Người dân Hồng Kông thắng Bắc Kinh 1-0

Lãnh đạo Hồng Kông: Bà Lâm thị Nguyệt Nga tuyên bố rút lại “luật dẫn độ người xét xử đến Bắc Kinh”

Hồng Kông (tiếng Tàu: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một trong hai đặc khu hành chánh của Trung Cộng (Đặc khu kia là Ma Cao). Là phần đất của Trung Hoa, phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thẩm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông; về phía Bắc, Tây và Tây Nam nhìn ra Biển Đông.  Tất phần đất nhượng địa cho nước Anh từ năm 1842 gồm Hồng Kông, Cửu Long và 260 đảo nhỏ chung quanh đã được chính phủ Anh trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính, và kỷ nghệ sản xuất lớn của thế giới, với dân số chừng 7.5 triệu người,  trên một diện tích hẹp 2755 km2.

Năm 1842, Trung Hoa “nhượng” Hồng Kông cho chính phủ Anh 99 năm. Năm 1997 Anh Quốc trao trả chủ quyền cho Trung Cộng. Khi trả trả chủ quyền, Trung-Anh có một tuyên bố chung với Luật Cơ bản quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị đến 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền, tức là vào năm 2047. Dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh chịu trách nhiệm về  quốc phòng và ngoại giao của Hồng Kông. Còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục theo chính phủ Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng chính trị, và sự kiện quốc tế. 

Tuy vậy, bấy lâu nay người dân Hồng Kông thường đứng lên để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh nhúng tay thao trúng nền chính trị Hồng Kông. Nay cuộc biểu tình nổ lớn cả triệu người xuống đường chống lại Dự Luật Dẫn Độ sắp thông qua Quốc Hội Hồng Kông.

Tại sao có “Đạo Luật Dẫn Độ” xẩy ra ở Hồng Kông?

Người dân Hồng Kông sau gần 100 năm sống dưới chế độ tự do dân chủ Tây Phương, Hồng Kông cũng là nơi Liên Hiệp Quốc đặt các trại tị nạn cứu thoát hàng trăm ngàn người Việt đi tìm tự do. Nay bị “siết cổ” đưa dần dưới sự cai trị độc tài của Cộng Sản Trung Hoa nên bị “bức chốt” trở nên bùng nổ. 

Một que diêm có thể đốc cháy cánh rừng khô: Sự việc là vào tháng 2/2019, một đôi nhân tình người Hồng Kông, người đàn ông có tên Chan Tung-kai, 20 tuổi giết chết  bạn gái của y đang mang thai tên Poon Hiu-wing, trong lúc cả hai đang du lịch ở Đài Loan. Sau đó Tung-kai bỏ xác Hiu-wing vào vali đem về Hồng Kông và hắn bị tóm cổ vì dùng thẻ credit của Hiu-wing. Tội ác này làm cho người dân Hồng Kông, Đài Loan và 1,4 tỉ người Tàu phẫn nộ đòi đem ra xét xử thật nghiêm khắc tên sát nhân họ Chan.
Nhưng theo luật Hồng Kông, thì tòa án ở Hồng Kông không thể xét xử vụ án có hành vi giết người xẩy ra ngoài lãnh thổ Hồng Kông (án này xẩy ra ở Đài Loan). Do đó muốn xử án đúng luật phải dẫn độ Tung-kai đến Đài Loan (nơi Tung-kai gây án) hoặc Trung Cộng (quốc gia Tung-kai mang quốc tịch) để xử về tội giết người. Tại Hong Kông chỉ xử án Tung-kai tội ăn cắp tài sản của Hiu-wing). Tuy vậy Hồng Kông không có luật dẫn độ đến Bắc kinh hay Đài Loan – đây là “lỗ hổng pháp lý” của Hồng Kông.
Nhà cầm quyền Hồng Kông lấp “lỗ hổng pháp lý” bằng một “Dự Luật Dẫn Độ” với điều khoản đơn giản là Trưởng Đặc Khu Hồng Kông (thường là người của Đảng Cộng Sản Trung Hoa) có quyền rất lớn là quyết định việc dẫn độ một cá nhân từ đất Hồng Kông đến bất kỳ lãnh thổ nào trên thế giới mà Hồng Kông hiện không có hiệp ước dẫn độ. Có nghĩa là Trưởng Đặc Khu Hồng Kông có quyền dẫn độ một người Hồng Kông đến Bắc Kinh để xét xử dưới bất cứ tội danh gì. Mới nghe qua thì có vẻ trám vào “lỗ hổng pháp lý” nói trên. Nhưng kỳ thật đây rõ ràng là một công cụ rất đắc lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh dùng để dẫn độ những ngưới đấu tranh dân chủ mà Cộng Sản thường hay ghép tội “phá hoại an ninh quốc gia” hoặc “lật đổ nhà nước Xã Hội Chù Nghĩa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” đến Bắc Kinh để xét tội (dĩ nhiên dưới chế độ Cộng sản tội này rất nặng)

Người dân Hồng Kông nhận ra “cổ xe đàn áp tự do dân chủ” là “Dự Luật Dẫn Độ” nên vùng lên biểu tình chống “luật dẫn độ” tại Hồng Kông. Đây là một ý thức chính trị rất cao của người dân Hồng Kông.

Từ khi nước Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng, trên giấy tờ người dân Hồng Kông được sống trong chính sách “một nước, hai chế độ (chính trị)”. Nhưng trong 12 năm qua (2007-2019), Hồng Kông luôn là vùng đất đầy biến động chính trị, xã hội, mà nguyên nhân chính là do nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh muốn bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, đưa Hồng Kông vào khuôn phép của một chế độ Cộng sản toàn trị như ở Hoa Lục.

– Vào mùa Thu 2014 “cách mạng ô dù” bùng lên, hàng vạn thanh niên sinh viên đội dù chiếm giữ Trung Tâm Hồng Kông trong một thời gian dài để đòi quyền tự do chọn lựa phản đối việc bầu Trưởng Đặc Khu vào năm 2017 theo danh sách ứng cử viên phải được ủy ban bầu cử chấp thuận – Ủy Ban Bầu Cử này là do Bắc kinh dựng nên. Cuộc “cách mạnh ô dù” không thành. Có nghĩa là “Trưởng Đặc Khu Hồng Kông” thuộc thành phần “Đảng cử dân bầu”.

– Năm 2018, chính quyền Hồng Kông đã ra lệnh đảng chính trị chủ trương độc lập Hồng Kông National Party (Quốc Dân Đảng Hồng Kông) hoạt động, các dân biểu đối lập bị những nghị viên đa số thân Bắc Kinh loại bỏ.

– Vào năm 2015-2016 các chủ tiệm bán sách tại Hồng Kông đột ngột biến mất, sau đó xuất hiện tại trên đài truyền hình Hoa Lục, lên xin lỗi nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh. Tất cả những người mất tích này có một điểm chung là các tiệm sách của họ bán sách chỉ trích chế độ độc tài Bắc Kinh.

– Năm 2019, chống “Dự Luật Dẫn Độ” là một giọt nước tràn ly, sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn, hàng triệu người tham dự, sinh hoạt xã hội tê liệt…

Biểu tình tại Hồng Kông ngày 12/06/2019

Hôm chủ Nhật, ngày 9/06 một cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Cộng năm 1997, với 1 triệu (trên tổng số 7 triệu cư dân) xuống đường đã dẫn đến quyết định tạm hoãn thảo luận dự luật dẫn độ, dự kiến sẽ được biểu quyết vào ngày 20/6.

Ngày 12/06/2019 Chính quyền Hồng Kông hoãn lại việc thảo luận dự luật cho phép dẫn độ các nghi can sang Trung Cộng, trong lúc hàng vạn người biểu tình phong tỏa nhiều đại lộ chính ở trung tâm thành phố.

Ngày 14/06, Dự Luật Dẫn Độ bị chỉ trích ngay trong chính quyền Hồng Kông, Trưởng Đặc Khu Hồng Kông thân Bắc Kinh, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm 14/06/2019 phải đối diện với những chỉ trích ngay trong chính quyền Hồng Kông về “dự luật dẫn độ” đã khiến hơn 1 triệu người xuống đường phản đối. Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ hôm qua (14/06) đã đưa ra một dự luật tái khẳng định sự ủng hộ nền dân chủ Hồng Kông. Về phía phong trào phản kháng, họ chuẩn bị cho cuộc biểu tình Chủ nhật 16/06 và tổng đình công vào thứ Hai (17/06). Dân biểu thân Bắc Kinh, Đoàn Bắc Thìn (Michael Tien) công khai kêu gọi chính quyền từ bỏ “dự luật dẫn độ”.

Phong trào phản kháng ở Hồng Kông có được sự ủng hộ của mọi giới: luật sư, các giới chức tư pháp uy tín, thành phần kỹ nghệ, kinh doanh, nhà báo, các nhà ngoại giao phương Tây… Đặc biệt tại Hoa Kỳ, hôm qua các đại biểu cả Cộng Hòa và Dân Chủ đã trình ra lưỡng viện Quốc Hội một dự luật về “nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông”.

Hôm nay, 15/06/2019: Cuộc biểu tình đạt thắng lợi, Trưởng Đặc Khu Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga họp báo tuyên bố đình chỉ “dự luật dẫn độ”.  Theo RFI đăng tin:

Trước sức ép quyết liệt của người dân Hồng Kông rốt cuộc đã buộc chính quyền phải lùi bước. Trong cuộc họp báo bất thường vào trưa Chủ Nhật 15/06/2019, lãnh đạo Đặc Khu Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã loan báo đình chỉ việc thông qua dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Cộng. 

Phát biểu trước các nhà báo, Trưởng Đặc Khu Hồng Kông cho biết là chính quyền đã quyết định đình chỉ thủ tục thông qua dự luật gây tranh cãi, cho đến khi “hoàn tất tiến trình giải thích và lắng nghe các ý kiến” của người dân. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga còn cho biết thêm là chính quyền Hồng Kông “không có ý định ấn định một thời hạn nào cho tiến trình đó”.

Kết:

Chúng ta từng biết trì hoãn chiến là chiến thuật câu giờ của Cộng Sản. Dễ hiểu thôi, hiện nay Trung Cộng đang đối diện với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ mà kinh tế trên đường lao dốc nhanh chóng; Đài Loan đang dấy lên phong trào đòi độc lập; Biển Đông đang bị Mỹ và đồng minh ráo riết bố ráp và đòi “có những hành động tương ứng” – do đó việc nhường một bước trước phong trào dân chủ đang vùng lên mãnh liệt ở Hồng Kông là điều dễ hiểu. Vì Hồng Kông trước sau cũng là mãnh đất thuộc về Trung Cộng rồi.

Bởi thế người dân Hồng Kông không nên lấy đây làm chiến thắng sau cùng, cần phải vùng lên đòi được tự do dân chủ. Những câu tuyên bố của bà Trưởng Đặc Khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga là những câu không dứt khoát, mị dân, lơ lững cá vàng rất nguy hiểm… luôn luôn nói nước đôi  để chừa đường trở lại “Dự Luật Dẫn Độ”  sau này khi có điều kiện thuận lợi đến.

Admin https://www.vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt