Nguyễn Phú Trọng bị Tô Lâm kiềm chế từ lâu
Lời người post: Tại Mỹ đang điều tra nguyên nhân mà Cựu TT Donald Trump bị ám sát hụt, thì tại Việt Nam chúng ta cũng nên tìm hiểu tại sao Nguyễn Phú Trọng bị Tô Lâm ép!
Dưới chế độ Cộng Sản, chuyện liên quan đến tứ trụ triều đình là tối mật thuộc về hồ sơ tối mật an ninh quốc gia. Tuy nhiên bí mật thì cũng có bật mí. Chuyện giữa Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm là đề tài âm ỷ trong dân gian người Việt hiện nay…
Hội Nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Nam về tổ chức nhân sự cho Đại Hội Đảng thứ 14, dự định tổ chức vào tháng 10 năm 2024. Nhưng Tô Lâm đã ra tay đột ngột tổ chúc chớp nhoáng Hội Nghị Trung Ương đảng CSVN vào ngày 3 tháng 8 năm 2024 để hợp thức hóa bỏ phiều 100% vào chức Tổng Bí Thư đảng CSVN, mà trước đó kết quả tín nhiệm được Quốc hội CSVN bầu và phê chuẩn thì Tô Lâm có số phiếu tín nhiệm cao chỉ chiếm 56.29% tổng số đại biểu Quốc hội.
Khi lên làm chủ tịch nước vào tháng 5/2024, Tô Lâm muốn đẩy mạnh 2 tham vọng:
– Một là đưa tân Bộ Trưởng Bộ Công An vào Bộ Chính Trị,
– Hai là “thay nhân sự” thân tín vào cơ quan quyền lực bậc nhất của CSVN, đặc biệt là người cùng quê Hưng Yên với Tô Lâm.
Tô Lâm bị lực cản như thế nào?
Cản trở to lớn là “nguyên tắc tập thể lãnh đạo” của Đảng CSVN, theo đó, việc quyết định các nghị quyết thuộc về số đông. Cho nên, việc Tô Lâm muốn xử dụng nghị quyết từ một cuộc họp của “cán bộ chủ chốt” – tức họp Bộ Chính Trị thu hẹp, hay “Tứ Trụ” mở rộng – theo công thức Tứ Trụ thêm Thường Trực Ban Bí Thư và Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng là chuyện khả kháng. Chánh Văn Phòng Trung Ương là Nguyễn Duy Ngọc chưa phải là Ủy viên Bộ Chính Trị nên không thể hiện diện trong buổi họp được.
Đến nay dù đã là lên Tổng Bí Thư Đảng CSVN và Thượng Tướng Lương Tam Quang là Bộ trưởng Bộ Công an (nhưng chỉ trên danh nghĩa), còn quyền lực thực sự vẫn hoàn toàn thuộc về Tô Lâm.
Va 2cho đến ngày NGuyễn Phú Trông chết, cho thấy khả năng Tô Lâm vẫn chưa thuyết phục Bộ Chính Trị, và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đồng thuận đưa Lương Tam Quang vào Bộ Chính Trị.
Sự không quyết liệt của phe quân đội CSVN:
Dù Nguyễn Phú Trọng khi còn sống đã đưa phe quân đội vài để cân bằng quyền lực với phe công an, nhưng phản ứng của phe tướng lĩnh quân đội được cho là không rõ ràng, có thái độ lừng khừng, ngoại trừ Đại Tướng Lương Cường còn tỏ ra năng nổ.
Ngày 26/6, theo quyết định của Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, đã điều động, chỉ định Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Trung tướng Gấu từng giữ chức Phó Chủ Nhiệm Tổng cục Chính trị, tay chân thân cận của Tướng Lương Cường khi còn làm Chủ Nhiệm Tổng Chính Trị Quân Đội VN.
Trước đó, Bí Thư Tỉnh Ủy Bắc Giang là Dương Văn Thái đã bị Bộ Công An của Tô Lâm khởi tố, bắt giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến vụ án Công Ty Thuận An – sân sau của Chủ tịch Quốc Hội để hạ Vương Đình Huệ từ chức.
Điều vừa kể cho thấy, giữa lãnh đạo của phe Quân đội và phe Công an đang có cuộc cạnh tranh để cài nhân sự lãnh đạo từ cấp tỉnh, thành phố, đến bộ chính trị theo thế “cài răng lược”. Đây là một kế sách “tiên hạ thủ vi cường” của phe quân đội, ra tay trước để giành được phần thắng, và đó cũng sẽ là một khó khăn cho ông Tô Lâm. Njhu7ng không đạt kết quả mong muốn.
Mỗi khi ông Tô Lâm cho “đốt lò” một vị trí lãnh đạo cao cấp nào, nếu không lẹ tay, sẽ bị phe Quân đội đưa người của mình trám vào. Sự đưa người vào phải chăng cho thấy Đại tướng Lương Cường có dấu hiệu nghiêng về ủng hộ cho phe Nghệ Tĩnh, giải vây cho Nguyễn Phú Trọng và phe cánh. Hay ít ra cũng không để Tô Lâm đưa phe Hưng Yên vào thêm mạnh.
Sự lấn lướt của Tô Lâm và Bộ Công an trong thời gian qua, là nhờ vào kho tàng thư “phiếu báo cáo em bé ngoan” mà đó chính là các hồ sơ đen “nhúng chàm” của hầu hết các giới chức lãnh đạo của đảng ộng Sản Việt Nam từ Trung Ương tới địa phương theo hệ thống. Vấn đề là, hồ sơ đen đó được Tô Lâm chọn lựa như thế nào và quyết định trừng trị ai. Các nhân vật như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai buộc phải “xuống núi” trước khi các bằng chứng của bộ công an trong “phiếu báo cáo em bé ngoan” trình làng lên báo chí theo lệnh của Tô Lâm.
Tô Lâm khống chế Nguyễn Phú Trọng bằng cách nào?
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng có những vết nhúng chàm tày đình. Đó là hồ sơ mật về những vi phạm của Nguyễn Phú Trọng khi còn làm Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, có liên quan đến Dự án khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long, ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội. Trong hồ sơ điều tra của Bộ Công an dưới thời cựu Thủ Tướng 2 nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng, do đích thân Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, cựu lãnh đạo trực tiếp Tô Lâm, điều tra còn dở dang vì nhiều lý do khác nhau…
Hồ sơ hiện đang lưu lại tại Bộ Cộng An, thì Nguyễn Phú Trọng cũng có “phiếu báo cáo em bé ngoan”.
Phiếu này ghi lại: kỳ còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, từng bị cáo buộc làm thất thoát của nhà nước hơn 3,000 tỷ đồng, thời điểm đầu những năm 2000. Đổi lại, Nguyễn Phú Trọng và ông Nghiên, mỗi ông đã nhận “quà lại quả” từ công ty Ciputra của Indonesia là “2 căn biệt thự và 1 triệu USD”.
Theo giới thạo tin, Tổng Trọng đã bán đi một căn, còn một căn hiện do ông Nguyễn Nguyễn Trọng Trường (có nơi ghi là Nguyễn Phú Trường) – con trai kín của Nguyễn Phú Trọng – Vụ trưởng Vụ Tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nguyễn trọng Trường có xuất hiện với đầu bịt khăn tang trắng trong đám tang của Nguyễn Phú Trọng.
Đây là một trong những lý do, khiến cho Tổng Trọng buộc phải lùi bước đối với Tô Lâm. Và cũng là lý do vì sao Tô Lâm có thể thao túng lật ngược thế cờ một cách nhanh nhẹn để đưa Lương Tam Quang vào chức vụ bộ trưởng Công An cũng như Nguyễn Duy Ngọc vào Chánh Văn Phòng trung Ương Đảng CSVN một cách nhnh chóng.
Admin https://vietquoc.org