Ngành địa ốc Trung Cộng phá sản… chuỗi dây chuyền kinh tế Trung Cộng suy sụp

Evergrande (Hằng Đại) tại Hoài An, tỉnh Giang Tô ở miền đông Trung Cộng. (Ảnh: Shutterstock)

Lời người post: Mấy ngày gần đây, một nguồn tin gây xôn xao thế giới là công ty bất động sản Evergrande (Hằng Đại) của Trung Cộng bị phá sản, các kinh tế gia dự đoán nó sẽ theo một hiệu ứng “Domino” làm sụp đổ kinh tế Trung Cộng. 
Chúng ta đã biết, trước đây chế độ Cộng Sản Liên Xô và Đông Đức sụp đổ là do kinh tế suy sụp không còn đứng vững. Hai năm qua, tại Trung Cộng liên tiếp từ đại dịch virus Vũ Hán, thiên tai lũ lụt xẩy ra liên miên, 94% các nhà đầu tư ngoại quốc ngưng hoạt động hoặc dời cơ sở sản xuất đi nơi khác, tăng ngân sách quốc phòng v.v. như vậy làm sao có đủ cho nền kinh tế quốc dân. Trung Cộng là một nước Cộng Sản nên mọi tin tức khép kín làm đẹp bộ mặt “Xã Hội Chủ Nghĩa”, cho nên chúng ta muốn tìm tin tức của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh như nhìn vào đêm đen tăm tối chỉ nghe có người núp trong bóng đen nói ra “Xã Hội Chủ Nghĩa” rất tốt đẹp… Nay  thì “kim găm trong túi, lò mũi ra ngoài”. Công ty bất động sản lớn của Trung Cộng Evergrande bị nợ gần 300 tỷ USD, trên đà phá sản. 

Vài chi tiết về công ty bất động sản Evergrande (Hằng Đại)

Công ty Evergrande thành lập năm 1996 bởi Xu Jiayin (Hứa Gia Ấn) là công ty bất động sản hàng lớn nhất của Trung Cộng, đã hoạt động trên 170 thành phố ở Trung Cộng. Evergrande được xếp hạng thứ 122/500 trên báo Fortune Global. Nó được hợp nhất tại Quần đảo Cayman và có trụ sở chính tại Trung tâm Tài chính Houhai ở quận Nam Sơn, thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Mục đích của Evergrande là xây và bán những căn nhà cho giới trung lưu và thượng lưu. Năm 2018, nó đã trở thành công ty bất động sản lớn trên thế giới. Ngoài bất động sản, Công ty Evergrande còn có kỹ nghệ đóng chai nhựa nước uống. 

Công Ty Evergrande sở hữu 565 triệu mét vuông đất phát triển và các dự án bất động sản tại 22 thành phố, bao gồm Quảng Châu, Thiên Tân, Thẩm Dương, Vũ Hán, Côn Minh, Thành Đô, Trùng Khánh, Nam Kinh, Trịnh Châu, Lạc Dương, Trường Sa, Nam Ninh, Tây An, Thái Nguyên và Quý Dương ở Đại lục Trung Cộng. Các dự án đáng chú ý của công ty bao gồm Ocean Flower Island ở Hải Nam.

Cuộc khủng hoảng nợ của của công ty Evergrande với các ngân hàng Trung Cộng, vốn đã được thảo luận trong nhiều năm gần đây, nay đã ập xuống. Gần đây, báo chí liên tục đưa tin về những vụ đòi nợ công ty “Bất động sản Hằng Đại (Evergrande)”, đại gia bất động sản Trung Cộng, khiến nạn nhân phải đứng lên đòi quyền lợi ở nhiều nơi.

Đòn bẩy nợ cao là phương pháp phổ biến được các công ty bất động sản Trung Cộng sử dụng. Evergrande từng gặp phải vấn đề nợ nần chồng chất cách đây 3 hoặc 4 năm. Nhưng họ đã chọn biện pháp lấy nợ nuôi nợ (mượn tiền lãi cao để trả nợ).  Hơn nữa, họ còn thông qua công ty chi nhánh “Hằng Đại Tài Phú” để làm những điều đen tối cho nhân viên của mình, nhằm lấp đầy khoảng trống tài chính.

Kết quả đã dẫn đến một khoản nợ tăng đều đặn. Năm ngoái, khoản nợ của Evergrande là khoảng 1,970 tỷ Nhân Dân Tệ (gần 305 tỉ USD) và gần đây đã lên tới 2,400 tỷ Nhân Dân Tệ (gần 371 tỷ USD)

Vấn đề nợ nần chồng chất của Evergrande đã lan rộng suốt một thời gian. Nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã làm lơ không giải cứu, khiến Evergrande phá sản.

Thu nhập quốc dân của Trung Cộng là 1,001 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT) và thu nhập hàng năm của chính phủ trung ương là 18,000 tỷ NDT. Việc chi tới 2,400 tỷ NDT để cứu Evergrande quả thực là một gánh nặng rất lớn, khó có thể làm nỗi.

Hiện giờ, ĐCST phải xem xét cách giải quyết hậu quả. Điều mà ĐCST lo lắng nhất là sự việc này sẽ ảnh hưởng đến lòng dân và gây ra “bất ổn xã hội”. Sinh kế của 200,000 nhân viên của công ty Evergrande sẽ là vấn đề đầu tiên cần quan tâm. Tuy nhiên, có tổng cộng 3.8 triệu nhân viên trong các ngành liên quan đến Evergrande. Họ có thể sẽ bị thất nghiệp, xem ra sự việc này khá nghiêm trọng. Còn vấn đề nợ thì có thể giải quyết theo cơ chế thị trường.

Điều tệ hơn là Evergrande chắc chắn không phải là một ‘tê giác xám’ đơn độc. (Tê giác xám là một danh từ dùng miêu tả những rủi ro mà nền kinh tế một quốc gia đã thấy mà làm ngơ). Phía sau nó sẽ có thêm nhiều công ty bất động sản lao đao phá sản. Do đó, nền kinh tế Trung Cộng phải chịu tác động lớn là điều khó tránh khỏi.

Bong bóng bất động sản vỡ, Trung Cộng đối diện với khủng hoảng kinh tế

Suốt 20 năm qua, nền kinh tế Trung Cộng đã dựa vào “thặng dư thương mại kiếm được nhiều từ ngoại hối”“phát triển bất động sản” giúp nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Phần lớn thặng dư thương mại của Trung Cộng đều kiếm được từ Hoa Kỳ.

Ngày nay, Hoa Kỳ áp dụng chính sách “Cạnh tranh Thương mại với Trung Cộng”, điều này đã gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế nước này. Hơn nữa bong bóng bất động sản được dự đoán từ lâu, cũng vỡ vào đúng thời điểm này sẽ gây nên một vấn đề nghiêm trọng.

Chứng Khoán của công ty bất động sản Evergrande của Trung Cộng tại sàn chứng khoán Hồng Kông từ tháng 2-9 năm 2021.

Sự phát triển của bất động sản luôn là phương tiện chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Cộng tăng trưởng nhanh chóng. Dưới sự kiểm soát của ĐCST, hơn 20 năm qua, giá bất động sản của Trung Cộng chỉ tăng chứ không giảm, và chưa từng được điều chỉnh. Kết quả là giá bất động sản cực kỳ cao và quả bong bóng này có thể vỡ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, việc vỡ bong bóng sẽ rất bi thảm, vì bong bóng đã căng hơi tích tụ quá lớn trong một thời gian quá dài.

Hơn nữa, dưới sự khuyến khích của nhà nước Cộng Sản Tàu, việc đầu tư vào bất động sản của người dân gần như đã trở thành một phong trào toàn quốc. Ước tính 75% tài sản của người dân bình thường ở Trung Cộng là bất động sản. Hiện bong bóng bất động sản đã vỡ, nhà đất rớt giá khiến mọi người đều bị tổn thất. Nền kinh tế Trung Cộng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta có thể suy đoán từ kinh nghiệm của những nước khác.

Như vào cuối những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản được hỗ trợ bởi một lượng lớn đầu cơ bất động sản và hình thành một bong bóng khổng lồ. Do đó, với sự bùng nổ bong bóng bất động sản vào đầu những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua một bước thụt lùi lớn. Sau đó Nhật Bản bước vào cuộc suy thoái kinh tế kéo dài 20 năm. Tình hình bong bóng hiện tại ở Trung Cộng rất tương tự với Nhật vào năm 1980.

Ngoài ra, tình hình quốc tế hiện tại của Trung Cộng cũng rất bất lợi. Cục diện “đối đầu toàn diện Mỹ-Trung” đã thành hình. Mỹ không chỉ đàn áp Trung Cộng một cách toàn diện, mà còn liên kết với các đồng minh, hình thành thế bao vây Trung Cộng. Các công ty nước ngoài lần lượt rời khỏi Trung Cộng, đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này. Lúc này, tình hình chính trị trong nước của Trung Cộng cũng không yên. Tập Cận Bình đã tấn công một số doanh nghiệp tư nhân, khiến lòng người hoang mang.

Vào thời khắc rối ren này, sự “phá sản Evergrande” chắc chắn sẽ dẫn đến hàng loạt vụ đóng cửa của nhiều công ty nhỏ liên hệ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành ngân hàng và tạo nên sụp đổ của một đế chế tài chính Lehman Brothers già cỗi 158 tuổi của Trung Cộng. Hậu quả là nền kinh tế Trung Cộng sẽ thụt lùi nhanh chóng và thu nhập quốc dân sẽ co lại.

Tham vọng không lý trí của ông Tập Cận Bình

Vài tháng gần đây, đã có tin đồn “ĐCST xâm lược Đài Loan bằng vũ lực”. Hầu hết những nhận xét này đều dựa trên những nhận định xuất phát từ “tham vọng và sự không lý trí của Tập Cận Bình”.

Vấn đề chính xuất phát từ việc Tập muốn làm “lãnh tụ quốc gia vĩnh viễn” trong khi tài năng và đức độ của Tập không đủ thuyết phục quần chúng. Vì vậy ông phải tìm cách lập công, và cách lập công tốt nhất là “thống nhất Đài Loan”.

Việc “Thống nhất Đài Loan” có thể cho phép Tập làm lãnh đạo Trung Cộng trong suốt quãng đời còn lại. Ông sẽ được lưu danh sử sách và trở thành một vĩ nhân trong lịch sử Trung Cộng. Đây là điều mà ông Tập mơ ước từ lâu. Vì vậy, ngay khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình vẫn luôn nỗ lực “thống nhất Đài Loan”.

Cả hai phương diện tăng cường sức mạnh quân sự, và thúc đẩy mạnh mẽ “công tác mặt trận thống nhất” với Đài Loan, đều có tiến bộ đáng kể. Đặc biệt là việc ĐCST “thâm nhập và phân hóa” Đài Loan thực sự rất đáng lo ngại. Hiện giờ, Trung Cộng đang phải đối diện với “làn sóng đóng cửa doanh nghiệp” và “làn sóng thất nghiệp”. Từ đó gây ra cuộc “khủng hoảng tài chính” khiến “xã hội hỗn loạn”.

Nhằm đảo ngược cục diện nghiêm trọng này, Tập Cận Bình có thể phát động một cuộc chiến, và đưa Trung Cộng vào “trạng thái thời chiến.” Làm vậy, một là có thể dịch chuyển sự chú ý của dư luận. Hai là dễ kiểm soát tình hình hơn. Ba là cải tổ đất nước thông qua chiến tranh.

Lựa chọn đầu tiên cho mục tiêu gây chiến là Đài Loan, và người Đài Loan không thể không đề phòng.

Https://vietquoc.org và theo tài liệu của Vision Times.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt