Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 2)

Lời người post: John Locke (phần 1) tác gia đã nói về triết gia John Locke và những tư tưởng lớn nói về tự do và một nhà nước pháp quyền. Phần 2  tác giả so sánh John Locke và Thomas Hobbes. Dù tương đồng hay khác biệt, tư tưởng hai nhà triết học vĩ đại này này bổ sung cho nhau để làm nên lý tưởng tự do dân chủ cho nhiều thế hệ mai sau.

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)

(Locke so với Hobbes) 

Locke so với Hobbes

Thomas Hobbes (T) và John Locke (P)

Giống Hobbes, và vì nhiều lý do tương tự, Locke mở đầu lý thuyết của mình bằng mặc nhiên công nhận rằng con người ngày trước đã sống trong một trạng thái thiên nhiên “state of nature”.  Sự tồn tại mà họ dẫn đầu trong trạng thái tự nhiên, cùng với những động cơ thúc đẩy họ rời khỏi nó, cung cấp nền tảng triết học cho các chính phủ dân sự thay thế điều kiện trước đó.  Locke vẽ hình ảnh của mình với giọng ôn hòa hơn so với giọng điệu sử dụng bởi Hobbes:

Để hiểu đúng quyền lực chính trị, và đưa nó khỏi nguồn gốc, chúng ta nên lưu ý trạng thái nào mà tất cả mọi người tự nhiên ở trong đó, và đó là một tình trạng hoàn toàn tự do để ra lệnh cho hành động của họ và xử lý tài sản và người của họ khi họ nghĩ phù hợp, trong phạm vi giới hạn của luật tự nhiên, mà không yêu cầu rời khỏi, hoặc phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào khác.

Một trạng thái cũng bình đẳng, ở đấy tất cả quyền lực và pháp quyền hỗ tương lẫn nhau, không có quyền này hơn quyền kia… (4)

Và, Locke cũng không nói đây là một điều kiện không thể chịu đựng nổi: con người không còn phải sống trong sợ hãi của cái chết bạo lực, cũng không bị mô tả như là đơn độc, nghèo, khó chịu, tàn bạo, và thiếu thốn.  Tự do hoàn toàn trong trạng thái thiên của Locke hình như, trong thực tế, đã hoạt động rất tốt bằng lý trí.  Con người không lạm dụng tự do của họ, và không đe dọa đời sống của láng giềng.  “Dầu đây là một tình trạng tự do, nhưng nó không phải là tình trạng có giấy phép…” Locke nói.  “Trạng thái thiên nhiên có một luật tự nhiên ‘law of nature’ để quản trị nó, bắt buộc mọi người; và lý trí, vốn là luật ấy, dạy mọi người rằng tất cả nhân loại phải tham khảo nó, rằng con người tất cả bình đẳng và độc lập, không một người nào phải làm hại cuộc sống, sức khỏe, tự do, và sở hữu của người khác” (5).  Trạng thái thiên nhiên của Hobbes cũng có một Luật Tự Nhiên, nhưng con người quá quan tâm đến sự sống còn đến nổi họ không thể đủ hào hoa để tuân thủ bởi các nguyên lý của nó.  Locke không bảo đảm rằng con người sẽ tham cứu Luật Tự Nhiên, nhưng trên tổng thể, ông có vẻ lạc quan hơn về khả năng để sống bình an với người khác.

Tuy nhiên, đây vẫn là một trạng thái thiên nhiên: không có các cơ chế chính trị và nhà cầm quyền chung.  Điều này có nghĩa là mỗi người tra cứu, giải thích, và hành động trên Luật Tự Nhiên theo sự minh mẫn riêng của mình.  Hơn nữa, ông xét đoán bản tính của các công dân đồng bạn trên căn bản tự-xác định.  “Việc thi hành luật tự nhiên là nhà nước đặt bàn tay của từng người vào trong luật đó” (6).

Thực sự có một khác biệt đầy ý nghĩa giữa quan niệm về tình trạng tự nhiên của Hobbes và Locke không?  Người này thì có cư dân của mình đang tàn phá láng giềng của họ trong việc tìm kiếm an toàn; người khác thì có cư dân thi hành việc trừng phạt lẫn nhau trong danh nghĩa của lý do mà mỗi người tự định nghĩa cho chính mình. Nếu mỗi người dường như ảnh hưởng tới sự tự do của mỗi người khác, sau đó các hậu quả xã hội hình như có thể là giống nhau chứ không có vấn đề động cơ nào phát sinh ra các xâm phạm này.  Ở đâu mà mỗi người đặt mình như quan tòa, bồi thẩm đoàn, và cảnh sát – không có vấn đề ông có thể nghĩ ông đang hành động trong những vai trò này hợp lý thế nào – kết quả cuối cùng phải là không ít hỗn loạn hơn cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả của Hobbes.  Tuy nhiên Locke nhấn mạnh rằng ông không muốn có tình trạng tự nhiên ấy cách này, và một nhà lý thuyết có quyền để thiết kế một trạng thái thiên nhiên giả định tùy theo cách ông ta muốn.  Vì Locke có nhiều lý do cho việc không muốn cân bằng trạng thái thiên nhiên với trạng thái chiến tranh.  “Trạng thái thiên nhiên và trạng thái chiến tranh, mà vài người đã làm cho lúng túng, thì cũng quá xa cách như trạng thái bình yên, thiện chí, hỗ tương, và bảo quản, và là một trạng thái hận thù, bạo lực, ác ý và tiêu hủy lẫn nhau, từ người này đến người khác,” ông nói (7).

Tranh chấp thực tế không phải là con người trong trạng thái thiên nhiên có khả năng lý luận hay không – vì cả Hobbes và Locke đã cho rằng họ có – nhưng họ có ý chí để sống hay không theo sự độc tài về lý luận của họ.  Locke tin tưởng rằng trạng thái thiên nhiên không cần thiết phải là hiếu chiến vì ông tự tin vào ý chí chịu đựng không sử dụng vũ lực của con người.  Mặc dù thiếu một thẩm phán thông thường, kết quả không cần phải là vô chính phủ.

Con người sống với nhau theo lý trí, không có một thẩm quyền tối cao chung trên trái đất để phân xử giữa họ đúng là trạng thái thiên nhiên.  Bằng vũ lực, hoặc một thiết kế của vũ lực được tuyên bố, trên người khác, nơi không có một thẩm quyền tối cao chung trên trái đất để kêu gọi cứu giúp, là trạng thái chiến tranh, và đây là ý muốn của một kêu gọi như thế giao cho một người quyền chiến tranh…Ý muốn của một thẩm phán chung với nhà cầm quyền đặt tất cả mọi người trong một trạng thái thiên nhiên; bạo lực mà không có quyền, trên một người, tạo ra trạng thái chiến tranh (8).

Điều mà Locke đang nói là cuộc sống cần có thể chịu đựng được trong trạng thái thiên nhiên, và cuối cùng chúng ta đừng giả định rằng con người bị lôi cuốn không ngừng nghỉ để thiết lập một chính phủ để bảo vệ cuộc sống của họ.  Trái lại, trạng thái thiên nhiên có thể là một nơi hoàn toàn hữu lý; vì thế, nếu con người quyết định thành lập một quyền uy chung, quyết định ấy không được đè nén lên họ bởi sợ hãi bạo động và chết chóc.

Tại sao, sau đấy, con người lại từ giả trạng thái thiên nhiên? Nếu tự do và bình đẵng có thể được thực hiện bởi lý trí, sau đó, ở đấy có thể thể hiện không cần nhu cầu lập nên một chính phủ gì cả.  Trong lúc trạng thái chiến tranh phải có cơ hội nỗ ra, đây có thể là tình trạng ngoại lệ hơn là nguyên tắc.  Tuy nhiên, là một lý thuyết gia chính trị, Locke có vài hạn chế về khả năng của con người để hành động như một quan tòa khách quan.  Con người là những sinh vật đam mê và ích kỷ, và các tiến trình công lý có thể không thực hiện được khi các cân nhắc cá nhân chen vào.  “Thật không hợp lý khi để cho con người trở thành những quan tòa trong những vụ án riêng của họ… tính vị kỷ sẽ làm cho con người ưu đãi cho chính họ và bạn bè của họ,” Locke nói.  “Và về một khía cạnh khác…bản tính xấu xa, đam mê, và trả thù sẽ đưa họ đi quá xa trong trừng phạt người khác; và từ đó không có gì nhưng hỗn độn và vô trật tự sẽ tiếp theo.” (9)  Các yếu đuối nhân tính này có thể rõ ràng dẫn đến những lạm dụng quyền lực.

Ngoài ra, hỗn độn và vô trật tự mà xã hội phải gánh chịu vẫn là một sự loại bỏ xa vời khỏi trạng thái chiến tranh của Hobbes.  Con người có thể chịu đựng với những bất tiện như những bất tiện này, và họ có thể làm việc đều đặn phát triển các nghị quyết tranh chấp hợp lý.  Điều quan trọng nhất, tuy nhiên, là họ suy đi nghĩ lại trước khi từ bỏ tự do và bình đẳng mà họ biết trong trạng thái tự nhiên.  Làm lắng dịu hỗn loạn và mất trật tự kết quả có thể là quá ít dễ chịu hơn là chịu đựng với những bất tiện này.  Locke muốn bất cứ quyết định nào để thành lập một chính phủ phải cẩn thận và phải là một quyết định được cân nhắc.  Thật có thể là quá bất tiện để tìm thấy chính mình sống dưới chế độ quân chủ tuyệt đối hơn đau khổ vì những khó chịu của trạng thái thiên nhiên.

Tôi chấp nhận dễ dàng rằng chính phủ dân sự là biện pháp khắc phục thích hợp những bất tiện của trạng thái thiên nhiên, vốn phải chắc chắn là lớn lao ở đâu mà con người có thể là các quan tòa trong vụ án riêng của họ, vì đây thật dễ dàng để được tưởng tượng rằng người nào quá bất công như làm cho người anh em mình một sự tổn thương, người ấy sẽ sợ hãi là quá công bình như buộc tội mình về tổn thương ấy.  Nhưng tôi sẽ mong muốn những ai, vốn tạo nên sự ngăn trở này, lưu ý rằng các chế độ quân chủ là những cản trở nhưng con người thì không, và nếu chính phủ phải là biện pháp khắc phục của những tệ nạn kia thì các tệ nạn ấy không tránh khỏi theo sau các thẩm phán của con người trong các vụ án riêng của họ, và trạng thái thiên nhiên vì thế không chịu đựng được, tôi muốn biết loại chính phủ nào là chính phủ ấy, và chính phủ ấy tốt bao nhiêu hơn trạng thái tự nhiên. (10)

Các hạn chế của thẩm quyền chính phủ, Locke có thể đồng ý với Hobbes, là thích hợp đến những sự khủng khiếp của tình trạng chiến tranh.  Nhưng trạng thái thiên nhiên không tránh khỏi là tình trạng chiến tranh.  Đây có nghĩa rằng nếu chính phủ muốn tạo bước tiến trên trạng thái thiên nhiên, thì chính phủ sẽ phải duy trì tự do và bình đẳng mà con người đã biết từ ngọn nguồn.  Chắc chắn những bất tiện mà con người đã trải qua khi không có một quan tòa chung thì ít áp bức hơn sự cai trị tuyệt đối của quyền lực tối cao của Hobbes.  Locke cho rằng tự do phải quan trọng hơn cuộc sống, rằng trật tự và an toàn phải trả bằng một vài giá quá cao.  Giải pháp Hobbes đề nghị dấy lên nhiều nghi vấn về một số lớn cá nhân, và trả lời các nghi vấn ấy thì ít thỏa mãn hơn.

Vì nếu được hỏi, an toàn nào, hàng rào nào ở đấy, trong một trạng thái như thế, chống lại bạo lực và áp bức của người cai trị chuyên chế này, câu hỏi ấy có thể hiếm khi được phát sinh….Vì đối với người cai trị, ông phải chuyên chế, và phải ở trên những cảnh huống như thế; vì ông có nhiều quyền lực để làm hại và sai trái hơn, đây là quyền ông ta làm điều này.  Để hỏi ông có thể làm như thế nào để được bảo vệ khỏi làm hại và thương tổn trên phương diện kia ở đâu mà bàn tay mạnh nhất là để làm điều ấy, là tiếng nói hiện diện của phe phái và nổi loạn (11).

Bây giờ người ta có thể thấy được tại sao Locke đã cố gắng làm cho trạng thái thiên nhiên của của ông dễ chịu như có thể.  Ông muốn con người phải ở trong vị thế thương thảo mạnh đủ để mà họ có thể đặt ra điều kiện về loại chính phủ mà dưới đó họ sống nếu họ quyết định từ bỏ trạng thái thiên nhiên.  Điều kiện đầu tiên là điều kiện tự do cá nhân sẽ tiếp tục được tôn trọng và bảo đảm.  Con người của Hobbes không thể không phân minh về các điều kiện: họ chỉ muốn được chắc chắn bảo đảm khỏi chết chóc bạo động.  Vì trạng thái thiên nhiên của Locke không có gì đáng sợ, cư dân của nó có thể chờ thời gian: họ có thể chọn lựa giữa các chính phủ để chắc chắn rằng họ thật sự hưởng lợi từ việc di chuyển vào xã hội dân sự của họ.

Hợp đồng xã hội “social contract” mà Locke mô tả không khác biệt nhiều với Hợp đồng của Hobbes.  Trước hết, công dân có thể không còn là quan tòa và cảnh sát nữa khi trí tuệ thúc đẩy họ.  “Mỗi một người tham gia vào xã hội dân sự,” Locke nói, “từ bỏ quyền lực của mình để trừng phạt những hành vi phạm tội chống lại Luật Tự Nhiên theo cáo buộc qua xét đoán riêng của mình” (12). Hợp đồng xã hội sau đó được giải thích rõ ràng:

Bất cứ nơi nào, vì thế, một số người tụ hợp lại thành một xã hội, rời bỏ quyền lực của Luật Tự Nhiên, và nhường lại cho công chúng, thì ở đấy, và chỉ có ở đấy, là một xã hội chính trị hay xã hội dân sự.  Và điều này được thực hiện ở đâu mà bất kỳ một số người trong trạng thái tự nhiên tham dự vào xã hội để trở thành một dân tộc “one people”, một cơ chế chính trị, dưới một chính phủ tối cao, hay khi bất cứ một người nào nữa tự mình tham gia và kết hợp với bất cứ chính phủ nào đã thành hình.  Vì từ đây người ấy ủy quyền cho xã hội, hoặc, xã hội tất cả là một, và từ đó lập pháp làm luật cho mình, như công việc công cọng của xã hội sẽ yêu cầu; đối với hành pháp, nhiệm vụ của người ấy hoàn thành.  Và điều này, đưa con người khỏi trạng thái thiên nhiên đến một trạng thái của một quốc gia hay liên bang, bằng cách tạo ra một quan tòa với thẩm quyền để quyết định các thảo luận và điều chỉnh lại những sai lầm có thể xảy đến cho bất cứ thành viên nào của quốc gia (13).

Các dấu hiệu của thịnh vượng chung này không phải là thanh kiếm, nhưng là những quy mô: nó không phải là quyền tối cao mà nghĩa vụ duy nhất là để bảo vệ cuộc sống, nhưng là một chính phủ tối cao để giải quyết xung đột và khắc phục tình trạng sai trái.  Trong lúc chủ quyền của Hobbes có thể thủ tiêu các khác biệt nội bộ trong xã hội vì lợi ích của việc thiết lập trật tự, chính phủ của Locke chấp nhận tranh cãi và chỉ tìm cách hành động như một thẩm phán giữa các bên xung đột.  Ở đây chúng ta thấy ló dạng một chủ nghĩa của chủ nghĩa tự do: quốc gia có một vài bổn phận để thực hiện, nhưng không được dùng quyền lực của mình ngoài các giới hạn được ghi ra bởi hợp đồng.  Công dân thành lập chính phủ cho mình, nhưng chỉ cho những lý do phải cụ thể.  Chính phủ ấy, vì thế, không thể đòi hỏi rằng nó cần một bàn tay tự do để bảo đảm an toàn công cộng.  Ngược lại, Locke chấp nhận rằng không có bất cứ chính phủ nào là thích hợp cho cái trật tự áp bức mà một nhà cai trị tuyệt đối cần hứa hẹn.

Một khác biệt nữa giữa hai nguyên lý hợp đồng đáng ghi nhận.  Locke cho phép, bỏ rất xa Hobbes, công dân có thể hủy bỏ hợp đồng.  Điều này sẽ được thảo luận sau.  Một lý do tại sao Hobbes phản đối đến việc hủy bỏ như thế là sự kiện rằng hành động ấy có thể đưa con người trở lại tình trạng chiến tranh – đó là, nếu hợp đồng bị phá vỡ, không những chỉ chính phủ mà cả xã hội nữa cũng biến mất.  Chọn lựa của Hobbes, như bình thường, là giữa trật tự và vô chính phủ không có mức trung bình.  Locke, trái lại, làm cho tiến trình hợp đồng nhiều phức tạp hơn.  Hợp đồng nguyên thủy – hợp đồng vốn đưa con người ra khỏi trạng thái thiên nhiên “state of nature” lần đầu – giống như hợp đồng của Hobbes trong đó nó áp dụng một xã hội và một chính phủ đồng thời.  Thực vậy, tại thời điểm đó không có gì khác biệt quan trọng giữa các cơ chế chính trị và xã hội.  Tuy nhiên, hợp đồng của Locke thực sự có hai phần trong ấy.  Một tạo ra xã hội và phần thứ hai tạo ra chính phủ.  Điều này được làm sáng tỏ hơn khi sự thảo luận bàn đến sự khả thể về giải tán chính phủ.  Khi một sự kiện ngẫu nhiên như thế xảy ra, điều này chỉ ảnh hưởng phần chính trị của hợp đồng xã hội.  “Ông ta sẽ phải nói rõ ràng về việc giải tán chính phủ, trong phần đầu tiên, để phân biệt giữa giải tán chính phủ và giải tán xã hội,” Locke nói (14).  Sự khác biệt này là một sự khác biệt mà Hobbes không muốn làm.  Locke, tuy nhiên, thấy không có gì là không thích hợp trong việc tách rời phần chính trị của hợp đồng xã hội và trong việc có một phần xã hội được duy trì nguyên vẹn.  Điều ấy là, con người có thể giải tán chính phủ nhưng họ phải duy trì trong xã hội: họ không cần phải trở lại với trạng thái thiên nhiên.  Thật vậy, nếu cách duy nhất để thoát khỏi một chính phủ là phá hủy xã hội, thì thay đổi các nhà cai trị phải là tất cả nhưng không thể được, và chúng ta phải trở lại chủ quyền tuyệt đối của Hobbes hơn một lần nữa.

Tầm quan trọng của hợp đồng hai giai đoạn đi vào trung tâm của lý thuyết chính trị tự do.  Từ Plato xuyên qua Hobbes, các nhà lý thuyết không quan tâm để phân biệt giữa quốc gia và xã hội như là những cơ chế khác nhau.  Thẩm quyền xét xử của hai thực thể này giống hệt nhau, và điều này có nghĩa rằng quốc gia được xem là đúng đắn trong việc mở rộng quyền hạn của mình vào bất cứ các bộ phận của xã hội mà quốc gia cảm thấy cần thiết.  Lý thuyết tự do của quốc gia, tuy nhiên, cắt giảm bầu không khí cho phép của hoạt động chính trị.  Quốc gia là một trong nhiều cơ chế trong xã hội. Cùng với quốc gia, có các cơ chế tôn giáo, kinh tế, giáo dục, và nhiều cơ chế khác vốn có sự hiện hữu và có lý do riêng của họ.  Vì quốc gia là một cơ quan chính trị chứ không phải xã hội, nó phải giới hạn hoạt động của nó đến những lãnh vực chính trị một cách cụ thể.  Nó không có bảo đảm nào – dưới hợp đồng của Locke – để can thiệp vào những vấn đề ngoài phạm vi chính trị.

Tất cả điều này ngụ ý, hơn nữa, bởi biện luận của Locke rằng ngay cả khi một chính phủ bị giải thể, xã hội vẫn tồn tại.  Nhà thờ, trường học, cơ sở thương mại, hiệp hội tư nhân – tất cả cơ chế này không lệ thuộc vào quốc gia về sự hiện diện tiếp tục của chúng.  Lý thuyết tự do, ngoài ra, tóm lược rằng mỗi một cá nhân đảm trách hai vai trò: ông ta là một thường trú nhân trong xã hội và là một công dân của quốc gia.  Sự trung thành mà người ấy gánh chịu như một công dân không chảy vào tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội của mình.  Ngược lại, như là chủ nhân của một cơ sở kinh doanh, một giáo dân của một nhà thờ, hay là một người cha của một gia đình, người ấy có bổn phận thêm vào hay đôi khi mâu thuẫn với bổn phận chính trị của công dân.  Điều này có nghĩa rằng công dân có thể tìm thấy tự do của ông ta không chỉ xuyên qua tuân phục đến quốc gia nhưng bằng một sự chọn lựa các hoạt động tự nguyện mà ông ta muốn theo đuổi trong xã hội.  Lý thuyết chính trị tự do, vì thế, là ít chính trị – ít chính trị về quốc gia – và nhiều xã hội và cá nhân hơn.  Một xã hội tự do, một xã hội nằm ngoài sự can thiệp của chính phủ, là chỗ tị nạn cho những người tự do.

Sau tất cả các cố gắng của những người cầm bút, chồng chất lên với Hobbes, để ứng dụng sức mạnh cho quốc gia, chính Locke là người tạo ra để làm yếu đi những cơ chế và giới hạn quyền lực của cơ chế ấy.  Điều này được thực hiện không phải để thiết kế không tưởng, nhưng là để cung cấp cho mỗi cá nhân một lãnh vực tự do trong xã hội vốn không thể bị ảnh hưởng bởi kiềm tỏa chính trị.   Nhưng rõ ràng rằng một hợp đồng xã hội với hai giai đoạn không là một bảo đảm hữu hiệu rằng quốc gia sẽ tuân theo các giới hạn.  Sức mạnh phải đối đầu với sức mạnh, như Aristotle đã nhấn mạnh khi ông đặt nặng vai trò của giới trung lưu, và điều này có nghĩa rằng các cơ chế trong xã hội phải phát triển sức mạnh để có thể ngăn chặn những xâm nhập có thể trên một phần của một nhà nước độc tài.  Locke không khai triển một quan niệm chống lại các cơ chế xã hội trong bất cứ phương cách rõ ràng nào: khái niệm về cơ sở một xã hội tự do trên nền tảng đa nguyên sẽ được xây dựng bởi Tocquevillle và Mill.

Điều mà Locke thực hiện, tuy nhiên, là đã đặt ra nền tảng đầu tiên cho chủ nghĩa đa nguyên.  Ông đã chỉ rõ rằng quốc gia hiện hữu để thăng tiến cuộc sống tự do của cá nhân, ông ta phát biểu rằng phải có nhiều giới hạn trên các quyền lập pháp của quốc gia.  Và bây giờ ông thêm vào những quyền lập pháp này một yếu tố được thiết kế để nâng cao sự quan trọng của cá nhân và cho cá nhân ấy quyền lực và pháp luật để hoàn thành tự do.  Yếu tố này là sở hữu tư nhân.

Huỳnh Khuê (còn tiếp)

(Bấm vào link này đọc phần 1)

(Bấm vào link này đọc phần 3)


Chú thích:

(4) Second Treatise of Civil Government, đoạn 4.  Locke đánh số mỗi đoạn trong bài viết này, và vì thế sự tham chiếu có thể tìm thấy trong bất cứ phiên bản nào.  Phiên bản dùng ở đây ở trong The English Philosophers from Bacon to Mill (New York: Modern Library, 1939), biên tập do E. A. Burt, pp. 403-503.
(5) Second Treatise of Civil Government, đoạn 6.
(6) Second Treatise of Civil Government, đoạn 7.
(7) Second Treatise of Civil Government, đoạn 19.  Chúng ta có thể an toàn phỏng định rằng “vài người” ở đây được nói đến như Hobbes và nhiều môn đệ của ông.  Thật sự không có vật chất nào mà Locke không đề cập đến Hobbes theo tên, vì quan tâm của chúng ta là với sự đối kháng của các tư tưởng và không phải của cá nhân người viết.
(8) Như trên.
(9) Second Treatise of Civil Government, đoạn 13.
(10) Second Treatise of Civil Government, đoạn 13.
(11)Second Treatise of Civil Government, đoạn 93.
(12) Second Treatise of Civil Government, đoạn 88.
(13)Second Treatise of Civil Government, đoạn 89.
(14) Second Treatise of Civil Government, đoạn 211.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt