Nghi Quyết LHQ 1973 – chúc mừng dân Lybia sắp có tự do

Trong những ngày qua, tình hình ở Lybia làm cho nhân loại phấn khởi. Hoa Tự Do đã thật sự nằm trong tay “lương tâm thế giới” …các nước độc tài nhất định không còn chỗ đứng trên quả địa cầu này trước thế kỷ thứ 21. Các cường quốc tạm quên quyền lợi của mình để bảo vệ mạng sống của con người – đó chính là người dân Lybia đang bị một tên “bạo chúa, điên cuồng” dùng bom, trọng pháo, xe tăng giết chết người dân xuống đường đòi tự do công lý. Đây là khích lệ lớn lao cho dân Việt Nam vùng lên đòi tự do dân chủ.

Kết quả mà người dân Lybia có hôm nay là nhờ sức đấu tranh dám hy sinh, rất can đảm, quyết liệt nên đã đánh động lương tâm nhân loại và cuối cùng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 1973 của Liên Hiệp Quốc hành động bảo vệ người dân tại Libya. Mười thành viên Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu đồng ý, năm thành viên (Brazil, Đức, và Ấn Độ và các hành viên thường trực Trung Quốc và Nga) bỏ phiếu trắng, không có phiếu chống. Những điểm chính của Nghị Quyết và tình hình Lybia đến hôm nay như sau:

Nội dung chính của Nghị quyết 1973 (2011):


• Nghị Quyết (NQ) thể hiện “sự quan tâm về tình hình ngày càng xấu đi, leo thang bạo lực, gia tăng thương vong dân sự”. NQ lên án “sự vi phạm thô bạo có hệ thống các quyền con người, trong đó việc giam giữ tùy tiện, bắt cóc, mất tích, tra tấn, hành quyết”. NQ cho rằng các cuộc tấn công vào dân thường “có thể là tội ác chống nhân loại” và đặt ra một “mối đe dọa lớn cho hòa bình và an ninh”.
• Một khu vực cấm bay (no fly zone) là “yếu tố quan trọng để bảo vệ thường dân, sự an toàn các công tác hỗ trợ nhân đạo và chấm dứt chiến sự tại Libya”.
• ”Ngừng bắn ngay lập tức và chấm dứt hoàn toàn bạo lực, tất cả các cuộc tấn công chống lại dân thường” và rằng “chính quyền Libya phải thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế … dùng mọi biện pháp để bảo vệ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của thường dân, bảo đảm các công tác hỗ trợ nhân đạo được nhanh chóng, không bị ngăn trở”.
• Cho phép các nước thành viên Liên Hiệp Quốc “dùng mọi biện pháp cần thiết (kể cả lệnh cấm vận vũ khí trước đây) để bảo vệ dân thường và các khu vực đông dân cư đang bị đe dọa tấn công ở vùng Libyan Arab Jamahiriya, bao gồm Benghazi, ngoại trừ sự chiếm đóng bất kỳ một phần lãnh thổ nào của Libya dưới bất cứ hình thức nào của các lực lượng nước ngoài”.
• Yêu cầu sự hợp tác của các quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập.
• Quyết định “thiết lập lệnh cấm các chuyến bay trong không phận của Libya Arab Jamahiriya để giúp bảo vệ dân thường”, ngoại trừ các chuyến bay nhân đạo; cho phép các nước thành viên và Liên đoàn các nước Ả Rập “hành động từng quốc gia hoặc thông qua các tổ chức hoặc các thoả hiệp khu vực, bằng mọi biện pháp cưỡng chế thi hành lệnh cấm bay này “.
• Kêu gọi các nước thành viên ngăn chặn tất cả tàu bè, máy bay mà họ tin là được dùng chuyên chở vũ khí và các mặt hàng bị Liên Hiệp Quốc cấm trước đây, bao gồm “lính đánh thuê” và “thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. .. để ngăn ngừa cung cấp lính đánh thuê cho vùng Libya Arab Jamahiriya”.
• Quốc gia thành viên phải bảo đảm các doanh nghiệp của nước mình “cảnh giác khi làm ăn với các thực thể ở Libya khi có thông tin hợp lý chứng minh rằng việc kinh doanh có thể góp sức cho bạo lực và xử dụng vũ lực chống lại dân thường”.
• Yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tạo ra “một cơ cấu gồm tám thành viên” để giám sát việc thực hiện các nghị quyết.

Thi hành nghị quyết ngay lập tức:

Thứ bảy: 19/03/2011

Một chiến đấu cơ Pháp đã nhả đạn vào một xe quân sự của phe Gadhafi vào lúc 16 giờ 45 (giờ quốc tế) ngày thứ bảy 19/3, mở màn cho chiến dịch quốc tế tại Libya theo tinh thần nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Hơn 110 hỏa tiễn Tomahawk từ các tàu ngầm và chiến hạm của Mỹ và Anh cũng đã bắn vào trên 20 mục tiêu tại Libya.

Tối 19/3, tiếp theo hoạt động của Không quân Pháp, phía Hoa Kỳ bắt đầu khai hỏa các hỏa tiễn Tomahawk vào các trận địa phòng không Libya ở quanh Tripoli và Misrata, nhằm buộc tuân thủ vùng cấm bay. Theo nguồn tin Mỹ thì đã có hơn 110 hỏa tiễn Tomahawk đã được bắn đi.

Quân đội Anh bắt đầu tham gia chiến dịch quân sự tại Libya kể từ tối thứ bảy, với các chiến đấu cơ Tornado và Eurofighter.

Hỏa tiển phóng từ tàu Hải Quan Hoa Kỳ vào Lybia

Chủ nhật: 20/03/2011

Chiến dịch « Bình minh Odissey » của liên quân quốc tế, với sự tham gia của 22 nước, đã bắt đầu chiều ngày 19/03/11 ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh tại Paris kết thúc. Đô đốc Michael Mullan, chỉ huy lực lượng liên quân Mỹ tuyên bố trên đài truyền hình ABC : các cuộc oanh kích, pháo kích vào một số mục tiêu tại Libya đã thành công.

Chiến đấu cơ của Pháp sắp cất cánh thực hiện No Fly Zone

Không quan Anh thực hiện Nghị Quyết 1973 của LHQ.

Thứ hai: 21/03/2011

Theo Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đô đốc Micheal Mullen, hai đợt oanh kích đầu tiên đã mang lại kết quả tốt đẹp, lực lượng của Gadhafi không còn tiến về Benghazi. Ở phía tây thành trì của phe nổi dậy, một đoàn quân xa và thiết giáp của lực lượng Gadhafi bị oanh kích vào hừng sáng hôm nay.

Trong đêm, hệ thống phòng không và các dàn tên lửa SAM ở gần Tripoli, Misrata và Syrte đều bị oanh kích. Một chiếc tàu ngầm của Anh cũng đã bắn hàng loạt hỏa tiễn Tomahawk trong khuôn khổ chiến dịch phá hủy lực lượng phóng không của Libya.

Một căn cứ của quân Gadhafi bị tấn công bởi NQ 1973

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt