Nhân sự Hoa Vi bị cấm tham gia bình duyệt nghiên cứu khoa học

Công ty Hoa Vi trên đường phá sản

Lời người post: Hoa Vi là tiền đồn của “Made in China 2025”, công cụ đắc lực để Trung Cộng mang tham vọng thống lãnh toàn cầu năm 2025 – theo báo chí của Trung Cộng – Tập Cân Bình nổ sản rằng 2025 Trung Cộng sẽ bán hàng hóa high technology khắp thế giới, mộng làm cai thầu bao trùm vũ trụ trở thành siêu cường kinh tế, đánh sụp vai trò quán quân của Mỹ hiện nay.  Những kỹ thuật của Trung Cộng toàn đồ ăn cắp, chắp vá biến chế ngoài mặt trông đẹp mắt nhưng bên trong nhiều lỗ hổng kỹ thuật khó vượt qua.  Thử hỏi rằng một tên ăn trộm làm sao giàu hơn ông chủ được? Ở đây cũng thế, sự tiến bộ hào nhoáng của Trung Cộng hiện nay dựa trên “nghề” đi ăn cắp của thiên hạ.

Ăn cắp nổi tiếng, cho nên ngay cả tạp chí IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)  chiếm khoảng 30% số ấn phẩm trên toàn thế giới trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, và khoa học máy vi tính, với hơn 100 tập san học thuật có chọn lựa (peer-reviewed journal). Nội dung của những journal này cũng như của hàng trăm hội nghị (conference) thường niên hiện có trên thư viện IEEE. IEEE cũng xuất bản trên 750 cuốn hội nghị (conference proceeding) mỗi năm. Ngoài ra, IEEE Standards Association duy trì hơn 1.300 tiêu chuẩn trong kỹ thuật. 

Tờ báo giá trị như vậy nay cũng loại nhân sự của Hoa Vi, cấm tham gia bình duyệt tập san nghiên cứu khoa học này, gồm cả việc làm biên tập cho những tạp chí khoa học trực thuộc tổ chức này. Thật nhục nhã cho một dân tộc tự xưng “Đại Hán”

Trong thông cáo ra ngày 30/5, Viện Kỹ nghệ điện- điện tử quốc tế (IEEE), tổ chức chuyên môn kỹ thuật lớn nhất thế giới đóng tại New York (Mỹ), cho biết, họ phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ luật pháp Mỹ cùng tất cả mọi quy định liên quan để tự bảo vệ tổ chức, tình nguyện viên và thành viên.

Theo quyết định này, nhân sự Hoa Vi chỉ bị cấm tham gia bình duyệt nhưng vẫn còn tư cách hội viên, quyền bỏ phiếu hay tham gia nhiều hoạt động khác (chẳng hạn như nộp bài chuyên môn để xuất bản).

Bình duyệt (peer review) là một trong những chuẩn mực vàng của khoa học, mà trong đó các nhà khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu của những đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác và chặt chẽ.

IEEE lý giải, do đặt trụ sở tại New York nên có trách nhiệm pháp lý theo luật pháp Mỹ. Tổ chức nhận định lệnh hạn chế xuất do chính quyền Washington ban hành với Hoa Vi không chỉ bao trùm hàng hóa, phầm mềm mà còn cả thông tin kỹ thuật.

IEEE đã cảnh báo các thành viên về hậu quả pháp lý nghiêm trọng nếu vẫn tiếp tục sử dụng nhân sự Hoa Vi như người đánh giá hoặc biên tập viên cho công tác bình duyệt.

Quyết định của IEEE được rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc ngày 29/5, gây ra phản ứng giận dữ từ một số nhà khoa học hàng đầu của nước này. Họ mô tả động thái của IEEE là “chống khoa học” và “vi phạm tự do học thuật”.

Giáo sư Trương Hải Hà thuộc Học viện Vi điện tử (Đại học Bắc Kinh) thông báo bà nộp đơn xin ra khỏi IEEE vì quyết định trên.

“Là một giáo sư, tôi không thể chấp nhận chuyện này”, bà Trương viết trong thư gửi Chủ tịch tổ chức là ông Toshio Fukuda. Thông tin nữ học giả tự nguyện rút khỏi nhận được hơn 40.000 lượt xem. Một làn sóng kêu gọi tẩy chay IEEE xuất hiện sau dòng thông báo của nữ học giả Trương.

Giáo sư Chu Chí Hoa thuộc Đại học Nam Kinh nhận định nên vận động IEEE chuyển trụ sở từ Mỹ sang nước khác, ví dụ như Thụy Sĩ. Ông kêu gọi giới khoa học trong nước ủng hộ tạp chí chuyên ngành tiếng Anh do Trung Quốc xuất bản hơn nữa.

Tập đoàn Hoa Vi hiện chưa đưa ra bình luận gì.

IEEE, thành lập năm 1963, là tổ chức chuyên môn kỹ thuật lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 12/2018, IEEE có hơn 422.000 thành viên từ hơn 160 quốc gia. Hơn 50% thành viên (chuyên gia điện tử, khoa học máy tính và các ngành kỹ thuật liên quan) không phải công dân Mỹ.

Tổ chức này cũng xuất bản khoảng 200 tạp chí, tài trợ hàng nghìn hội nghị ở 103 quốc gia. Không rõ bao nhiêu thành viên IEEE đến từ Trung Quốc, nhiều thông tin cho biết có ít nhất 80 người của Hoa Vi là hội viên.

Hai tuần trước chính quyền Mỹ ban hành sắc lệnh hành pháp, cấm công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông sản xuất bởi đơn vị gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời cấm Hoa Vi và các chi nhánh mua phần mềm, linh kiện từ nhà cung cấp Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ chính quyền.

Ngay sau đó, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Mỹ và thế giới tuyên bố ngừng hợp tác với Hoa Vi. Danh sách các đơn vị tẩy chay tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc ngày một nhiều.

Khánh Hải

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt