Những giọt nước mắt nhỏ xuống vì đất nước

Người Việt Yêu Nước – 8giờ kém tôi và chị gái đã có mặt tại nhà hát thành phố. Đi qua dãy công an đứng dày đặc, mặc kệ cứ đi thôi.

Trước sảnh nhà hát các nhạc công chắc của quân nhạc vì thấy có anh đeo hẳn huy chương đi biểu diễn. Cũng đã nhiều người đứng dưới sân, tôi nhìn thấy nhà văn- nhà báo Lưu Trọng Văn nên tiến đến chỗ anh. Đã lâu không gặp, tóc râu anh đã bạc hết, nhưng anh vẫn hào sảng lắm. Chúng tôi ngồi bệt ngay xuống sân, sau dãy ghế nghe, một bác gái cũng đã lớn tuổi ngồi xuống gần tôi, nhìn là biết ngay đồng đội. Quân nhạc cử bài “Sơn Nữ Ca”, chúng tôi cười- vui. Vỗ tay hoan hô hẳn hoi sau khi mỗi bài kết thúc, không tiếc lời cám ơn chính quyền đã “chu đáo” cử một đội nhạc đến để càng làm mọi người chú ý hơn buổi mít tinh chống Trung Quốc như đã thông báo.

8 giờ 30 kết thúc cuộc biểu diễn, quân nhạc lục tục lên xe ra về, chúng tôi kéo đến bậc thang ngồi….chờ. Một tên mặc đồ xanh đến đuổi chúng tôi đi, anh Lưu Trọng Văn kiên quyết không và yêu cầu chỉ cho thấy bảng cấm. Cậu này sau một hồi nói không được, chay le te đi vào nhà hát, sau đó xách ra một tấm bảng “câm buôn bán- tụ họp” để trước nhà hát. Chúng tôi vẫn kiên quyết không đi, cậu này đành chạy vào mời một bà theo như anh ta nói là giám đốc nhà hát, chị này nhận ra anh Lưu Trọng Văn nên ghé tai nhỏ giọng: “Mọi ngày không cấm, nhưng hôm nay có biểu tình anh ạ, anh thông cảm đi đi cho”, chúng tôi à lên: “Ồ ! vậy à”. Nhưng ngay lúc đó bên kia đường có một lá cờ phất lên và tiếng hô : Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam cũng bắt đầu vang dội. Anh Lưu Trọng Văn sướng quá vỗ tay , chúng tôi ào qua mặc kệ tên áo xanh và bà giám đốc đứng ngơ ngác.
Vẫn chưa thấy bất kỳ vị nhân sĩ nào trong 42 vị ký tên trong bảng thông báo có mặt, nhưng trước khi đi biểu tình, tôi đã lên mạng đã biết LS Lê Hiểu Đằng đang bị “cấm túc” và cả giáo sư Tương Lai nữa cũng bị “tóm”. Nhưng dù vậy người tham gia biểu tình ở Sài Gòn vẫn đông, tôi đoán lên đến 400-500 người, đứng trước nhà hát TP đồng loạt hô vang: Đả đảo Trung Quốc xâm lược, Hoàng Sa – Trường Sa Việt Nam, Tổ quốc là trên hết, Bảo vệ ngư dân Việt Nam rất mạnh mẽ và hào khí. Cả đoàn bắt đầu tuấn hành, vừa đi vừa hô khẩu hiệu thì bỗng dưng có nhóm thanh niên có cả micro hát bài: đêm qua em mơ gặp bác Hồ , rồi cháu lên ba…vv Sau đó tôi được biết nhóm này trà trộn vào để phá đám. Đoàn biểu tình đi đến đường Đồng Khởi thì bị chặn lại. Đang hô khẩu hiệu thì có một tên áo xanh chạy tọt sang cướp khẩu hiệu, Mọi người xúm vào giật lại, bên kia hàng rào một công an gọi tên này quay lại.

Đoàn biểu tình tại Sài Gòn (ảnh: Người Việt Yêu Nước)

Đoàn người biểu tình quay về lại nhà hát TP, mấy thanh niên lại léo nhéo hát bài : “bà ơi bà cháu yêu bà lắm, nhưng tiếng hô khẩu hiệu vẫn vang lên làm át đi tiếng hát. Đến nhà hát thì thấy ông Huỳnh Tấn Mẫm và một số nhân sĩ khác có mặt, không khí biểu tình nóng lên hơn. Ông Huỳnh Tấn Mẫm bước lên sảnh nhà hát để phát biểu thì bị nhóm áo xanh, cả “an ninh áo dân thường” xúm lại bao vây. Đoàn người ào lên phản đối. Chắc thấy căng nên họ thôi, Ông Huỳnh tấn Mẫm kêu gọi mọi người hãy vì đất nước mà đứng lên bảo vệ, tiếng ông bé quá, lúc đó mọi người sực nhớ ra có micro lúc nãy hét : Đưa micro đây, thì cô bé cầm micro chạy biến vào trong nhà hát.
Một nhân sĩ ( tôi không biết tên) ông mặc áo xám đứng cạnh ông Huỳnh tấn Mẫm, ông phải dùng gậy chống để đi cho vững, tiếp lời ông Huỳnh tấn Mẫm bằng tiếng hô: Việt Nam muôn năm, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, đất của cha ông chúng ta để lại, chúng ta quyết không để mất một tấc đất, hô đến đây ông bật khóc. Tiếng hô của người biểu tình đáp lại vang dội.
Đúng lúc đó tôi thấy ông Huỳnh Tấm Mẫm và các vị nhân sĩ bị đẩy ngà dúi xuống, may có những người đứng dưới kịp đỡ. Ở phía kia cũng có một cụ mặc áo đen bị đẩy ngà dập đầu xuống bậc thang nhà hát, mọi người đang xúm lại đỡ cụ lên. Bắt đầu xảy ra lộn xộn, nhiều tiếng la hét phản đối, những tiến thét lên: Chúng mày có phải là người ViệtNam không? Tại sao đàn áp đồng bào yêu nước? nhưng cũng nhiều người phải trấn an: “Bình tĩnh không để bọn chúng manh động đàn áp”. Bọn áo xanh vẫn lạnh lùng dồn người biểu tình sang bên kia đường.
Tôi đi gần cuối cùng, đằng sau tôi là đám áo xanh mặt còn khá trẻ. Đi cạnh tôi một ông chắc cũng hơn 70, ông quay lại nói với đám áo xanh: “nếu chúng mày không phải là người Việt Nam thì đeo cái bảng vào đi, đồ bán nước, tao là cựu chiến binh đây, tao đã đổ xương máu để bạo vệ đất nước này đây” rồi ông bật khóc. Tôi, đưa tay ra đỡ ông đi, xoa xoa lưng an ủi ông mà cổ họng nghẹn đắng, không thốt ra được một lời để động viên .
Ôi đất nước tôi, Tổ Quốc tôi. Đã biết bao máu thịt của đồng bào tôi đổ xuống mảnh đất này để hy vọng đất nước sẽ được tự đo- độc lập và hạnh phúc hơn. Những người đã từng một thời hy sinh cả tuổi trẻ, hy sinh một phần thân thể khi đã thoát chết trong chiến tranh, vậy mà giờ đây, khi đất nước lâm nguy, bọn giặc tàu lăm le cướp sạch biển đảo và cướp giết ngư dân, các ông lại phải lập cập bước xuống đường để biểu tình chống Trung Quốc, thể hiện lòng yêu nước cùng đồng bào. Nhưng họ đã bị chính quyền đã đàn áp, bị đẩy ngã, bị bắt, bị chặn ngay từ ở nhà.
Các ông đã phải bật khóc. Dân Tộc Việt Nam cũng rơi nước mắt.
NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt