Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam
Tóm lược: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày 16 hành động lừa đảo bởi Hồ và ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến năm 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá dân tộc, nhất là trẻ em.
“Một quốc gia mà không biết mình là gì ngày hôm qua, không biết mình là gì ngày hôm nay.” Woodrow Wilson (1856 – 1924), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.
Dẫn nhập
Lừa đảo là bản chất căn bản của Hồ Chí Minh và phương châm của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trong nhiều thập kỷ (Cao-Đắc 2014c). Trong việc cai trị Việt Nam, Hồ và ĐCSVN dùng đủ mọi thủ thuật, hỗ trợ bằng bạo lực, để ép buộc dân đi theo đường hướng ngoại lai của họ. Một trong những trò lừa đảo tàn khốc và hèn hạ nhất của họ là trò lừa đảo lịch sử.
Tuy những lừa đảo lịch sử này không trực tiếp ảnh hưởng các khía cạnh vật chất của nạn nhân trong ngắn hạn, sức tàn phá của chúng thật sâu rộng và tác động trên toàn dân cho nhiều thế hệ. Khi những lừa đảo lịch sử này được thiết kế, thực hiện, thúc đẩy, khuyến khích, và bảo vệ bởi chính quyền, chúng đưa đến một tội ác trầm trọng. Hồ và ĐCSVN là những kẻ tội phạm thực hiện tội ác này, hỗ trợ bởi bạo lực và sự tàn nhẫn.
Cái tội ác này khốc liệt hơn cả giết người trong máu lạnh, vì nó điều khiển ý chí nạn nhân và biến cái ý chí đó thành niềm tin mù quáng để các thủ phạm có thể khai thác khả năng sản xuất của nạn nhân cho lợi lộc chúng. Nó giết biết bao nhiêu thế hệ từ năm này qua năm khác một cách chậm chạp và nạn nhân thường không biết là họ đang bị tra tấn một cách thầm lặng để chết dần chết mòn. Nó hủy hoại trí óc người dân, làm suy yếu khả năng lý luận, và biến họ thành những công nhân ngoan ngoãn phục vụ kẻ thống trị. Chẳng bao lâu, niềm tin mù quáng biến thành cảnh nô lệ. Nạn nhân có thể hiện hữu vật chất nhưng linh hồn và trí tuệ họ thuộc về kẻ thống trị. Hậu quả cuối cùng của tiến trình này thật tàn khốc: dân tộc Việt từng bất khuất sẽ bị hủy diệt.
Cái tội ác này hèn hạ vì đa số nạn nhân là những em bé ngây thơ, thanh thiếu niên, hoặc những người hiền lành chất phác, những người không có phương tiện tự vệ vật chất hoặc tinh thần. Là lực duy nhất nắm quyền, ĐCSVN cưỡng hiếp tâm thần trẻ em bằng các kỹ thuật tẩy não và nhồi sọ trong trường học và các hoạt động xã hội. Họ sử dụng lực lượng an ninh để làm câm nín, với bạo lực và tàn ác, những người chống đối. Những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù. Lưu thông tin tức bị cấm đoán. Tự do ngôn luận bị giới hạn.
Trong thế kỷ thứ 21, sự hiện hữu của những lừa đảo lịch sử và cái tàn bạo kèm theo là một thảm kịch nhân loại ở mức độ cao nhất. Mặc dù vài nạn nhân đã có thể thoát khỏi những tai hại tâm thần giáng vào họ, đa số dân, nhất là thế hệ trẻ, vẫn còn bị nhốt trong ngục tù tâm thần của lừa đảo lịch sử. Do đó, vạch ra những lừa đảo này là bước tiến cần thiết trong việc khôi phục chính nghĩa cho dân tộc Việt Nam. Phần sau đây phơi bày mười sáu vụ lừa đảo lịch sử đáng kể do Hồ Chí Minh và ĐCSVN thực hiện từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo này có các đặc tính tiêu biểu cho người cộng sản: tàn ác, hèn hạ, hiểm độc, ngu xuẩn, điên rồ, và ngạo mạn.
Mười sáu vụ lừa đảo lịch sử
Có đến hàng ngàn vụ lừa đảo lịch sử do Hồ và ĐCSVN tạo ra. Cần phải có một quyển sách dày hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn trang mới liệt kê tất cả sự lừa đảo và gian manh đáng kinh ngạc bởi ĐCSVN và tiền thân của nó. Ngoài lừa đảo lịch sử, Hồ và ĐCSVN còn thực hiện các loại lừa đảo khác: chính trị, xã hội, kinh tế, ngoại giao, văn hóa. Một loại lừa đảo đặc thù là việc tôn thờ Hồ Chí Minh. Bài này sẽ không trình bày việc tôn thờ Hồ chỉ vì phải cần một quyển sách thật dày mới thảo luận hết được.
Mười sáu vụ lừa đảo sau đây đại diện mô hình lừa đảo, dối trá, và lừa gạt của cộng sản. Học giả và sử gia Tây phương đều biết hết những vụ này dưới nhiều mức độ sâu rộng khác nhau, nhưng dân Việt sống tại Việt Nam không biết hết tất cả. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã đặt luật lệ khắt khe cấm đoán dân có được tài liệu, tin tức, và thông tin chống cộng ở thế giới tự do trong biết bao năm. Ngoài ra, họ có một ngân sách hầu như vô tận cho chi phí tuyên truyền gồm có việc sản xuất hằng hà sa số sách vở và tài liệu có các lừa đảo lịch sử và việc sử dụng một lực lượng khổng lồ nhân viên tuyên truyền, phân tích, phê bình, và học giả có ́công việc chính là thực hiện và bảo vệ các lừa đảo lịch sử này.
Nhiều vụ lừa đảo này được đưa vào sách giáo khoa trong trường học hoặc được trình bày trong các tài liệu phân phối hoặc có sẵn cho công chúng. Trẻ em học những sự kiện hoặc các câu chuyện lịch sử lừa đảo này tưởng là có thật. Ngay cả nhiều người lớn, đã trải qua cùng hệ thống trường học, cũng tưởng lầm như vậy.
Những lừa đảo lịch sử gồm các hành động có ý nghĩa lịch sử và có thể được phân loại thành các loại sau: (1) các hành động lừa gạt hoặc gian trá ngay lúc đầu; (2) các hành động bao che hoặc giấu giếm những hành động vô đạo đức do cộng sản làm; (3) các hành động xuyên tạc sự thật sự kiện lịch sử để tô điểm hình ảnh cộng sản hoặc mạ lị các lực đối thủ hiện tại hay quá khứ (thí dụ thể chế VNCH) cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ; và (4) các hành động làm ngơ, bỏ qua, làm giảm thiểu, hoặc tối thiểu hóa tác dụng các sự kiện lịch sử coi như có hại cho cộng sản.
1. Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ban đầu là cuộc nổi dậy của nông dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ đảng cộng sản
Một trong những lừa đảo đầu tiên ĐCSVN thực hiện là cái gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Theo ĐCSVN, “[n]gay sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong cả nước đứng lên đấu tranh, đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm (1930-1931)” (ĐCSVN 2012). ĐCSVN tuyên bố rằng “Xô-viết Việt-nam đầu tiên trong lịch sử Đảng ta – là sự phát triển tất yếu cho cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước ta trong những năm 1930-1931” (ĐCSVN 1976, 205).
Thực ra, cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh ban đầu là một cuộc nổi dậy của nông dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ Đảng cộng sản Đông dương (ĐCSĐD), tiền thân của ĐCSVN (Duiker 1973, 198; Bernal 1981, 159; McLane 1966, 147-157). Cũng không có gì tương tự như chính quyền địa phương “Xô-viết.”
Nguyên nhân chính của phong trào là “nông dân bất mãn về điều kiện kinh tế” (Duiker 1973, 192). Đặc biệt, ở Nghệ An, “mùa lúa gạo tháng mười năm 1929 và tháng năm 1930 đều tệ” (Bernal 1981, 157). ĐCSVN (hoặc ĐCSĐD – lúc ấy) có thể miễn cưỡng tham gia chỉ sau khi cuộc nổi dậy trở nên thịnh hành bởi vì “đảng không chuẩn bị vào năm 1930 về tổ chức và về mặt lý thuyết cho một cuộc đối đầu quan trọng với chính quyền Pháp và… ban lãnh đạo đã nhận thức rõ rằng một cuộc nổi dậy là quá sớm” (Duiker 1973, 197) Do đó, Đảng “bị ép buộc vào vị trí hỗ trợ một cuộc nổi dậy mà họ không thực sự muốn” (sđd.).
Nông dân thậm chí không biết lá cờ đỏ búa và liềm tượng trưng cho cái gì. Nhiều người nghĩ rằng lá cờ này là cờ chính phủ (sđd., 190). “Bằng chứng dường như cho thấy lãnh đạo ĐCSĐD không khởi động các Xô viết, cũng không chấp thuận khi chúng xuất hiện, nhưng một khi phong trào được tiến hành, họ đành phải hỗ trợ chúng cho đến cùng” (sđd., 198). “Không có tài liệu ghi chép nào về chỉ thị đặc biệt gửi đến miền Trung, chứ đừng nói là Nghệ Tĩnh” (Bernal 1981, 159). “Tuyệt đối không có dấu hiệu cho thấy các lãnh tụ cảm thấy thời cơ đã đến” (sđd.). Sự tham gia cộng sản trong cuộc nổi dậy, do đó, chỉ đơn thuần là một phản ứng với một việc đã rồi (Duiker 1973, 197).
Ngoài sự không chuẩn bị của Đảng cho cuộc nổi dậy, có một lý do thuyết phục tại sao ĐCSVN không muốn lãnh đạo một phong trào “cách mạng” như thế. Trong thời gian cuộc nổi dậy, ĐCSVN đổi tên thành ĐCSĐD trong tháng 10 năm 1930 đưới sự kiên quyết của Quốc tế Cộng sản (Duiker 2000, 187). “Tài liệu ấn hành của hội nghị rất ngạc nhiên là chú ý rất ít về các sự kiện diễn ra ở Nghệ-Tĩnh” (Duiker 1973, 193). Nhưng ĐCSĐD chỉ trích ban chấp hành ủng hộ các hành động đại chúng và nhận xét rằng liên minh giữa công nhân và nông dân trong vùng không được thống nhất cao (Duiker 2000, 188). Chuyện này rõ ràng phù hợp với chỉ trích của Quốc tế Cộng sản vào năm 1929 rằng vai trò trung tâm của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng Việt Nam không được nhấn mạnh đủ (sđd., 186).
ĐCSVN đã cố gắng mang kết nối giữa công nhân và nông dân trong phong trào, nhưng trên thực tế, cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh bản chất là một phong trào nông dân. Thống kê dân số cho thấy giới trí thức, nông dân, tư sản bao gồm 73% đảng viên cộng sản ở Nghệ Tĩnh trong tháng 12 năm 1930 (Bernal 1981, 164), một tỷ lệ phần trăm mà hầu như không được Quốc tế Cộng sản coi là thuận lợi. ĐCSĐD thừa nhận vấn đề này và đã đưa ra hướng dẫn “vì chưa nhận thức đúng đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn và mắc sai lầm hữu khuynh cho nên Nông hội đỏ đã kết nạp cả phú nông, thậm chí có nơi phú nông tham gia Ban chấp hành” (ĐCSVN 1976, 239).
Lý do tại sao nhiều thành viên cộng sản bị bắt hoặc bị giết trong giai đoạn này là “mọi người Pháp ở Đông Dương, từ nhiều năm đã quen với việc đặt nhãn hiệu Bolshevik trên tất cả các hình thức chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam, đã nhanh chóng thấy lãnh đạo cộng sản trong phong trào đình công” (Duiker 1973, 190). Ngoài ra, một thành viên ban chấp hành, Ngô Đức Trí, “bị bắt giữ bởi Pháp… và không những thú nhận những bí mật, mà còn tiết lộ vị trí của các đảng viên khác trong Ủy ban Trung ương” (sđd., 194; Dommel 2002, 44). Nói cách khác, các đảng viên cộng sản bị bắt và bị giết trong cuộc nổi dậy không phải vì họ lãnh đạo cuộc nổi dậy, nhưng vì Pháp tin mãnh liệt là cuộc nổi dậy được tổ chức bởi họ và do đó truy nã họ.
Vậy thì làm sao nhãn hiệu “Xô viết” được dùng để chỉ cuộc nổi dậy của nông dân? Đó là vì Hồ (Nguyễn Ái Quốc vào lúc đó) láu táu báo cáo với Quốc tế Cộng sản vào tháng 11 năm 1930, “Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập” (trích dẫn trong Nguyễn 2001, 75). Trên thực tế, không có chính quyền địa phương Xô viết như vậy tại các làng Nghệ Tĩnh. Có những hội nông dân mới được thành lập, nắm quyền, và “thường tự xưng là xã bộ nông, cái danh xưng được giữ trong suốt phong trào” (Bernal 1981, 152). Tuy nhiên, các lãnh tụ Đảng cộng sản “lập tức gọi các tổ chức đó là ‘Xô viết’” (sđd.) Các sử gia Đảng Việt Nam thừa nhận rằng “về chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến” (trích dẫn trong Nguyễn 2001, 75). Nếu vậy, tại sao Hồ gọi cuộc nổi dậy nông dân là một phong trào Xô Viết? Có thể có hai lý do: (1) Hồ muốn làm hài lòng các cấp trên của mình trong Quốc tế Cộng sản, và (2) Quốc tế Cộng sản gợi ý cho Hồ ý muốn của họ thúc đẩy cộng sản ở các nước ngoài thực hiện theo các thí dụ thiết lập bởi cộng sản Việt Nam (Nguyễn 2001, 76).
Bất kể chuyện gì đã khiến Hồ gọi cuộc nổi dậy là Xô viết, nhãn hiệu Xô viết và sự mô tả các cuộc nổi dậy nông dân là phong trào tiền phong cách mạng Đảng là hư cấu thuần túy. ĐCSVN chỉ giành công cho cuộc nổi dậy của nông dân,”chính yếu là dưới dạng các bài viết bởi kẻ tuyên truyền tài ba Trần Huy Liệu” (Dommen 2002, 44).
Thực ra, cái gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh được gây ra bởi phong trào quốc gia bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Yên Bái (McLane 1966, 147-157, gọi cuộc khởi nghĩa Yên Bái là binh biến “Enbay”). Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và các cuộc nổi dậy tiếp theo bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) bị Pháp dập tắt nhanh chóng. Nhiều thành viên của VNQDĐ, kể cả vị lãnh tụ nổi tiếng Nguyễn Thái Học, bị bắt giữ, xử, và hành quyết. Các hoạt động cách mạng quốc gia được hoan nghênh bởi cộng sản Liên Xô (sđd., 148-149). Động lực của cuộc khởi nghĩa Yên Bái lan tràn sang các phần khác ở Việt Nam và dẫn đến các cuộc đình công ở Sài Gòn và các thành phố khác và các cuộc nổi dậy nông dân ở phần phía bắc miền Trung Việt Nam, đặc biệt là vùng Nghệ Tĩnh (sđd., 149-150).
Xô Viết Nghệ Tĩnh là một gian lận nghiêm trọng bởi vì không những cộng sản Việt Nam giựt công cho chuyện mà họ không xứng đáng, mà họ còn bỏ qua sự đóng góp và hy sinh đáng kể của nông dân Nghệ Tĩnh và VNQDĐ.
2. Việt Minh (1941) là bẫy dụ dỗ những người quốc gia đi theo cộng sản
Một vụ lừa đảo khác là sự hình thành Việt Minh, được Hồ và các đồng chí thành lập vào tháng 5, 1941 tại Pắc Bó dưới sự bảo trợ của ĐCSĐD. Hồ, một tác nhân Quốc tế cộng sản, và các đồng chí cộng sản tạo nên phần nòng cốt của lãnh đạo Việt minh, nhưng họ giấu giếm sự dính líu cộng sản của họ.
Ngay cả danh xưng Việt Minh (gọi tắt cho Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) có tính chất lừa đảo. Hồ và các đồng chí ăn cắp danh xưng này từ tổ chức quốc gia không cộng sản của Hồ Học Lãm thành lập vào cuối thập kỷ 1930 (Duiker 1996, 71; Marr 1997, 165, 250). Mượn tên một tổ chức quốc gia cho tổ chức cộng sản là một sự lừa đảo đê tiện. Mục đích thật hiển nhiên: để lừa dân khiến họ tưởng Việt Minh là một tổ chức quốc gia.
Để cho phù hợp với danh xưng này, Hồ và các đồng chí giấu giếm chủ nghĩa cộng sản và xác định rằng “các đòi hỏi về ý thức hệ và chiến tranh giai cấp phải lệ thuộc vào các đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống đế quốc giành độc lập quốc gia” (Duiker 1996, 71). Với chiến thuật mới này, Hồ và các đồng chí kêu gọi mọi thành phần ái quốc gia nhập Việt Minh chống kẻ thù chung. Không những giới tư bản và phú nông mà còn địa chủ giàu có, thương gia Tàu hải ngoại, và các người Pháp yêu nước đều là đồng minh (Duiker 1996, 72). Để ngăn ngửa nguy hiểm do việc nhận các nhóm khác biệt này, Hồ để Đảng nắm giữ quyền trong cơ cấu mặt trận. Tuy nhiên, “Hồ ráng che giấu vai trò Đảng để tối đa hóa việc thu hút những nhóm dung hòa” (sđd.)
Các lãnh tụ theo chủ nghĩa quốc gia Việt Nam “đủ khôn ngoan để nhận ra Việt Minh là một cái bẫy Cộng sản” (Buttinger 1967, 265) nên từ chối tham gia. Tuy nhiên, Việt Minh “không thiết kế để thu hút các lãnh tụ nhưng thu hút những người quốc gia đi theo họ… để vận động họ theo chính trị cho đến khi họ bị buộc phải hợp tác với đảng cộng sản” (sđd., 266). Bản chất lừa đảo của Việt minh đã nảy sinh “niềm tin rằng để được thành công chính trị, không những phải tàn nhẫn, mà còn phải gian dối và vô đạo đức như những người Cộng sản hình như lúc nào cũng vậy” (sđd.).
3. Cái gọi là Cách mạng tháng Tám (1945) chỉ là kết quả của nhiều biến cố bất ngờ tạo ra chính yếu bởi “khoảng trống quyền lực” đột ngột sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Chính phủ CHXHCNVN gọi cuộc Cách mạng tháng Tám là “thắng lợi của sự chủ động chuẩn bị lực lượng, của nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ và kiên quyết hành động” (Chinhphu 2014). Họ tuyên bố rằng “[t]hành công của Cách mạng tháng Tám không phải là giành ‘khoảng trống quyền lực’ như quan điểm của một số học giả nước ngoài,” mà là kết quả của quá trình chuẩn bị cho tới khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh và quân đội Pháp bạc nhược (sđd.).
Mặc cho lời nói hoa mỹ cộng sản, các sự kiện lịch sử không nói láo. Các sự kiện cho thấy việc cướp quyền thành công của cộng sản là do bởi “một số hoàn cảnh xảy ra tình cờ” (Duiker 1996, 104), gồm có: (1) “Các lực lượng chiếm đóng Đồng minh đến [Việt Nam] trễ nải nên tạo ra một khoảng trống chính trị ở các đòn bẩy quyền lực” (Duiker 1996, 104); (2) sự rối loạn toàn bộ về tương lai Việt Nam trong khoảng thời gian quanh việc Nhật đầu hàng (Vu 1986, 312); (3) nỗ lực của chính phủ Trần Trọng Kim để lấy độc lập hoàn toàn và thống nhất lãnh thổ (sđd., 313); (4) nạn đói năm Ất Dậu “tạo ra nỗi tuyệt vọng giúp cộng sản đến được làng thôn và hun nóng cuộc nổi loạn ở đồng quê” (Duiker 1996, 104-105); (5) trò xảo quyệt Việt Minh xưng là có Đồng minh hỗ trợ; (6) “các mối chia rẽ bè phái và địa phương” của mọi đảng quốc gia (Duiker 2000, 105); (7) và Nhật đảo chánh Pháp vào tháng ba 1945 tiêu diệt sự hiện diện quân sự Pháp tại Việt Nam cho tới 1946.
Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ muốn thiết lập một mạng lưới ở Đông Dương để chiến đấu chống Nhật và xóa bỏ hệ thống thực dân Pháp (Lacouture 1968, 267-268). Chuyện Mỹ sử dụng Hồ là một hoạt động viên để cung cấp thông tin tình báo về Nhật được biết rõ (Xem, thí dụ như, Bartholomew-Feis 2006, 166, 209). Sự giúp đỡ Mỹ cho Việt Minh không đáng kể dưới quan điểm quân sự, nhưng nó cung cấp Hồ một vũ khí tâm lý mạnh mẽ để giành chiến thắng trong niềm tin và tín nhiệm của dân Việt Nam.
Hồ khai thác tối đa vũ khí tâm lý này kể cả dùng những thủ thuật rẻ tiền. Năm 1945, tại một cuộc họp với Thiếu tướng Hoa Kỳ Claire Chennault, Hồ xin một bức ảnh có chữ ký của tướng (Bartholomew-Feis 2006, 157-158; Logevall 2012, 84), để ông ta có thể dùng nó như là bằng chứng về hỗ trợ của Mỹ, ve vẩy nó “như một cây đũa thần trong các chuyến đi khắp vùng” (Logevall 2012, 84). Trong tháng tám năm 1945, “bức ảnh Tướng Chennault có ký tên của Hồ được hiển thị nổi bật” (Jamieson 1995, 193). Chuyện bên lề là thủ thuật ông ta dùng ảnh có chữ ký những người có quyền hành để hù thiên hạ không phải lúc nào cũng thành công. Năm 1950, ông ta xin Stalin ký một bức chân dung (hoặc một tờ tạp chí), nhưng Stalin, một bậc thầy cộng sản hiểm độc, dường như biết thủ thuật Hồ nên sai thủ hạ lấy lại những bức ảnh hay tờ tạp chí có ký tên (Brocheux 2007, 145; Duiker 2000, 421). Dầu sao chăng nữa, nếu không có tuyên bố về giúp đỡ của Mỹ, sự thu giữ chính quyền của Việt minh sẽ không nổi lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy (Lacouture 1968, 269).
Ngoài ra, chính phủ Trần Trọng Kim, thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đã mở đường cho một cuộc lấy quyền lực sau khi Nhật đầu hàng. Thực ra, “Hồ là người thừa hưởng chính cho các thành quả của Kim” (Vu 1986, 316). Trước ngày 17 tháng 8 và trước khi đầu hàng, Nhật quyết định cho Việt Nam độc lập hoàn toàn và thống nhất lãnh thổ. Tài liệu cho thấy là “Kim có được thống nhất lãnh thổ ngay trước khi Nhật bất ngờ đầu hàng, và, quan trọng hơn, Thuận Hóa và Nam Bộ đã có những bước chuẩn bị để thực hiện việc thống nhất đó” (sđd., 314). Cũng nên ghi chú là chính Kim đã từ chối các đề nghị bởi các cấp chỉ huy Nhật dùng quân Nhật để dẹp Việt Minh (sđd., 315).
Oái oăm thay, “sự đóng góp không chối bỏ được của chính phủ [Trần Trọng] Kim” cho cái gọi là Cách mạng tháng Tám là việc họ khuyến khích tham gia chính trị đại chúng “kể cả xuống đường, hội họp, và đi bộ phản đối, lan tràn tinh thần độc lập văn hóa và chính trị” (sđd.,313), Quan trọng hơn, “một thế hệ trẻ Việt được huy động dưới sự bảo bọc của chính phủ Kim và giới thẩm quyền Nhật” (sđd.). “Các dự án cho tuổi trẻ cho Việt Minh hàng chục ngàn thanh thiếu niên phục vụ lá cờ ĐCSĐD trên danh nghĩa độc lập và đoàn kết quốc gia thay vì trên danh nghĩa chủ nghĩa Marxist-Lenin” (sđd.).
Các diễn tiến thực sự xảy ra chẳng giống một cuộc cách mạng gì cả. Vào ngày 17 tháng 8, 1945, tại Hà Nội, cán bộ Việt Minh phá rối một cuộc biểu tình đông đảo tổ chức bởi Tổng Hội Công Chức, nhằm vào mừng độc lập và thống nhất lãnh thổ và hỗ trợ chính phủ Kim, và họ điều khiển thành công được cuộc biểu tình (Vu 1986, 313; Duiker 2000, 310-311; Marr 1996, 382-387). “Không bị cảnh sát Nhật hạn chế, các đám đông đi vòng đường phố, vẫy biểu ngữ và hò hét khẩu hiệu,” nhưng ít ai “biết rõ tính chất phong trào Việt Minh, bây giờ xưng là đại diện cho mọi quyền lợi cho dân Việt” (Duiker 2000, 312).
4. Bản tuyên bố độc lập của Hồ (1945) lừa gạt dân Việt vì Hồ đã có ý định bán đứng Việt Nam cho Pháp hai tháng trước đó.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ đọc diễn văn tuyên bố độc lập, mượn lời lẽ từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Dân từ cuộc Cách mạng Pháp. Ông ta lên án gay gắt “bản chất tàn bạo và thiếu dân chủ của chế độ thực dân Pháp” (Duiker 1996, 104).
Thực ra, Hồ đã sẵn sàng bán đứng Việt Nam cho Pháp ngay cả khi Pháp bất lực tại Việt Nam. Vào tháng 7, 1945, Hồ “đề nghị tái lập tạm thời cai trị của Pháp cho đến khi nền độc lập Việt Nam được đảm bảo… trong một thời gian 5-10 năm” (Huyen 1971, 72-73; Sainteny 1972 , 43, ghi chú dưới trang **). Đề nghị này ngay lúc Pháp vẫn còn dưới sự kiểm soát của Nhật, cho thấy rõ ràng tuyên bố độc lập của Hồ chỉ là lời bịp bợm của Hồ để lấy lòng người Việt. Nên nhớ rằng tuyên bố độc lập của Hồ là y như vậy, một lời tuyên bố, không hơn không kém. Không có nghĩa là nền độc lập của Việt Nam được đảm bảo. Hồ hiểu chuyện đó rất rõ, như các hành xử của ông ta với Nhật và Pháp sau này cho thấy. Cái đề nghị tháng 7, 1945, do đó, vẫn còn mới mẻ trong đầu khi ông ta đọc diễn văn ngày 2 tháng 9.
Ngoài ra, cùng với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp lừa dối dân Việt bằng cách tuyên bố có sự hỗ trợ của quân Đồng minh. Giáp, ngay sau diễn văn của Hồ, đọc diễn văn mình, tuyên bố, “Hoa Kỳ… đóng góp lớn nhất cho sự tranh đấu Việt Nam chống lại phát xít Nhật, kẻ thù chúng ta, và do đó, Cộng hòa Mỹ vĩ đại là bạn tốt của chúng ta” (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b cho danh sách tài liệu tham khảo). Nói sự giúp đỡ nhỏ nhặt của Hoa Kỳ là “đóng góp lớn nhất cho sự tranh đấu Việt Nam chống lại phát xít Nhật” là lời nói láo trắng trợn.
5. “Tuần lễ Vàng” (1945) là một cuộc trá hình cho việc cướp tài sản dân để hối lộ quân Tàu và tướng Lư Hán
Vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, bốn quân đoàn Trung Hoa (Tàu) quốc gia “với tổng số 180.000 người dưới sự chỉ huy của tướng Lư Hán, vượt qua biên giới Bắc kỳ” với nhiệm vụ giải giáp Nhật (Huyen 1971, 97). Ngày 14 tháng 9 năm 1945, quân Tàu quốc gia vào miền Bắc Việt Nam (Willbanks 2009, 8). Hồ và các đồng chí, nhất là Võ Nguyên Giáp, lo lắng là lính Tàu đe dọa phe cộng sản vì các cấp chỉ huy Tàu “đã có mối liên hệ thân thiện với các đối thủ của ĐCSĐD là Đồng Minh Hội và VNQDĐ” (Duiker 1996, 115; Marr 1996, 499).
Hồ và các đồng chí tổ chức Tuần lễ Vàng vào ngày 22-26 tháng 9, “kêu gọi dân nộp vàng và các vật có giá trị khác để chính phủ có thể mua vũ khí từ Trung hoa” (Willbanks 2009, 8). “Tuần lễ Vàng” mang lại khoảng “400 kg hoặc 800 cân vàng và 20 triệu đồng [Đông Dương]” (Huyen 1971, 100). Tổng cộng giá trị của vàng và tiền mặt do “Tuần Lễ Vàng” đem lại cho Hồ và đảng cộng sản là khoảng 33 triệu đô la Mỹ theo thời giá năm 2014. Không nhiều, nhưng đó là tài sản kếch xù của người dân nghèo tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1945.
Số vàng và tiền dùng cho chuyện gì? Theo báo cáo cộng sản, “[s]ố tiền đó đã góp phần giúp Chính phủ khắc phục những vấn đề về tài chính trước mắt, mua sắm được một số vũ khí cần thiết xây dựng nền quốc phòng” (QĐND 2010). Thực ra, “phần lớn số lượng [tặng thu] được dùng để hối lộ những người Tàu đang chiếm đóng” (Huyen 1971, 100; Willbanks 2009, 8). Đặc biệt, khi “Lư Hán đến Hà Nội, Hồ đã chào đón ông với một món quà tuyệt vời, ‘bộ hút thuốc phiện vàng’ ” (Huyen 1971, 100; cũng trong Buttinger 1967, 634 n79; Harrison 1989, 107).
Việc Hồ hối lộ Tàu giúp cho giảm căng thẳng giữa phe cộng sản và quân Tàu đang chiếm đóng. Nó cũng làm dễ dàng chuyện Hổ đối phó với các đảng phái quốc gia Việt Nam.
6. Việc giải tán ĐCSĐD (1945) chỉ là trá hình cho hoạt động cộng sản để trấn an Trung hoa quốc gia và những người quốc gia
Dưới áp lực của các người quốc gia đang có hỗ trợ của Trung hoa quốc dân đảng, Hồ giải tán ĐCSĐD vào năm 1945. Việc giải tán là để loại bỏ cái tên “cộng sản” ra khỏi hiệp hội của Hồ để tránh vẻ bề ngoài là có liên kết cộng sản.
Trên thực tế, “việc giải tán ĐCSĐD chỉ là một mưu mẹo của Hồ” (Huyen 1971, 103). Đảng tiếp tục công việc dưới danh xưng Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx (Duiker 2000, 349-350). Đảng được chính thức tái thành lập với một tên mới, Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951 sau khi Hồ vững chắc bảo đảm sự ủng hộ của Trung cộng và Liên Xô.
Việc giải tán ĐCSĐD năm 1945 là một hành động lừa đảo tuyệt vọng để “trấn an Trung hoa quốc gia về bản chất quốc gia của chính phủ Việt minh và để tạo ra thiện cảm hơn với những người không theo cộng sản Việt Nam” (Huyen 1971, 103). Chuyện đó cũng được dùng để kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ. Sự gỉải tán ĐCSĐD “quả thực làm trơn tru các cuộc đàm thoại hòa bình” (Duiker 2000, 350). Tướng Xiao Wen tổ chức một phiên họp giữa đại diện đảng cộng sản và các thành phần các đảng quốc gia. “Các phe đồng ý trên nguyên tắc về sự thành lập một chính phủ liên minh rộng rãi gồm có thành phần của nhiều đảng phái” (Duiker 2000, 350).
Những nỗ lực phối hợp của Hồ và ĐCSVN giấu giếm sự liên kết với cộng sản thực sự của họ khi Hồ là người lãnh đạo phong trào cách mạng cho thấy rõ ràng bản chất lừa đảo của họ.
7. Thỏa thuận Sainteny (1946) giúp hợp thức hoá chính quyền cộng sản và dùng Pháp để tiêu diệt phe quốc gia
Thỏa thuận ký kết giữa Hồ và Jean Sainteny vào ngày 6 tháng 3, năm 1946 cho phép quân Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam là một lừa đảo đôi. Bề ngoài, như thể Hồ nhượng bộ cho Pháp mang 25.000 lính tới Bắc Việt Nam để đổi lấy chuyện Pháp công nhận Cộng hòa Dân chủ Việt Nam là một nước tự do trong Liên bang Đông dương và Liên hiệp Pháp (Huyen 1971, 123, 131; Logevall 2012, 133).
Trên thực tế, đó là một hành động lừa đảo thiết kế bởi Hồ và Đảng ông ta, hoạt động dưới danh nghĩa Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, để đạt được hai mục tiêu chính: (i) có được công nhận là lực lượng hợp pháp chính trị Việt Nam duy nhất tại Việt Nam (Logevall 2012, 135), và (ii) dùng sức mạnh quân sự của Pháp trong việc loại bỏ các phe quốc gia đối thủ.
Hồ và Đảng ông ta biết sự cướp quyền của họ trong tháng 8 năm 1945 là bất hợp pháp vì nó không có hỗ trợ dân thực sự. Cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 được sắp đặt với quá nhiều bất thường (Huyền 1971, 107-110) đến nỗi Hồ và Đảng ông ta phải tìm cách để tuyên bố tính chất hợp lệ. Thỏa thuận Hồ-Sainteny cho thế giới và dân Việt Nam một cảm giác rằng chính phủ của Hồ không những hợp pháp, mà còn là lực lượng chính trị duy nhất đại diện cho Việt Nam. Ngoài ra, các phe quốc gia trở thành ngày càng đe dọa, nhất là với sự hỗ trợ của quân Trung hoa quốc gia đang chiếm đóng. Trong khi giả vờ thừa nhận 70 chỗ người quốc gia trong quốc hội, Hồ và Đảng ông ta ngấm ngầm chuẩn bị loại bỏ lực lượng họ. Pháp thích thú giúp một tay trong việc loại trừ này vì họ cũng sẽ dập tắt được một lực lượng đối lập.
Để ra vẻ ông ta miễn cưỡng ký thỏa thuận với Sainteny, Hồ nói rằng chẳng thà ông ta ngửi cứt Pháp trong một thời gian còn hơn ăn phân Tàu suốt đời (Logevall 2012, 133). Thực ra, ông ta đã biết Pháp sẽ quay trở lại miền Bắc Việt Nam có hoặc không có thỏa thuận giữa ông ta và Sainteny, và quân Tàu sẽ rời Việt Nam không bao lâu. Ông ta đã biết về cuộc đàm phán Trung-Pháp tại Chungking, dẫn đến một hiệp ước vào ngày 28 tháng 2 năm 1946 (Huyen 1971, 111). Theo hiệp ước Trung-Pháp này, để đổi lấy nhượng bộ rất nhiều từ Pháp, Tàu đồng ý rút quân đội ra khỏi Đông dương trong tháng ba năm 1946 (Huyen 1971, 111). Trên thực tế, một lực lượng khoảng 21.000 người thuộc sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa và sư đoàn thiết giáp Pháp đã được gửi đi trên tàu chiến từ Sài Gòn đến Bắc Bộ vào cuối tháng Hai năm 1946 (Logevall 2012, 132). Thỏa thuận Sainteny, do đó, chỉ đơn thuần cho Pháp an tâm là lực lượng Việt Nam sẽ không tham gia vào các hoạt động thù địch với Pháp.
Với giúp đỡ của Pháp, Việt minh dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp giết chết hàng ngàn người quốc gia một cách có hệ thống vào năm 1946 (Huyen 1971, 163). Cuộc tàn sát những người quốc gia và các lãnh tụ quốc gia tương lai được ghi rõ (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b). Khi chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh trong tháng 12 năm 1946, “không ngạc nhiên là Hồ đã trở thành lãnh tụ của lực lượng kháng chiến quan trọng duy nhất” vì “ông ta đã giết chết gần như tất cả những người khác” (Nixon 1985, 35).
8. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có được là nhờ sự giúp đỡ Tàu cộng và đóng góp của dân Việt vì được hứa hẹn cho ruộng đất
Trận Điện Biên Phủ (1954) được chính phủ cộng sản hoan hô là chiến thắng long trời lở đất. Theo chính phủ cộng sản, chiến thắng này “được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX” (Chính phủ CHXHCNVN). Câu này là lời xuyên tạc trắng trợn các sự kiện lịch sử. Đổ đồng Điện Biên Phủ với Bạch Đằng, Chi Lăng, và Đống Đa là một sự khinh thường tột đỉnh lịch sử Việt Nam và lăng mạ Ngô Quyền, Lê Lợi, và Nguyễn Huệ một cách không thể tha thứ được. Trận Điện Biên Phủ lu mờ so với các trận này về mọi phương diện.
Trận Điện Biên Phủ chỉ là một trận do Tàu cộng chỉ đạo đổi lấy hàng chục ngàn mạng dân Việt. Sự hỗ trợ của Tàu cộng cho Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ đã được biết rộng rãi (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b).
Để huy động lực lượng hỗ trợ hậu cần, Đảng của Hồ dựa vào nông dân nghèo với lời kêu gọi lòng yêu nước và hứa hẹn cho đất trong chiến dịch cải cách ruộng đất (Zhai 2000, 38). Cuối cùng, phe cộng sản huy động một lực lượng cung cấp khổng lồ gần 300.000 người nhờ vào cuộc kêu gọi lừa đảo cho lòng yêu nước buộc giới trí thức và công nhân hợp tác nhau để đánh Pháp (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b cho danh sách tài liệu tham khảo). Với 47.500 quân tổ chức thành năm sư đoàn và giúp đỡ quân sự vĩ đại từ Tàu cộng, hỗ trợ bởi lực lượng cung cấp khổng lồ, Việt Minh bao vây Điện Biên Phủ, phòng thủ bởi một lực lượng kết hợp khoảng 20.000 quân chiến đấu trong 55 ngày. Điện Biên Phủ xụp đổ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Thương vong Việt Minh được ước tính là 7.900 chết và 15.000 bị thương trong khi thương vong Pháp là 2.204 chết, 6.452 bị thương và 3.610 mất tích (Fall 2002, 484, 487).
Với những con số như vậy, làm sao mà ĐCSVN dám so sánh Điện Biên Phủ với Bạch Đằng, Chi Lăng, hoặc Đống Đa? Người nước ngoài không biết về trận Bạch Đằng, Chi Lăng, hoặc Đống Đa có thể tưởng là các trận lịch sử này tương tự như trận Điện Biên Phủ về tính chất trận đánh (bao vây đồn lũy trong 55 ngày), cuộc huy động lực lượng cung cấp và binh lính vĩ đại so với lực lượng địch nhỏ nhoi (350,000 so với 20,000), thương vong (23,000 so với 9,000), và trợ giúp ngoại bang dồi dào. Kẻ ngu xuẩn nào lại có thể nghĩ ra cách hạ nhục dân Việt và các anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Lợi, và Nguyễn Huệ như vậy?
Trận Điện Biên Phủ còn là dịp cho ĐCSVN vinh thánh Võ Nguyên Giáp. Tính chất tàn bạo, coi thường sinh mạng con người (kể cả lính mình), bất tài, và hèn nhát của Giáp đã được biết rõ (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b cho các nguồn tài liệu; Đặng 2013).
Ngày 13 tháng 10, 2013, đám tang Võ Nguyên Giáp được tổ chức linh đình. Hàng vạn người đứng bên lề đường khi quan tài ông ta được mang ra phi trường để được bay về Quảng Bình, quê ông ta. Cả ngàn người khóc lóc công khai. Gần một năm sau, ngày 2 tháng 9, 2014, cuốn phim “Sống Cùng Lịch Sử” do “hoàn toàn bằng kinh phí Nhà nước cấp” ở 21 tỷ đồng (khoảng 1 triệu đô la Mỹ) với nội dung ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Võ Nguyên Giáp được trình chiếu tại Hà Nội. Chỉ sau vài ngày, cuốn phim đã phải ngừng chiếu vì số lượng khán giả tới xem chỉ có 2, 3 người mỗi ngày (Tuổi 2014b). Nhiều người tự hỏi tại sao hàng vạn người chịu khó đứng bên lề đường khóc lóc trong đám tang Giáp mà chỉ có 2, 3 người đến coi phim vinh danh ông ta.
9. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu là một cuộc nổi dậy rộng lớn cần cả một sư đoàn quân đội đàn áp nhưng ĐCSVN làm giảm cường độ, xuyên tạc các lý do, và không đề cập đến sự đàn áp tàn bạo.
Trong tháng 11 năm 1956, nông dân từ huyện Quỳnh Lưu ở Nghệ An, phần lớn theo Công giáo, khởi đầu một cuộc nổi dậy kéo dài vài ngày. Nông dân phản đối “việc giam giữ thân nhân và tịch thu tài sản cho là dính líu tới chương trình cải cách ruộng đất, việc từ chối không cho quyền đi vào Nam…, và sự trừng phạt nặng nề những người đã cố đi” (Nutt 1970, 3). Vấn đề thực ra “bắt đầu xuất hiện từ 1955, khi dân làng chống đối là họ đã bị các viên chức chính phủ ngăn cản không cho di cư vào Nam” (Duiker 2000, 486-487). “Dân trong vùng có tiếng là tự trọng và độc lập” (JUSPAO 1966, 1), nhưng “cán bộ Đảng thường tố cáo các lãnh tụ Công giáo địa phương là những kẻ phản động và phá hoại” (Duiker 2000, 487).
Trong khoảng thời gian nhiều ngày, nông dân, “khoảng 20.000 người tổng cộng, trang bị gươm kiếm và nông cụ, đột kích lính gác cộng sản, lấy vũ khí họ, và nắm giữ các cơ sở chính quyền huyện” (JUSPAO 1966). Các khẩu hiệu họ, giống một cách lạ thường như các khẩu hiệu hiện đang dùng ở Việt Nam, gồm có “Đả đảo lũ cộng sản bán nước!” và “Chúng ta hãy đuổi bọn Tàu cộng ra khỏi Bắc Việt!” (Moyar 2006, 63). Tuy nhiên, không giống như tình trạng hiện nay tại Việt Nam khi lực lượng an ninh và cảnh sát ngoan ngoãn tuân theo chỉ thị chính quyền, tại Quỳnh Lưu, “nhiều binh sĩ, chính họ cũng từ gia đình nông dân, công khai hoặc ngầm theo phe dân nổi loạn” (JUSPAO 1966, 2). Vài đơn vị vũ trang từ huyện Quỳnh Lưu “gia nhập dân nổi loạn hàng loạt” (sđd.).
Hà Nội lập tức phái cả một sư đoàn quân đội tới vùng, trước là sư đoàn 304, sau đó có thêm các đơn vị tiểu đoàn pháo binh và hai trung đoàn (JUSPAO 1966, 3). Cũng có báo cáo là “Giáp phái đơn vị thân nhất của mình, sư đoàn 325, để đàn áp cuộc nổi loạn” (Currey 1999, 222). Lực lượng quân đội đàn áp cuộc nổi loạn nhanh chóng. “Các đơn vị tàn bạo của Giáp giết hoặc gây thương tích hơn một ngàn nông dân” (Currey 1999, 222). Họ còn “bắn bừa bãi vào đàn ông, đàn bà, và trẻ em” (Nutt 1970, 3). “Vào đỉnh cao chiến dịch, khoảng 20.000 quân tác chiến Bắc Việt truy nã độ 2.000 dân nổi loạn trốn chạy trên đồi núi” (JUSPAO 1966, 3). “Sau cùng, đa số dân nổi loạn bị giết hoặc bị bắt mặc dù vài trăm người tìm được cách chạy thoát vào Nam” (JUSPAO 1966). Ngoài ra, lực lượng chính quyền còn bắt và tống khứ hơn sáu ngàn người tới các trại lao động và cải tạo (Currey 1999, 222).
Tuy tính chất tàn bạo của cộng sản không hoàn toàn bất ngờ, phản ứng lẹ làng và to lớn hơi đáng ngạc nhiên. Thì ra lý do cho sự đàn áp nhanh chóng và tàn bạo là để cho Tàu thấy là mọi chuyện êm thấm. “Vào ngày 18 tháng 11, Chu Ân Lai dẫn một phái đoàn Tàu tới Hà Nội” (Ang 1997, 42). Dù chuyến thăm của Chu không được loan báo rầm rộ, chuyến đi “đã được biết trước” (sđd.). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), sốt sắng làm vui lòng quan thầy Tàu, không muốn Chu phải bận tâm tới một cuộc nổi dậy nào đó.
Với lý do hiển nhiên, ĐCSVN làm giảm cường độ của cuộc nổi dậy. Một bài báo cộng sản báo cáo là cuộc nổi dậy được dàn dựng bởi Mỹ và chính quyền Nam Việt. “Mỹ-Diệm chỉ huy bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng tự do tín ngưỡng xuyên tạc chủ trương sửa sai cải cách ruộng đất của ta, kích động giáo dân gây bạo loạn ở Quỳnh Lưu” (Lê 2004). Không có báo cáo về chuyện giết nông dân và việc tống hàng ngàn dân nổi loạn bị bắt tới các trại lao động và cải tạo.
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu năm 1956 giống cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh năm 1930 trên nhiều khía cạnh: địa danh (Nghệ An), dân nổi loạn (nông dân), cường độ, bạo lực, và sự đàn áp tàn bạo. Tuy nhiên, trong thế giới cộng sản, cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã đi vào quên lãng trong khi cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh được xưng với vinh quang là do bởi lãnh đạo sáng suốt của ĐCSVN.
10. Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi đến Tàu cộng (1958) lộ tính chất phản bội hoặc trò lừa đảo ngay cả với đồng bọn của ĐCSVN
Vụ công hàm Phạm Văn Đồng gửi cho Tàu đồng ý tuyên bố Tàu về lãnh hải đã được biết rộng rãi. Sự hiệu lực của lá thư Đồng vẫn còn trong tranh chấp, nhưng giá trị pháp lý của lá thư đó không phải là vấn đề ở đây.
Sự tranh chấp các đảo có thể được diễn giải theo hai cách, tùy theo ý tin của Hồ và các đồng chí về tình trạng sở hữu của các hòn đảo lúc đó. Nếu họ tin rằng các đảo thuộc về Bắc Việt lúc đó, thì lá thư của Đồng rõ ràng là bằng chứng về hành vi phản quốc của họ bí mật bán một phần lãnh thổ đất nước cho ngoại bang để có được “tình hữu nghị tốt đẹp” giữa hai nước. Nếu họ không tin rằng các đảo thuộc về Bắc Việt lúc đó và thay đó thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thì lá thư của Đồng rõ ràng là bằng chứng về hành vi lừa đảo của họ đối với người khác, ngay cả với người bạn thân nhất của họ. Trong cả hai trường hợp, Hồ và các đồng chí ông ta đã hành động thiếu đạo đức và vi phạm các yếu tố cơ bản của sự tin cậy và trung thực trong việc đối phó với dân họ hay với các nước khác trong vấn đề quốc tế.
Chính phủ CHXHCNVN có thể hoặc không thể thắng vụ tranh chấp các đảo về phương diện pháp lý, nhưng họ không thể thắng về phương diện đạo đức.
11. Mặt trận Giải Phóng miền Nam (1960) là một công cụ của cộng sản Bắc Việt nhưng ĐCSVN chối bỏ cho tới khi họ chiếm đoạt miền Nam năm 1975
Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập và điều khiển Mặt trận Giải Phóng (MTGP) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhưng chối bỏ là có liên kết với Mặt trận Giải Phóng trong nhiều năm (Joes 2001, 49). Chỉ sau khi Bắc Việt chiếm được Nam Việt Nam, họ mới công khai thừa nhận rằng “Chính phủ Cách mạng Lâm thời luôn luôn chỉ đơn giản là một nhóm phát ra từ VNDCCH” (trích dẫn trong Truong 1986, 268).
Có lẽ một trong những sự lừa đảo tồi tệ nhất của ĐCSVN là sự trở mặt với chính người của họ, MTGP và CPLT (Chính phủ lâm thời). “Sau chiến thắng 1975, Mặt trận và CPLT không những không có vai trò gì hơn nữa, họ còn trở thành một trở ngại tích cực trong sự củng cố quyền lực nhanh chóng” (Truong 1986, 268). Theo lời của cựu bộ trưởng tư pháp của CPLT, “với quyền lực trong tay, họ bắt đầu cho thấy bộ mặt thật của họ trong kiểu tàn bạo nhất” (sđd.).
12. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) được tiến hành bởi Hồ và ĐCSVN bằng cách lừa đảo dân miền Bắc và tạo chia rẽ hận thù trong dân Việt để phục vụ ngoại bang
Cái lừa đảo tồi tệ nhất, và cái bạo lực dùng để che đậy sự lừa đảo và / hoặc để đạt được các mục tiêu cộng sản, mà Hồ và ĐCSVN thực hiện, là kế hoạch hiểm ác của họ trong việc tiến hành chiến tranh chống lại miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ. Kế hoạch này hiểm ác vì nó lợi dụng tình huynh đệ thiết tha của dân Việt Nam và biến nó thành một mối thù sâu đậm với đế quốc và chính phủ ngụy tưởng tượng đưới danh nghĩa tinh thần yêu nước. Kết quả là sự phí phạm hàng triệu sinh mạng.
Hồ và ĐCSVN thực hiện sự lừa đảo của họ bằng những lời nói láo trắng trợn và bịp bợm. Đối với dân Bắc Việt, Hồ và ĐCSVN vẽ ra bức tranh miền Nam Việt Nam là một quốc gia bị áp bức bởi một chính phủ ác độc sử dụng một quân đội to lớn phục tòng đế quốc Mỹ. Nhiều người Bắc Việt tin rằng miền Nam Việt Nam là một nước nghèo vì dân bị lính Nam Việt Nam cướp bóc và họ có nhiệm vụ cao cả giải phóng anh em họ ra khỏi sự đàn áp và chấm dứt nỗi đau khổ của dân (Herrington 1982, 192). “Những kẻ lãnh tụ Hà Nội thực hiện một việc đáng kể là bán dân Bắc Việt cái sứ mệnh thiêng liêng cứu anh em miền Nam của họ khỏi nanh vuốt chủ nghĩa đế quốc” (sđd., 264).
Dương Thu Hương, một nhà văn và người bất đồng chính kiến, kinh ngạc về các lừa dối cộng sản khi bà chứng kiến tình trạng miền Nam so với miền Bắc vào năm 1975. Bà nói, “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người” (Đinh 2012).
13. Vụ Lê Văn Tám (1945) và Nguyễn Văn Bé (1967) cho thấy đầu óc ngu muội của người cộng sản trong việc bịa đặt hình ảnh anh hùng để phục vụ mục tiêu họ.
Câu chuyện về Lê Văn Tám và Nguyễn Văn Bé được biết rõ (Xem, thí dụ như, Nguyên 2013; Southerland 1971; Phan 2009). Cộng sản coi họ là anh hùng hy sinh tính mạng trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, và đưa họ lên hàng liệt sĩ. Vấn đề là có những yếu tố hư cấu trong các câu chuyện đó. Lê Văn Tám là một nhân vật bịa đặt với hành động anh hùng tưởng tượng dựa vào một sự kiện có thật, và Nguyễn Văn Bé là một người thật với câu chuyện hư cấu. Cộng sản Việt Nam nói láo và tạo dựng các chuyện đó. Không có người thật nào chết và không có hành động anh hùng nào được thực hiện.
Mặc cho chứng cớ không chối cãi được về các dối trá, chính phủ CHXHCNVN vẫn giữ hình ảnh anh hùng của họ. Câu chuyện Lê Văn Tám được kể trong sách giáo khoa trong trường tiểu học. Nhiều trường học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, đường xá, và nhiều địa danh trên khắp Việt Nam được đặt tên anh ta. Vài đường có tên Nguyễn Văn Bé được đổi lại sau 1975, nhưng vẫn có nhiều trường mang tên Nguyễn Văn Bé.
Đầu óc cộng sản không thể hiểu được. Qua việc giữ tên các anh hùng bịa đặt cho trường học, đường xá, và công viên, chính phủ CHXHCNVN khuyến khích lừa đảo, dối trá, và lừa gạt. Họ gợi ý cho dân là những câu chuyện về các anh hùng hoặc liệt sĩ cộng sản khác cũng có thể bịa đặt. Một mặt, sự ngu xuẩn này thực ra tốt vì quả thật nhiều câu chuyện về các anh hùng cộng sản là bịa đặt. Mặt khác, cái tai hại thật khủng khiếp vì những anh hùng thực sự trong lịch sử bị vạ lây. Thông điệp rõ ràng họ muốn gửi tới trẻ em là, “Nói láo không sao, miễn là chuyện đó phục vụ mục tiêu cách mạng và ca ngợi tinh thần hào hùng của dân Việt.” Thảo nào học sinh Việt Nam ghét học sử. Đối với các em, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và các anh hùng dân tộc khác chắc chỉ là những nhân vật bịa đặt, y như Lê Văn Tám; hoặc họ có thể là người thật nhưng hành động anh hùng của họ là hư cấu, y như hành động của Nguyễn Văn Bé.
14. Sự kiện UNESCO (1989) không những lừa bịp dân Việt mà còn là một quốc nhục khi Hồ Chí Minh bị so sánh tệ mạt hơn một học giả Thái Lan.
Vào năm 1987, chính phủ CHXHCNVN thông báo UNESCO là Việt Nam sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Hồ vào ngày 19 tháng 5 năm 1990, và nói rằng Hồ là một người vĩ đại cho nền văn hóa Việt Nam (Bùi 2006, 82). UNESCO chỉ thông qua một kiến nghị đề nghị các nước thành viên tham gia trong lễ tưởng niệm sinh nhật thứ 100 của Hồ, ghi nhận rằng “năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và người vĩ đại trong nền văn hóa Việt Nam” (“the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture”) (Bùi 2006, 81-83; UNESCO 1987).
Bằng cách rõ ràng dùng tính từ “Việt Nam” ở đầu nhóm chữ để mô tả toàn bộ nhóm chữ, UNESCO chỉ đơn giản lập lại những gì mà chính phủ CHXHCNVN đòi hỏi rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và một người vĩ đại trong nền văn hóa Việt Nam. Tất nhiên ông ta là anh hùng và người vĩ đại với cộng sản của Cộng sản Việt Nam, cùng một cách như Hitler là anh hùng và người vĩ đại với Nazi của Đức Quốc Xã Nazi, Kim Jong Il với người Bắc Hàn của Bắc Triều Tiên, Mao Trạch Đông với người Tàu cộng của Trung Quốc, và Stalin với người Soviet cộng sản của Liên Xô trong lúc họ sống.
Mặc dù sự chỉ định này thật rõ ràng, các viên chức cộng sản Việt Nam, không biết vì ngu dốt, thiếu hiểu biết, hoặc cố tình bóp méo sự thật, giải thích nhóm chữ của UNESCO là “anh hùng giải phóng quốc gia Việt Nam và người vĩ nhân quốc tế về văn hóa.” (Nhấn mạnh thêm.) Chỉ định Hồ là một trong “những người văn hoá vĩ đại trên thế giới” được bao gồm trong sách giáo khoa dùng trong các trường học Việt Nam (“Hồ Chí Minh còn là một Danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn”) (BGDĐT 2011, 141). Lời tuyên bố Hồ là một “người văn hóa nổi tiếng thế giới” được công bố trên các phương tiện truyền thông của chính phủ (Chinhphu 2010; Trương 2014).
UNESCO rõ ràng từ chối thừa nhận Hồ là người văn hóa quốc tế. Thay vì vậy, UNESCO thừa nhận một công dân Thái Lan là một học giả văn chương thế giới trong cùng phiên họp và gồm câu đó trong cùng đoạn văn. Việc này là bằng chứng cụ thể là Hồ, một lãnh tụ quốc gia, bị coi là tệ hơn một công dân Thái.
Trong cả phân đoạn (phân đoạn 18.65) trong nghị quyết, UNESCO chỉ dùng những từ như “quốc gia (national),” và “Việt Nam” để mô tả Hồ. Ngoài ra, UNESCO cẩn thận dùng từ cho hành động là “ghi chú (noting),” và “xem xét/ cân nhắc (considering).” Ngược lại, trong phân đoạn dành cho kỷ niệm một trăm năm sinh nhật của Phya Anuman Rajadhon, một học giả Thái Lan, UNESCO phát biểu, “Thừa nhận rằng Phya Anuman Rajadhon là một học giả vĩ đại, những đóng góp của ông cho thế giới văn học sẽ luôn luôn được nhớ và quý, và là tia sáng hướng dẫn những người đương thời với ông và các thế hệ theo sau tiến đến chân lý, tốt lành và đẹp đẽ” (“Recognizing that Phya Anuman Rajadhon was a great scholar whose contributions to the literary world will always be remembered and appreciated, and was the light that guided his contemporaries and succeeding generations towards truth, goodness and beauty”) (UNESCO 1987, 133. Nhấn mạnh trong nguyên tác.)
Sự dùng các từ “thừa nhận/ công nhận (recognizing)” và “thế giới văn học (literary world)” trong phần mô tả Phya Anuman Rajadhon khác hẳn với những từ “ghi chú (noting),” “xem xét/ cân nhắc (considering)” và “quốc gia (national)” mô tả Hồ. Vì UNESCO dùng “thừa nhận/ công nhận” và “thế giới văn học” cho Phya Anuman Rajadhon nhưng không dùng những từ ngữ đó cho Hồ Chí Minh trong cùng một đoạn và trong cùng một phiên họp, rõ ràng là UNESCO từ chối “thừa nhận/ công nhận” Hồ về đóng góp của ông ta trong lãnh vực văn hóa, giáo dục, và nghệ thuật, cho dù ở trong Việt Nam, chứ đừng có nói là xem xét Hồ cho tầm vóc đó ở mức thế giới. Chắc chắn, thừa nhận Hồ về đóng góp của ông ta cho thế giới văn hóa là một chuyện không thể có được.
Thật là quái đản khi chính phủ CHXHCNVN không hiểu được các sự khác biệt đơn giản như vậy. Vì Phya Anuman Rajadhon chỉ đơn thuần là một học giả Thái Lan và Hồ Chí Minh là một lãnh tụ quốc gia, chuyện này nên coi như một tủi nhục quốc gia. Thay vì vậy, chính phủ CHXHCNVN xuyên tạc lời UNESCO, hãnh diện về chuyện đó, và loan báo cho cả nước. Trong khi thế giới, và đặc biệt là Thái Lan, đang chê cười Việt Nam, nhân dân Việt Nam khoe khoang Hồ là “người văn hóa nổi tiếng thế giới.” Ngoài việc dùng một kẻ không xứng đáng để đại diện cho nền văn hóa Việt Nam, chính phủ CHXHCNVN lại còn làm tình trạng tệ hơn qua việc xuyên tạc sự thật để lừa gạt dân.
Còn có cái ô nhục nào nghiêm trọng hơn mà chính phủ CHXHCNVN có thể mang đến cho dân Việt Nam?
15. Bộ phim “Mậu Thân 1968” (2013) của đạo diễn Lê Phong Lan là một nỗ lực tuyệt vọng trong việc xóa bỏ tội ác không tả xiết của cộng sản.
Ngày 25 tháng 1 năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 khởi đầu phát hình bộ phim “Mậu Thân 1968” gồm 12 tập, do đạo diễn Lê Phong Lan thực hiện (Lê 2013). Theo Lê Phong Lan, bà ta đã đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 10 năm, “đã gặp và phỏng vấn khoảng 200 nhân chứng” cả mọi bên (cộng sản, Mỹ, và Việt Nam Cộng Hòa) để đi tìm sự thật (Lê 2013). Đáng buồn thay, cái sự thật mà Lê Phong Lan đi tìm, thực ra chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng trong việc xóa bỏ tội ác không tả xiết của cộng sản. Một cách khôi hài, bộ phim “Mậu Thân 1968” dường như cho thấy sau 45 năm im lặng, đã đến lúc phe cộng sản đem “sự thật” ra ánh sáng. Có ai tin là người cộng sản chịu im lặng trong 45 năm khi họ bị “vu oan”? Tuyên truyền là tài năng họ hãnh diện mà họ chịu im lặng trong 45 năm?
Một cách trắng trợn, tập 8, nhan đề “Khúc ca bi tráng,” chối bỏ cuộc thảm sát tại Huế do Việt Cộng, và đổ lỗi cho bom đạn Mỹ và quân đội VNCH. Trong một khúc phim, Lê Phong Lan phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân, kẻ nói rằng cuộc thảm sát là do phản kích tâm lý chiến của phe VNCH. Đoạn phim trích dẫn lời các học giả Hoa Kỳ Noam Chomsky, Edward S. Herman, và D. Gareth Porter cho rằng những người chết trong các hầm chôn tại Huế là do bom đạn Mỹ, do quân VNCH trả thù những cảm tình viên cộng sản khi tái chiếm Huế, và là những người lính cộng sản bỏ xác tại chiến trường. Luận điệu chống đỡ này chẳng có giá trị gì cả. Ai cũng biết Nguyễn Đắc Xuân là một trong những tên sát nhân đã giết những người dân Huế. Những kẻ sát nhân khác gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Nguyễn Thị Đoan Trinh. Phỏng vấn một chiều một kẻ bị coi là sát nhân về tội ác mà hắn coi là gây ra là một chuyện ghê tởm trong phim tài liệu lịch sử. Trích dẫn lời của những học giả phản chiến về cuộc chiến quả thật là một nỗ lực ngu xuẩn của những kẻ muốn sửa lại lịch sử.
Do đó, không ngạc nhiên khi bộ phim “Mậu Thân 1968” không hề đề cập đến một nhân chứng vả tài liệu quan trọng nhất về vụ thảm sát Mậu Thân: Bác sĩ Alje Vennema và cuốn sách ông, nhan đề “Cuộc Thảm Sát tại Huế bởi Việt Cộng” xuất bản năm 1976 (Vennema 1976). Bác sĩ Alje Vennema, một cảm tình viên cho phong trào phản chiến, là nhân chứng đáng tin cậy nhất về vụ thảm sát Mậu Thân vì ông đích thân tham gia trong việc tìm các hầm chôn nạn nhân và khám xét hài cốt nạn nhân để xác định nguyên nhân chết với cặp mắt chính xác của một bác sĩ. Chính D. Gareth Porter, sử gia phản chiến Hoa Kỳ và là kẻ bênh vực cộng sản, công nhận Bác sĩ Vennema là nhân chứng. Porter, tuy nhiên, dùng những báo cáo tương phản với những báo cáo của Bác sĩ Vennema.
Trong sách ông, Bác sĩ Vennema mô tả rất chi tiết các hầm chôn, số nạn nhân, cách thức họ chết. Ngoại trừ một số it có thể chết vì súng đạn, đa số bị chết vì hành quyết, tay trói ngược ra sau, giẻ nhét vào miệng. Bác sĩ Vennema tự hỏi, “Phải chăng người Mặt Trận [Giải Phóng] và đám đỡ đầu ở Hà Nội nghĩ rằng họ có quyền giết, như thể bất cứ ai cũng có quyền giết người?” (Vennema 1976, 183). “Bất cứ họ muốn đạt được chuyện gì, thảm kịch Huế sẽ mãi mãi là bản cáo trạng hành vi họ” (sđd.). Bác sĩ Vennema nhấn mạnh là không có lẫn lộn trong việc giết người. “Các cuộc giết người không phải do bởi nóng giận, hoảng hốt, hoặc trước khi rút lui; chúng được cân nhắc kỹ lưỡng trước đó. Đa số nạn nhân là những người được đánh dấu có tên trên danh sách những người bị tiêu diệt, còn những người khác là vì họ có dính líu với quân đội hoặc chính quyền Sài gòn” (sđd., 184).
Ngoài cuốn sách của Bác sĩ Vennema, có hàng trăm nhân chứng và tài liệu cho thấy cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968 là một cuộc giết người tập thể dã man của cộng sản Việt Nam theo chính sách cộng sản Bắc Việt. Chi tiết về những hầm chôn nạn nhân và nguồn các tài liệu này được ghi chép tỉ mỉ (Xem, thí dụ như Vennema 1976; Cao-Đắc 2014a, 356-362).
Bác sĩ Vennema từ trần năm 2011 tại British Columbia, Canada. Nếu quả thật Lê Phong Lan là người muốn tìm hiểu sự thật “trong suốt 10 năm” thì bà ta nên phỏng vấn ông lúc ông còn sống, hoặc it nhất bà ta lẽ ra tham khảo cuốn sách ông. Lê Phong Lan tuyên bố, “Có người hỏi tôi làm phim tài liệu lịch sử có công bằng không, tôi xin trả lời, tôi phải công bằng vì đó là nghề nghiệp, là thanh danh của tôi” (Lê 2013). Lê Phong Lan quả thật đã cho một định nghĩa mới cho “công bằng” hoặc bà ta đã coi thường chính thanh danh mình, nếu bà ta có thanh danh.
16. Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (2014) toan tính lấp liếm tội ác giết hơn 170.000 dân vô tội
Ngày 8 tháng 9 năm 2014, Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia mở cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất 1946 – 1957 với thông cáo: “Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách ruộng đất 1946-1957 là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957” (Dân 2014a). Cuộc triển lãm trưng bày gần 150 hiện vật, tài liệu gốc, và hình ảnh về cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc trong thập kỷ 1950, nhưng không có cái gì trưng bày về cuộc hành quyết hơn 170.000 nạn nhân.
Cuộc triển lãm dự trù mở cửa cho công chúng cho tới cuối năm 2014 nhưng chỉ sau bốn ngày, cuộc triển lãm đóng cửa với lý do kỳ lạ là “sự cố điện” (Tuổi 2014a). Sự đóng cửa bất ngở của cuộc triển lãm cho thấy ĐCSVN nhận ra cái dại dột của họ khi cố gắng che đậy tội ác giết hơn 170,000 dân vô tội. Lần này, ĐCSVN không còn lừa gạt dân với những lởi lẽ lừa đảo vì sự thật của cuộc CCRĐ đã được phổ biến khắp nơi qua các phương tiện truyển thông và Internet.
Cuộc triển lãm khơi lại vết thương của cuộc thảm sát dã man dân vô tội trong một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Nó nhắc nhở thân nhân còn sống của những nạn nhân về mối thương đau mà họ đã chịu đựng trong hơn nửa thế kỷ. Tại sao chính phủ CHXHCNVN muốn làm vậy?
Kết luận
ĐCSVN hiện hữu hơn tám mươi năm nhờ vào ba yếu tố: lừa đảo, tàn bạo, và may mắn. Ta chẳng làm gì được với may mắn. Cũng khó thay đổi bản chất tàn bạo của người cộng sản. Nhưng lừa đảo là cái móc nối yếu nhất của họ. Nó có thể bị phơi bày.
ĐCSVN không bao giờ thực sự thừa nhận họ đã phạm những hành vi lừa đảo. Điều này cho thấy họ sẽ tiếp tục lừa đảo và vi phạm hành vi tội phạm. Thực ra, đó chính là những gì đang xảy ra ngay bây giờ tại Việt Nam. Ngoài ra, cần có thời gian cho một sự lừa đảo được khám phá. Bất cứ những gì ĐCSVN đang làm bây giờ có thể không được biết đến cho đến khi hai mươi, ba mươi, hay năm mươi năm sau. Hai mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng số thương vong của Bắc Việt cuối cùng mới được tiết lộ. Năm mươi năm sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, ĐCSVN mới tiết lộ tổng số địa chủ bị hành quyết. Sáu mươi năm sau vụ Lê Văn Tám, câu chuyện thật mới lộ ra. Dưới hệ thống độc đảng không có cơ chế kiểm tra và cân bằng, không có cách nào mà dân Việt biết những gì chính phủ đang làm.
Phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết,” phát động bởi Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào tháng 9, 2014 (Dân 2014b), đòi hỏi chính quyền đáp ứng với công chúng về những việc ảnh hưởng đến chủ quyền đất nước. Với cái văn hóa lừa đảo và dối trá sâu đậm, cộng với bản chất tàn ác và hiểm độc, xác suất cho việc ĐCSVN thỏa mãn yêu cầu này hầu như là con số không. Tuy nhiên, phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” có vẻ là một hóa trang tài tình, vô tình hay cố ý, cho một phong trào hay chiến dịch mạnh mẽ hơn, hoặc là một chiến thuật làm chia trí hay đánh lạc hướng ĐCSVN. Bất cứ ý định họ là gì, ĐCSVN chẳng làm gì được với người dân muốn biết chuyện gì đang xảy ra với đất nước. Ít nhất nó là một thông điệp to và rõ cho ĐCSVN là dân Việt Nam không còn là đàn thú ăn cỏ sợ đám linh cẩu hiểm ác.
Phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” ngầm có một phong trào em bổ sung đồng hành: phong trào “Chúng Tôi Không Muốn Biết” hoặc “Chúng Tôi Không Thèm Biết.” Phong trào em này nhắm vào những lừa đảo lịch sử bao che cho các tội ác quá khứ của ĐCSVN hoặc xuyên tạc sự thật để tô điểm hình ảnh cộng sản.
Cả hai phong trào đều có thông điệp to và rõ cho ĐCSVN.
Thực vậy, dân Việt đã quát to và rõ thông điệp “Chúng Tôi Không Muốn Biết” hoặc “Chúng Tôi Không Thèm Biết” vào những lừa đảo lịch sử của phim “Sống Cùng Lịch Sử” và cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất.
Kế tiếp sẽ có những tiếng quát to và rõ của tuổi trẻ Việt Nam.
Tuổi trẻ Việt Nam vẫn thường bị chê trách là vô cảm với tình hình hiện tại ở Việt Nam và ít lo nghĩ đến tương lai đất nước. Sự chỉ trích này còn sâu đậm thêm bởi các chống đối cho dân chủ do sinh viên học sinh dẫn đầu tại Hồng Kông, gọi là chiến dịch Chiếm Trung Tâm (Occupy Central) hoặc Cách Mạng Dù (Umbrella Revolution). Tuy chỉ trích này có phần đúng ở chỗ nó phản ảnh sự có vẻ thờ ơ hoặc không hành động của tuổi trẻ trong các cuộc chống đối xâm lược Tàu tại Biển Đông hoặc các biểu tình dân chủ khác, nó có thể không công bình. Là nạn nhân, tuổi trẻ Việt Nam phải trước hết phá vỡ xiềng xích gông cùm đã nhốt trí tuệ các em và giải thoát mình ra khỏi ngục tù tâm thần của cộng sản. Cái tiến trình này cần có thời gian. Nó có thể nhanh, vài tuần, vài tháng, hoặc chậm, vài năm. Nhưng chuyện đó có thể làm được. Thật vậy, nhiều người trẻ đã cho thấy các em đã thoát khỏi ngục tù tâm thần của cộng sản và đang tranh đấu cho dân chủ.
Một khi các em được giải thoát, các em sẽ biết quý ý nghĩa của lòng yêu nước. Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ sẽ không còn chỉ là các tên trong sách sử hoặc các nhân vật trong kịch, phim. Hội Nghị Diên Hồng, các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa sẽ không còn chỉ là những biến cố nhàm chán từ quá khứ xa xôi. Các em sẽ chợt nhận ra lịch sử Việt Nam là một phần của đời các em, là cái gì tạo nên các em bây giờ, và con cháu các em mai sau.
Bấy giờ, không cần phải ai nói, các em sẽ đứng lên và hành động.
Đúng vậy, sẽ có những tiếng quát to và rõ của tuổi trẻ Việt Nam. Tiếng quát của các em sẽ như là những tiếng gầm hùng vĩ của các con sư tử trẻ trở về để lấy lại đất đai mình từ lũ linh cẩu hiểm ác.
Và các em sẽ không chỉ quát thông điệp. Các em sẽ kèm theo thông điệp mình với hành động cụ thể.
Cao Đắc Tuấn
______________________________
Tài liệu tham khảo
1. Ang, Cheng Guan. 1997. Vietnamese Communists’ Relations with China and the Second Indochina Conflict, 1956-1962. McFarland & Company, North Carolina, U.S.A
2. Bartholomew-Feis, Dixee. 2006. The OSS and Ho Chi Minh: Unexpected Allies in the War against Japan. University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.
3. Bernal, Martin. 1981. The Nghe-Tinh Soviet Movement 1930-1931. Past and Present, No. 92 (1), 148-168.
4. BGDĐT (Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2011. Ngữ Văn 7 tập 1 (Language, Grade 7, vol. 1). Nguyễn Khắc Phi (Chief Ed.). Eighth edition, Giáo dục Việt Nam, Hanoi, Vietnam.
5. Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, U.S.A.
6. Buttinger, Joseph. 1967. Vietnam: A Dragon Embattled. Volume I – From Colonialism to the Vietminh. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A.
7. Bùi Tín. 2006. Bùi Tín tâm tình với tuổi trẻ Việt Nam (Bùi Tín in heart-to-heart talk with Vietnamese youth). Vietnamese Publishers Consortium, Virginia, U.S.A.
8. Cao-Đắc Tuấn. 2014a. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
9. Cao-Đắc Tuấn. 2014b. “Không Cờ Trắng.” 7-5-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/khong-co-trang.html (truy cập 20-9-2014).
10. Cao-Đắc Tuấn. 2014c. Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương. 21-8-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/tai-ong-kich-cua-ho-chi-minh-duoi-mat.html (truy cập 30-9-2014).
11. Chính phủ CHXHCNVN. Không rõ ngày. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, hiệp định Giơnevơ được ký kết.
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=698&articleId=10001574 (truy cập 20-9-2014).
12. Chinhphu. 2010. Trao tặng bản Nghị quyết UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2-10 2010.
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Trao-tang-ban-Nghi-quyet-UNESCO-ton-vinh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh/201010/37063.vgp (truy cập 25-9-2014).
13. Chinhphu. 2014. Cách mạng tháng Tám: Bài học lịch sử, giá trị tương lai. 1-9-2014.
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cach-mang-thang-Tam-Bai-hoc-lich-su-gia-tri-tuong-lai/207489.vgp (truy cập 24-9-2014).
14. Currey, Cecil B. 1999. Victory at Any Cost. Potomac Books, Inc, Washington, D.C., U.S.A.
15. Dân Làm Báo. 2014a. Cuộc triển lãm những oan hồn. 11-9-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/cuoc-trien-lam-nhung-oan-hon.html (truy cập 19-9-2014).
16. Dân Làm Báo. 2014b. Thư ngỏ của MLBVN về Chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết. 17-9-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/thu-ngo-cua-mlbvn-ve-chien-dich-chung.html (truy cập 27-9-2014).
17. Dommen, Arthur J. 2002. The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
18. Duiker, William J. 1973. The Red Soviets of Nghe-Tinh: An Early Communist Rebellion in Vietnam. J. of Southeast Asian Studies, Vol. 4, No. 2 (Sept. 1973), 186-198.
19. ___. 1996. The Communist Road to Power in Vietnam. Westview Press, Colorado, U.S.A.
20. ___. 2000. Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, New York, U.S.A.
21. Đặng Chí Hùng. 2013. Những sự thật cần phải biết (phần 19) – Sự thật về Võ Nguyên Giáp. originally posted 5-9-2013, reposted 24-9-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-19-su.html (truy cập 24-9-2014).
22. ĐCSVN (Đảng cộng sản Việt Nam). 1976. Những Sự Kiện Lịch Sử Đảng, Tập I (1920-1945)(Accounts/Facts on the Party History – Volume I (1920-1945)). Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (Research committee on the history of Party Central). Sự Thật, Hà Nội, Vietnam.
23. ĐCSVN. 2012. Kỷ niệm 82 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, khánh thành khu di tích lịch sử Xô Viết ngã ba Nghèn (Celebrating the 82nd anniversay of the Soviet Nghệ Tĩnh, unveiling the Soviet historical site of the Nghèn road fork). 12-9-2012.
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=542908 (truy cập 21-9-2014).
24. Đinh Quang Anh Thái. 2012. Dương Thu Hương: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ.” 17-4-2012.
http://www.viet-studies.info/DuongThuHuong_DQAT_2.htm (truy cập 28-9-2014)
25. Fall, Bernard B. 2002. Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu, Da Capo Press, U.S.A.
26. Harrison, James P. 1989. The Endless War: Vietnam’s Struggle for Independence. Columbia University Press, New York, U.S.A.
27. Herrington, Stuart A. 1982. Stalking the Vietcong – Inside Operation Phoenix: A Personal Account. Presidio Press, New York, U.S.A.
28. Huyen, N. Khac. 1971. Vision Accomplished? The Enigma of Ho Chi Minh. The Macmillan Company, New York, U.S.A.
29. Jamieson, Neil L. 1995. Understanding Vietnam. University of California Press, California, U.S.A.
30. Joes, Anthony James. 2001. The War for South Vietnam, 1954-1975. Praeger Publishers, Connecticut, U.S.A.
31. JUSPAO. 1966. The Quynh Luu North Vietnam Uprising, November 13, 1956. Added 16 May, 2002.
http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=0720124004 (accessed 29-9-2014).
32. Lacouture, Jean. 1968. Ho Chi Minh: A Political Biography. Translated from the French by Peter Wiles. Translation edited by Jane Clark Seitz. Random House, New York, U.S.A.
33. Lê Tâm. 2013. Lần đầu tiên khai mở bí mật về Mậu Thân 1968. 23-1-2013.
http://danviet.vn/hau-truong-giai-tri/lan-dau-tien-khai-mo-bi-mat-ve-mau-than-1968-87845.html (truy cập 18-9-2014).
34. Lê Văn Hối. 2004. Dẹp bạo loạn ở Quỳnh Lưu. Trích QĐND 25-10-2004.
http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=300 (truy cập 29-9-2014).
35. Logevall, Fredrik. 2012. Embers of War. Random House, New York, U.S.A.
36. Marr, David G. 1997. Vietnam 1945: The Quest for Power. First paperback printing. University of California Press, California, U.S.A.
37. McLane, Charles B. 1966. Soviet Strategies in Southeast Asia – An Exploration of Eastern Policy under Lenin and Stalin. Princeton University Press, New Jersey, U.S.A.
38. Moyar, Mark. 2006. Triumph Forsaken – The Vietnam War, 1954-1965. Cambridge University Press, New York, U.S.A.
39. Nguyên Anh. 2013. Anh hùng Nguyễn Văn Bé !? 14-11-2013.
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/anh-hung-nguyen-van-be.html (truy cập 23-9-2014).
40. Nguyễn Minh Cần. 2001. Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những Biến Động trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế (The Vietnamese Communist Party during the Turmoil of the Comintern Movement). Tuổi Xanh. Unknown location.
41. Nixon, Richard. 1985. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A.
42. Nutt, Anita Lauve. 1970. On the Question of Communist Reprisals in Vietnam.
http://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/papers/2008/P4416.pdf (truy cập 29-9-2014).
43. Phan Huy Lê. 2009. Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám. Bài đăng trên Tạp chí Xưa & Nay số ra tháng 10 năm 2009.
http://daotao.vtv.vn/gs-phan-huy-le-tra-lai-su-that-hinh-tuong-le-van-tam/ (truy cập 23-9-2014).
44. QĐND. 2010. Nhớ “Tuần lễ vàng”, nghĩ về “lòng dân” (Remember the “Gold Week,” think about the “people’s heart”). 28-8-2010.
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/271/271/271/122209/Default.aspx (truy cập 27-9-2014)
45. Southerland, Daniel. 1971. Christian Science Monitor issue June 8, 1971. Also available as translated text “Vẽ và xóa anh hung,” translated by Trần Quốc Việt. 12-2-2012.
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/ve-va-xoa-anh-hung.html (truy cập 23-9-2014).
46. Truong Nhu Tang. 1986. A Vietcong Memoir. With David Chanoff and Doan Van Toai. Vintage Books, New York, U.S.A.
47. Trương Tấn Sang. 2014. Diễn văn của Chủ tịch nước nhân Chiến thắng Điện Biên Phủ. 7-5-2014.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140507/dien-van-cua-chu-tich-nuoc-nhan-chien-thang-dien-bien-phu.aspx (truy cập 25-9-2014).
48. Tuổi Trẻ. 2014a. Triển lãm Cải cách ruộng đất: Cần sòng phẳng với lịch sử. 9-9-2014.
http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Kinh-te/Du-Lich/Van-hoa/1059683173,Trien-lam-Cai-cach-ruong-dat-Can-song-phang-voi-lich-su.ttm (truy cập 21-9-2014).
49. ___. 2014b. Đầu tư tiền tỉ, phim “chết” khi ra rạp. 19-9-2014.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20140919/dau-tu-tien-ti-phim-chet-khi-ra-rap/647782.html (truy cập 20-9-2014).
50. UNESCO. 1987. Records of the General Conference, Twenty-fourth Session, Paris, Volume I – Resolutions. 1987.
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf (truy cập 25-9-2014).
51. Vennema, Alje. 1976. The Viet Cong Massacre at Hue, Vantage Press, New York, U.S.A., 1976.
52. Vu Ngu Chieu. 1986. The other side of the 1945Vietnamese Revolution: The Empire of Vietnam (March – August 1945). Journal of Asian Studies XLV, No. 2 (Feb. 1986), 293-328.
53. Zhai, Qiang. 2000. China and the Vietnam Wars, 1950 – 1975. The University of North Carolina Press, North Carolina, U.S.A.
54. Willbanks, James H. 2009. Vietnam War Almanac. Facts on File, Inc., New York, U.S.A.