Những Anh Hùng Vô Danh chống Cộng Phục Quốc…

Đất nước và dân tộc Việt Nam có nhiều anh hùng, trong khi Cộng Sản cướp chính quyền (dùng chữ CƯỚP mới đúng) bao nhiêu anh hùng xuất hiện chống Cộng phục quốc….nhưng không ai biết! Vì sao? Vì Cộng Sản Việt Nam kiểm soát mọi phương tiện truyền thông, cô lập giữa các vùng, giữa cá nhân và cá nhân, giữa gia đình và gia đình, và đặc biệt cô lập với thế giới truyền thông bên ngoài…. dưới đây là “một anh hùng vô danh”, một cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Trần Tăng Thành, lãnh đạo một tổ chức Phục Quốc ở Huế bị bại lộ năm 1976, bị bắt và bị Cộng Sản Việt Nam thủ tiêu trong trại tù….. mời qúy độc giả đọc bức thư của cô em ruột anh hùng vô danh Trần Tăng Thành…

Email của cô Trần Thương Mai em ruột của cựu Sinh Viên Sĩ Quan trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gửi các bạn đồng khóa.

– Trước tiên tôi xin kính gởi lời cám ơn Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (TVBQGĐL) nơi đã đào tạo những người con yêu của đất nước.

– Xin đốt lên nén hương lòng thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc vì chính nghĩa.

– Xin cám ơn tấm lòng của các anh đã quan tâm và chia xẽ nổi mất lớn lao của thân nhân người đã khuất.

Kính thưa quý anh

Sau tháng 4/75, anh Trần Tăng Thành Đại đội F khóa 29 KBC4027 (KBC4027 là hộp thư của trường VBQGĐL), chỉ khai là còn Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) nên chỉ học tập tại địa phương 6 tháng, và hoạt đông trong 1 tổ chức chống Cộng.

Tháng 6/1976 thì bị bắt. Thật ra, anh tôi lúc đó anh đang ở nhà anh Phong Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt Khóa 30 (cách nhà tôi khoảng 6 căn). Khi công an tỉnh Bình Trị Thiên bao vây và đột nhập vào nhà bắt mọi người trong gia đình tôi trói lại và dí mặt vào tường (lúc đó khoảng 1 giờ trưa)

Nhưng anh Thành tôi đã về nhà trình diện vì anh nghĩ nếu anh trốn thì ba tôi sẽ bị bắt vì tang vật có đầy đủ trong nhà và ngoài vườn gồm có băng biểu ngử, cờ, truyền đơn, máy đánh chử, máy in, súng đạn trong mấy chục thùng phi chôn dấu trong vườn.

Ngày 11/11/1976 xử án tại giảng đường C (giảng đường Đại Học Văn Khoa Huế) vào lúc 8 giờ sáng.

Thân nhân tham dự của 12 thành viên trong Ban Chấp Hành (có 1 thành viên trong BCH là tên chỉ điểm). Là cha mẹ, gia đình tôi lúc đó có thêm cô em trong tổ chức, mức án ở tù từ 3 năm đến 18 năm, còn anh Thành và ông Diệm (Phó Giám Đốc Đài truyền Hình Huế là nhà kinh tài) án tù chung thân .

Sáng đó lúc 6 giờ sáng là tôi đã có mặt tại Lao Thừa Phủ Huế, khi áp tải anh Thành trên chiếc xe trần không mui, tôi được nhìn thấy khuôn mặt của anh, tôi đã khóc và chạy theo xe đến Giảng Đường Văn Khoa cũng gần 1 cây số,

Tôi chỉ được đứng ngoài cùng với các chú bác tiểu thương của chợ Đông Ba. Ngày hôm đó ngưng xử án nữa chừng vì họ không chịu nổi những lời tuyên bố hào hùng:

Anh Thành: “Tôi sống với lý tưởng và tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng” (Anh đã nhận mình là người đứng ra tổ chức chứ không khai bất cứ gì khác hơn).

Ông Phó Giám Đốc/Đài Truyền Hình Huế: “Tôi là 1 đống rơm, 1 người dân thành phố Huế là 1 đống rơm , Thành là 1 cây diêm, chỉ cần 1 cây diêm đốt cháy 1 đống rơm thì trăm ngàn đống rơm khác cũng bốc cháy”.

Một thành viên khác: “Khi tôi mở mắt khóc 3 tiếng chào đời là tôi đã biết thù cọng sản”.

Còn khi hỏi ý kiến Ba tôi: “Chí làm trai được làm vua, thua làm giặc đó là chuyện thường tình”

Cho nên phiên tòa đình lại và để ngày mai xử.

Sau 4/1977 thì gia đình tôi bị trục xuất lên vùng quy khu Đắc Lắc, nhưng ba tôi đã trốn đưa gia đình về Ô Môn Cần thơ, Mẹ tôi vẫn lặn lội đi thăm anh được 2 lần thì sau đó họ bảo chuyển đi trại khác, từ Bình Điền đến Z30 (Trại Hàm Tân), từ trại này đi trại khác nhưng không gặp được anh,

Khoảng đầu năm 1981, mẹ tôi đến trại thì có người làm dấu cho Mẹ tôi hay là đã chặt đầu rồi. nhưng trong gia đình tôi vẫn nuôi hy vọng anh còn sống,

Và những năm sau đó mẹ tôi đã thăm hỏi một người ở tù lâu trong lao Thừa Phủ được ra tù bảo Cộng Sản nhốt anh Thành trong phòng biệt giam và nữa đêm đem anh đi. Họ ở lâu trong tù nên họ biết mỗi lần xe bịt bùng đến lao Thừa Phủ nữa đêm đem người đi là Cộng Sản đem lên núi thủ tiêu thì được biết là bị giết vào năm 1980.

Lúc đó Mẹ tôi làm đủ mọi thứ, ai bày gì mẹ tôi làm đó, có người dắt mẹ tôi đi cầu hồn anh, anh ôm mẹ tôi khóc và nói “Mười năm nửa mạ mới lấy được hài cốt con” (và quả đúng như vậy)

Đến năm 1988 ( Ông Linh lên làm Tổng Bí Thư đảng CSVN) chính sách có thay đổi, ba mẹ tôi làm đơn gởi Viện Kiểm Soát Nhân dân (Việt Cộng ) xin được lấy hài cốt anh tôi, tuyệt đối không khiếu nại bất cứ một điều gì (vì thụ án chung thân thì đâu có quyền thủ tiêu) Thì Công An tỉnh Bình Trị Thiên trả lời không biết, sau đó đổ lỗi cho trại cải tạo, cuối cùng trại cải tạo trả lời anh Thành trốn trại nên bắn chết!

Mẹ tôi mỗi ngày đứng trước cổng nhà ông Trưởng CA tỉnh Bình Trị Thiên/Huế từ sáng đến tối cả một tuần lể sau ông mới trả lời “Thứ đó thì đập đầu chết chớ để làm gì”.

Đầu năm 1990, ba mẹ tôi về Huế đi khắp mọi nơi tìm hiểu tin tức, tìm đủ mọi cách để tìm được hài cốt của anh, ngày cuối cùng có một ông đến nhà dì tôi hỏi ba mẹ tôi đâu ra quán cafe nói chuyện, trao đổi, hắn bảo ba mẹ tôi muốn lấy xác anh tôi thì trả bằng vàng và tuyệt đối không được để tin lộ ra ngoài nếu không sẽ vào Sài Gòn giết cả gia đình (năm 83 gia đình tôi lên Sài Gòn man khai nhập hộ khẩu), như vậy chúng nó đã theo dõi gia đình tôi đã không lên vùng quy khu.

Hắn dẫn ba mẹ tôi lên núi chỉ chổ đã chôn anh Thành, những tang vật đựng trong bao cát đúng là di vật của anh tôi (1 đồng hồ Thụy Sĩ và cái áo khoác Không Quân mà Mẹ tôi đã thăm nuôi anh lần trước, nhìn cảnh tượng rất đau lòng, chúng cột tay anh đằng sau xô anh xuống hố với cái thế đang quỳ chân ,bịt mắt và đánh vở sọ.

Lúc anh đang hoạt động phục quốc, mẹ tôi khóc van anh, anh trả lời “Con biết hậu quả của việc làm của con, nhưng thà con chết đứng chớ không sống quỳ”, “Mạ không cho con làm thì con không thể sống để ngữa mặt nhìn đời”. Hình như anh không sợ chết là gì ….

Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy tự hào và kiêu hảnh nhưng nổi đau vẫn trải dài và sâu thăm thẳm theo ngày tháng chồng chất dể có dịp bừng lên cùng sự thương tiếc vô cùng tận, có những lúc nhớ đến anh tôi âm thầm lặng lẽ khóc.

Kính thư : Mai Thương Trần

PS:

– Lần thăm cuối cùng anh bảo rằng “Nếu có dịp gặp Niên Trưởng (danh xưng của SVSQ khóa sau đối với khóa trước của TVBQGĐL) của anh hãy chuyển lời Xin Lỗi và Cám Ơn”

– Tôi không biết những ngày tháng trong quân trường anh có phạm lỗi gì không? hay Niên Trưởng của anh có giúp gì anh không?

– Ngày xưa đi học anh có biệt danh là “Thành cụ non”, phép tắc và sống rất nội tâm trong gia đình anh và tôi rất hợp tính tình, hay thường tâm sự cho tôi nghe, anh thương tôi nhiều nhất.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt