Những dư luận trước giờ xử án TS Cù Huy Hà Vũ

Ngày thứ Hai, 04/04/2011 vụ án TS Cù Huy Hạ Vũ nếu không có gì thay đổi ở phút chót, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội sẽ đem tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra xét xử về  “một người không có tội”. Trước vụ xử những dư luận trong và ngoài nước như sau:

 

Giáo dân Hà Nội cầu nguyện cho TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Hai ngày trước phiên xử nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vốn bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng từ ngày 15 tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times dẫn lời của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận định vụ xử của ông Vũ “có thể tiến triển thành một trong những vụ án quan trọng nhất liên quan tới một nhà bất đồng chính kiến trong lịch sử đương đại của nước CHXHCN Việt Nam.”

 

Bài báo từ Bangkok của tờ The New York Times hôm 2 tháng Tư cho rằng vụ bắt giữ của luật gia từng được đào tạo tại Pháp đã nhận được sự quan tâm của nhiều công chúng:

“Vụ án đã phổ biến trên mạng Internet, thu hút sự ủng hộ với ông Vũ của nhiều bloggers quan tâm chính trị, từ giới học giả, các nhà báo, cho tới nhiều Đảng viên cộng sản và quần chúng nói chung,” bài báo cho hay.

Tờ The New York Times cũng đưa tin nhiều nhà thờ công giáo trong nước đã tổ chức các cuộc thắp nến cầu nguyện cho vị luật gia sinh năm 1957.

“Nhiều nhà thờ công giáo La Mã đã gửi hoa tới phu nhân của ông Vũ để bày tỏ sự cảm tạ vì những gì mà ông Vũ đã làm để bảo vệ các giáo dân,” tờ báo tường thuật.

“Các bloggers trên mạng cũng kêu gọi quần chúng tập trung trước tòa án, thậm chí một bản đồ của khu vực đã được cung cấp,” vẫn theo bài báo.

“Thiếu chỗ ngồi”

Nhân dịp này tờ báo Mỹ khẳng định vụ bắt giữ luật gia, họa sỹ, thạc sỹ văn chương Cù Huy Hà Vũ “có thể là một phần của động thái thắt chặt các kiểm soát trong suốt năm 2010 tới nay đối với tự do ngôn luận và thể hiện chính kiến” mà theo The New York Times bao gồm việc đe dọa, bắt bớ các nhà văn, tác giả, các nhà hoạt động chính trị, các luật sư và giới bloggers.

Tờ báo cũng trích thuật lời của ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hồi tháng Mười năm ngoái khi bà viếng thăm Hà Nội: “Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp các nhóm tôn giáo, việc phong tỏa kiểm soát tự do Internet, bao gồm các bloggers.”

Trước đó hôm 31 tháng Ba, hãng tin của Đức, DPA, phản ứng về việc Chính quyền hạn chế sự có mặt và đưa tin của báo chí và truyền thông tại phiên tòa hôm thứ Hai tới.

“Chỉ hai nhà báo phương Tây được phép tham dự phiên tòa xét xử một nhà hoạt động luật pháp nổi tiếng.”

Hãng tin này nhấn mạnh và dẫn lời giải thích của một quan chức chính quyền đề nghị được ẩn danh, nói rằng đây là do nguyên nhân “thiếu chỗ ngồi.”

Một điều khác mà hãng tin Đức băn khoăn và đặt câu hỏi là “Không có phiên dịch được phép trợ giúp ngôn ngữ cho các nhà báo trong phiên xử,” và hãng tin này cũng dự đoán “nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm.”

“Không sai

Trước đó, hôm 1 tháng Tư, trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, hai luật gia Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyền đều khẳng định tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ “không vi phạm pháp luật” trong mọi hành vi của ông, trái với các cáo buộc của cơ quan điều tra vốn bắt giữ ông Vũ từ năm ngoái.

“Những bài viết của ông Hà Vũ được đăng trên Internet hay qua các bài trả lời phỏng vấn các Đài phát thanh quốc tế, thì tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chiếu theo Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam,” ông Nguyễn Bắc Truyền, cựu tù nhân lương tâm nói với đài RFA.

“Về những việc như kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Bí thư thành uỷ thành phố HCM về sự lạm quyền thì ông Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện Điều 74 của Hiến pháp, như vậy ông đâu có làm gì vượt quá những điều mà pháp luật cho phép,” cử nhân luật này nói.

Trong khi đó, theo một nhà hoạt động vì dân chủ khác, luật sư Nguyễn Văn Đài, người mới được phóng thích gần đây sau khi mãn hạn tù vì cùng cáo buộc “vi phạm điều 88,” thì ông Vũ chỉ phản ánh sự thật:

“Tôi đã đọc tất cả bản cáo trạng mà Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đã dùng để truy tố ông Cù Huy Hà Vũ. Họ đã trích những câu mà họ cho rằng đó là chống phá nhà nước, tôi đối chiếu với tất cả những thực tiễn đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì (lời của ông Hà Vũ) hoàn toàn đúng với thực tế,” luật sư Đài nói với đài RFA.

“Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những gì đã và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được,” từ trong nước ông Đài khẳng định.

Chỉ đạo

Mới đây, một văn bản mà đài BBC có được qua một nguồn tin chưa kiểm chứng, cho thấy dường như đã có sự chỉ thị sát sao từ chính quyền trung ương liên quan tới vụ xử luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Một công văn được tin là xuất phát từ đài truyền hình kỹ thuật số VTC hồi tuần cuối tháng Ba, “quán triệt” các bộ phận hữu quan trong nội bộ cơ quan truyền thông này, về việc lưu ý các chi tiết khi đưa tin về vụ xét xử ngày thứ Hai.

Theo đó, có vẻ như chính quyền rất quan tâm tới việc kiểm soát theo định hướng tác động của vụ xử án.

Trên trang blog Dân Làm Báo, văn bản này cũng được nhắc tới với các chi tiết cụ thể:

“Dân Làm Báo vừa nhận được một văn bản có nội dung ghi lại những chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo Trung ương tại cuộc họp Giao ban Báo chí hôm 29/03 vừa qua của bộ Thông tin Truyền thông được tổ chức,” trang Blog viết.

“Nguồn văn bản được xác định có xuất xứ từ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, có nội dung: “tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo” nhằm “lưu ý” những thông tin cần tuyên truyền trong tuần (từ 29/03/2011 đến 05/4/2011).

“Đáng chú ý, trong đó có chỉ đạo: đề nghị “không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư” khi nói đến phiên xử vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới,” blogger Dân Làm Báo trích thuật và nhấn mạnh.

(source http://www.bbc.co.uk/vietnamese/)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt