Nga xâm lược Ukraine đã định hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào?
Lời người post: Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/022 đến nay đúng 2 năm, không những nó bới tung trật tự quốc tế ở Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn nổi lên những vấn đề an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.
Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/2022 đến nay là tròn 2 năm. Nó không những xáo trộn trật tự mới quốc tế ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn làm nổi lên tình hình an ninh tiến thoái lưỡng nan ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.
Sự gây hấn của Nga và Trung Cộng đe dọa tình hình an ninh giữa Châu Âu và Ấn Độ-Thái Bình Dương do đó các nhà lãnh đạo Bộ Tứ (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) vào ngày 3/3/2022 đã tái khẳng cam kết của họ đối với một Ấn Độ -Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở .
Các nền dân chủ Tây Phương, coi Trung Cộng là thách thức chính, kể từ đó đã tăng cường hợp tác chiến lược và quốc phòng của họ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương qua nhiều hình thức và những biện pháp khác nhau, bao gồm tăng cường liên minh song phương và đa phương, tập trận quân sự và trao đổi kỹ thuật công nghệ quốc phòng hiện đại.
An ninh thế giới mà thế giới Tây Phương phát triển nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm lăng của bất cứ thế lực gây chiến nào và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp của Liên Hiệp Quốc đã ban hành, đó là phản ánh sự hội tụ chiến lược giữa các đồng minh và đối tác.
Sự lãnh đạo từ Hoa Kỳ được coi là rất quan trọng trong việc duy trì động lực này trong tình hình các bài học lịch sử về nhu cầu chủ động cấp thiết trong các vấn đề toàn cầu.
Vào ngày 24/02/2022, cuộc xâm lăng Ukraine của Nga đã thách thức trật tự quốc tế đang thiết lập trong cộng đồng Châu Âu-Đại Tây Dương hiện nay. Tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, những lo ngại về an ninh ngày càng gia tăng trên toàn khu vực mà thể hiện rõ nét ở eo biển Đài Loan và Hàn Quốc. Sự hung hăng của Nga đã đặt ra cho thế giới câu hỏi rằng: sức mạnh bền bỉ của một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong khi Nga và Trung Cộng bắt tay nhau thực hiện bản chất không thể tách rời của trật tự này ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Âu.
Vào ngày 03/03/2022, các nhà lãnh đạo Bộ Tứ Kim Cương (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn) đã họp để xem xét việc Nga xâm lăng Ukraine và những tác động của nó có thể lan tràn đến với Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tuyên bố chung của Bộ Tứ tái khẳng định cam kết của họ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở, được đánh dấu bằng mục tiêu giúp các quốc gia thoát khỏi “sự ép buộc về quân sự, kinh tế và chính trị”. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh “không được phép đơn phương thay đổi hiện trạng như thế này ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, cùng với tầm quan trọng của việc thực hiện một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở. Nhận xét của Kishida sau đó đã được đưa vào nhiều văn bản chính sách do các nước dân chủ ban hành đề cập đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Phản ánh sự đồng nhất chiến lược giữa các nền dân chủ Tây Phương, Ngoại Trưởng Anh lúc đó là bà Liz Truss đã nhấn mạnh với Hội Đồng Đại Tây Dương về tầm quan trọng của việc duy trì sự thống nhất chiến lược của các nước Tây Phương trước những thách thức đối với an ninh trật tự quốc tế ở Châu Âu và Châu Á. Theo cách nói của bà, “Xung đột ở bất cứ đâu đều đe dọa an ninh ở mọi nơi”. Bà Liz Truss sau đó kêu gọi các nước dân chủ Tây Phương sát cánh cùng nhau để “đối mặt với sự xâm lăng trên khắp thế giới – từ Biển Đông đến Đông Âu”.
Kể từ đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Nam Hàn, Anh, Đức, Pháp, Canada, NATO và Liên minh Châu Âu đã công bố các chính sách đồng nhất chiến lược nhằm giải quyết các thách thức đối với trật tự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trung Cộng là thách thức chiến lược chính đối với khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế.
Ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, các phản ứng được xây dựng bao gồm tăng cường răn đe, kết nối thắt chặt ngoại giao nhằm củng cố các liên minh hiện có, thúc đẩy hợp tác an ninh đa phương và củng cố quan hệ chiến lược, thể hiện sự phát triển liên tục của cấu trúc an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở.
Trong khi cấu trúc liên minh song phương của Hoa Kỳ vẫn là nền tảng cho an ninh khu vực, cấu trúc an ninh hiện nay đã mở rộng ra ngoài cấu trúc Trung Tâm và Phát ngôn Chiến Tranh Lạnh, gồm hợp tác an ninh song phương và ba bên giữa các đồng minh của Hoa Kỳ. Điều này bao gồm việc tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước độc lập với Mỹ và các nước đồng minh chiến lược với Mỹ, chẳng hạn như các thỏa thuận hỗ tương giữa Nhật, Úc và Anh để tạo điều kiện hợp tác quốc phòng, tạo ra một hệ thống an ninh giống như mạng lưới linh hoạt, chồng chéo và toàn diện.
Các liên minh song phương cũng đã được tăng cường, với quan hệ đối tác của Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn và Philippines đạt đến đỉnh cao trong hợp tác quốc phòng.
Ba thành viên trong Bộ Tứ Kim Cương như Úc, Ấn và Nhật cũng đã có hành động tăng cường song phương về nhiều mặt cũng như thắt chặt quốc phòng và an ninh tương ứng, nổi bật là cuộc tập trận chung Malabar của họ. Các cuộc tập trận quân sự dựa trên liên minh này ở Tây Thái Bình Dương đã tăng cường ngoại giao, mở rộng số lượng người tham gia và thực tập trên mức độ chiến trường phức tạp – nhằm tăng cường khả năng tiếp trợ hữu hiệu. Hợp tác an ninh ba bên cũng được tăng cường như mối quan hệ ba bên của Mỹ, Nhật và Nam Hàn; Mỹ, Úc và Nhật Bản; Mỹ, Nhật và Philippines.
Mối quan hệ đối tác giữa Úc, Mỹ và Anh đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh tàu ngầm nguyên tử hiện đại, bao gồm các kỹ thuật công nghệ lượng tử, AI, chiến tranh điện tử, năng lực không gian mạng và vũ khí siêu âm cũng như khả năng phản siêu thanh.
Dựa trên mối quan hệ ngày càng tăng giữa Châu Âu đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương, Úc, Nhật và Mỹ đã khuyến khích tăng cường sự tham gia trong khu vực. Các cuộc đối thoại cấp bộ trưởng “2+2” giữa Úc và Anh và giữa Nhật Bản, Úc, Pháp và Đức hiện đã được chính thức thực hiện.
Mỗi trường hợp bao gồm một cam kết được tái khẳng định đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở và phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc ép buộc để thay đổi hiện trạng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Mặc dù Châu Âu sẽ tập trung vào cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine hiện nay nên sự đóng góp vào an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa rộng lớn, nhưng không nên đánh giá thấp giá trị của sự tham gia của Châu Âu. Ngoài ra, các nền dân chủ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, cụ thể là Nhật, Úc và Nam Hàn, đã tăng cường sức đề kháng của Ukraine trước sự xâm lăng của Nga về mặt tài chính. Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh NATO-Nhật Bản, ngày 31/01/2023, nhận định rằng: “trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền hiện đang bị đe dọa”.
Tóm lại, phản ứng của các nền dân chủ Tây Phương trước những thách thức an ninh ở Châu Âu và Ấn Độ-Thái Bình Dương cho thấy sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng và nền ngoại giao răn đe mới được hỗ trợ bởi việc tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh trong khu vực và với các đồng minh Châu Âu. Mặc dù chính sách của các nền dân chủ Tây Phương không giống nhau, nhưng chúng hoàn toàn nhất quán và bổ túc lẫn nhau nhằm duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Âu, phản ánh các giá trị phổ quát và ủng hộ sự cân bằng ảnh hưởng dựa trên sự cân bằng quyền lực.
Việc duy trì sự hội tụ chiến lược này sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo. Tuy nhiên, một thực tế không thể tha thứ là các đồng minh và đối tác chiến lược ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Âu đều hướng tới Washington. Thất bại trong việc dẫn đầu bây giờ sẽ đánh dấu một bước ngoặt chiến lược với việc rút lui về một nước Mỹ trước đây khi thuế quan cao đã góp phần phá hủy nền kinh tế quốc tế và không quan tâm đến các cuộc khủng hoảng xây dựng ở Châu Âu và châu Á chỉ khuyến khích những kẻ xâm lăng.
Theo James J. Przystup
James J. Przystup là thành viên cao cấp của Nhật Bản ở Viện Hudson. Ông phân tích và nghiên cứu khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, tập trung vào các cấu trúc liên minh, mối quan tâm ngày càng tăng của Châu Âu đối với khu vực này, những thử thách do Trung Cộng đặt ra và trật tự quốc tế hiện có.
Hoành Sơn lược dịch