Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 3)

Lời người post: Dưới đây là phần 3 cũng là phần cuối mà nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê nói về John Locke – một khuôn mặt lớn của nền dân chủ đương đại,  cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã căn cứ trên lý thuyết này để soạn thảo và ra đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Và đã áp dụng trên nước Mỹ từ 233 năm nay.  Trong phần 3, tác giả đề cập vấn đề tài sản và nhân cách, các quyền của con người đối với xã hội và đối với chính quyền của John Locke.  

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(Tài sản và quyền con người)

Tài Sản Và Nhân Cách
(Property and Personality) 

“Mục đích lớn lao và chủ yếu,” Locke nói, “của sự đoàn kết của con người vào khối thịnh vượng chung, và tự đặt mình dưới chính phủ, là sự bảo toàn tài sản của họ.”[15]  Chỉ những gì mà Locke định nghĩa về tài sản là một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về lý thuyết chính trị.  Thoạt nhìn, hình như nó thể hiện rằng một triết lý cao cả về tự do phải thoái hóa thành một sự bảo vệ ý thức hệ của lợi ích kinh doanh.  Nhưng điều này không phải là ý nghĩa của Locke.  Khi ông nói về tài sản, ông có ý định rằng sở hữu và lợi tức của tài sản ấy sẽ được dành cho các công dân – có lẽ không phải bằng những phần bằng nhau, nhưng rộng rãi đủ để tài sản có một vai trò ý nghĩa trong cuộc sống của mọi người.  Có thể tốt hơn, trước khi xem xét phân tích của Locke, chúng ta hãy chú ý đến các quan niệm hiện đại và truyền thống của cơ chế này; vì từ ấy tự nó được sử dụng quá thay đổi đến nổi bất cứ sinh viên ngành chính trị nào cũng phải cố gắng để ổn định cho họ suy nghĩ riêng trên vấn đề ấy trước khi đến với lý thuyết của vài người nữa.  

(1) Tài sản, dĩ nhiên, là nhà của một người, xe của một người, đồng hồ của một người, và bàn chải răng của một người.  Trong ý nghĩa này mọi người có thể tuyên bố mình là chủ tài sản: nếu không có gì nữa, thì áo quần trên thân thể họ.  Tuy nhiên, quan niệm tài sản này không có nhiều thích đáng về lý thuyết chính trị.  Quyền sở hữu của một hộ gia đình có đầy đủ của cải, trong khi cung cấp thoải mái về vật chất, không đưa ra một chỉ dấu cho thấy nguồn gốc của những vật thể ấy, hoặc phương tiện mà của cải được duy trì hoặc thay thế.  Tóm lại, cần phải có hơn một thế chấp “mortgage” đã trả tiền và một trương mục tiết kiệm tại ngân hàng địa phương để là “người có tư hữu” “man of property.”   Về ý nghĩa chuyên môn, sở hữu cá nhân được gọi “động sản” “personalty,” và phải được phân biệt với tư hữu “property.”

(2) Tài sản, trong ý nghĩa quan trọng nhất của nó, là chủ nhân của một tài nguyên giàu có.  Cho đến bây giờ điều này được giải thích như là sở hữu chủ một doanh nghiệp của một cá nhân: một nhà máy, một nhà kho, một trang trại, một bất động sản.  Một người như thế có thể làm chủ và điều hành những gì có trong tay để sinh lợi; sau khi ông cọng thêm giá trị vào hàng hóa đã sản xuất hay công lao đã bỏ ra, có thể có một số thặng dư thì ông có thề giữ lại cho mình.  Quyền sở hữu của các công cụ sản xuất hoặc phân phối – đây là định nghĩa của Marx, và nó cũng đã được sử dụng bởi những người không là Marxists – kết hợp giữa sở hữu và lao động.  Đó là, chủ nhân đem thì giờ, nỗ lực, và trí tưởng của ông ta vào doanh nghiệp của mình.  Nó là sản phẩm của những dành dụm riêng tư của ông, và nó vẫn còn lợi nhuận vì những sáng kiến mà ông ta biểu hiện trong điều hành công việc của doanh nghiệp.  Dù là một cơ sở nhỏ hay một bất động sản rộng lớn, một nhà máy hay một đoàn xe “truck,” nhân cách của chủ nhân xen lẫn với các quản lý của công cụ sản xuất.  Và tài sản này rõ ràng không những chỉ đem lại giàu có, nhưng còn vật chất và tin tưởng nữa.  Dù gồm có nhà cao tầng hay máy móc hay đầu tư hàng hóa, sở hữu chủ tài sản có thể phải lập ra “một tổng trị giá” trong cột “của cải” của mình.

(3) Tài sản không cần phải là chủ nhân của vật thể vật chất.  Nó có thể cũng là những biểu tượng đứng thay cho những quyền sở hữu như thế.  Tượng trưng rõ nét nhất của những biểu tượng này là giấy bạc: nếu anh có 10 triệu ở ngân hàng, không những anh có thể kiếm lợi tức trên số tiền ấy, nhưng anh có thể mua một nhà máy với số tiền đó ngày mai và khởi sự thâu lợi tức của nó.  Tuy nhiên, phần đông mọi người không thu gom tiền bạc; hơn thế, họ đầu tư tiền mặt vào những doanh nghiệp sinh lợi và nhận lại một số tiền trên các đầu tư này.  Cái gì mà họ làm chủ, dĩ nhiên, là những mảnh giấy: cổ phần và trái phiếu.  Có những khác biệt quan trọng giữa làm chủ những công cụ sản xuất có thật và làm chủ những cổ phiếu tượng trưng trong những công cụ ấy.  Cả hai biểu tượng và thực tế vật chất có thể sản xuất giàu có.  Thật vậy, nhiều người có thu nhập cao hơn từ những cổ phiếu của họ hơn những người khác làm ra từ những chủ nhân doanh nghiệp cá nhân.

Trước hết, tuy nhiên, chủ cổ phiếu không điều hành doanh nghiệp mà họ là chủ nhân một phần.  Ông có thể không bao giờ thấy nó, và ông có thể ngay cả không biết cái gì được làm ra trong nhà máy của doanh nghiệp ấy.  Trong lúc ông và những nhà đầu tư đồng nghiệp của ông là những chủ nhân hợp pháp của doanh nghiệp, họ chỉ có những quyền chính thức hơn cả khi đến lúc có tiếng nói về công ty được điều hành như thế nào.  Những cá nhân có cổ phần nhiều có thể chiếm chức vụ cho họ hay cho đại diện của họ ở ban điều hành, nhưng hầu hết những cổ đông không được ở vị thế của tư cách ấy.  Chủ nhân của cổ phiếu và trái phiếu trung bình ổn định chi phiếu tam cá nguyệt từ thủ quỷ của công ty.  Trên lý thuyết, chủ nhân thuê giám đốc điều hành để điều hành doanh nghiệp cho mình; trong thực tế, mỗi năm họ để ra đủ tiền như là lợi tức để mà sẽ không có ồn ào ở buổi họp hàng năm của những người có cổ phiếu.  Chủ nhân cổ phiếu có thể thích nghĩ rằng “8 sức ép mũi khoan đến mười lăm feet của dây chuyền lắp ráp là ‘của mình;’” nhưng ông không độc đoán nói chúng sẽ được sử dụng như thế nào, và ông ta chắc chắn không thể truất bỏ chúng khỏi nhà máy.  Nếu có sự việc nào đó, cổ phần của ông ta tượng trưng bằng tiền ông ta cho công ty vay, để làm như thể nó hài lòng đến lúc chủ cổ phần thấy thích hợp để lấy lại cổ phần cho vay.

Ngoài ra, vì cổ phần trong một công ty được trộn lẫn giữa hàng ngàn hay ngay cả hằng trăm ngàn cổ đông, ý nghĩa lý lịch cá nhân với doanh nghiệp tuyệt đối khó khăn để ứng dụng.  Nhiều cổ đông mua cổ phiếu do cố vấn của người trung gian, vì họ không có khả năng để xét đoán phẩm chất điều hành hay bối cảnh công nghiệp.  Và bất cứ những người trung thành nào đến một công ty thường bị bỏ rơi bên lề nếu nó được coi là lợi nhuận để lấy tiền mặt của một người ra khỏi công ty và đưa nó vào một công ty khác.

Cuối cùng, một người có thể làm chủ cổ phần trong nhiều công ty – như một người đã làm bởi đầu tư trong “quỹ chung” – và trong ý nghĩa này thật không thể coi sở hữu chủ của một người như bất cứ thứ gì hơn là tiền cho vay có lợi nhuận.  Có phải cổ phần được hiểu một cách hợp pháp là tài sản?  Phải hiểu là như thế, giản dị vì cổ phần là các nguồn gốc của giàu có.  Trong lúc loại sở hữu này không làm phấn chấn ràng buộc cá nhân đến tiến trình sản xuất của cải mà một sở hữu chủ của nhà máy đã làm, ngược lại, nó là định nghĩa của sở hữu chủ cho một bộ phận quần chúng đang phát triển.  Quyền sở hữu cổ phần có thể cho người có cổ phần một cổ phần trong lợi ích của nền kinh tế, và thu nhập từ những gì mà sở hữu cổ phần thủ đắc có thể cho người ấy một ý nghĩa an toàn, ước nguyện bởi tất cả những ai muốn trở thành những người có tài sản.  Tuy nhiên, có một nguy hiểm là quá dễ dàng trong suy nghĩ về cổ phiếu như là sở hữu.  Một người với $10,000 đầu tư vào chứng khoán có thể nhận được lợi tức mỗi năm là $800, điều đó thật gay cấn để có ý nghĩa tài sản.  Ít nhất một khoản đầu tư $150,000 là cần thiết trước khi chúng ta có thề gán cho những người cầm cổ phiếu tình trạng tài sản trong bất cứ ý nghĩa quan trọng nào.

(4) Theo sau từ điều này rằng một công ty tự nó là một mảnh của tài sản.  Làm chủ bởi hàng ngàn người có chứng khoán và điều hành bởi ban giám đốc được trả lương, hơn nữa công ty có tình trạng của riêng nó như là một cơ quan tư nhân trong xã hội.  Điều này được thấy rõ ràng nhất khi nhân viên chính phủ cố gắng để điều chỉnh công ty hay những người thương thảo nghiệp đoàn tìm cách để áp đặt điều kiện làm việc: tại những thời điểm này, ban giám đốc nhấn mạnh rằng công ty là một sở hữu tư nhân và từ đó bảo vệ chống lại những quan chức quấy rầy, rằng các đặc quyền quản lý ấy là một vấn đề của quyền hạn và không được giao cho các ông chủ nghiệp đoàn.  Những người quản lý này sẽ nói, hơn nữa, rằng họ không gì hơn là những người ủy thác, đang làm công việc với khả năng tốt nhất mà họ có thể cho những người có cổ phần.  Tại tất cả các sự kiện, những người điều hành căn cứ tự do hành động của họ trên sự kiện rằng các cơ chế này tự chúng là tư hữu và từ đó phải được dành tất cả các quyền đến cái gì mà những thủ đắc như thế được phép của luật pháp và phong tục.  Nhưng, với những người có cổ phiếu quá khuếch tán và những người mua bán chứng khoán với một tiến độ nhanh như thế, thực tế hình như rằng một công ty là một tài sản không có những chủ nhân thực sự.  Những người điều hành được trả lương ra các quyết định, và những người có cổ đông thu lợi nhuận.  Có lẽ, điều tốt đẹp nhất là phải điều chỉnh suy nghĩ của chúng ta và nên thừa nhận rằng có thể nó là một tài sản “vô chủ.” Tuy nhiên, điều thú vị là doanh nghiệp công ty điều hành bởi những quản lý có lương viện dẫn thuật hùng biện, phô trương tài sản kinh doanh như các thiết bị hợp pháp hóa.  Biện minh hàng đầu của xã hội chúng ta về sở hữu tư nhân được thiết kế để giải thích các doanh nghiệp nơi nào mà quyền sở hữu và quản lý trong cùng những bàn tay.  Trong một thời đại của các tổ chức tài sản vô chủ, một lý thuyết mới rõ ràng là cần thiết.  Và người ta có thể nói thêm rằng không chỉ các tập đoàn, nhưng nhà thờ, trường đại học, cơ sở, và nghiệp đoàn thương mãi cũng đang đạt đến tình trạng quy tụ vào sự giàu có không có chủ.            

(5) Cuối cùng, một cá nhân có một tài sản trong con người riêng tư của nó.  Đây không phải là một doanh nghiệp hữu hình, cũng không phải là cổ phần trong một hộp tiền gửi an toàn.  Một vài thí dụ làm cho điều này rõ hơn.  Một quân nhân bị tàn tật trong thời chiến được hưởng chế độ hưu trí bởi vì nếu ông không bị mất khả năng ông sẽ có tiềm năng để tạo ra của cải bởi con người của mình. Một công nhân đã đạt được thâm niên qua các phục vụ lâu dài với một công ty, và chủ nhân của ông không thể đoạt của ông những đối xử ưu tiên, vốn đã được dành cho một người mà người đó ở trên các cơ sở lâu dài hơn những người khác.  Một bác sĩ và một luật sư có một sở hữu trong các huấn luyện y khoa và luật pháp; y khoa và luật pháp đã thâm nhập vào con người của họ, và họ không thể bị tướt đoạt văn bằng mà không qua một tiến trình luật pháp dưới bàn tay của các đồng nghiệp chuyên nghiệp của họ.  Và một tài tử có thể có tài sản trong các tính năng đẹp trai của mình và vì thế có thể lấy ra được bảo hiểm tổng trị giá hàng triệu đô la chống lại các tình huống về sự hoại hình của các tính năng ấy.  Các chứng minh này đã nói lên quan điểm, nhưng chúng không đi quá xa như để chứng minh rằng tất cả mọi người đều bảo đảm nhận được một lợi tức trên sự sẵn sàng phục vụ của họ.  Con người có thể có tài sản trong người của họ, nhưng nếu không có nhu cầu về lao động của họ, họ không có quyền đến việc làm.  Thật vậy, những thí dụ đã cho là những chứng minh thật sự của đầu tư thì giờ và tiền bạc vốn được chỉ định trong người của các cá nhân khác nhau.  Không phải tất cả mọi người đều có những đầu tư như thế trong người của họ, và nói rộng ra rằng họ thiếu các đầu tư này, các cá nhân không sở hữu một giá trị tài sản.  Vào những lúc mà lao động khan hiếm, thì mọi “thân thể có thể” là một tài sản và có thể yêu cầu một giá; khi thặng dư lao động, chỉ những người may mắn mới có thể lợi dụng tài sản trong người của họ.  Trong phân tích cuối cùng, sau đây, quan niệm về tài sản này xoay quanh trên sự tương tác của cung và cầu, trên lợi ích thương thảo cá nhân, và trên chấp thuận xã hội phù hợp với vài tài năng và năng khiếu.  Không có một cá nhân nào có thể dám chắc rằng luôn luôn có nhu cầu về sở hữu trong người của mình – ngoại trừ, có lẽ, một người con gái có bộ mặt xinh đẹp và một dung mạo hấp dẫn.  Locke, tuy nhiên, không nói về những việc như thế này.

Để trở lại biện luận của Locke về sở hữu, điều quan trọng nêu lên tại mỗi một thời điểm loại tài sản nào đang được lưu ý.  Nếu Locke đôi khi mơ hồ hay không rõ ràng trên điểm nầy, đây là vì chúng ta tất cả có khuynh hướng nghĩ về tài sản trên những thuật ngữ gần nhất đến ý thích riêng của chúng ta.  Tại tất cả biến cố, Locke tìm cách bảo vệ sở hữu tư nhân như một cơ chế. Rằng nó nhu cầu bảo vệ phải rõ ràng.  Plato tin rằng sở hữu làm mờ tối sức mạnh lý trí của con người, và ông vì thế hủy bỏ sở hữu đối với Guardians.  Aristotle thì chấp thuận tư hữu, nhưng ông lại nói rằng bất cứ tầng lớp nào trở nên quá giàu có thể tạo ra sự đe dọa đến ổn định chính trị.  St.  Thomas từ chối để xác quyết rằng tư hữu bị xử phạt bởi Luật Tự Nhiên và tuyên bố rằng nó là một sự thêm thắt ban hành bởi những nhà lập pháp của con người.  Và Hobbes cho phép các công dân của ông làm chủ sở hữu, nhưng ông cho thẩm quyền tối cao “sovereign” quyền lực để chỉnh đốn các cách trong đó sở hữu được sử dụng.  Tất cả những nhà lý thuyết này, tóm lại, đã biểu hiện sự hạn chế hay dành dụm về tài sản.  Và không chỉ các nhà lý thuyết, nhưng những chủ nhân tài sản không bao giờ là chắc chắn tuyệt đối trong trí họ rằng những gì họ đang có là những thứ hợp pháp.  Một lương tâm lo lắng có xu hướng đi cùng với sự giàu có, đặc biệt là nếu có trong xã hội bất kỳ nhóm đáng kể không chia sẻ sự giàu có.  Vì các lý do này, các lý thuyết biện minh cho tài sản luôn trong thực hiện.  Chúng phục vụ mục đích, trước hết, cứu độ lương tâm của người giàu, và chúng cũng được dùng để thuyết phục những ai không có tài sản rằng mặc dầu họ không chia xẻ trong cơ chế này họ vẫn phải chấp nhận tính chất hợp pháp của nó.  Thật dễ dàng để nhận thấy lý thuyết về tài sản có khuynh hướng trở thành ý thức hệ: “Cái gì tốt đẹp cho sở hữu cũng tốt đẹp cho toàn xã hội,” là một cố gắng để hữu lý hóa và thuyết phục hơn là một bài viết để mô tả hay phân tích.

Như chúng ta sẽ thấy, có những giải thích lý thuyết có giá trị hoàn toàn về tài sản tư hữu.  Một giải thích đã được đưa ra:  rằng tự do chính trị không thể bị tách ra khỏi tự do kinh tế, rằng một giai cấp thương mãi độc lập có thể tạo thành một hàng rào chống nhà nước độc tài. Tuy nhiên, thật là cần thiết cho bất cứ sinh viên nào về chủ đề đầy cảm xúc này để cố gắng gỡ rối lý thuyết từ ý thức hệ.

Locke hỏi hai câu hỏi liên quan.  Câu hỏi thứ nhất giản dị là tại sao có sở hữu tư nhân ở tất cả.  Câu hỏi thứ hai là những người đã đạt được tình trạng sở hữu chủ bất động sản có thể biện minh như thế nào cho vị trí đặc quyền của họ.  Không giống Aristotle, Locke không kêu gọi mở rộng tầng lớp sở hữu tài sản.  Thật vây, ông không đề nghị những gì ông đã nêu ra.  Ông cũng không nói, như Rousseau sẽ nói, rằng sở hữu tài sản đã trở thành tập trung vào hai tay của một số ít người và từ đấy có thể không còn yêu cầu tính hợp pháp nữa.  Điều mà Locke làm là tự đưa ra một loạt các luận cứ cho tổ chức. Những luận cứ bảo vệ có nhiều nguồn khác nhau, nhưng tất cả chúng nhắm đến một hướng duy nhất: rằng sở hữu chủ tài sản là thiết yếu nếu con người buộc phải có đủ khả năng để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.

(1) Trước tiên, Thượng Đế đặt con người vào địa cầu này và ban phát cho họ lý trí để họ có thể sử dụng các tài nguyên của địa cầu.  Thượng Đế, như St. Thomas đã chỉ ra, không tự mình ủy thác trên trên sở hữu chủ công hay tư của những tài nguyên này là thích hợp nhất cho đời sống đức hạnh.  Điều này có thể phụ thuộc vào thời gian và các tình huống, và trên các giai đoạn phát triển xã hội và mức độ khan hiếm các tài nguyên.

Locke mở đầu biện luận của ông bằng cách cho rằng Thượng Đế khởi sự ban phát tài sản chung cho con người:

Thượng Đế, người đã ban phát thế giới cho con người, đã cho con người lý trí để họ sử dụng thế giới thuận lợi nhất cho đời sống và tiện nghi của họ. Trái đất và tất cả gì trong đó được ban cho con người bởi hỗ trợ và thoải mái của con người.  Và mặc dầu trái cây được sản xuất một cách tự nhiên, và thú vật được trái đất nuôi dưỡng, đều thuộc của chung của nhân loại, vì chúng được sản sinh bởi bàn tay của tạo hóa; và không một người nào được thống trị riêng tư độc quyền phần còn lại của nhân loại trong bất kỳ ai trong họ khi họ ở trạng thái tự nhiên; tuy nhiên, do sử dụng của con người, nhu cầu cần thiết là một phương tiện để làm thích hợp bằng cách này hay cách khác trước bất kỳ sử dụng nào hoặc bởi tất cả lợi ích cho bất cứ người đặc biệt nào.[16]

Phương tiện cụ thể cho việc sử dụng các tài nguyên mà Thượng Đế ban cho con người là, Locke nói, để mở mang cho các cá nhân để họ có thể thật sự duy trì đời sống.  Vì Locke là một người không ít ủng hộ chủ nghĩa cá nhân hơn so với Hobbes: nếu có một công việc yêu cầu làm, sau đấy điều tốt đẹp nhất các cá nhân lãnh nhiệm vụ. Không có giả định rằng xã hội hoặc nhà nước được trang bị tốt hơn hoặc chủ thể hợp pháp để xử lý các yêu cầu của sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ.  Thượng Đế, sau đấy, cung cấp cho con người vật chất, thí dụ, đặt một hầm mõ như “bauxite” vào trong lòng đất.  Nhưng chỉ có con người đào nó ra, biến đổi nó thành nhôm, đúc máy bay, và phân phối sản phẩm này cho nhau.  Nếu điều này được thực hiện thì hầm mõ, nhà máy, cơ xưởng, và các cơ quan phát mãi phải được lập ra.  Và cách tốt nhất để hoàn thành điều này là cho phép cá nhân thủ đắc đất đai và vật chất để họ sẽ có phương tiện và có sáng tạo để biến quả đất thành những hàng hóa hữu dụng. Nói rằng quyền sở hữu tư nhân là phương tiện thích hợp nhất để biến nguồn tài nguyên ban phát của Thượng Đế thành lợi ích của con người theo sau từ thiên vị cá nhân: tốt đẹp hơn cho con người, hoạt động tự nguyện, để thi hành nhiệm vụ này hơn để cho nó rơi vào sở hữu chủ và hoạt động tập thể.  Ngoài ra, biện luận này là một suy luận diễn dịch: nó không biểu hiện một cách thực nghiệm rằng các bàn tay tư nhân là hữu hiệu nhiều hơn và vượt trội đạo đức đối với kiểm soát tập thể. Aristotle khẳng định rằng cá nhân có thể chú ý nhiều hơn và chăm sóc kỹ lưỡng hơn đến tài sản mà họ tự làm chủ, và rằng các nguồn tài nguyên tập thể có thể bị quên lảng và sức mạnh của chúng vẫn duy trì không phát triển.  Điều này dấy lên những câu hỏi quan trọng về biện pháp khuyến khích; nó tiềm ẩn trong phân tích của Locke, nhưng nó không được phơi bày đến thế gian.

(2) Bảo vệ tiếp theo ở một mức độ hoàn toàn khác nhau.  Đây được gọi là lý thuyết lao động về giá trị, mặc dầu nói đúng hơn, nó là lý thuyết lao động về quyền tư hữu.

Mỗi một cá nhân có một tài sản trong con người riêng tư của mình; tài sản này không ai có quyền trừ ông ta.  Lao động của thân thể và công việc của bàn tay ông chúng ta phải nói là của riêng ông.  Bất cứ thứ gì, sau đấy, ông lấy ra khỏi đất đai mà tạo hóa cung cấp và để lại nó trong đó, ông đã trộn lẫn lao động của mình, và tiếp thêm cái gì đó cho nó thì nó là của riêng ông, và, do đó, làm nó thành tài sản của ông.[17]

Biện minh này muốn tỏ ra chỉ bị giới hạn duy nhất đến sở hữu nông nghiệp. “Chừng mực đất đai như một người chuẩn bị và sử dụng, trồng trọt, bồi bổ thêm, và sử dụng sản phẩm của tài sản, là tư hữu của ông,” Locke nói.[18]

Tuy nhiên, sở hữu đất đai chỉ là một chứng minh của một nguyên tắc tổng quát nhiều hơn.  Con người có quyền đến tài sản bằng cách hòa sức lao động của họ với vật chất và từ đó đem lại cho vật chất ấy một giá trị cao hơn và hữu dụng lớn hơn.  Điều này xẩy ra không những chỉ tại giai đoạn nông nghiệp, nhưng cũng ở giai đoạn hầm mõ, sản xuất, và phân phối.  “Chúa ban cho con người một thế giới chung; nhưng… thế giới ấy không thể được giả dụ Chúa muốn nó phải luôn luôn duy trì chung và không trồng trọt,” Locke nói.  “Chúa ban nó cho sự siêng năng và lý trí sử dụng chứ không phải cho ngông cuồng hay ham muốn gây gổ và tranh cãi.[19]  Điều này có nghĩa rằng sự cần mẫn cá nhân, sáng kiến, và tưởng tượng mà ông biểu hiện trong việc nuôi trồng các nguồn tài nguyên, có thể cho ông ta một tước hiệu sở hữu chủ.  Lao động không phải chỉ cần thể lực: nó cũng có thể là lao động tinh thần như vạch kế hoạch và điều hành.  Tuy nhiên, Locke yêu cầu rằng chủ nhân phải đưa công việc của một ngày vào nhà máy.  Không có trợ cấp cho người cho thuê, người chủ vắng mặt, các nhà đầu cơ, hoặc cổ đông vô danh trong lý thuyết này.  Hơn nữa, phần thưởng cho người chủ tài sản không gì hơn ông ta và gia đình ông ta thực sự sử dụng: họ có thể sống tốt, nhưng họ không nên làm cho rất nhiều mà có tiền mặt còn lại.

Những điều mà Locke đang nhấn mạnh là sở hữu chủ được biện minh bởi tính cách sản xuất của ông:  Nếu con người là để làm ra tiền bạc, lợi ích của họ có thể được giải thích bởi đã thêm một cái gì đó đến tiện ích hiện có của xã hội.  Nếu một người đã xây dựng được một cái nhà, thí dụ, ông có quyền gọi nó là nhà của ông và lấy tiền thuê nhà từ những người cư ngụ trong đó.  Nhưng sau ba mươi năm thu tiền thuê nhà, không những đã trả cho nhà và đền bù chính mình, nhưng ông sẽ có đủ tiền còn lại để dựng một nhà mới.  Nếu ông siêng năng và có lý trí, như Locke đòi hỏi, ông ta có thể phá bỏ căn nhà cũ và dựng nên một căn nhà mới và tốt hơn: đây có thể là một sử dụng lũy tiến quyền tư hữu của ông.  Ông đơn giản thu tiền thuê nhà cho ba mươi năm khác, ông không muốn biện minh tiền kiếm được của mình bằng một cuộc triển lãm công nghệ.  Ông phải có lợi, nhưng xã hội phải đau khổ vì ông lạm dụng quyền tư hữu của ông bằng cách ngồi trên vinh quang của mình.

Lý thuyết của Locke đặt trách nhiệm nặng nề lên sở hữu chủ tài sản.  Ông nhấn mạnh lao động của cá nhân đối với sự độc đoán của những yếu tố khác.  Cách tiếp cận này được sử dụng không chỉ bởi Marx, mà còn bởi các nhà kinh tế cổ điển.  Một sản phẩm, ví dụ, là tổng của các cơn đau, mồ hôi, và công việc mệt nhọc của công nhân đã góp phần hình thức cuối cùng của nó.

Vì đây hầu như không phải hoàn toàn là những đau đớn của người thợ cày, của người thợ gặt, vả công việc mệt nhọc của người đập lúa, và mồ hôi của người thợ làm bánh mì, được tính thành bánh mì mà chúng ta ăn; lao động của những ai đã xẻ con bò, của những ai đào và luyện sắt và xẻ đá, của những ai chặt và đóng khung gỗ làm cái cày, máy xay, lò nướng, hay bất kỳ đồ dùng khác, mà một số rất lớn, và của những ai cần đến bắp này, từ gieo hạt, đến bánh mì được làm ra, tất cả phải được tính phí tổn trên tài khoản của lao động, và phải nhận như là một hiệu quả của lao động. Tạo hóa và trái đất chỉ cung cấp các vật liệu gần như vô giá trị như đã có mà thôi.[20]

Quan niệm này, trong lúc rất phù hợp với phát biểu trước của Locke, nó có một số thiếu sót rất quan trọng.  Locke rõ ràng muốn thấy rằng người đi cày, người gặt lúa, và người thợ làm bánh mì được nhận thù lao cho sức lao động của họ: tiền lương của họ phải được bao gồm trong ổ bánh mì.  Nhưng không may, có sự tương tác giữa cung và cầu.  Khách hàng có thể không muốn bánh mì do họ sản xuất, và nếu nó bị mốc ngay trên kệ, thì đây có nghĩa rằng người lao động sẽ không được thưởng.  Hoặc người mua có thể sẵn sàng trả một mức giá nhất định cho bánh mì, và người nông dân và trung gian có thể sẽ nhận được ít hơn so với thanh toán đầy đủ cho lao động của họ. Có lẽ sản xuất và giá cả hợp lý có thể sẽ tránh được những vấn đề này, và có lẽ Locke giả định rằng một “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo tất cả những ai lao động một đền bù công bằng. Nhưng các nhà kinh tế đã có lý do để chất vấn giả định thị trường tự do này trong những năm gần đây, và trợ giá nhân tạo theo yêu cầu của nông dân – cọng với kiểm soát sản xuất – chỉ ra rằng lao động sản xuất không thể tính trên đền bù tự động.

Ngoài ra, lý thuyết của Locke không có chỗ cho vai trò của các quỹ đầu tư trong quá trình sản xuất.  Các máy cày, các nhà máy, lò nướng, mà ông nói đến là những mặt hàng đắt tiền, và tiền để mua và thay thế chúng phải đến từ một nơi nào đó.  Nếu chủ sở hữu chỉ được phép giữ càng nhiều theo cách của lợi nhuận như là họ có thể sử dụng, sau đó họ sẽ không có tiền mặt thặng dư cho mặt hàng vốn.  Chính vì nhu cầu một số tiền lớn cho vốn thiết bị mà công ty đi đến tình trạng phải mượn tiền để tạo dựng máy móc để nó sẽ tạo ra sự giàu có trên một quy mô đáng kể và hiệu quả.  Những người cho vay – chứng khoáng hay cổ phiếu – rõ ràng đòi hỏi tiền nợ của họ, và tổng số tiền này phải được tính vào giá cả của sản vật mặc dầu nó không đại diện cho lao động của một ai hết.  Nó đại diện sản vật – tiền bạc – mà nhà máy cần không ít hơn lao động; và nó cũng trình bày những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu, vì nếu nhà máy suy sập, thì tiền bạc của những cho vay sẽ mất.  Lợi nhuận “không kiếm được” sẽ về các nhà đầu tư không phù hợp với đề án của Locke.  Và vì công ty đầu tư hiện đại đa phần căn cứ trên một mô hình đầu tư như thế, thật khó khăn để tìm thấy một chỗ cho nó trong phần bảo vệ tư hữu này của Locke.  Tuy nhiên, có những khía cạnh khác cho biện minh của ông, và trong tài sản của công ty này có thể tìm thấy căn bản cho việc hợp pháp hóa.

(3) Tư hữu là chính trị cũng như kinh tế, và vì thế, Locke dành một chỗ đứng cho nó trong lịch sử lý thuyết về hợp đồng.  Trong lý thuyết này, ý niệm thỏa thuận “consent” hiện ra rộng rãi – quá rộng rãi, chắc chắn, hơn ý niệm đã đưa ra trong mô hình của Hobbes.  Phương cách trong đó Locke đặt căn bản chính phủ trên thỏa thuận của người được cai trị sẽ được khảo nghiệm tiếp theo.  Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải thấy được tư hữu căn cứ trên sự thỏa thuận như thế nào.

Khi con người sống với nhau và khi họ mở rộng sử dụng tài nguyên của họ, họ bắt đầu thừa nhận rằng một sự phân chia lao động và tài sản cần thiết cuối cùng rất cần thiết giữa cá nhân. “Khi gia đình tăng lên, và kỹ nghệ mở rộng chứng khoán của họ…” Locke nói, “bằng thỏa thuận, họ đã đến đúng lúc để đặt ra những biên giới của những lãnh thổ khác nhau, và đồng ý trên biên giới giữa chúng và láng giềng, và, bởi luật giữa họ với nhau, ổn định các tài sản của những ai cùng trong một xã hội.”[21]  Chắc chắn sự thỏa thuận này đã xảy ra trong trạng thái tự nhiên:  các luật lệ về sở hữu mà Locke nói đến là không chính thức, nhưng thật ra là những thỏa thuận không chính thức giữa những người có lý trí với nhau.  Điều này nhấn mạnh sự kiện rằng quyền về tài sản ưu tiên trước quyền về chính phủ: Nó là một Quyền Tự Nhiên mà con người có lúc mới sinh ra.  Chính phủ có thể và phải thừa nhận quyền này, và có thể đem áp dụng nó trong hình thức do pháp luật định.  Nhưng ngay cả chính phủ bị giải tán hay bị hủy bỏ, quyền ấy phải được duy trì với mỗi một cá nhân.  Sự đồng ý này, hơn nữa, không yêu cầu rằng sự nắm giữ tài sản phải bằng nhau.        

Sự thỏa thuận của con người đã đồng ý về một sở hữu không cân xứng và bất bình đẳng của trái đất – tôi muốn ra khỏi giới hạn của xã hội và hiệp ước, vì trong chính phủ pháp luật điều chỉnh nó; bởi sự thỏa thuận, họ đã phát hiện ra và đồng ý bằng một phương cách làm thế nào mà một người có thể sở hữu hợp pháp và không thiệt hại nhiều hơn người ấy có thể sử dụng bằng cách nhận vàng và bạc, vốn có thể tiếp tục lâu dài trong sở hữu của một người, mà không phân hủy vì điều quá độ, và đồng ý những kim loại ấy cần phải có một giá trị.[22] 

Khi nói điều này, Locke thêm vài điểm quan trọng đến lý thuyết tư hữu của ông; và phần thêm này truyền đạt một sự đối phó tốt nhiều tinh tế đến những giải thích trước của cơ chế ấy.  Trong trạng thái thiên nhiên, con người sẵn sàng đồng ý rằng các nắm giữ tài sản của một người phải to lớn hơn những người chung quanh.  Khi hợp đồng được kết luận, và quốc gia và xã hội được thành lập, thì chính phủ thừa nhận chính thức không những trên sở hữu tài sản, nhưng cũng trên những kiểu mẫu phân phối tài sản hiện hữu trước hợp đồng.  Và các công dân bày tỏ hợp tác, ngoài ra, đến việc tạo dựng kinh tế tiền bạc: một nhiệm vụ của chính phủ là áp dụng hệ thống tiền tệ và bảo lãnh sự ổn định của nó.  Kết quả của điều này là rằng câu châm ngôn rằng con người chỉ có thể sở hữu nhiều chừng nào như là họ có thể sử dụng trôi qua không mấy thành công.  Nếu tài sản của họ đem lại lợi nhuận, thì các người chủ có thể đổi những thu nhập vàng hoặc bạc này, giá trị của nó được quyền lực quốc gia hỗ trợ.  Và cũng thật rõ ràng rằng tiền thặng dư sẽ không được tích trữ hay chi tiêu hoàn toàn vào hàng hóa của khách hàng, nó phải được dùng cho các lý do đầu tư như đã thảo luận.  Trong lúc Locke không nói như thế trong quá nhiều ngôn từ, ông đề nghị rằng đầu tư cơ bản trong một nền kinh tế có thể không được thi hành ngoại trừ có một chính phủ đứng phía sau tiền tệ quốc gia.

Không những chỉ vàng và bạc, nhưng tiền giấy và chứng khoáng và cổ phiếu cũng phải được dùng để lưu hành tự do và với những giá trị có thể đoán trước được.  Tài sản mà không có tiền bị bắt buộc giới hạn trong phạm vi và sản phẩm của nó không được phân phối và trao đổi với một mức độ hữu hiệu.  Vì lý do, các người có tài sản ngay cả có một tình trạng tự nhiên hài hòa sẽ chẳng bao giờ đạt được sức mạnh sản xuất.  Một lý do để lập chính phủ là để cung cấp căn bản pháp lý cho sự mở rộng kinh tế.  Tiền bạc phải có một căn bản trong luật pháp, và đầu tư xoay quanh trên kinh tế tiền bạc.  Trong Locke, vì thế, chúng ta thấy sự ló dạng về chính trị của một xã hội tư bản.  Quốc gia phải mạnh đủ để cung cấp nền tảng pháp lý cho đầu tư tư nhân, và tuy nhiên không quá mạnh khi để can thiệp vào với quyết định tự do của con người mà họ muốn phó thác tiền bạc của họ cho may rủi để kiếm lợi nhuận.

Một trong nhiều chủ đề thú vị trong lý thuyết chính trị có dấu vết của sự phát triển liên tục ý tưởng về thỏa thuận “consent” trong các liên hệ chính trị.  Tất cả các hệ thống bắt buộc đặt căn bản trên sự thỏa thuận của người dân “the governed,” vì quân đội và công an chìm không bao giờ được tạo ra – vốn kìm giữ lâu dài toàn bộ dân số trong một sự chinh phục không muốn.  Nếu có “thỏa thuận” trong lý thuyết của Machiavelli, thì nó ở tại mức độ sơ khai về thoả mãn các nhu cầu tâm lý và xã hội đơn giản của con người trung bình với lý trí khá đơn giản.  Nếu ý tưởng này xuất hiện trong Hobbes, thỏa thuận được diễn tả một lần trong việc thành lập xã hội và không được kêu gọi đến sau khi vua lên nắm quyền.  Và thỏa thuận trong Hobbes không phải là một hành động được đo lường quá nhiều như một ham muốn bốc đồng để trốn tránh chết chóc bạo động với bất cứ giá nào.  Locke khai triển ý tưởng ấy, và Locke làm cho nó hữu lý và tạo ra những cơ chế làm cho ý tưởng của Locke có ý nghĩa trọng yếu đáng kể.  Ngoài ra, ý nghĩa này cũng rơi trên trường hợp của Rousseau và Mill nhằm cung cấp sự thỏa thuận với các thuộc tính hiệu quả để mà nó trở thành một yếu tố gắn kết trong chính phủ dân chủ.

Điều mà Locke đang nói ý nghĩa rằng sở hữu là hợp pháp vì con người phải sống trong bối cảnh của sở hữu đã thỏa thuận về sự tồn tại của nó.  Và, hơn nữa, họ phải đồng ý rằng họ không nên nuôi dưỡng phản đối nào về việc phân phối không đồng đều.  Con người dấn thân trong hành động thỏa thuận này là con người giả định trong trạng thái tự nhiên giả định: ông “Tổ” giả định của tất cả con người.  Điều này dấy lên câu hỏi, mà sau đó Locke sẽ trách nhiệm trả lời, tại sao hay đến nay như thế nào về những quyết định của con người lâu dài vì cái chết vẫn ràng buộc trên chúng ta sự sống.  Và câu hỏi ấy cũng dẫn chúng ta đến tự hỏi thỏa thuận “consent” không được lẫn lộn với thói quen “habit” hay không.  Nếu con người không phản đối hoặc sự tồn tại hoặc phân phối không đồng đều các tài sản tư nhân, điều này bởi vì họ đã xem xét hợp lý các lựa chọn thay thế hoặc vì họ chấp nhận các tính năng này của xã hội đến những gì đã được sinh ra như là một vấn đề của thói quen và phong tục? Rousseau sẽ nhấn mạnh rằng thỏa thuận phải là một tiến trình hoạt động, một tiến trình phải được đổi mới mỗi ngày trong đời sống của con người, trong lúc Burke sẽ cho rằng thỏa thuận đích thực được tìm thấy trong tập quán được ứng dụng mà con người phát triển một cách vô ý thức qua nhiều thế hệ và thế kỷ.  Hơn nữa, Locke bảo vệ tư hữu chỉ qua thỏa thuận một phần của đường lối:  Ông cũng nói rằng tư hữu bị Chúa ngăn cấm và được con người tìm kiếm.  Điều này đã tạo khó khăn được để ý đến trong thảo luận của St. Thomas:  Nếu một cơ chế được phát sinh từ ý Chúa, thì cơ chế ấy là một biện minh hữu hiệu cho nó. Thật vậy, các đối kháng của con người đến một cơ chế như thế là một bảo đảm không hữu hiệu để bác bỏ quan niệm của Luật Tạo Hóa.  Locke, sau đấy, bao bọc cả hai cạnh sườn: tư hữu bị ngăn cấm bởi chấp thuận của Thiêng Liêng và thỏa thuận của quần chúng.  Và, đối với điều này ông thêm rằng con người có được quyền về tư hữu bằng cách trộn lẫn lao động với tài sản – cái mà phải được gọi là biện minh tiện dụng.

Trong giới thiệu ba bảo vệ này, có phải Locke đã làm quá nhiều về một điều tốt đẹp?  Nó là một việc nhằm cố gắng để hòa hợp hay tổng hợp ba luận đề riêng biệt trong triết lý chính trị; nó là một việc để chỉ giản dị thêm luận đề này vào đầu luận đề kia để thỏa mãn các phe phái.  Một luật sư thường sử dụng đúng đường lối này.  Ông sẽ nói với quan tòa và bồi thẩm đoàn, “Tôi có ý định chứng tỏ, trước hết, rằng thân chủ của tôi đã không có mặt tại góc đường số Ba và Main tại thời điểm mà cuộc ám sát xẩy ra; thứ hai, rằng khẩu súng thân chủ tôi cầm trong tay không có nạp đạn; và thứ ba, rằng thân chủ tôi bắn nạn nhân để tự vệ.”  Người luật sư nói điều này vì ông muốn chỉ rõ rằng thân chủ của ông ta vô tội về vi phạm không phải chỉ một luật, nhưng thật sự là không vi phạm ba luật riêng biệt nhau.   Cùng một cách như vậy, Locke kêu gọi đến “các luật” của Chúa, của dân chủ, và của tiện ích.  Thực tế rằng những luật này có những nền tảng khác nhau và thường mâu thuẫn gay gắt với nhau có thể làm hư hỏng tính nhất quán triết học của ông nhưng nó tăng cường sức mạnh luận đề chính trị của ông.

(4) Locke thêm lý do thứ tư vào bộ ba lý do này.  Tư hữu được biện minh vì nó đang xuất hiện trong xã hội không biết chúng ta có muốn nó hay không.  Con người là những sinh vật tìm kiếm tiện nghi và bảo toàn vật chất, và người ta nhận thấy họ có khuynh hướng cố gắng làm cho mình giàu có.  Không phải tất cả mọi người có ý chí hay khả năng để thâu đạt và phát triển tư hữu, nhưng có đủ những cá nhân như thế ứng dụng và duy trì cơ chế này trong bất cứ xã hội nào.  “Tìm ra một vài vật có thể dùng và giá trị về tiền bạc giữa những người láng giềng,” Locke nói, “anh sẽ thấy cũng một người ấy sẽ bắt đầu hiện diện để mở rộng tài sản của họ.”[23]  Con người, sau đó, là một sinh vật kinh doanh – hay ít ra là vài người.  Nếu một người nhận ra rằng ông có thể tăng thêm giàu có, thì ông ta sẽ tiến hành làm như thế.  Và nó cũng theo từ sự kiện này rằng con người không lãng phí thì giờ và nỗ lực trong các hoạt động không đem lại một bù đắp kinh tế nào.  Locke yêu cầu chúng ta tưởng tượng một nông dân vào thời Hoa Kỳ Đen Tối “Darkest America”: có phải con người này sẽ làm việc mệt nhọc sau cái cày giản dị để thưởng thức về việc cày ấy?

Cho tôi hỏi, cái gì một người có thể trị giá mười ngàn hoặc một trăm ngàn mẫu đất tuyệt vời, sẵn sàng canh tác, và cũng nuôi gia súc, ở giữa các bộ phận nội địa của Mỹ, nơi ông không có hy vọng thương mại với các bộ phận khác của thế giới, để thu hút tiền cho anh ta bằng cách bán các sản phẩm?[24]

Câu trả lời, dĩ nhiên, là một người chỉ có thể vun trồng mảnh đất tư hữu với hy vọng được thưởng tài chánh.  Ở đâu mà con người yêu cầu ưu đãi vật chất cho các cố gắng của họ, và ở đâu sự thu thập giàu có dẫn đến tham vọng giàu có hơn – trong một xã hội như thế, tài sản có khuynh hướng tăng lên.  Vì sở hữu chủ tư hữu là con đường, tuy nhiên, tốt nhất được khám phá ra cho con người tạo tiền bạc: không có bất cứ tổ chức nào ban cho lương bổng hàng năm để đạt đến giàu có, ngoại trừ thủ đắc xuyên qua tài sản. (Ngay cả Nữ hoàng Anh, người đã lãnh một mức lương tuyệt vời từ Quốc Hội, cũng nắm giữ tài sản đáng kể của riêng mình.)  Locke không đặt vai trò “con người kinh tế” vào trung tâm của lý thuyết.  Cá nhân của Locke, thực sự, khao khát tự do nhiều hơn tạo tiền bạc.  Nhưng cả hai cùng đi với nhau, và sự nối kết này sẽ được thảo luận ngay.

Locke không đưa ra một quan niệm về bản chất con người trong phương cách kỹ càng mà Machiavelli hay Hobbes đã làm: những bình luận nửa – đường về con người trong tình trạng thiên nhiên tỏ ra rằng Locke không muốn nhấn mạnh hoặc là khía cạnh tốt của con người hoặc tánh lừa lọc của họ.  Ông nói giản dị rằng có một yếu tố ham lợi trong bản chất con người, vốn dẫn dắt con người đến tiếp thu và sử dụng tài sản.  Điều này không đúng cho mọi người trong mọi thời gian hay mọi nơi.  Có một vài xã hội mà ở đó tài sản sản xuất thường được giữ chung; quần chúng của những văn hóa kém mở mang này hình như bằng lòng với sự chia xẻ kết quả của một doanh nghiệp chung.  Họ có giữ lại các thái độ về mặt áp lực bên ngoài và các cơ hội kinh tế mở rộng, dĩ nhiên, là một câu hỏi khác…  Và, ngay cả trong các xã hội tiến bộ, có những cá nhân – giáo viên, bộ trưởng, nhân viên chính phủ, khoa học gia – những người hình như bằng lòng nhận thấy phần thưởng của họ trong sự thỏa mãn về công việc và phục vụ họ đem lại cho người khác.  Ngoài ra, trong thế giới hiện đại hầu hết cá nhân bị thu hút bởi bối cảnh sở hữu chủ tư hữu.  Nếu họ không muốn làm chủ hay điều hành doanh nghiệp riêng của họ, ít nhất họ có thể thích thủ đắc vài biểu tượng của tài sản – tiền bạc, chứng khoán, cổ phiếu – trong các biện pháp lớn hơn họ được hưởng.

Tại sao tư hữu quá quan trọng trong lý thuyết chính trị?  Từ Plato cho đến ngày hiện tại, nó nổi lờ mờ lớn trong các văn bản của những người sẽ giải thích hành vi của con người và xã hội.  Một lý do, như đã được ghi nhận, là các cuộc thảo luận về tư hữu không phải quá nhiều lý thuyết như thảo luận về ý thức hệ tư tưởng.  Việc bảo vệ tư hữu được nói ra đại diện cho những người có tài sản; cuộc tấn công được san bằng bởi những người không có tài sản và những người tin rằng họ bị đau khổ từ quyền lực, vốn cho  tài sản một số ít may mắn trong những bàn tay những ai mà nó nằm.  Có lẽ cách tốt đẹp nhất để tránh những xúc động và thích thú vốn bao quanh chủ đề này là cố gắng giải thích như thế nào rằng những hình ảnh tư hữu quá quan trọng trong ý nghĩ chúng ta về chính trị.  Chỗ tốt đẹp nhất để làm điều này trong văn cảnh của Locke và lý thuyết tự do, vì ở đấy sự liên hệ giữa sở hữu tư nhân và phát triển tự do của nhân cách cá nhân được làm rõ ràng nhất.

Cộng đồng hữu cơ mà Plato, Aristotle, và St Thomas giả định cho mỗi công dân một tư cách được thừa nhận.  Mỗi một người biết được địa vị của họ trong cuộc sống: ông ta biết cái gì đã mong đợi về ông trong đường lối bổn phận, và ông đã biết, hơn thế nữa, cái gì mà ông mong đợi từ những người cai trị ông.  Ngoài ra, các công dân có khuynh hướng duy trì trong giai cấp mà họ sinh ra, và họ không dấu diếm ước vọng của họ để vượt lên một mức cao hơn trong xã hội.  Nếu trong thực tế, cộng đồng như vậy không hài lòng và hướng về giai cấp như Plato đã mô tả trong Utopia của mình, ít nhất tỷ lệ thay đổi xã hội chậm đủ để hầu hết con người có thể sống cuộc sống của họ với kỳ vọng ổn định và tình trạng an toàn tốt. Cộng đồng hữu cơ không thích đáng trong thế giới hiện đại – mặc dù Rousseau và Burke sẽ cố gắng để chỉ rõ các tính năng của nó có thể được kết hợp trong các cơ sở hiện đại.  Xã hội đã phát triển với tầm cỡ, tiến độ của cuộc sống đã trở thành gia tốc, và trên tất cả các công nghệ phát triển đã đẩy lùi hàng ngũ giai cấp lỗi thời và mô hình của sự tôn kính, vốn tạo đặc trưng quan niệm hữu cơ.  Nếu có phân chia lao động và mối tương quan trong thế giới công nghiệp hóa, họ làm theo quy tắc làm riêng của họ và không theo mô hình triết học của các nhà lý thuyết.  Sự biến đổi của xã hội kêu gọi một lý thuyết về chủ nghĩa cá nhân.  Với sự tan rã của cộng đồng hữu cơ, mỗi cá nhân phải đứng vững trên phần riêng tư của mình. Cá nhân ấy không thể ẩn mình phía sau các thành viên giai cấp hoặc tìm kiếm sự bảo vệ về tình trạng xã hội của mình.

Lý thuyết về giới ưu tú của Machiavelli dựa trên những gì con người có thể làm hơn họ là những ai phù hợp trong mô hình này.  Ghi nhận của Hobbes về các công dân riêng rẽ
cũng như thế, họ liên kết với nhau trên căn bản của một hợp đồng tự nguyện.  Và đối với các ý tưởng này, sự nhấn mạnh trên tư hữu của Locke tạo một bổ sung hợp lý.  Chính các doanh nhân, trong đeo đuổi của cải, đề xướng kỹ thuật để có thể phá hoại liên hệ hữu cơ của con người.  Trong các cộng đồng hữu cơ, con người không nhu cầu tư hữu vì họ đạt được an ninh qua các thành viên giai cấp được ủy nhiệm và tư cách của họ được quy cho xã hội.  Mỗi lần các sự thể này không còn, họ tìm các cơ chế mới để đặt cơ sở an ninh của họ.  Câu trả lời là thay thế giai cấp và nguyên trạng với sở hữu chủ tư hữu cá nhân. Nực cười thay, sau đấy, các sự xâm nhập được thực hiện trên trật tự cũ bởi những người tiên phong về tư hữu, mà sau cùng tạo cho tất cả mọi người cảm thấy nhu cầu của sở hữu cá nhân.  Một đường lối mà sự thay đổi này được mô tả là nói về thay đổi từ “nguyên trạng” đến “hợp đồng”; một đường lối khác được nói đến về quá trình chuyển đổi là từ các hiệp hội “tập thể công xã” đến “tập thể xã hội.”[25]  Điều được đề nghị là các liên hệ nối kết con người với nhau trải qua một biến chuyển định tính.  Trong khi đó, có lần họ đã dựa trên phong tục và truyền thống ăn sâu cố rễ, bây giờ họ dựa trên các thỏa thuận tạm thời với mục đích để một công việc cụ thể được thực hiện.  Tư hữu là một cơ chế không những chỉ sử dụng hợp đồng và các hiệp hội tập thể xã hội, nhưng nó cũng là một cơ chế có thể cung cấp các biện pháp an ninh cho các cá nhân không có những mẫu mực truyền thống ước mong mà trên đó họ trông cậy.  

Cá nhân hiện đại, sau đó, là một sinh vật bất lực và không an toàn.  Vị trí cô đơn và không được bảo vệ của ông là một thực tế của cuộc sống mà ông ta không thể tránh và không bao giờ có thể quên.  Vì lý do này, việc theo đuổi tài sản ẩn hiện rộng khắp trong cuộc sống của mình.  Tài sản có thể làm gì cho con người?  Có lẽ, cách tốt nhất để bắt đầu giải thích nhiệm vụ của tư hữu là sử dụng một hoặc hay hai ẩn dụ, tài sản mà một người sở đắc là, trước tiên, một cái bệ.  Nếu tất cả mọi người đều bình đẳng, như cả Hobbes và Locke nhấn mạnh, sau đấy, tất cả mọi người không có gì đáng kể như nhau.  Mỗi một người là một con cá nhỏ trong một cái hồ lớn, và cuối cùng là chủ thể vùi dập của những người láng giềng.  Tuy nhiên, mặc dầu tình huống đe dọa này, cả hai lý thuyết tự do và thế giới thực tế mong đợi con người đứng vững trên hai chân của mình.  Bất cứ cá nhân nào muốn vươn lên trong thế giới không thể giả định rằng dòng họ của mình hoặc nơi sinh của mình hoặc ngay cả tài năng bản địa sẽ cho họ tầm cỡ mong muốn.  Nhưng tài sản có thể vươn lên.  Nếu mọi người đang đứng trên chân chứng khoáng, con người có tư hữu đứng cao hơn.  Sự giàu có hay công cụ tạo nên giàu có mà người ấy có sẽ cho ông một cái bệ – một cái bệ quyền lực – mà ông ta có thể đứng lên trên. Nâng lên khỏi cuộc chạy đua bình thường của những người không có quyền lực, ông không cần sợ họ: Như những cá nhân, họ không thể với tới ông để đẩy ông xuống, và thậm chí một nỗ lực tập thể về phần họ có thể được địch bởi các nguồn tài nguyên mà tài sản của ông cung cấp.  Tư hữu, nói tóm lại, thêm một kích thước nữa đến tầm vóc của một con người: nó đem lại cho ông to lớn hơn và mạnh mẽ hơn đồng sự của ông, và từ đó nó bảo vệ ông tránh khỏi xâm phạm về con người.  Và vì tư hữu đã đem lại cho ông an toàn, nó tạo điều kiện cho ông chú ý đến phát triển những hoàn cảnh tốt hơn cho nhân cách của ông.  Không quan tâm, như hầu hết con người đã mắc phải, với ý nghĩ lo lắng về bữa ăn sắp tới sẽ đến từ đâu, ông dành thì giờ và năng lực đến những việc tốt đẹp hơn của cuộc sống.  Tư hữu, để giới thiệu phép ẩn dụ thứ hai, cũng là một hàng rào.  Nó phân ranh giới một khu vực nào đó – rộng hay hẹp, tùy vào mức độ tài sản đang nắm giữ – trong đó người chủ tài sản có thể làm theo ý mình.  Hàng rào gồm ở bên trong một bất động sản đất đai, hoặc một nhà máy, hoặc một nhà kho hay không, thì người đứng tên có thể hành động như ông ta muốn trong khu vực mà ông ta có thể đúng đắn gọi là của riêng ông.  Để chắc chắn, các chính phủ hiện đại có thể quy định các biện pháp bảo tồn hoặc các quy định an toàn hoặc mức lương tối thiểu và giờ làm việc tối đa cho người lao động.   Và công đoàn có thể giành quyền để quyết định các điều kiện làm việc và lịch trình sản xuất.  Tuy nhiên, chủ sở hữu bất động sản tiếp tục có một lãnh vực rộng lớn tự do trong việc đưa ra các quyết định riêng về hoạt động doanh nghiệp của mình.   Nếu chính phủ hoặc các tổ chức công đoàn muốn can thiệp, những gánh nặng nằm trên cho thấy rằng quyền sở hữu phải bị vi phạm.  Locke đúng khi nói rằng tài sản được quyết định bởi sự chấp thuận của quần chúng:  Nếu một cơ quan bên ngoài muốn chiếm dụng tài sản của một người, cơ quan ấy phải trước tiên thuyết phục quần chúng rằng xâm nhập như vậy là hợp lý.  Trong sự hạn chế của hàng rào này, sau đó, một sở hữu  chủ tài sản có thể đến để biết tự do: tự do khỏi can thiệp bên ngoài và tự do làm khi ông hài lòng và nghĩ đúng.  Không có hàng rào như thế để bảo vệ mình, ông thấy rằng tự do như ông có thể đạt được là trực tiếp từ sự đau khổ của những láng giềng không-quá-chịu-đựng của ông.  Cả hai như “bệ” và như “hàng rào,” tư hữu là một cơ chế nhân tạo đem lại cho các chủ nhân của nó một quyền lực mà họ không có cách nào khác để có.  Con người vốn ham thích an toàn phải tìm cách để trở thành bình đẳng nhiều hơn với các công dân đồng bào.  Nếu họ không muốn rơi vào một đám đông cỡi trên lo âu và cô đơn, họ phải đạt những phương tiện để thoát ra khỏi đám đông đó.  Tài sản là phương tiện ấy.

Ngoài ra, tài sản một người sở đắc cho ông vật chất để áp dụng và phát triển nhân cách của ông. Cá nhân làm chủ một doanh nghiệp thì doanh nghiệp ấy và cá nhân ấy có thể biểu hiện tính chất riêng của mình trong những vật dụng mà ông sản xuất, trong tổ chức của con người và vật chất, trong bầu không khí ông tạo ra trong nhà máy.  Công ty “The Ford Company” là một phần mở rộng về nhân cách của Henry Ford; tiệm kẹo trên một góc đường nọ có thể phản ảnh tính cách cá nhân của người kinh doanh nhỏ làm chủ và điều hành nó.  Nhiệm vụ của tư hữu này, dĩ nhiên, ứng dụng cho nhà máy mà ở đó chủ nhân và người điều hành cùng là một người.  Một người có cổ phần trong một công ty thỏa thuận trong các biểu tượng về tài sản và không phải ở trong thực tế sản xuất và phân phối.  Phần đông con người tìm kiếm chỗ tiêu thụ hàng hóa cho sáng tạo của họ, tuy nhiên, thế giới hiện đại với thói quen quan liêu cướp đi công việc của đặc tính cá nhân.  Trong lúc các trò giải trí và các hoạt động xã hội giảm vài căng thẳng, có một lý do đáng tin rằng nhiều điểm trong nhân cách của chúng ta vẫn còn bị dồn nén và thất vọng.  Con người tư hữu có nhiều vật chất – không liệt kê những người khác – mà ông có thể điều động trong nhiều cách có ý nghĩa đáng kể.  Ông làm việc cho chính mình, không phải cho người khác, và lao động của ông ta đang ở phương hướng mà ông chọn lựa.  Không biết đây có phải là một huyền thoại hay không, sự lôi cuốn của bất động sản kêu gọi những người bị buộc là cá nhân và tuy nhiên những người thấy rằng quyết định hướng dẫn cuộc sống của họ được thực hiện bởi những người khác hơn bản thân họ.[26]

Ngoài ra, sở hữu chủ tài sản đem lại cho cá nhân một ý nghĩa rõ ràng về lý lịch.  Ngay như những người Stanleys luôn luôn kết hợp với Quận Derby – vì họ làm chủ phần lớn quận ấy – trong nước Anh thế kỷ mười tám và mười chín, vì thế một người Rockerfeller có thể tự đồng nhất mình với một khu liên hợp công nghiệp lớn.  Và ngay cả người Smith, những người sở hữu Hardware Store của Smith, sẽ thấy rằng ông ta được phép nhận một vai trò thành lập bởi những người trong xã hội, vốn nhận ra nhiệm vụ rằng ông ta và nhà máy ông ta hoàn thành.  Nghiên cứu về lý lịch đặc biệt mạnh mẽ trong một xã hội cá nhân chủ nghĩa, vì con người có thể không còn tin cậy vào tên gia đình hay tộc họ của họ nữa.  Một người phải tạo cho mình lý lịch riêng, trong tầm nhìn của họ, và trong tầm nhìn của những người chung quanh.  Vài người cố hoàn thành mục đích này bằng cách tự họ liên kết với những cơ chế nhân hóa – General Electric, Yale University, the United States Navy – với hy vọng rằng một vài lý lịch cơ chế sẽ làm gương cho họ noi theo.  Tuy nhiên, điều này không bao giờ thành công hoàn toàn, ngoại trừ có lẽ cho vài trường hợp những người lên đến chức vụ hàng đầu trong những tổ chức như thế.  Những phương tiện tốt nhất để gây dựng một lý lịch – và điều này là một tiến trình tâm lý hơn là một tiến trình kinh tế – là tạo một hình ảnh của chính một người trong tài sản của một người.  Nếu hầu hết mọi người không thể là Stanleys, những người thừa kế Earldom Derby, ít nhất một vài người có thể là Conrad Hilton of Hilton Hotels, a Henry Kaiser of Kaise Alumium and Chemicals, or a Jack Warner of Warner Brothers Pictures.

Cuối cùng, tư hữu đem lại cho những người làm chủ nó một sự nối kết với hậu thế. Với tài sản đang lưu hành, pháp luật thừa kế cho phép một người để truyền lại cho con cái của mình những gì người ấy đã kiếm được và sở hữu trong thời gian của mình.  Không có vấn đề giải thích tư hữu phải là thế nào, hầu hết con người muốn tên tuổi và sự nghiệp của họ sống mãi sau họ.  Biết bao người cha muốn có con trai không vì lý do khác hơn là việc kinh doanh của gia đình sẽ biết thêm một thế hệ của cuộc sống? Nếu tài sản là một phần nối dài nhân cách của một người, nó mang lại cho ông an toàn hơn bằng cách ban cho ông ý thức rằng ngay cả những bàn tay của thời gian không cần phải kêu gọi ngưng  các công việc lao động ông đã bắt đầu.

Nếu một ý nghĩa an toàn, nếu cơ hội để phát triển nhân cách của họ, nếu tự do hoàn toàn ý nghĩa – nếu tất cả điều này được đem đến cho con người có tài sản, sau đó điều gì đối với những người kia không có tài sản?  Chúng ta cần đưa ý kiến tằng các chủ nhân của tài sản biết an toàn và tự do vì họ dứng trên vai của những người không có tài sản để thở một không khí tốt hơn.  Locke không biện luận điều này ở cạnh khác của một góc; ông giả định tất cả có thể là con người có tài sản và không một ai là người thất bại.  Những nhà lý thuyết khác – Rousseau, Tockqueville, và dĩ nhiên Marx và Engels – sẽ quan tâm với những ai không chia sẻ ân huệ của tài sản.  Họ có kêu gọi một sự phân phối công bằng hơn hay không, bãi bỏ nó, hoặc chỉ đơn giản là nhận thức thẳng thắn về các hậu quả tâm lý và xã hội, tất cả các nhà lý thuyết tài sản đang đối phó với một cơ chế có sự phân ngành chính trị trong tất cả các xã hội ở mọi thời đại.

Các Quyền Của Con Người

Với Locke và với lý thuyết tự do, ý tưởng về nhân quyền đạt đến trung tâm của giai đoạn chính trị.  Ý tưởng cho thấy quyền sở hữu trong các bài viết của Locke quan trọng thiết yếu như thế nào, và quyền này tồn tại trong trạng thái tự nhiên cũng như trong xã hội dân sự như thế nào.  Thật vậy, một trong những lý do tại sao Locke khai triển lý thuyết của ông với mẫu mực tình-trạng-tự-nhiên vì ông chỉ ra rằng con người sở đắc quyền của họ trước khi chính phủ hiện hữu, Và, khác với Hobbes, Locke không viết thành hợp đồng xã hội rằng các công dân phải trao quyền của họ cho một quyền lực tối cao.  Trong lý thuyết của Hobbes tất cả mà các cá nhân giữ lại là quyền tự vệ, nghĩa là quyền được loại bỏ người cai trị của họ nếu người cai trị ấy không bảo vệ họ khỏi chết chóc bạo động.  Người công dân của Locke, không những chỉ giữ quyền sống, mà còn các quyền tự do và quyền tư hữu nữa.  Các sở hữu này, mà con người có cả trong và ngoài chính phủ, là những gì đem sức mạnh đến quan niệm tự do của chủ nghĩa cá nhân.  Hầu hết các lý thuyết tuyên xưng lòng tự trọng cá nhân: họ muốn thấy rằng cá nhân được đối xử công bằng và được bảo đảm một cuộc sống lành mạnh.  Nhưng chỉ vài nhà lý thuyết đi xa hơn điều này và đòi hỏi rằng cá nhân có quyền được đối đãi đứng đắn và có một cuộc sống tốt đẹp.  Locke, trong thực hiện hành trình này, đã cung cấp cho tất cả mọi người với một phẩm chất mà các nhà lý thuyết trước đó thấy phù hợp để giữ lại.  Vì thế, điều tốt đẹp là khảo sát quan niệm về quyền với thận trọng.

Để bắt đầu, một sự cảnh cáo vốn được thực hiện trong tiến trình thảo luận lý thuyết của Hobbes phải được lặp lại.  Nếu một sự lẫn lộn nào đó phải tránh được, quyền chỉ được quy cho các cá nhân.  Nói rằng chính phủ, hoặc quốc gia, hoặc xã hội có “quyền” sẽ gây ra nhiều vấn đề phân tích hơn là nó có thể hy vọng để giải quyết.  Locke nói về “quyền” của chính phủ, nhưng rõ ràng rằng ông đang đề cập đến quyền lực của một cơ quan như là để hoàn thành các nhiệm vụ tài sản.  Thật vậy, ông nói đúng như thế.  “Quyền lực chính trị,” ông nói, “Tôi có được quyền làm pháp luật với các hình phạt tử hình, và kết quả tất cả các hình phạt ít hơn, về các quy định và bảo quản tài sản, và sử dụng lực lượng của cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật như vậy, và trong việc bảo vệ thịnh vượng quốc gia khỏi thương tổn của nước ngoài, và tất cả điều này chỉ vì lợi ích chung.”[27] Ở đây Locke chỉ giản dị nói rằng một chính phủ sẽ làm luật, lần lượt đưa ra các hình phạt, bảo quản tài sản, và bảo vệ nhân dân khỏi tấn công của ngoại bang. Ông cũng nói rằng một chính phủ phải làm những việc này.  Nhưng ông không đề nghị trong tiến trình lý thuyết rằng các chính phủ có các quyền trong ý nghĩa tương tợ hoặc liên quan đến cách mà cá nhân làm.  Thật vậy, chính là quyền của các công dân mới ràng buộc nhà nước và giới hạn hoạt động của nhà nước.  Nếu quốc gia có đòi hỏi một quyền đối kháng và hỗ tương chống lại công dân, sau đấy, các tiến trình chính trị phải đền chỗ bế tắc.[28]

Và nếu các quyền là các sở hữu của các cá nhân, chúng phải được giữ bởi tất cả các công dân không có ngoại lệ.  Ngay khi mà tình trạng tự nhiên và hợp đồng xã hội yêu cầu bình đẵng nhân loại, Locke cũng cho rằng bình đẳng chi phối lĩnh vực của các quyền.  Sau khi hạ bút rằng “tất cả con người bởi tạo hóa là bình đẳng…” ông nói, “rằng quyền bình đẳng mà mỗi người có cho tự do tự nhiên của họ…là bình đẳng mà tôi nói đến.”[29]   Có một khác biệt, sau đó, giữa quyền và đặc quyền.  Đặc ân có thể mở rộng cho một vài cá nhân được chọn lựa – những người thông minh hơn, những người có khả năng hơn, những người có đức độ hơn – bởi tình trạng hay bởi vài lý thuyết có đường lối vượt trội.  Nhưng một quyền không phân biệt giữa những người sở đắc: không có những trắc nghiệm được đưa ra để khám phá một cá nhân có xứng đáng có quyền hay không hay ông ta có chiếm được quyền ấy hay không.  “Tổng số của tất cả mà chúng ta hướng đến,” Locke nói, “là mỗi một người hưởng cùng những quyền được ban cho mọi người.”[30]

Tuy nhiên, nó sẽ là một sai lầm không tiếp cận chỉ trích nghiêm ngặt này trong một đường lối thông thường. Để khẳng định rằng một người được hưởng các quyền giống như dành cho tất cả những người khác chỉ đơn giản là với điều kiện bình đẳng phải áp dụng. Nếu bỏ phiếu là một quyền chứ không phải là một đặc ân, thì tất cả mọi người đều có bầu cử.  Cân nhắc sự giàu có hoặc trí thông minh hoặc đức hạnh không thể được tham chiếu để ban quyền bầu cử.  Nếu chỉ có đàn ông mới có thể bầu cử, thì việc đòi hỏi bầu cử như là một quyền là yếu kém nghiêm trọng; nhưng ít nhất tất cả đàn bà, không phân biệt chủng tộc hay tín ngưỡng hay tình trạng hôn nhân, phải bị từ chối phiếu bầu.  Nếu một bài kiểm tra biết đọc biết viết được yêu cầu để được ghi danh, sau đó là một bài kiểm tra mà mọi công dân đều có khả năng vượt qua nếu họ cam kết sẽ học hỏi bài kiểm tra.  Rõ ràng là một nguyên tắc lý trí ứng dụng ở đây.  Một quốc gia có thể nói rằng để bầu cử một công dân phải trả thuế đầu phiếu 300 đồng, và có thể để dành đủ số tiền để có thể trả cho sự định giá ấy.  Tuy nhiên, luật như thế kỳ thị rõ ràng người ít có tài sản, và sự bầu cử trong bối cảnh ấy không phải là một quyền “right” nhưng là một đặc ân “priviledge” cho người giàu.

Ý nghĩa của Locke có lẽ rõ ràng.  Nếu toàn thể các nhóm công dân bị từ chối một vài tự do trên căn bản nam nữ hoặc màu da hoặc tôn giáo hoặc tài sản, thì thật không đúng cho những ai có những tự do ấy để nói về chúng như là những quyền.  Thật vậy, toàn bộ câu hỏi về các quyền tư hữu – và tự do và an toàn đạt đến của họ – trở thành rắc rối khi nào ở đấy hiện diện những người nghèo mà có ít may mắn để theo đuổi hàng ngũ của người có sở hữu.  Tất cả con người, chúng ta có thể nói, có quyền để mở ra một doanh nghiệp và tranh đua với những công ty to lớn và ngay cả đẩy chúng ra khỏi kinh doanh.  Đối với nhiều người, tuy nhiên, những điều này hình như chỉ là một hùng biện trống rỗng.

Một quyền, trong các thể giản dị nhất, là một tự do.  Và nó cũng là một yêu cầu: yêu cầu của một cá nhân rằng những người chung quanh họ – gồm cả nhà nước – sẽ tôn trọng ý muốn của họ để thi hành tự do ấy. Hệ quả tất yếu, tất nhiên, là mỗi công dân có nghĩa vụ để trì hoãn các quyền của các người chung quanh của mình.  Quyền rõ ràng không thể tồn tại ngoại trừ ở trong một khuôn khổ của các quyền hạn và nghĩa vụ hỗ tương lẫn nhau.  Tuy nhiên, Locke không nói nhiều về điểm sau, vì một sự nhấn mạnh trên nghĩa vụ có thể, như với Hobbes, đưa đến sự lệ thuộc của cá nhân đến nhà nước và sự hạn chế tự do riêng của ông ta.  Lý thuyết tự do nhấn mạnh các quyền của con người, và lý thuyết bảo thủ, như sẽ thấy với Burke, nhấn mạnh trách nhiệm của con người.  Nó cũng không phải là một câu trả lời thỏa đáng để nói rằng quyền hạn và trách nhiệm phải được cân bằng.  Chỉ có một cách để tiến sát tới vấn đề này trong một cách có ý nghĩa là nói về nó với một mức độ ít trừu tượng hơn.

Những câu hỏi cụ thể phải được đặt ra về những quyền đặc biệt.  Nó có thể hiện, chúng ta phải điều tra, rằng một nhóm trong xã hội hình như đạt tới quyền hạn hầu hết mọi lúc trong lúc các nhóm khác bị bỏ bê với tất cả nghĩa vụ?  Hoặc khi chúng ta cạnh tranh nhau các mâu thuẫn, chúng ta có cân nhắc bình đẳng đến cả hai phía, trong khi để làm điều này là để đánh bại mục đích với logic trừu tượng?  Thí dụ, chúng ta có thể nói rằng một láng giềng của tôi có quyền để đọc những bài diễn văn chính trị với một giọng kích động và tôi có trách nhiệm chịu đựng những ồn ào ngoài ý muốn.  Và chống lại điều này chúng ta có thể nói rằng tôi có quyền riêng tư và người láng giềng có nghĩa vụ tôn trọng ham muốn yên lặng của tôi.  Bất cứ người nào có khunh hướng cân nhắc những quyền hạn và các trách nhiệm này đang giẫm chân trên căn bản nguy hiểm: quyền tự do phát biểu, phải được coi là, có một chỗ đứng cao hơn là quyền thoải mái thính giác – trách nhiệm của tôi là phải đưa lên với giọng kích động là vì thế lớn hơn trách nhiệm để lưu lại cho láng giềng của tôi an toàn.  Trong tất cả biến cố, đây là một căn bản tranh cãi, và điều ấy như là nó phải như thế.  Một quyền hạn của một người có thể là không những chỉ là việc làm thiệt hại hay phiền toái nhưng còn là một ngột ngạt hết sức đến những người khác.  Locke không khám phá vấn nạn của các đòi hỏi mâu thuẫn về quyền bởi vì ông quan tâm để thiết lập sự hiện hữu của các quyền ấy.  Nhưng Mill và Tocqueville sẽ tiếp tục bối cảnh này của cuộc thảo luận.  Và nó theo sau, cuối cùng, rằng đòi hỏi về quyền của một người có thể không được thừa nhận hay tôn trọng bởi chính phủ hay các người chung quanh.  Các quyền có thể tồn tại trên lý thuyết, nhưng không tồn tại trên thực tế; tồn tại trên giấy tờ, nhưng không tồn tại dưới những cái nhìn của người làm chính trị địa phương.

Hai loại của các câu hỏi phát sinh về tình trạng chính trị của quyền: loại này về triết học và loại kia về thực tế.  Điều cần phải được khám phá, trước hết, là nguồn gốc của các quyền, và, điều thứ hai, là sự thi hành các quyền.  Sau đó, là sự liên hệ giữa hai lãnh vực này phải được thảo luận.  Phương cách tốt đẹp nhất để bắt đầu là đặt vấn đề toàn bộ xuống dưới hình thức của một sơ đồ:

Khó khăn trong quyết định quyền có nguồn gốc từ đâu là một vấn đề cần thảo luận trong lý thuyết chính trị.  Các học thuyết quyền tự nhiên mà Locke sử dụng đưa ra định đề rằng con người sinh ra với một vài quyền vốn có.  Thượng đế cho những người con của Ngài những quyền này cũng như đã cho họ tay, chân, tai, mắt.  Con người được đặt trên trái đất này để sống một cuộc đời, và họ phải có một vài tự do nếu họ sống cuộc đời ấy với sức mạnh toàn hảo nhất.  Thượng đế không những chỉ đưa con người vào thế giới, nhưng ngài cũng phú cho họ với uy quyền bẩm sinh để đạt đến điều tốt đẹp nhất mà cuộc đời đã dâng hiến.  Điều này, Locke nói, được biểu hiện trong Luật Thiên Nhiên.

Con người sinh ra, như đã chứng tỏ, với một chức năng tự do hoàn hảo và với sự thưởng thức không kiểm soát về tất cả quyền hạn và đặc ân của Luật Thiên Nhiên ngang hàng với bất cứ người nào khác hay một số người trên thế giới, có bởi tự nhiên một sức mạnh… để bảo tồn sở hữu của mình – đó là cuộc sống, tự do, và đất đai – chống lại những tổn thương và nỗ lực của những người khác…[31]

Quyền Tự Nhiên, sau đấy, được phát sinh từ Luật Tự Nhiên.  Quyền Tự Nhiên cho con người chủ thể đến cuộc sống, tự do, và bất động sản: tóm lại, sở hữu của họ là một Quyền Tự Nhiên.  Trong khi nói rằng các quyền này hiện hữu trong trạng thái thiên nhiên, Locke nói rằng con người muốn có nó dưới bất cứ tình huống nào – cho dù họ đã sống dưới một chính phủ hay không.  Trong trạng thái thiên nhiên, một quyền là một đòi hỏi chống lại các người chung quanh của một người: quyền ấy kêu gọi họ chịu đựng từ can thiệp vào quyền tự do mà một cá nhân mong muốn thực hiện.  Nó cũng, mỗi lần con người ở trong xã hội, là một đòi hỏi chống lại quốc gia: quyền ấy kêu gọi quốc gia kiềm chế quyền lực của mình trong một lãnh vực ở đấy các cá nhân tuyên bố quyền tự do hành động cá nhân.  Điều này dấy lên câu hỏi về các công dân có hay không, trong việc đi vào hợp đồng xã hội, có thể ký hủy bỏ quyền Tự Nhiên của họ đến quốc gia.  Hobbes, dĩ nhiên, nói rằng điều này chỉ là những gì họ đã làm.  Locke, trong cái nhìn đầu tiên, hình như nói rằng người công dân trao cho quốc gia ít nhất một trong các quyền của họ.  “Ông đã trao một quyền cho khối thịnh vượng chung chừng nào mà ông ta được kêu gọi đến.”[32]

Tuy nhiên, điều này không phải là việc từ bỏ quá nhiều một quyền như nó đang cho phép nhà nước động viên các công dân trong trường hợp mà sự giúp đỡ của ông là cần thiết để chống lại một cuộc chiến tranh hoặc đè bẹp một cuộc nổi loạn hoặc đơn giản chỉ để giúp đỡ trong việc thi hành pháp luật.  Một quốc gia phải có sức mạnh và thường phải sử dụng công dân để tăng cường sức mạnh cho quyền lực của quốc gia.  Locke muốn nói, sau đó, rằng một cá nhân không thể từ bỏ Quyền Tự Nhiên của mình – về cuộc sống, tự do, và tư hữu – cho quốc gia.  Nếu cá nhân ấy ký hợp đồng như thế dưới sự gay cấn hoặc qua sự tính toán nhầm lẫn, hợp đồng là vô giá trị.  Vì cái gì mà Thượng Đế đã ban cho con người là một món quà và món quà ấy là để kéo dài đời sống của họ; họ không thể tự gạt bỏ món quà ấy tự nguyện, cũng không phải quốc gia có thể tướt đoạt món quà ấy của họ.  Trong thực tế, con người mà tìm kiếm để từ bỏ các Quyền Tự Nhiên của mình, ngay cả mặc dầu ông ta nghĩ ông đang hành động tự nguyện, là tự tước đoạt các thuộc tính ông cần nếu ông là một người ở tất cả.  Và quốc gia mà cố gắng để tướt đoạt Quyền Tự Nhiên của con người là đang tạo một điều kiện theo đó các công dân của quốc gia sẽ không là người nhưng là một thứ gì kém hơn con người.  Quyền Tự Nhiên của một người, vì thế, được chỉ định trong nhân cách của người ấy: chúng không thay đổi từ lúc sinh ra và không thể chuyển nhượng được suốt cả cuộc đời.

Câu hỏi rõ ràng để nêu lên là Quyền Tự Nhiên là khách quan hay chủ quan.  Làm thế nào mà chúng ta biết rằng Thượng Đế ban các quyền ấy cho họ?  St. Thomas, người hình như biết cái gì Thượng Đế có trong trí tuệ, không bao giờ ghi nhận về chúng.  Chúng ta có phải dùng ngôn từ của Locke cho vấn đề?  Một cách rõ ràng, thật không thể chứng tỏ trong bất cứ phương cách quy nạp nào rằng các phẩm chất này hiện hữu trong con người.  Nếu các Quyền Tự Nhiên ấy là khách quan – nếu chúng thực sự hiện hữu – thì sau đấy sự hiện hữu của nó phải là hiển nhiên đối với tất cả những người có lý trí.  Tuy nhiên, Edmund Burke là một con người rất có lý trí, và điều đó đã không thể hiện hiển nhiên đến ông ta rằng Quyền Tự Nhiên hoặc hiện hữu hoặc phải được bảo đảm đến cho mọi người.  Hơn nữa, có một sự nguy hiểm rằng con người sẽ lợi dụng ý tưởng Quyền Tự Nhiên và sẽ đi đến chỗ đòi hỏi rằng Thượng Đế đã cho họ danh hiệu đến tất cả phương cách của các tự do. Và điều này đúng là những gì làm Burke lo lắng: con người có thể đưa ra một cách có lương tâm hay vô lương tâm một giải thích bạc đãi có tính chất xã hội đến các tự do cho phép bởi Quyền Tự Nhiên của họ.

Về tất cả mà có thể nói trên lý do này đã được nói trong phân tích về Luật Tự Nhiên – một lý thuyết mở để lạm dụng như Quyền Tự Nhiên.  Những gì mà con người nhu cầu “một cách tự nhiên” để tìm ra một cuộc sống tốt đẹp phải được khám phá bằng lý trí.  Giải thích thất thường là ý thức hệ tự phục vụ; họ không phải là những nỗ lực vô tư tại lý thuyết khoa học. Nhu cầu căn bản của con người được căn cứ trên nhân cách của họ và trong đường lối mà nhân cách ấy phản ứng đến môi trường xã hội về thời đại của họ.  Trong ý nghĩa này, khả năng và thông minh được yêu cầu nếu biểu hiện của Quyền Tự Nhiên thích hợp cho một thời gian và nơi chốn đặc biệt được xác định.  Nhưng lý thuyết Luật Tự Nhiên thì có khả năng tốt hơn để hoàn thành điều này hơn lý thuyết Quyền Tự Nhiên.  St. Thomas đã cung cấp cho những nhà cai trị đạo đức và thông minh nhiệm vụ thông ngôn quan niệm của Luật Tự Nhiên và áp dụng nó trong luật lệ của nhân loại.  Những người này, được huấn luyện trong phong tục của xã hội họ và được tách rời khỏi sức lôi cuốn của tư lợi, được trang bị kỹ càng để thực hành lý trí trong lãnh vực này.  Luật Tự Nhiên là một quan niệm xã hội, và nó được dùng để quản trị xã hội như một tổng thể.  Quan niệm Quyền Tự Nhiên, về mặt khác, là một phần của chủ nghĩa cá nhân.  Nó không phải để cho những nhà cai trị – thông minh hay đạo đức hay không có cả hai – để nói với các công dân Quyền Tự Nhiên là gì và cái gì biểu hiện hợp pháp của Quyền Tự Nhiên.  Trái lại, không có một uy quyền cao hơn để đòi hỏi một quyền lực như thế.  Điều này có nghĩa rằng phải để cho mỗi người xác định những tự do nào Quyền Tự Nhiên của mình cho phép.  Nhưng người trung bình có lý trí để sử dụng những quyền này theo một đường lối tử tế thân mật và ôn hòa hay không? Nếu không có những người vượt trội, nhưng tất cả mọi người có thể đưa ra những giải thích của mình thì xã hội có khuynh hướng để đau khổ.  Quan tâm này được căn cứ hơn nữa trên sự kiện rằng lý thuyết Quyền Tự Nhiên không dùng phong tục như một hòa giải trong tiến trình giải thích.  Bằng cách đặt tin tưởng trên nguyên trạng văn hóa, Quyền Tự Nhiên làm lắng xuống bất cứ sợ hãi nào vốn phải thường được dùng để phá rối cấu trúc của xã hội đã được áp dụng.  Trong ý nghĩ này, như đã chỉ ra, nó thật sự là một lý thuyết bảo thủ.  Quyền Tự Nhiên, tuy nhiên, đặt một tin tưởng trên sự phát triển trên nhân cách cá nhân, ngay cả sự phát triển ấy kêu gọi cho sự sửa đổi các mẫu mực tập quán.  Điều này có nghĩa rằng chủ thuyết là tự do và ngay cả cách mạng.  Nếu nhiều cá nhân đòi hỏi rằng xã hội như từ đó đã thành lập đã làm mất hiệu lực lớn mạnh, thì họ phải kích thích Quyền Tự Nhiên để biện minh cho các nỗ lực cải cách xã hội của họ.  Đây là những người tự do chủ trương thị trường tự do sử dụng thế nào Quyền Tự Nhiên về tài sản để kêu gọi xóa bỏ các hạn chế thương mãi và phong kiến trong việc phát triển kỷ nghệ và giao thương.  Kết luận phải là, vì thế, lý thuyết Quyền Tự Nhiên dễ bị giải thích chủ quan – và tự quan tâm – hơn so với lý thuyết Luật Tự Nhiên.  Chủ nghĩa cá nhân, như cả Hobbes và Locke đã làm sáng tỏ, hoàn toàn tôn trọng lý trí của tất cả mọi người ngoại trừ vị thế xã hội của họ.  Để phú cho những người này quyền tự nhiên là để mở cửa cho cuộc xung đột, lợi ích, và ý thức hệ.  Nó cũng là để mở cửa cho tiến bộ.

Quyền Tự Nhiên là những tự do lý thuyết mà con người nghĩ rằng họ phải có.  Chúng đúng hay sai hay không trong việc lượng giá các nhu cầu chân lý, sự kiện còn lại rằng chúng gìn giữ những tin tưởng này và muốn hành động nhân danh chúng.  Nhưng các quyền không tạo ra hiệu quả giản dị vì vài lý thuyết mô tả chúng.  Nhưng chúng phải được bảo lãnh với quyền lực nếu chúng muốn có ý nghĩa cho một cá nhân sống trong xã hội.  Trạng thái tự nhiên, Locke nói, nhận ra Quyền Tự Nhiên của con người, nhưng nó không tạo ra uy quyền có thể bảo đảm cho con người để hưởng thụ chúng.  Điều này, sau đấy, là lựa chọn thứ hai trên sơ đồ đã được phát họa ra trước đây.  Không có quyền lực quốc gia để bảo đảm Quyền Tự Nhiên cho một cá nhân và sự chịu đựng của xã hội là một cây sậy yếu đuối để dựa lên trong một vấn đề quá quan trọng.

Nến con người trong tình trạng thiên nhiên quá tự do, như đã nói, nếu người ấy là một chủ nhân ông tuyệt đối của con người và sở hữu riêng của ông, bình đẳng đến mức lớn nhất, và không là đối tượng của người nào cả, tại sao ông sẽ dự phần với tự do của ông…?  Điều này, thật rõ ràng để trả lời, rằng mặc dầu trong tình trạng thiên nhiên, ông có quyền như thế, tuy nhiên, hưởng thụ rất bất định…Điều này khiến ông từ bỏ điều kiện này, vốn, tuy nhiên tự do, đầy sợ hãi và nguy hiểm triền miên; và nó không phải không có lý do mà ông muốn từ bỏ và muốn tham gia trong xã hội với người khác, vốn đã đoàn kết với nhau, hay có một tinh thần đoàn kết, vì muốn hỗ tương duy trì cuộc sống, tự do, và đất đai, mà tôi gọi bởi một tên tổng quát, là sở hữu “property.”[33]

Câu trả lời là di chuyển từ chọn lựa thứ hai trở về chọn lựa thứ nhất, để thiết lập lập một xã hội với quyền lực chính trị sẽ cung cấp điều kiện cho việc thụ hưởng Quyền Tự Nhiên bởi tất cả.  Nhưng, nó không thể trở về với chọn lựa đầu tiên mà không bao quát cả chọn lựa thứ ba.  Thật ra, dĩ nhiên, phải nhận thấy rằng con người phải trải qua từ một tình trạng chiến tranh hổn loạn đến một xã hội chịu đựng và tuy nhiên mang tâm trạng tạo nên một quốc gia.  Trong một tình huống xã hội – nhưng không phải chính trị như thế, con người có thể tin tưởng vào sự thừa nhận xã hội về Quyền Tự Nhiên của mỗi người khác.  Nhưng khả thể này, trong khi hợp luận lý, không nhiều thực tế lắm.  Locke đã có người di chuyển đến xã hội và chính phủ cùng một lúc, và đây có nghĩa rằng nó là đương nhiệm trên chính phủ – không phải xã hội – để bảo đảm Quyền Tự Nhiên cho công dân của chính phủ.  Điều này được thực hiện bởi phương tiện lập pháp: quốc gia ban hành Hiến Pháp hoặc Tuyên Ngôn Nhân Quyền hoặc giản dị là luật pháp bình thường để đem lại cho người dân Quyền Tự Nhiên của họ trong vỏ bọc của pháp luật được ban hành.

Với sự thay đổi này đến chọn lựa thứ ba, chúng ta bây giờ đang ở trong thực tế của các quyền luật pháp.  Quyền, trong trường hợp này, là những tự do mà quốc gia thừa nhận công dân là chủ thể thủ đắc.  Quan niệm tổng quát này được gọi là lý thuyết luật pháp “tích cực,” và nó được diễn tả trong quan niệm quyền tối thượng của Hobbes.  Không chỉ giản dị luật pháp, nhưng cũng còn quyền nữa là những gì thẩm quyền luật pháp hợp hiến đúng đắn thừa nhận họ thủ đắc.  Không phải là Thượng Đế nhưng là con người ban quyền của chúng ta.  Những người này có thể là một nhà cai trị đơn độc, một tòa án tư pháp, một cơ quan lập pháp, một hội nghị hiến pháp – hoặc một kết hợp của những người này với nhiều người khác cũng như các cơ chế khác.  Quyền luật pháp không cần thiết phải ban cho hay tước đoạt đi trong một cách bất thường: như thảo luận trong “nguyên tắc luật lệ” đã chỉ rõ, đòi hỏi của con người đến việc đối đãi công bằng theo luật pháp có thể được cảnh giác an toàn bằng kiểm tra chính trị, theo quy trình, và khiếu nại đến thẩm quyền cao hơn.[34]  Có thể ít nhất không có vấn đề cãi vả về ngôn ngữ của các quyền luật pháp: bằng cách tham chiếu đến hiến pháp hoặc sách điều lệ hoặc các quyết định tư pháp, một công dân có thể biết đúng quyền của họ là gì.  Dĩ nhiên, có những ràng buộc là các tranh chấp liên tục trong ý nghĩa của các từ: quyền tự do phát biểu có thể được thừa nhận, nhưng một người cảnh sát có thể quyết định rằng vây một cửa hàng để thuyết phục người công nhân không được vào trong thời gian bải công không được che chở bởi quyền ấy.  Ngoài ra, chừng nào mà có các tòa án và các cơ chế để tu chính luật, công dân có thể tham gia vào các quá trình liên tục để phát hiện ra quyền hợp pháp của họ và tạo ra những quyền mới cho chính mình.  Vì tiến trình lập pháp quá hiến định, quyền hợp pháp ít mơ hồ như Quyền Tự Nhiên.  Tại sao không từ bỏ ý tưởng Quyền Tự Nhiên cùng quyền hợp pháp tất cả với nhau và ổn định để nói rằng quyền của chúng ta là những gì quốc gia nói chúng ta?

Câu trả lời là rằng con người có ý tưởng riêng của họ về những gì là các quyền, và họ không bằng lòng để quốc gia nói cho họ về phạm vi và giới hạn về tự do.   Quyền có một nội dung luân lý và ý niệm Quyền Tự Nhiên là một chủ thuyết con người có thể kêu gọi đến khi họ không đồng ý với sự giải thích của chính phủ về tự do có thể được phép.  Ngay cả nếu có những tiến trình thi hành cho việc tu chính luật pháp hoặc Tuyên Ngôn Nhân Quyền, những điều này thường quá chậm chạp và vướng víu để thỏa mãn người dân vốn cảm thấy họ bị đối xử xấu.  Và nó thường khó khăn để thay thế những quan tòa hay những nhà lập pháp là những người có quyền lực để nói cho chúng ta các quyền hợp pháp của chúng ta là gì.  Những gì mà Locke tìm cách để làm với Quyền Tự Nhiên giống với đường lối của St Thomas đối với Luật Tự Nhiên.   Locke muốn thấy các chính phủ dùng quyền lực của mình để đem lại thừa nhận hợp pháp đến Quyền Tự Nhiên.  Nếu các chính phủ thực thi điều này, thì sau đó họ dùng quyền lực của họ hợp pháp.  Thực vậy các chính phủ đang dùng quyền lực của họ cho những lý do có ý định trong hợp đồng xã hội.  Nói tóm lại, các cá nhân vào với chính phủ và xã hội tốt hơn cả để hưởng Quyền Tự Nhiên của chúng.

Mặc dầu con người khi gia nhập xã hội giao quyền bình đẳng, tự do, và lãnh đạo họ có trong tình trạng tự nhiên vào tay xã hội, để được xử lý bằng quyền lập pháp như lợi ích của xã hội đòi hỏi phải có; tuy nhiên nó chỉ là với một ý định tốt hơn trong mỗi người để tự gìn giữ tự do và tài sản của mình; (vì không có sinh vật có

lý trí nào có thể được cho là thay đổi điều kiện của mình với một ý định xấu hơn) quyền lực của xã hội, hay quyền lập pháp xây dựng bởi họ, có thể không bao giờ được xử lý để mở rộng hơn công việc chung, nhưng nó bị bắt buộc phải bảo đảm tài sản của mọi người bằng cách cung cấp chống lại những … khiếm khuyết ấy… vốn làm cho tình trạng tự nhiên quá mất an toàn và khó khăn.[35]

Điều này, sau đó, là quy tắc của Locke: quốc gia phải dùng quyền lực thi hành để bảo đảm quyền hợp pháp, vốn là Quyền Tự Nhiên được hình thành chính thức.  Mỗi khi con người rời bỏ tình trạng tự nhiên “state of nature,” họ phải nhìn đến quốc gia để làm luật một cách cả hữu hiệu và đạo đức.

Nhưng có một nguy hiểm rằng quốc gia có thể sai lầm đưa Quyền Tự Nhiên của con người vào các sách điều lệ.  Trong trường hợp này chúng ta vẫn ở chọn lựa thứ ba trên sơ đồ, nhưng chọn lựa ấy nay cắt đứt khỏi chọn lựa thứ nhất.  Một quốc gia hay một nhà cai trị sai lầm không thừa nhận Quyền Tự Nhiên bằng luật lệ đã soán ngôi vô địch thẩm quyền hợp đồng và lạm dụng quyền lực đã ban cho nó.  “Khi chiếm đoạt là việc thực thi quyền lực mà người khác cũng có quyền, do đó, chế độ độc tài là thực hiện quyền lực ngoài quyền hạn,” Locke nói, “và đây là việc sử dụng quyền lực bất cứ người nào có trong tay, không phải cho công việc của những ai dưới quyền lực ấy, nhưng cho những lợi lộc riêng rẽ, tư riêng.”[36]  Locke, không kém hơn Hobbes hay St. Thomas, nhận thức cẩn thận rằng quốc gia có thể coi thường các quan niệm mà Thượng Đế đã hướng dẫn phải được theo trong việc thi hành thẩm quyền chính trị.  Tuy nhiên, trong lý thuyết của Locke, người công dân có sự tự do lớn hơn nhiều về một cuộc phản đối hợp pháp chống lại sự cai trị của chế độ độc tài, và quyền lợi của người ấy trong lãnh vực này sẽ được khai triển sau này.

Ngoài ra, quốc gia có thể ban hành các quyền bằng luật pháp – và chúng có thể là những biểu thức quy phạm pháp luật về Quyền Tự Nhiên chính xác – và sau đó có thể sai lầm để thi hành chúng với bất kỳ mức độ hợp pháp nào.  Quyền đầu phiếu, quyền thờ phượng, quyền có sở hữu – tất cả điều này có thể được ghi đậm nét trong Hiến Pháp và khắc vào bia đá và tuy nhiên bị làm ngơ bởi những người có trách nhiệm trong công việc thi hành và luật pháp.  Trong sự kiện này, chúng ta đi xuống khả thể thứ tư trong sơ đồ.  Và Locke cảnh cáo chống lại việc tụt giảm như thế. “Quyền lực tối thượng không thể lấy đi bất kể phần nào về tài sản của bất cứ người nào mà không có thỏa thuận của của người ấy,” Locke nói.  “Việc bảo quản tài sản là mục đích của chính phủ, và chính vì lẽ đó mà con người gia nhập xã hội, nó nhất thiết phải bao hàm và yêu cầu rằng con người phải có tài sản.”[37]  Để chính phủ không gạt qua một bên những quyền căn bản họ phải thỏa thuận với người dân, Locke giới thiệu ghi nhận đến sự thỏa thuận hoặc tán thành “consent.”  Nếu quyền sở hữu là một Quyền Tự Nhiên, thì nó có thể chỉ tóm tắt nếu cá nhân làm chủ tài sản thỏa thuận đến một hạn chế như thế.  Nếu một quốc gia không đặt quyền lực của riêng mình và uy quyền hợp pháp của nó phía sau Quyền Tự Nhiên, sau đó một công dân có thể viện dẫn quyền lực và uy quyền của mình để bảo vệ quyền tự do đó.  Rõ ràng ý tưởng tổng thể của Quyền Tự Nhiên đã cho quyền lực lý thuyết lớn đến cá nhân hơn bất kỳ ý tưởng đơn lẻ nào trong lý thuyết chính trị.  Thật vậy, tự do cá nhân quá mênh mông đến nỗi nó phải được hỏi là điều gì để ngăn cản sự bất tuân vĩnh viễn đến uy quyền chính trị.

Nếu lý trí của mỗi công dân có thể được đọ sức với những quyết định của luật được ban hành, nếu sự đồng ý thể hiện được yêu cầu trước khi quốc gia có thể áp dụng quyền lực trong bầu không khí liên hệ và kinh tế – nếu đây là trường hợp – thì sau đấy thật là gay cấn để thấy chính phủ có thể làm thế nào để thi hành uy quyền ngay cả bảo vệ an toàn quyền của cá nhân, vốn sau tất cả là trách nhiệm hàng đầu của nó.  Locke sẽ cố gắng để giải đáp những vấn nạn này ở giai đoạn sau, khi ông nghiên cứu nguồn gốc chính trị của quyền lực quốc gia.  Vì nếu ông nói về thỏa thuận, ông cũng bàn về nguyên tắc đa số.

Quyền của một cá nhân, trong lý thuyết chính trị của Locke, là những đòi hỏi chống lại với chính phủ.  Sự sợ hãi trình bày trong đoạn trước là rằng quốc gia có thể tịch thu tài sản của một công dân.  Điều này làm dấy lên một số quan tâm.  Trước hết, nếu các quyền của công dân là những đòi hỏi ngược lại chống quyền lực chính thức, thì sau đấy nên có các phương tiện của cuộc cách mạng cho các quyền tự do của mình được bảo đảm.  Điều này có nghĩa là có thể có một quyền lực cao hơn quốc gia để thúc đấy quốc gia ban cho cá nhân sự thi hành tự do của cá nhân ấy.  Quyền lực cao hơn này là gì? St. Thomas và Hobbes cầu khẩn đến Thượng Đế nếu họ muốn được giải phóng khỏi chế độ độc tài. Machiavelli và Aristotle nói về một trừu tượng gọi là “nguyên tắc luật pháp” có thể phủ quyết các hành động áp bức bởi một nhà cai trị.

Nếu “nguyên tắc luật pháp” quá áp bức, thì phải có những cơ chế áp dụng để cho nguyên tắc ấy hữu hiệu.  Vài trong những cơ chế ấy được ghi nhận: xem xét tư pháp, phân quyền, do quy trình.  Vì lý do này, nó thường đáng giá để phân biệt giữa nhà nước và chính phủ – một cái gì đó mà không đo lường không thực hiện được.  Một chính phủ gồm có các ngành hành pháp và lập pháp, và nó làm chính sách hằng ngày để quy định đời sống của công dân.  Nhân viên của chính phủ, hơn thế nữa, có nhiệm kỳ tạm thời, và họ được yêu cầu cung cấp công việc với cái nhìn về tình cảm thắng thế trong xã hội.  Quốc gia, mặt khác, có một căn bản thường xuyên nhiều hơn.  Nó gồm các tòa án và những cơ quan khác liên quan với việc giải thích luật; nhân viên của nó hoặc có nhiệm kỳ suốt đời hoặc nhiều nhiệm kỳ dài đủ để cách biệt họ khỏi tác động của công luận.  Ngoài ra, quốc gia đại diện cho hiến pháp, luật phổ thông, và truyền thống chính trị của xã hội.  Trong lúc Locke không phân biệt giữa chính phủ và quốc gia, thật rõ ràng rằng sự khác biệt như thế được tiềm ẩn trong lý thuyết của ông.  Vì nếu chính phủ – lập pháp hay hành pháp – vi phạm vào các quyền của công dân, thì công dân có thể trong một xã hội tự do khiếu nại đến quốc gia để những sai lầm được xác nhận lại.  Trong lý thuyết tự do, sau đấy, không những quốc gia và xã hội phải riêng biệt, nhưng nếu quyền của con người được bảo đảm, sự tách biệt của cơ chế phải được thực hiện.  Đây là tại sao nó quan trọng rằng quá trình xét xử phải đứng tách biệt khỏi đấu tranh lập pháp.  Vì nếu các tòa án là những người bảo vệ quyền con người, thì tòa án phải có một uy quyền khác biệt với quốc hội vốn làm ra luật.  Chọn lựa tách biệt giữa quốc gia và chính phủ là để hy vọng rằng chính phủ sẽ tự giới hạn, rằng chính phủ tình nguyện hảm bớt sự giảm cân bằng quyền của cá nhân.  Sự tự giới hạn lập pháp này sẽ có hiển nhiên hay không trong bầu không khí của nguyên tắc đa số là một vấn đề liên quan đến tất cả mọi người muốn bảo vệ an toàn nhân quyền.

Và nếu các quyền được áp dụng chống lại chính phủ của một người, nó có thể bị chất vấn là quyền có phải là hoàn toàn chính trị trong quan niệm hay không.   Các cá nhân khác, hoặc thậm chí “xã hội” như một tổng thể, hành động độc lập của chính phủ, không thể tướt đi tự do của cá nhân?  Lý thuyết tự do, ít nhất được bày tỏ trong Locke, có khuynh hướng chỉ nhìn chính phủ như một đe dọa mạnh mẽ đến quyền của công dân.  Các cơ chế khác – và đây có thể gồm cả liên hệ giữa bạn bè và láng giềng – là tự nguyện trong bản tính, và nếu một người thấy mình bị cưỡng bức bởi một chủ nhân hay bởi một tu sĩ, ông luôn luôn bỏ việc hay từ bỏ nhà thờ ấy.  Trách nhiệm đến chính phủ của một người không những chỉ căn cứ trên hứa hẹn tuân phục, nhưng quốc gia có một quyền lực lớn hơn những cơ chế khác để thực thi ý chí của mình trên công dân.  Ngoài ra, nó cũng hoàn toàn rõ ràng rằng áp lực xã hội có thể hoạt động để giới hạn các tự do của một cá nhân.  Sức mạnh của dư luận quần chúng, kỷ luật tại nơi làm việc của một người, ảnh hưởng tế nhị của một láng giềng – tất cả những điều này và nhiều hơn nữa có thể tướt đoạt tự do của một cá nhân.  Locke công nhận rằng không những chỉ quốc gia, mà các công dân riêng rẽ có thể quá cưỡng bách đối với nhau.  Như một ví dụ, ông kể những khuyết tật mà xã hội có thể gây ra cho con người của một tôn giáo không chính thống và không được ưa chuộng.  “Không có cá nhân riêng tư nào,” ông nói, “có bất cứ quyền nào trong bất cứ cách nào để làm phương hại đến người khác trong lạc thú công dân của người ấy vì ông ta thuộc nhà thờ hay tôn giáo khác.”[38]

Điều này có nghĩa rằng quốc gia sẽ bước vào và ép buộc một chủ nhân phải lưu ý tất cả những người đi xin việc với những chuẩn mực có mục đích và không lưu ý đến tôn giáo không?  Nếu một hội đồng thực thi việc làm công bằng được thiết lập và nếu quyền lực cưỡng bức của quốc gia có trong tay để làm cho quyết định của hội đồng hữu hiệu, thì chúng ta có thể nói rằng trong trường hợp này một cá nhân có những quyền chống lại những cá nhân khác trong xã hội và rằng quốc gia sữa soạn để bảo đảm cho cá nhân ấy những quyền này.  Tuy nhiên, Locke không khai triển điểm này gì cả.  Một lý do cho điều này có thể là nó mở ra những lãnh vực mâu thuẫn rộng lớn.  Trong thí dụ vừa trình bày chính phủ đang làm co cụm quyền sở hữu của một người để bảo đảm quyền dân sự của người khác.  Khi nào mà quốc gia tìm cách làm cho quyền có tính cách xã hội cũng như chính trị, nó có khuynh hướng ủng hộ vài nhóm trong xã hội và dẹp bỏ những nhóm khác.  Tuy nhiên, im lặng của Locke đã không để lại những câu hỏi quan trọng phải đương đầu.  Tocqueville và Mill sẽ trở lại vấn đề va chạm của một xã hội áp bức trên tự do cá nhân.  Họ, cả hai, thấy rằng ngay cả khi mà con người sống dưới một chính phủ tự do họ có thể vẫn có những phiền hà phải chịu đựng với một xã hội độc tài.

Một lý thuyết về quyền con người, ngay đấy, có những thành phần thực hành và triết lý. Tuy nhiên, làm lu mờ bất kỳ phân tích nào về chủ đề này là sự nghi ngờ rằng một phần nói về quyền – bởi các nhà lý thuyết chính trị và con người bình thường – là thuộc ý thức hệ trong động lực và hậu quả.  Nếu con người muốn quyền, nếu họ đòi hỏi tự do hành động, quan tâm của họ không quá nhiều với “quyền” hay “tự do” bằng sự thể trừu tượng như quan tâm với những vật chất mà các quyền hoặc tự do sẽ đảm bảo cho họ.  Con người đam mê tài sản, tự do tín ngưỡng, quyền lực chính trị, và những mục đích tương tự.  Họ muốn tài sản, ví dụ, vì những lý do tâm lý rộng lớn có nguồn gốc; cùng một loại biện luận ấy có thể được áp dụng về tôn giáo hoặc về quyền lực.  Trong trường hợp này, tất cả các ám chỉ đến các quyền đều là hùng biện chính trị: một phần của chiến lược hoàn thành mục đích được cho là tốt.  Cả Machiavelli và Marx, nếu được yêu cầu để thảo luận vấn đề quyền, có thể nói rằng đó là một màn khói về một cái gì đó nữa.  Người công dân thốt ra cụm từ “Tôi có quyền đến…” là nói một cách thực tế không gì hơn “Tôi muốn…”

Trong bốn lựa chọn được đưa ra trong sơ đồ mở đầu, ý nghĩa của nó phải là những gì đó như sau: (1) Tôi muốn giữ tài sản của tôi, và tôi muốn quốc gia tiếp tục bảo vệ sở hữu của tôi về tài sản ấy.  (2) Tôi muốn giữ tài sản của tôi, và tôi muốn chính phủ ngưng lấy đi lợi nhuận của tôi.  (3) Tôi muốn tiếp tục thực hành việc bầu cử mà luật pháp thừa nhận là của tôi, và tôi muốn quốc gia tiếp tục bảo vệ việc thi hành về bầu cử của tôi. (4) Tôi muốn được phép bỏ phiếu, mà luật pháp cho phép tôi làm, và tôi muốn chính phủ ngưng ngăn cản tôi khỏi bầu phiếu trên căn bản của một trắc nghiệm chữ nghĩa không lương thiện.  Và, một cá nhân, sau đấy, có thể muốn duy trì nguyên trạng “the status quo” hoặc có thể muốn bảo đảm một trình trạng công việc mới mà ông ta tin tưởng sẽ là thích thú hơn tình trạng hiện tại.  Nhưng hoặc trong biến cố nào, cả hai Quyền Tự Nhiên và quyền luật pháp đều được soi rọi đến từ quan điểm chủ quan của người đang đòi hỏi tự do.

Đường lối này có một lợi ích chính trị vì nó dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết về tự do thật sự mà con người cảm thấy họ nhu cầu và một nội quan đến những nhóm đang tranh giành quyền lực.  Bàn về quyền có khuynh hướng là phổ quát:  Tất cả mọi người có quyền sở hữu hoặc quyền đầu phiếu, thậm chí mặc dầu những tự do này có thể không hiện ra rộng lớn trong sự ước đoán riêng của họ về những gì là quan trọng.  Các ham muốn, mặt khác, cho chúng ta biết về những gì trong lý trí của con người, và chúng cho ta sự chỉ dẫn thế nào về quyền lực chính trị và tiến trình chính phủ thật sự được sử dụng bởi một vài người để bảo đảm tự do họ nghĩ là thích hợp. Tuy nhiên, đường lối chủ quan này không cho chúng ta toàn bộ câu chuyện.  Quyền luật pháp, nhất là nếu chúng được thi hành, là khách quan: Tất cả mọi người hay vài người muốn chúng hay không, chúng đang ở trong sách điều lệ và chúng được bảo đảm bởi cảnh sát địa phương.  Nên có một bức tranh biếm họa lớn để gọi Tuyên Ngôn Nhân Quyền “Bill of Rights” là Bản Liệt Kê Ham Muốn “Enumeration of Wants.” Chính là thế trong ý nghĩa, nhưng nó cũng có một sự tồn tại và một thẩm quyền riêng, vốn cho nó một vai trò trong xã hội lớn hơn nhu cầu tư lợi của các nhân công dân cá nhân.  Thành phần ý thức hệ của bất cứ lý thuyết nào về quyền có thể không bao giờ được bỏ qua.  Nhưng các quốc gia và các chính phủ, luật pháp và hiến pháp, là những cơ chế phục vụ một ý thức hệ.

Sự Thỏa Thuận Của Đa Số

Sức mạnh của chủ nghĩa tự do nằm trong lý thuyết về cá nhân; các yếu kém của nó được thấy rõ khi đến lúc để xây dựng một lý thuyết về quốc gia.  Nếu con người có đặc điểm là ý thức về quyền tự do, bình đẳng, và độc lập của họ, sau đó vấn đề phát sinh như thế nào để đưa những người như vậy vào vai trò của người công dân – một vai trò kêu gọi một cách khẩn thiết sự tuân phục và phục tùng.  Trả lời của Locke đặt nặng trên tin tưởng vào học thuyết thỏa thuận. “ Con người…bởi bản chất là tự do, bình đẳng, và độc lập,” ông nói, “không một ai có thể bị đẩy ra khỏi đất đai của họ, và phụ thuộc đến quyền lực chính trị của người khác, mà không có thỏa thuận riêng của người ấy.”[39]  Cả Hobbes và Locke dùng hợp đồng xã hội để đưa về cho mình sự kiện rằng các chính phủ phải được thành lập trên căn bản của thỏa thuận.  Con người bởi bản chất tự do và bình đẳng chỉ có thể trở nên các công dân hợp pháp nếu mỗi một người đồng ý chấp nhận tình trạng này.  Trong thực tế của lý thuyết, không có gì sai lầm với mặc nhiên công nhận rằng các công dân giả định đồng thuận chấp nhận một hợp đồng giả định.  Nhưng phương hướng nào chúng ta phải chọn khi chúng ta đi vào thế giới thực tế chính trị?  Trong đối mặt với câu hỏi này, Locke bắt buộc phải rõ ràng như có thể về ý nghĩa của thỏa thuận.

Trước tiên, Locke không muốn nói rằng sự thỏa thuận của thế hệ trước đang ràng buộc trên các công dân của ngày nay.  “Bất cứ cam kết hoặc hứa hẹn nào mà bất cứ ai làm cho mình,” ông nói, “ông ấy chịu trách nhiệm về họ, nhưng ông không thể ràng buộc con cháu bởi bất cứ thỏa thuận nào.”[40]  Mỗi người có một đời sống riêng để sống, và một tự do riêng để xác định và theo đuổi; kết cục, mỗi một cá nhân – Có lẽ khi ông đến tuổi hai mươi mốt – phải đóng dấu chữ ký của mình vào hợp đồng đã được soạn thảo tại nguồn gốc xã hội.  Trong cách này, chỉ những thường trú nhân trong lãnh thổ mới trở thành công dân chính trị.

Và vì thế sự thỏa thuận của con người tự do vốn ra đời dưới chính phủ – và chỉ chính phủ làm cho họ trở thành một thành viên của mình – được chấp nhận riêng biệt khi đến lượt của họ, khi mỗi người đến tuổi, và không cùng trong một số đông.  Dân chúng không ghi nhận gì về việc này, nghĩ việc này không được thực hiện hoặc không cấn thiết, và kết luận họ là thần dân đương nhiên khi họ là đàn ông.[41]

Thực tế, sự thỏa thuận cá nhân và theo nghi lễ như thế ít khi xảy ra.  Việc đó chỉ thực hiện trong trường hợp những di dân cần phải cam kết cụ thể về lòng trung thành khi họ trở thành công dân của quốc gia chấp nhận họ.  Nhưng Locke đúng khi nói rằng số đông cá nhân không chú ý đến sự thay đổi này trong vị trí pháp luật của họ.  Những gì mà ông ta muốn làm, hoàn toàn giản dị, là nhấn mạnh sự kiện rằng sự hợp tác là cá nhân: người khác, sống hay chết, có thể không cam kết là một công dân theo hợp đồng căn bản.

Điều này đưa Locke đến đặc tính thứ hai của thỏa thuận.  Nếu hầu hết mọi người không tin tưởng rằng họ đang thỏa thuận với nhau tại một điểm nào đó trong cuộc sống của họ, thì có đúng để gọi sự phục tùng vô ý thức này là một một chỉ dấu của “thỏa thuận”?  Một lý thuyết yêu cầu rằng thỏa thuận là cá nhân phải, một người đã phải giã dụ, đòi hỏi rằng sự chấp thuận phải đặt căn bản sự suy nghĩ có ý thức.  Tuy nhiên, Locke  là một nhà nghiên cứu say mê về bản chất con người để nêu lên rằng con người thì quá hợp lý và quá dấn thân vào tiến trình chính trị mà họ suy nghĩ sâu sắc trước khi thực hiện tất cả các hứa hẹn.  Con người quá nhiều quan tâm, và sự dính líu chính trị của họ không thể đòi hỏi tất cả thì giờ của họ.  Yên lặng thường thực sự biểu thị sự tán thành, và bất cứ lý thuyết nào về chủ đề này phải tạo ra những điều khoản cho sự sự tán-thành-không-bằng-lời này đến chính sách và nhân viên của chính phủ trên phần của các công dân.  Từ đó, Locke phân biệt giữa thỏa thuận “rõ ràng” và thỏa thuận “ngấm ngầm.”  Thỏa thuận thứ nhất được ghi nhận bởi bầu phiếu, tranh luận công khai, và tuân phục phát sinh từ kết quả của thận trọng và chọn lựa có ý thức.  Hầu hết đồng ý, tuy nhiên, đều dưới mức độ quan tâm có ý thức.  Vấn đề, như Locke đã nhìn thấy, là “Làm thế nào đến nay bất cứ ai được xem xét khi đã đồng ý, và do đó tuân phục bất kỳ chính phủ nào, ở đâu ông ta đã không thực hiện biểu hiện của đồng ý ở tất cả.”  Và câu trả lời:

Mỗi người mà có bất cứ sở hữu nào hay hưởng bất cứ phần nào sự điều hành của bất cứ chính phủ nào từ đó dâng hiến sự đồng ý ngấm ngầm của người ấy, và được ràng buộc mạnh mẽ đến sự tuân phục các luật lệ của chính phủ ấy trong lúc thưởng thức như thế.[42]

Nhưng chỉ những người cư trú trong một địa phương là – sự thật thuần túy rằng một người đã không đóng gói và di cư – bằng chứng đầy đủ rằng một cá nhân đã dâng hiến sự thỏa thuận đến chế độ đang thắng thế không?  Ý tưởng về sự đồng ý ngấm ngầm của Locke là một quy tắc của ngón tay cái hơn là một sự phân tích về sự quan trọng của yên lặng trong tiến trình chính trị.  Đồng ý ngấm ngầm có thể, trong thực tế, là một sự tối tăm và u ám: dưới vành môi khép kín có thể là những bất mãn không nói ra và những bất mãn bị hiểu lầm.

Về mặt khác, khái niệm của Locke cho sự phục tùng không suy nghĩ và thói quen vay một không khí của chính quyền trên một phần của những người có thể dễ dàng hài lòng.  Nếu một đại đa số lớn đều đồng ý ngấm ngầm và một thiểu số nhỏ không đồng ý rõ ràng, thì các số tuyệt đối là để thắng thế khi cường độ và phát âm rõ ràng là quá bất cân xứng không?  Câu hỏi này không được Locke trả lời, nhưng Tocqueville sẽ cho đầy đủ biện luận đến các phương cách mà đa số vụng về như con voi có thể làm một cách vô ý thức cho quyền lực của nó được cảm thấy trong xã hội.  Và Burke sẽ nối tiếp học thuyết về sự đồng ý ngầm với thói quen và tập quán để cho nó một vị trí trung tâm trong lý thuyết bảo thủ.  Học thuyết thì dễ dàng để chỉ trích nhưng khó khăn để phổ biến.  Chừng nào mà con người còn yên lặng, không ham thích, hay giản dị bận rộn với những công việc khác hơn công việc chính trị, bất cứ lý thuyết nào sẽ phải giải thích sự thỏa thuận ở nhiều cấp độ.

Nếu một nhà cai trị cần sự đồng ý toàn thể của người dân trước khi người ấy có thể nhậm chức, nếu mỗi công dân có trách nhiệm phải tuân phục chỉ những luật lệ nào mà công dân ấy thấy thích nghi để đồng ý – trong những tình huống như thế không bao giờ có chính phủ có thể thi hành được quyền lực của mình.  Lưu tâm nhiều đến điều này, Locke đi từ đồng ý cá nhân “individual consent” đến nguyên tắc đa số “majority rule.”  Thống nhất hoàn toàn và ngoại lệ cá nhân được thực hiện để chỉ áp dụng đến việc ký kết hợp đồng ban đầu.  Sau thời gian ấy, một nguyên tắc mới có hiệu lực: thỏa thuận được định nghĩa từ đây về sau như là đồng ý của đa số “the consent of the majority.”  Các nhà cai trị là hợp pháp, và pháp luật có tính bắt buộc trên toàn bộ cộng đồng, nếu một đa số tương đối đồng ý chấp thuận.  “Đa số có quyền để hành động và kết luận điều còn lại…” Locke nói.  “Một cơ chế phải di chuyển một cách, thật là cần thiết cho cơ chế phải hướng theo cách đó cho dù phải đèo một lực lớn hơn, đó là sự đồng ý của đa số.”[43]  Tán thành nguyên tắc đa số của Locke theo sau một cách hợp lý luận từ giả định của ông về bình đẳng của con người.  Mỗi người được tính cho một, và không có người nào được tính nhiều hơn một.   Sự đánh giá này không những chỉ áp dụng cho giá trị nội tại của nhiều cá nhân, nhưng cũng áp dụng cho sự tham dự của họ trong việc thực thi quyền lực chính trị.

Việc thay thế cho nguyên tắc đa số phải là nguyên tắc thiểu số ở một vài loại nào đó; nhưng Locke không bao giờ nói về sự hiện hữu của một thiểu số có tài năng, hay đạo đức, hay thông minh có yêu cầu ưu tiên đến vị trí ưu thế chính trị.  Chúng ta hãy giả thử rằng có một cộng đồng gồm 100 công dân và mỗi người “đáng giá” mười “đơn vị.”  Nếu một cuộc bầu phiếu đưa đến một kết quả 64:36, thì số điểm là 640 đơn vị trên 360, và số lớn hơn lãnh trách nhiệm.  Nhưng chúng ta hãy tưởng tượng rằng bằng cách nào đó được ủng hộ bởi thiểu số của 36 thì được coi là người chiến thắng.  Điều này có nghĩa rằng 36 được coi như là một đa số phẩm chất “qualitative majority,” hay thật sự tương đương với 51, và rằng 64 là một thiểu số phẩm chất “qualitative minority” hay thật sự tương đương với 49.  Kết quả, vì thế, là một người trong số 36 bây giờ đáng giá 14 “đơn vị” và mỗi người trong 64 “đáng giá” 7.  Thiểu số phẩm chất có thể chứng minh cho đòi hỏi của họ là đa số phẩm chất: để được đáng giá hai lần, người cho người, như những láng giềng của họ.  Locke đã không thể nhìn thấy đòi hỏi ấy như thế nào để có thể được áp dụng.  Thời gian duy nhất điều này mới được cho phép có thể là nếu hợp đồng ban đầu quy định rằng trên vài trường hợp một đa số đặc biệt – hơn 50 phần trăm cọng 1 – cần thiết để thắng.  “Bao giờ ai mà kết hợp với nhau thành một cộng đồng phải biết từ bỏ tất cả quyền lực cần thiết cho các mục đích mà họ đoàn kết với xã hội.”  Locke nói, “trừ phi họ đã thỏa thuận rõ ràng với một số lớn hơn đa số.”[44]

Các thỏa thuận rõ ràng về các đa số đặc biệt là, dĩ nhiên, đã được viết ra trong Hiến Pháp Hoa Kỳ.  Thượng viện, với sự hiện hữu của nó, đem lại một “giá trị đoàn kết” lớn hơn cho các công dân Alaska hơn nó đem lại cho công dân California.  Tiến trình tu chính Hiến pháp đưa đến cho khối thiểu số một cơ hội đứng vững trong tình cảm của khối đa số.  Và, lâu chừng nào mà các khu vực ấn định cho việc chọn lựa các vị dân cử quốc hội thay đổi kích cỡ – một vấn đề dành cho các nghị sĩ tiểu bang – những cử tri nông thôn sẽ đại diện quá nhiều, gây thiệt hại cho cử tri ngoại thành và đô thị.

Locke không khai triển việc xử dụng đến điều mà thiết bị này phải được đưa ra.  Các khối thiểu số lợi dụng từ thiết bị ấy những đòi hỏi thông thường rằng nó phải bảo vệ họ khỏi áp bức bởi bàn tay của khối đa số.  Trên bình diện của thiết bị, yêu cầu của đa số đặc biệt không dẫn đến nguyên tắc của thiểu số; nó chỉ đặt ra những khó khăn trong chiều hướng của nguyên tắc đa số không bị giới hạn.  Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, nó cho phép một khối thiểu số duy trì một hiện trạng mà họ thích, sau đó tình trạng hiện tại là cầm quyền – và điều ấy có thể chỉ là những gì mà khối thiểu số muốn bảo tồn là họ có một quyền tích cực hơn là quyền tiêu cực.  Quan điểm về tất cả điều này là các đa số đặc biệt được viết thành hợp đồng gốc, và chúng không phụ thuộc trên thỏa thuận vào thời gian sau đó trong lịch sử của xã hội.  Không có bất cứ bảo đảm nào rằng những điều khoản này sẽ bảo vệ các thiểu số, và không chỉ những sự may mắn kia đủ để có thể lợi dụng chúng.

Bình đẳng con người kêu gọi đến nguyên tắc đa số.  Nhưng tự do con người, hay ít nhất những tự do của một vài cá nhân, có thể bị khó khăn bởi chính phủ do sự hỗ trợ của đa số.  Từ Plato qua Mill, các nhà lý thuyết đã biểu hiện sự ưu tư của họ về sự độc tài của đa số, vài trong những sợ hãi này, như Machiavelli đã chỉ ra, có thể đã đặt không đúng chỗ, và nói về các “quyền” thiểu số thường là hùng biện có ý định để bảo vệ các lợi ích được hưởng.  Ngoài bình luận của ông trên các đa số đặc biệt, Locke không lo lắng về các lạm dụng nguyên tắc đa số.  Thực vậy, ông xem cơ chế kia như một sự bảo vệ hữu ích về các quyền của các cá nhân, vốn gồm có đa số.  Các công dân phải có thể có khả năng ngăn cản chính phủ của họ vào đường cùng, vì chính phủ có quyền lực để biến họ thành những kẻ nô lệ.  Cách tốt đẹp nhất để kiềm chế chính phủ là phải yêu cầu rằng luật lệ của chính phủ phải căn cứ trên sự thỏa thuận của những ai muốn tuân hành những luật lệ ấy.  Và sự thỏa thuận này “consent,” biểu hiện rõ ràng trong nguyên tắc đa số, là hiển nhiên không chỉ giản dị trong hợp đồng ban đầu nhưng xuyên qua sự tồn tại từng thời kỳ của quốc gia.  Locke, sau đó, là một người tự do dân chủ “democratic liberal”: ông chủ trương đặt quyền lực chính trị vào tay của đa số.  Đức tin của ông vào lý trí nhân loại tỏa xuống đến bề đáy rộng lớn của kim tự tháp xã hội, và ông đã làm minh bạch rằng khi ông nói về bình đẳng ông muốn đặt nó vào hành động.

Cùng lúc ấy, chủ nghĩa tự do của Locke kêu gọi một xã hội tự do.  Ngay cả nếu chính phủ được điều động bởi quyền lực của đa số, tuy nhiên nó phải hạn chế việc sử dụng các khả năng của mình để ép buộc.  Quốc gia là tối thượng, Locke nói, nhưng một quốc gia tốt tuân theo một vài giới hạn:

Thứ nhất, thật không thể và cũng không có thể là độc tài tuyệt đối với mạng sống và tài sản của nhân dân.  Thứ hai, cơ quan lập pháp, hay chính quyền tối cao, không tự cho mình một quyền cai trị bằng một quyết định độc tài không sửa soạn trước, nhưng phải có khuynh hướng phổ biến công bằng, và quyết định các quyền của công dân bằng luật thường trực được ban hành, và bằng các thẩm phán tuân theo lệnh đã biết.  Thứ ba, quyền lực tối cao không thể lấy từ bất cứ người nào bất cứ phần tài sản nào mà không có sự thỏa thuận của người ấy.  Thứ tư, cơ quan lập pháp không thể chuyển nhượng quyền làm luật đến cho bất cứ tay ai khác, vì nó là quyền lực nhưng là quyền lực được cử ra từ nhân dân, những ai có quyền lực ấy không thể trao nó đến những kẻ khác.[45]

Cái gì để ngăn cản cơ quan lập pháp, nói về ý chí của đa số, để làm bất cứ một hay tất cả bốn sự việc này?  Trên tranh luận này, Locke yên lặng.  Các quyền của con người, mà ông ông đã đưa lên quá cao đến nổi bật trong lý thuyết của ông, có thể bị xé nát bởi một chính phủ đánh giá ít hay không có giá trị trong những tự do này.  Tuy vậy, điều gì Locke muốn làm?  Không biết ông tạo ra các khối thiểu số nhất định với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và sức mạnh để bảo đảm sự tồn tại liên tục của họ, sau đó các cá nhân thuộc những khối thiểu số ấy có được ban tình trạng ưu thế trong xã hội không.

Thật là không công bằng để thắc mắc một giải pháp kín cho tình trạng tấn thoái lưỡng nan này.  Khi tự do và bình đẳng được lồng trong những thể sắc bén như thế, không phải tất cả có thể là những người thắng và không có những người bại.  Mill và Tocquevillle sẽ đương đầu với những khó khăn của nguyên tắc đa số và quyền thiểu số vào thời gian đến và với những đường hướng mới. Tại thời điểm này, thật phải nên thấy rằng lời kêu gọi là một phần cần thiết của triết học chính trị.  Ngay khi St. Thomas kêu gọi các nhà cai trị tuân thuận những giới luật của Luật Tự Nhiên, “Natural Law,” thì Locke cũng kêu gọi chính phủ giới hạn tự nguyện sự tấn công bất ngờ vào Quyền Tự Nhiên, “Natural Rights,” của con người.  Không biết lời kêu gọi có đến lương tâm hay đến ý thức về tư lợi của những người có quyền lực hay không, một lời kêu gọi là cái gì nó thể hiện.  Nếu có những biện pháp bảo vệ cơ chế hoàn hảo chống lại các lạm dụng quyền lực, chúng ta có thể yên tâm chắc chắn những biện pháp ấy có thể đã được khám phá cách đây đã lâu. Bởi vì không có các giải pháp cắt-và-sấy-khô, các nhà viết lý thuyết chính trị phải tiếp cận với những biến đổi của con người trong khả năng tốt nhất mà họ có thể.  Con người có quyền lực, thỉnh thoảng, đã được biết để lắng nghe lý trí; một người ở ngoài đường đã, thỉnh thoảng, đã kiểm tra mạch của mình và biểu thị một sự chịu đựng chín chắn.  Nếu các triết gia chính trị có khuynh hướng viết các bài thuyết giảng trên các dòng lý thuyết của họ, họ sẽ làm điều này vì họ trân trọng những hy vọng rằng con người sẽ biết được chân lý khi họ nghe lý thuyết ấy và hành động qua sự hiểu biết ấy khi trường hợp được thực hiện một cách thuyết phục.

Quyền Của Cách Mạng

Con người có quyền để lật đổ chính phủ khi chính phủ này tước đoạt tự do của họ hay không? St. Thomas bác bỏ điều này vì ông tin hành động và các kết quả của cách mạng phá hủy trật tự chính trị.  Hobbes đã không muốn nói rằng chính phủ có trách nhiệm ban phát tự do và từ đó lý do cho cuộc cách mạng không có thể phát sinh.  Sự mơ hồ quan trọng của Locke trên chủ đề này không tạo được mục đích thảo luận giữa các nhà nghiên cứu lý thuyết chính trị.  Ông thực sự nói rằng nhân dân có sức mạnh “power” – mặc dầu không có quyền “right” – để truất bỏ một chính phủ mà các chính sách mà họ thấy giảm bớt các tự do cần thiết của họ.

Thực thể lập pháp chỉ là quyền lực ủy thác để hành động cho những mục đích nhất định, ở đấy quyền lực tối cao của nhân dân vẫn duy trì để loại bỏ hoặc thay đổi lập pháp khi nhân dân khám phá cơ chế này hành động trái với tin cậy đã đặt vào họ; vì tất cả quyền lực được đưa ra với tin tưởng cho việc đạt đến mục đích, bị giới hạn bởi mục đích ấy, khi nào mà mục đích ấy bị lãng quên hiển nhiên hay bị chống đối, sự tín nhiệm cần  phải được cưỡng bức, và quyền lực phải được chuyển qua tay của những người đưa mục đích  ấy cho ai có thể đưa ra điều mới mẽ ở đâu mà họ nghĩ là tốt đẹp nhất cho an toàn và an ninh của họ.  Và vì thế cộng đồng giữ lại vĩnh viễn quyền lực tối cao dành cho họ thoát khỏi những nỗ lực và sắp đặt của bất cứ ai, ngay cả của những nhà lập pháp của họ bất cứ khi nào họ trở nên quá điên rồ hoặc quá độc ác như để áp đặt và thi hành những mưu kế chống lại tự do và tư hữu của người dân…[46]

Biện luận này có ngụ ý cách mạng hay không tùy thuộc vào sự giảng giải được dành cho nó.  Nếu việc loại bỏ cơ quan lập pháp là bạo lực, nếu sự thay đổi của thể chế chính phủ làm suy yếu kiến trúc hợp hiến truyền thống, thì rõ ràng Locke đang nói các công dân có thể tự dùng nó để làm một cuộc cách mạng.  Nhưng nếu tất cả những điều ấy nói là cứ mỗi một bốn hay năm năm, các cử tri có một cơ hội để loại bỏ những người làm luật của họ, như là trường hợp các chế độ dân chủ hiến định, sau đó sự kiện xấu nhất xảy ra là những Người Dân Chủ thay thế những Người Cọng Hòa hay Phe Bảo Thủ nhậm chức và Phe Lao Động đứng phía đối lập.

Có thể là điều tốt đẹp khi Locke phân tích rõ ràng sự khác biệt giữa “quốc gia” và “chính phủ.”  Loại bỏ một “chính phủ” – đó là, các nhân viên dân cử và các viên chức họ chỉ định – là một tiến trình hợp hiến bình thường.  Loại bỏ một “quốc gia” – các viên chức, quan tòa, công chức chọn lựa qua đầu phiếu, và ngay các công dân riêng rẽ sinh hoạt trong các cấu trúc chính trị – thường dính líu bạo động và hậu quả độc tài.  Trong biến cố này hoặc biến cố nọ, Locke công nhận rằng người dân có thể loại bỏ các người cai trị của họ.  “Khi một chính phủ bị giải tán,” ông nói, “nhân dân được tự do để tạo dựng cho mình bởi dựng lên một cơ quan lập pháp, bởi làm khác biệt với những cơ quan khác, bằng những thay đổi nhân sự, hình thức, hay cả hai, như họ sẽ thấy nó cần thiết cho sự an toàn và tốt đẹp của họ.” [47]  Căn bản đã được sữa soạn cho hành động này bằng hai điều khoản trong hợp đồng ban đầu: một áp dụng cho xã hội, và điều khoản kia áp dụng cho chính phủ.  Ngay cả khi mà người dân loại bỏ hợp đồng với chính phủ, họ vẫn duy trì trong xã hội và có điểm thuận lợi để từ đó tạo nên những luật mới.  Locke, sau đấy, dự liệu việc giải thể chính phủ, và điều này có thể được hiểu như một chấp thuận ngầm trên phần của ông cho một chuyển động như thế có thể trở nên cần thiết.  Thật vậy, giọng điệu cân nhắc và cách tiếp cận thực tế của vấn đề của ông cho người đọc tin tưởng rằng nếu việc cách mạng được thảo luận, thật sự nó không phải là một công việc quá bạo động và thật sự không phải là gây rối xã hội.

Nhưng các vấn đề không phải điều đơn giản này.  Locke hiểu rằng độc tài là thông dụng giữa các quốc gia và các quy trình hiến định không phải bao giờ cũng sẵn sàng để loại bỏ những người cầm quyền áp bức.  Loại bỏ thẩm quyền của những người này lắm lúc là một vấn đề cách mạng.  Không giống St. Thomas và Hobbes, Locke đã nói về Quyền Tự Nhiên và tự do của con người.  Ông đã nói rằng chỉ có căn bản đúng hơn cho chính phủ là sự thỏa thuận của đa số những người được cai trị, và quốc gia thì có nhiệm vụ để bảo đảm cho con người các tự do căn bản của họ.  Nếu ông cảm nhận sâu xa những vấn đề này, điều gì đã ngăn cản ông tha thứ cách mạng bạo lực như là một phương tiện lật đổ độc tài khi tất cả những phương pháp khác đã hỏng? Câu trả lời đơn giản là rằng Locke quay lại vào phút cuối.  Ông công nhận rằng nếu quốc gia sử dụng bạo lực bất hợp pháp – đó là, không bảo vệ Quyền Tự Nhiên – thì nhân dân có thể kháng cự mãnh liệt lại thẩm quyền chính trị.  “Nếu…đa số nhân dân…” ông nói, “bị thuyết phục trong ý thức của họ rằng luật pháp của họ, và với luật pháp, đất đai, tự do, cuộc sống của họ đang trong nguy hiểm, và có lẽ tôn giáo của họ cũng vậy, làm thế nào họ sẽ bị cản trở chống lại lực lượng bất hợp pháp được sử dụng chống lại họ tôi không thể nói.”[34]  Nhưng điều này không có gì nhiều hơn một tuyên bố thực tế:  nếu một nhóm người đủ lớn bị áp bức bởi một quốc gia độc tài, cuối cùng họ sẽ vùng dậy và lật đổ nó.  Nhất là đây là trường hợp nếu họ có ý thức chính trị về những gì mà họ nhận thấy là những tự do kinh tế và tôn giáo – và, một người nào đó có thể thêm – tự do dân tộc.  Điều thú vị là Locke không vỗ tay khen hành vi như thế.  Ngược lại, ông xin lỗi vì không có những đề nghị về những cuộc cách mạng về loại này phải được ngăn cản.

Trong phân tích cuối cùng, Locke, về tính khí, rất giống St. Thomas.  Ý nghĩ về bạo động gây phản ứng cho ông.  Bối cảnh về những kháng cự thật sự đến thẩm quyền chính trị gợi lên trong tâm trí ông không kém hơn tình trạng chiến tranh của Hobbes.  “Điều này sẽ gây rối loạn và đảo lộn tất cả nền chính trị,” ông nói, “và thay vì chính phủ và trật tự, lại không để lại gì cả, trừ tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn.” [49]

Vì vậy, miễn là thay đổi có trật tự, miễn là một chính phủ được thay thế với một chính phủ khác giống như nó và kết cấu của xã hội còn lại không bị ảnh hưởng – trong biến cố này các công dân có thể thay đổi các nhà cai trị của họ,  Nhưng nếu họ có ý tưởng táo bạo hơn, họ sẽ thấy không có trừng phạt nào dành cho họ trong lý thuyết của Locke.

Mơ hồ là đức tính của chủ nghĩa tự do.  Lý thuyết của Locke không thể đạt đến tính nhất quán lý luận theo mô hình của Hobbes, vì nó cố gắng theo đuổi quá nhiều mục đích trừu tượng cùng một lúc.  Chính phủ phải giới hạn, nhưng nó phải mạnh đủ để bảo đảm các quyền của công dân.  Đa số phải quyết định tiến trình chính sách của chính phủ, nhưng quyền lợi của thiểu số phải không bị thiệt hại.  Con người có thể đạt được một số tài sản không đồng đều trong lĩnh vực kinh tế, nhưng điều này phải không ảnh hưởng đến bình đẳng trong thực tế chính trị.  Tự do khỏi chuyên chế là một mục đích mọi xã hội có mục đích hướng đến, nhưng vô chính phủ và hỗn loạn tham dự vào việc kháng cự chính quyền phải được tránh.  Có lẽ thiếu sót lớn trong lý thuyết của Locke – một thiếu sót còn lại chưa giải quyết trong nhiều vấn đề của ông, là quan tâm về kiến trúc xã hội.  Loại xã hội nào đem lại sự phát triển cho con người và các chính phủ mà chủ nghĩa tự do yêu cầu?  Ngoài lý thuyết của ông về tài sản, Locke có nói một ít về các giai cấp xã hội hay các cơ chế xã hội; phân tích chính trị của ông mang không khí ứng dụng phổ quát, và tuy nhiên, nó chỉ có thể thích hợp cho những xã hội tại một mức độ phát triển lịch sử nào đó.  Đây không phải là lời chỉ trích quá nhiều về một nhà lý luận quan trọng – vì Locke đã mở ra những cánh cửa mà có thể không bao giờ bị đóng lại nữa – vì nó là một lời nói đầu về các hướng tiến mà lý thuyết tự do sẽ sử dụng với các ngòi bút thành công.

Ban Soạn Thảo
Huỳnh Khuê [50]  

(Bấm vào link này đọc phần 1)

(Bấm vào link này đọc phần 2)


[15] Second Treatise of Civil Government, đoạn 124.
[16] Second Treatise of Civil Government, đoạn 26.
[17] Second Treatise of Civil Government, đoạn 27.
[18] Second Treatise of Civil Government, đoạn 32.
[19] Second Treatise of Civil Government, đoạn 34.
[20] Second Treatise of Civil Government, đoạn 43.
[21] Second Treatise of Civil Government, đoạn 38.
[22] Second Treatise of Civil Government, đoạn 50.
[23] Second Treatise of Civil Government, đoạn 49.
[24] Second Treatise of Civil Government, đoạn 48.
[25] Ý tưởng “tập thể công xã” và “tập thể xã hội” bắt nguồn với Ferdinand Toennis.  Xem “Estates and Classes” in Reinhard Bendix and S.M Lipset, Class, Status, and Power: A Reader in Social Stratification (Glencoe: Free Press, 1954), pp. 49-63.  Phong trào về mối quan hệ pháp lý từ “nguyên trạng” đến “hợp đồng” được nêu lên bởi Henry Maine, Ancient Law (Osford: Oxford University Press, 1931).
[26] Nhiều quản lý-chủ nhân nhỏ có ít tự do hơn chúng ta tin tưởng.  Các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến công việc của họ tạo bởi những người cung cấp, khách hàng, và các cơ quan mở rộng tài chánh cho họ trên những điều kiện nghiêm khắc.  Xin xem C. Wright Mill, White Collar (New York: Oford University Press, 1951), and Arthur J. Vidich and Joseph Bensman, Small Towm in Mass Society (Princeton: Princetopn University Press, 1958).  Muốn có biện luận về phương cách trong đó làm chủ một cơ sở kinh doanh trở thành một lý tưởng cho công nhân kỹ nghệ, xin xem Eli Chinoy, The Auto Woerkers and the American Dream (Garden City: Doubleday, 1955).
[27] Second Treatise of Civil Government, đoạn 3.
[28] Trong “Letter on Toleration” Locke chỉ đặt câu hỏi này.  Quốc gia hay các nhà cai trị quốc gia có thể đóng cửa nhà thờ, kiểm duyệt báo chí, và ra lệnh cấm công dân đi nước ngoài. “Điều gì sẽ xẩy ra, nếu quan tòa tin rằng ông ta có quyền làm luật như thế, và luật ấy dành cho công việc công cọng,” Locke hỏi, “và “người dân của ông tin tưởng ngược lại?”  Vấn đề trỏ nên gay cấn: Ai sẽ là quan tòa giữa họ?”  Và câu trả lời của Locke: “Chỉ có Chúa.” In Second Treatise of Civil Government and A Letter Concerning Toleration (Oxford: Blackwell, 1948” sữa soạn do J.W Gough, trang 154.  Nếu giải pháp quyền chống lại quyền nằm ở trong tay Chúa, thì nó có nghĩa rằng hoặc là người dân phải phục tùng độc tài hoặc là họ phải lật đỗ chính phủ.  Trong biến cố nào, quan niệm về các quyền cũng không còn hoạt động được nữa: tranh luận là của quyền lực.
[29] Second Treatise of Civil Government, đoạn 54.
[30] Letter on Toleration, p.159.
[31] Second Treatise of Civil Government, đoạn 87.
[32] Second Treatise of Civil Government, đoạn 88.
[33] Second Treatise of Civil Government, đoạn 123.
[34] Mặc dầu thảo luận về một chính phủ giới hạn, Locke không đưa ra một đề nghị cụ thể về việc bảo vệ hiến pháp.  Tuy nhiên, ông có đề nghị nhiệm vụ lập pháp và hành pháp có thể phải tách biệt, và bước tiến về cơ chế này có thể là một bước quan trọng trong hướng giới hạn quyền lực chính phủ, Second Treatise of Civil Government, đoạn 143 và 144.
[35] Second Treatise of Civil Government, đoạn 131.
[36] Second Treatise of Civil Government, đoạn 199.
[37] Second Treatise of Civil Government, đoạn 138.
[38] Letter on Toleration, p.132.
[39] Second Treatise of Civil Government, đoạn 95.
[40] Second Treatise of Civil Government, đoạn 116.
[41] Second Treatise of Civil Government, đoạn 117.
[42] Second Treatise of Civil Government, đoạn 119.
[43] Second Treatise of Civil Government, đoạn 95, 96.
[44] Second Treatise of Civil Government, đoạn 99.
[45] Second Treatise of Civil Government, đoạn 135, 136, 138, 141.
[46] Second Treatise of Civil Government, đoạn 149.
[47] Second Treatise of Civil Government, đoạn 220.
[48] Second Treatise of Civil Government, đoạn 209.
[49] Second Treatise of Civil Government, đoạn 203.
[50] Xem thêm Political Theory: Phhilosophy, Ideology, Science (New York: Macmillan Company, 1961) by Andrew Hacker, pp. 236-285.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt