nhau trên toàn cầu đối với việc khám phá ra CBDC, từ những lo ngại về việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho đến nỗ lực kiến tạo phương pháp tài chính toàn diện.
Những khó khăn nghi ngờ khi gửi check có dính virus Vũ Hán đã thu hút sự chú ý và sợ hãi làm cho thiếu hiệu quả trong các hệ thống thanh toán của Hoa Kỳ. Bằng cách khai thác kỹ thuật công nghệ, bao gồm cả chuỗi các ngân hàng trung ương có thể phát triển các hệ thống thanh toán nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn.
Vào tháng 11/2022, Cục Dự Trữ Liên Bang New York đã phát hành sách trắng giải thích rằng họ đang bắt đầu thử nghiệm CBDC để buôn bán (giữa ngân hàng với ngân hàng) với sự hợp tác của Cơ Quan Tiền Tệ Singapore. Khi làm như vậy, có sự gia nhập Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, vốn đang trong giai đoạn phát triển cho đồng Euro kỹ thuật số. Một chương trình thử nghiệm cho tiền kỹ thuật số của Trung Cộng, e-CNY, đã bắt đầu vào năm 2020 và hiện đã mở rộng tới hơn 200 triệu người xử dụng.
Với những rủi ro của tiền điện tử và stablecoin luôn là trung tâm của tin tức, sự chú ý có thể ngày càng hướng nhiều hơn đến các ngân hàng trung ương. Sự phát triển của CBDC và những gì Mỹ sẽ làm tiếp theo, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai đối với các khoản thanh toán tài chính vào năm 2023.
8) 52 tỷ USD ưu đãi và trợ cấp thuế chất bán dẫn mới của Mỹ
Chính quyền Joe Biden đã tuyên bố sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào chất bán dẫn sản xuất tại Đài Loan là “không thể kiểm soát và không an toàn” (theo cách nói của Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo) vì mối đe dọa chiến tranh tại Đài Loan đến từ Trung Cộng. Do đó, vào năm 2022 chính quyền Hoa Kỳ đã ưu tiên thông qua Đạo Luật Khoa Học và CHIPS, được ký thành luật vào tháng 8/2022. Luật cung cấp 52 tỷ USD trợ cấp và ưu đãi thuế để thúc đẩy sự phát triển của các nhà máy semiconductor tối tân trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Một trong những dự án tận dụng khoản tài trợ đó đang được thực hiện bởi công ty Sản Xuất Chất Bán Dẫn Đài Loan (TSMC) đang sản xuất hơn 90% chip tinh vi nhất trên thế giới tại Đài Loan. Khi nhà máy TSMC tại Phoenix (Arizona) đạt công suất tối đa trong hai năm tới, nó sẽ sản xuất khoảng 20,000 wafer (tấm panel có nhiều chip trên đó) bán dẫn mỗi tháng. Con số đó chỉ chiếm chưa đến 1.6% sản lượng hàng tháng hiện tại của công ty TSMC là 1.3 triệu tấm wafer. Như vậy, Mỹ muốn giảm phụ thuộc semiconductor vào Đài Loan vẫn còn là một chặng đường dài!
9) 7 thành viên EU, hành pháp của Hoa Kỳ và phiên điều trần của quốc hội Mỹ dành cho các biện pháp sàng lọc đầu tư mới
Các quy định sàng lọc đầu tư tiếp tục tăng cường và mở rộng vào năm 2022. Bảy (7) quốc gia thành viên EU đã soạn thảo, giới thiệu hoặc bắt đầu tiến trình tham vấn cho các cơ quan sàng lọc đầu tư mới trong năm nay (Bỉ, Croatia, Estonia, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg và Thụy Điển). Tại Hoa Kỳ, chính quyền Biden đã ban hành sắc lệnh hành pháp đầu tiên nhằm làm rõ những quy định mà Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS/Committee on Foreign Investment in the United States) đánh giá tác động đối với an ninh quốc gia và đối với việc nước ngoài mua lại các công ty Hoa Kỳ. Và mùa Thu năm nay, Hoa Kỳ chứng kiến hai phiên điều trần trước Quốc Hội Mỹ về triển vọng tạo ra một quy định giống như CFIUS đối với đầu tư ra nước ngoài. Hãy chú ý đến việc tăng cường quy định đối với cả đầu tư trong và ngoài nước giữa các nền kinh tế lớn vào năm 2023.
10) 3 triệu USD/phút lượng hàng hóa được giao dịch giữa Hoa Kỳ- Canada – Mexico
Bắc Mỹ vẫn là động lực thương mại của Hoa Kỳ, với hơn ba triệu USD/mỗi phút hàng hóa được giao dịch giữa Hoa Kỳ và hai nước láng giềng cho đến tháng 9/2022.
Canada và Mexico là hai nước thương mại hàng đầu của Mỹ, chiếm gấp hai lần những gì Hoa Kỳ giao dịch với Trung Cộng. Thương mại Bắc Mỹ đang tăng trưởng ở mức hai con số trong hiệp định Mỹ-Mexico-Canada gọi tắt là USMCA (Luật Thương Mại Mỹ-Canada-Mexico) thay NAFTA có hiệu lực từ năm 2020.
Trong nghiên cứu gần đây nhất cho biết nền thương mại Bắc Mỹ được ước tính sẽ hỗ trợ hơn 12 triệu việc làm cho nước Mỹ, thêm hàng triệu việc làm ở Mexico và Canada.
Bắc Mỹ rõ ràng đang chứng tỏ tiềm năng trở nên cạnh tranh hơn hết trên toàn cầu so với Trung Cộng và các cường quốc thương mại khác, khi thế giới chuyển mình sau đại dịch, sau chiến tranh ở Ukraine và những hệ lụy khác. Câu hỏi là USMCA của Hoa Kỳ, Canada và Mexico có thể giải quyết tốt như thế nào để vượt qua những khác biệt và nắm lấy cơ hội để duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại để có thể thúc đẩy sự thịnh vượng của Bắc Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.
11) 60% Tỷ lệ các quốc gia có thu nhập thấp sẽ có nguy cơ lâm vào cảnh vỡ nợ
Theo IMF (International Monetary Fund), một con số đáng kinh ngạc và đáng lo ngại là 60% các nước có thu nhập thấp hiện đang có nguy cơ lâm vào cảnh túng quẫn hoặc vỡ nợ. Nếu một loạt quốc gia có thu nhập thấp bị vỡ nợ, có thể IMF sẽ không có đủ nguồn vốn để cho vay để cứu quốc gia này có tài chính duy trì hoạt động.
G20 đã có một kế hoạch để giải quyết vấn đề được gọi là “khuôn khổ chung”. Nó có thể được cho là cách giúp các quốc gia có thu nhập thấp vay nợ của họ và thu hút sự tham gia của chủ nợ lớn nhất thế giới như Trung Cộng. Nhưng chỉ một số ít quốc gia xử dụng hệ thống này. Phần lớn là do hệ thống này hoạt động chậm và các chủ nợ không rõ ràng. Như Trung Cộng thường đặt bẫy nợ!
Con số này các quốc gia có thu nhập thấp như ngọn đèn nhấp nháy trước gió trong tình hình nền kinh tế thế giới bước vào năm 2023, trong đó có Việt Nam.
12) 45 triệu người dự kiến sẽ đối diện với nạn đói trên toàn cầu
Dự kiến, 45 triệu người sẽ phải đối diện với nạn đói vào cuối năm 2022 và năm 2023. Một loạt biến cố kinh tế đã đẩy giá lương thực toàn cầu lên mức quá cao trong mọi thời đại vào năm 2022 và hạn chế khả năng chi trả của các gia đình. Sự bất ổn toàn cầu cao độ và viễn ảnh thất nghiệp đột ngột dẫn đến việc tích trữ lương thực vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19). Khi đó, những hạn chế về chuỗi cung ứng của năm 2021 đã làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển đối với những mặt hàng tiêu dùng. Và cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào đầu năm 2022 đã bất ngờ loại bỏ một lượng lớn thực phẩm khỏi thị trường toàn cầu chỉ sau một đêm như hai vựa thực phẩm Nga và Ukraine hoàn toàn ngưng đọng.
Trong năm qua, tình trạng thiếu lương thực đã trở nên trầm trọng hơn do lệnh cấm xuất cảng của các nhà sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới – đặc biệt là tại Nga và Ukraine. Việc đồng tiền suy yếu và lạm phát gia tăng trên toàn cầu là mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn diện vào năm tới, hiện nó đang bao trùm lên hàng trăm triệu người đang phải vật lộn với thiếu thực phẩm có thể bị chết đói… dự kiến có tới 45 triệu người.
13) Dân số trên quả đất đạt 8 tỷ người
Vào tháng 11/2022, dân số thế giới đã vượt mốc 8 tỷ người và dự kiến sẽ tiếp tục tăng do tuổi thọ tăng lên và tỷ lệ sinh đẻ ở một số miền còn ở mức cao như vùng cận Sahara châu Phi và Nam châu Á. Các tác động địa kinh tế rõ ràng và được kết hợp bởi các tác động kéo dài của đại dịch virus Vũ Hán cũng như biến đổi khí hậu. Con người và tài nguyên của thế giới không được phân phối đồng đều, và sự bất bình đẳng già nghèo giữa các nước trên thế giới đang gia tăng.
Trong khi đó, các thành phố không ngừng mở rộng để tận dụng lợi ích của nó trong khi quản lý khó khăn do hậu quả của cơ sở hạ tầng. Đồng thời, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thường là những quốc gia có dân số đông nhất. Với hệ thống phân bố lương thực, y tế và giáo dục gặp khó khăn trong việc phát triển.
Những người trẻ tuổi và lớn tuổi có xu hướng đang phải chịu thách thức về tăng trưởng dân số, đặc biệt là về phát triển kinh tế khi tạo công việc làm mà thiếu người lao động. Tuổi thọ của người lao động và an ninh lao động đang có nguy cơ đe dọa. Điều đó xúc tác cho tiêu dùng. Việc khai thác dân số lớn hơn phải theo nhân khẩu học bền vững và toàn diện.
14) 41 nước có đồng tiền được chốt bằng đồng USD hoặc Euro
Để chống lại lạm phát, các ngân hàng trung ương đại diện cho gần 3/4 nền kinh tế toàn cầu, được đo bằng GDP, đã tăng lãi suất chuẩn vào năm 2022. Đáng chú ý nhất, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh, cùng nhau chiếm 42% GDP toàn cầu. Ngân hàng Nhật, Trung Cộng và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số ít ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất chuẩn vào năm 2022. Khi nói đến việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương, điều quan trọng cần lưu ý là 41 quốc gia có đồng tiền của họ được chốt bằng đồng USD của Mỹ hoặc đồng Euro của châu Âu để bảo vệ tỷ giá cố định đồng thời cho phép dòng vốn tự do lưu thông, các nền kinh tế này không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tăng lãi suất trong nước ngang bằng với Fed và ECB. Do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của họ. Các quốc gia xuất khẩu dầu khí ở Vịnh Ba Tư nằm trong số các nền kinh tế này.
15) Giá trị của đồng USD, Euro và bảng Anh trong tháng 9/2022 như cùng tăng
Vào ngày 28/9/2022, đồng USD Mỹ, đồng Euro của EU và bảng Anh gần với mức ngang giá gấp ba hơn bao giờ hết. Đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các loại tiền tệ trong suốt cả năm, phản ánh sức mạnh tương đối của nền kinh tế Hoa Kỳ, quyết tâm của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) nhằm giảm lạm phát bằng cách tăng mạnh lãi suất qua đêm. Lạm phát châu Âu gắn chặt với năng lượng, và ECB đã chậm hơn trong việc bắt tay vào chu kỳ thắt chặt, giúp đồng USD có tỷ giá ngang giá với đồng Euro vào tháng 8/2022, lần đầu tiên sau 20 năm. Và vào cuối tháng 9/2022, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay so với đồng USD sau khi chính phủ Anh tồn tại trong thời gian ngắn của bà Thủ Tướng Liz Truss đưa ra các đề xuất cắt giảm thuế do lạm phát và Ngân hàng Anh phải ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ Anh. Kể từ đó, cả đồng Euro và bảng Anh đều phục hồi, nhưng trong một thời gian ngắn, ba loại tiền tệ này chỉ còn cách một vài điểm cơ bản là được định giá ngang nhau.
16) 21.5% dự kiến đầu tư ESG (Environmental, Social, and Governance) vào năm 2026
Tỷ lệ đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG) toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 14.4% năm 2021 lên 21.5% vào năm 2026.
Các quỹ ESG, vốn đánh giá mức độ hiệu quả của các công ty gặp rủi ro và có cơ hội liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị, đang phát triển nhanh chóng để trở thành lựa chọn mặc định mới cho các nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư tập trung lại các chiến lược đầu tư dài hạn của họ, nhu cầu về các quỹ ESG đang vượt xa nguồn cung hiện có. Các nhà quản trị tài sản đang tìm cách mang lại thành công cho nhà đầu tư và tồn tại trên thị trường đầu tư hỗn loạn đang coi các quỹ ESG là cách tốt nhất để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của họ trong tương lai. Những xu hướng toàn cầu mới nổi này trong ngành quản lý tài sản do Hoa Kỳ dẫn đầu cung cấp một sự kiểm soát thực tế quan trọng về các ưu tiên của nhà đầu tư đang phát triển nhanh chóng và là một đối trọng quan trọng đối với những lo ngại rằng những luận điệu và luật pháp chống ESG gần đây đang làm mất đi phần nào sức mạnh của nó và sự nhiệt tình cho đầu tư. Quỹ ESG là vấn đề lớn tiếp theo cuả năm 2023 và sau đó.
17) Số người nhiễm bệnh đại dịch virus Vũ Hán toàn cầu lên đến 357 triệu
Đối với phần lớn thế giới, năm 2022 là năm đại dịch trở nên rộng lớn. Trong khi số ca mắc đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) tiếp tục tăng cao, với số ca mắc hàng năm tăng gần 75% vào năm 2022, số ca tử vong đã giảm mạnh khoảng 67% so với năm 2021. Đồng thời, đại dịch vẫn là một trong những yếu tố cơ bản định hình chính sách toàn cầu, nó làm phức tạp thêm một số vấn đề từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga cho đến một cuộc suy thoái toàn cầu đang đe dọa. Tại Hoa Kỳ, đại dịch virus Vũ Hán còn tiếp tục làm giảm năng suất kinh tế như một tài liệu nghiên cứu gần đây của Cục Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia ước tính rằng: mọi người không muốn gần những người khác đã làm việc giảm 2.5% tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nửa đầu năm 2022. Điều này có nghĩa là gần như sản lượng tiềm năng giảm 250 tỷ USD (khoảng 1% GDP). Tác động sâu rộng của đại dịch virus Vũ Hán còn thể hiện rõ nhất ở Trung Cộng, quốc gia trong những tuần gần đây đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình lan rộng nhất trong nhiều thập niên sau gần ba năm đóng cửa và làm giảm triển vọng kinh tế và hiện Trung Cộng đang đột phát mạnh về nhiễm bệnh virus Vũ Hán (Covid-19).
18) 381 tỷ USD Giảm trong bảng cân đối kế toán của Fed (Federal Reserve)
Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ đã giảm 381 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán vào năm 2022. Chính sách thắt chặt định lượng (QT) này nhằm mục đích hỗ trợ tác động thu hẹp của việc tăng lãi suất của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. Với tốc độ hiện tại, Fed sẽ giảm 1600 tỷ USD vào cuối năm 2023, làm giảm khoảng 18% bảng cân đối kế toán tổng thể. Mặc dù vẫn khó đo lường tác động của QT, nhưng việc giảm quy mô đó có thể thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính.
Điều này quan trọng vì nó có thể cho phép Fed bỏ qua việc tăng lãi suất vào năm 2023 hoặc bắt đầu giảm lãi suất sớm hơn. QT nhắm đến các tài sản dài hạn có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán và trái phiếu. Một cuộc suy trầm nghiêm trọng hoặc mong muốn nới lỏng các điều kiện tài chính của Fed đều có thể khiến QT kết thúc sớm. Đây là một không gian để xem vào năm 2023.
19) Tăng trưởng công việc làm cho 1.5 triệu người Mỹ
Đó là số lượng công việc trong các công ty sản xuất đã được tạo ra ở Hoa Kỳ kể từ tháng 4/2020 (khi việc làm sản xuất ở mức thấp kỷ lục) để đạt tổng số 12.9 triệu việc làm sản xuất tính đến tháng 11/2022. Việc làm sản xuất của Hoa Kỳ bắt đầu ở mức 9 triệu vào năm 1940 và tăng đều đặn lên mức cao nhất là 19.5 triệu vào tháng 7/1979.
Sau đó, Hoa Kỳ mất 8.1 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong bốn thập niên sau đó, kết quả là do cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ bị rút cạn do công ty sản xuất chuyển sang các nước khác (outsourcing), đặc biệt là Trung Cộng.
Kể từ đầu năm 2020, các chính sách ủng hộ sản xuất ở Mỹ dường như đã đảo ngược sự suy giảm. Vẫn còn phải xem liệu sự phục hồi non trẻ này có được củng cố trong tương lai hay không do nỗ lực thu hút hoạt động sản xuất kỹ thuật công nghệ bán dẫn quay trở lại Hoa Kỳ với các ưu đãi dành cho các công ty trong Đạo Luật Khoa Học và CHIPS của Hoa Kỳ cũng như những Đạo Luật Giảm Lạm Phát tại Mỹ.
20) Hoa Kỳ Tăng 260% trong Danh Sách Thực Thể bị cấm
Từ đầu năm đến nay, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã chỉ định 390 thực thể đưa vào Danh Sách Thực Thể bị cấm (đoạn giao với Mỹ), tăng lên 260% so với năm 2021.
Việc chỉ định Danh Sách Thực Thể bị cấm ngày càng được đưa vào nhiều hơn để bảo vệ an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Lợi ích chính sách này là hạn chế thâu nhận các mặt hàng tuân theo quy định của Hoa Kỳ. Bởi vì các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ chủ yếu dựa trên sản phẩm trí tuệ, nên những hạn chế này có thể bù vào các khoảng trống do các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại để lại.
Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn được chỉ định trong Danh Sách Thực Thể bị cấm của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ năm 2022 đều từ Nga và Trung Cộng là nhiều nhất. Tuy vậy điều đáng chú ý, kể cả ở một số quốc gia đồng minh của Mỹ như Anh và Tây Ban Nha, đã có tên trong Danh Sách Thực Thể bị cấm vì những thực thể này đã mua hoặc cố gắng mua các sản phẩm của Mỹ để hỗ trợ cho quân đội, công nghiệp quốc phòng có liên quan đến tham vọng chiến lược của Nga. Trung Cộng là mục tiêu lớn nhất bởi các thực thể của Trung Cộng liên quan đến một số hoạt động sản xuất chất bán dẫn (semiconductor) để xử dụng trong quốc phòng và AI cũng như telecommunication…
Chúng ta chờ đợi xem liệu sự gia tăng các thực thể bị chỉ định có tiếp tục nâng lên theo thời gian hay không? Dường như Bộ Thương Mại sẽ tiếp tục xử dụng Danh Sách Thực Thể bị cấm để hạn chế khả năng tiến triển về quân sự và chip bán dẫn của Nga và Trung Cộng. Ngoài ra, Bộ Thương Mại Mỹ có quyền chỉ định các thực thể nước ngoài dựa trên an ninh của Hoa Kỳ, cũng như những liên quan đến nhân quyền, an ninh mạng và phần mềm gián điệp. Danh Sách Thực Thể bị cấm là số đáng để theo dõi vào năm 2023.
Phiên dịch: Lê Thành Nhân
Dữ liệu GeoEconomics Center