Người dân tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội

Sáng nay, 16/02/2014, tại thủ đô Hà Nội nhiều người dân đã tham gia tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979, nổ ra cách nay 35 năm. Những người tuần hành đi vòng quanh Hồ Gươm hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền quốc gia và hát nhiều bài hát nổi tiếng ra đời trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Đoàn tưởng niệm không đến được các tượng đài như dự kiến, do một số cản trở từ phía chính quyền địa phương. Đoạn Audio phỏng vấn nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, một người tham dự từ đầu đến cuối sự kiện này, cho RFI biết: 

Hàng năm, Việt Nam kỷ niệm trọng thể các chiến thắng trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, nhưng cho đến nay không tổ chức nghi lễ chính thức để tưởng niệm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc. Ngày 17/02/1979, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi, nhưng hết sức khốc liệt, gây thiệt hại hàng chục nghìn nhân mạng cho mỗi bên, đặc biệt là thường dân Việt Nam. Cuộc tấn công của Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam nổ ra sau khi quân đội Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tại Cam Bốt.

Trong thời gian gần đây, trong xã hội Việt Nam, ngày càng có nhiều người mong muốn Nhà nước chính thức có tiếng nói về biến cố này. Trả lời AFP, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhận định : “Các lãnh đạo Việt Nam chắc chắn chịu áp lực từ phía Trung Quốc. (…) Dường như họ muốn phủ nhận quá khứ”.

Theo AFP, khoảng 100 người có ý định đặt hoa trước tượng đài Lý Thái Tổ, nhưng bị cản trở vì một số hoạt động văn nghệ được bố trí sẵn từ trước(?!). Theo một người có mặt trong đoàn tuần hành, có đến cả ngàn người tham gia vào cuộc tuần hành xung quanh Hồ Gươm hôm nay.

Hình ảnh cuộc tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội ngày 16/2/2014. (REUTERS/Kham)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt